Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Tâm lý trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng tuổi

Để chuẩn bị chăm sóc bé tốt nhất, cha mẹ thường sẽ muốn biết trước sự phát triển tâm lý trẻ sơ sinh từ 01 đến 12 tháng tuổi. Sau đây là những cột mốc thú vị cha mẹ sẽ thấy ở bé cưng nhà mình.

1. Tâm lý trẻ sơ sinh từ 01 đến 03 tháng tuổi

Tâm lý bé từ 1-3 tháng
Trẻ sơ sinh 1-3 tháng tuổi có thể biểu hiện cảm xúc và tâm lý của mình

Khi mẹ cho bé bú, tắm hoặc cho bé ngủ, theo tâm lý, trẻ sơ sinh sẽ thể hiện cảm xúc theo cách riêng của mình với mẹ như cười với mẹ; chạm tay vào người mẹ; mắt dõi theo mẹ…

Mẹ nên chú ý đến những lúc bé có biểu hiện như vậy. Vì ở giai đoạn rất sớm của cuộc sống; trẻ sơ sinh có khả năng biểu lộ một mức độ cảm xúc rộng rãi khác nhau bao gồm: thích thú, mỉm cười, khó chịu và đau đớn. Vào khoảng 2 hay 3 tháng tuổi trẻ biểu hiện được sự buồn rầu và giận dữ.

Do vậy, khi bé bắt đầu muốn ngọ nguậy, mẹ có thể nắm tay bé, mỉm cười và ôm bé vào lòng, ê a vài câu cho bé nghe. Vì bé chỉ nhìn và cảm nhận được người khác ở phạm vi 20cm; nên những cử chỉ, hành vi của mẹ sẽ được bé chú ý.

Đây là khoảnh khắc giúp trẻ sơ sinh phát triển tâm lý lành mạnh; những cảm xúc tích cực và tình thương với mẹ sau này.

[key-takeaways title=”Bài viết liên quan:”]

[/key-takeaways]

2. Tâm lý của bé từ 03 đến 06 tháng tuổi

Bé từ 4-6 tháng tuổi
Tâm lý trẻ sơ sinh 4-6 tháng phát triển rõ rệt ở phản ứng cảm xúc

Lúc này trẻ đã lớn hơn một chút và muốn tìm hiểu thế giới xung quanh mình. Khoảng 2-3 tháng tuổi, trẻ có thể phản ứng khác nhau với các giọng nói khác nhau: một giọng nói giận dữ có thể khiến cho trẻ khóc; trong khi một giọng nói vui vẻ sẽ làm cho trẻ mỉm cười và cất tiếng ê a.

Đến 4-5 tháng tuổi, trẻ bắt đầu thấy thích thú khi chơi một mình với những âm thanh do tự mình phát ra (như tiếng phì phèo nước bọt). Bé thích hóng chuyện của người lớn; và bộc lộ cảm xúc vui mừng như một phản xạ tự nhiên khi có ai nói chuyện riêng với bé.

Kỳ diệu hơn, trẻ nhỏ 6 tháng tuổi không chỉ bập bẹ những từ đơn giản như “mẹ mẹ” hay “bà bà” mà bé còn “giải mã” rất tốt ngữ thái cảm xúc của thú cưng. Khi con vật nghe thấy những âm thanh này; bé cũng đáp lại bằng những hành động vui buồn hay giận dữ. Như vậy, khả năng xã hội của trẻ phát triển rất sớm.

Trong thời gian này, để tâm lý trẻ sơ sinh phát triển mạnh mẽ; mẹ nên chơi cùng trẻ để khiến bé vui, trò chuyện cùng bé để phát triển cảm xúc theo hướng tốt hơn.

[key-takeaways title=”Bài viết liên quan:”]

[/key-takeaways]

3. Tâm lý trẻ sơ sinh từ 07 đến 09 tháng tuổi

Tâm lý của trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi
Tâm lý trẻ sơ sinh từ 7 đến 9 tháng có những chuyển biến bất ngờ!

Vào giai đoạn này, bé đã biết phân biệt được nhiều và bộc lộ cảm xúc rõ rệt hơn. Ví dụ như vui mừng khi gặp người thân và khóc khi tiếp xúc với người lạ. Bé rất sợ nếu phải xa mẹ; bé sẽ khóc thật to nếu phải ở bên cạnh một người mà bé không quyến luyến.

Bé bắt đầu học nói và muốn nhận được “sự giúp đỡ” của cha mẹ khi bé cố gắng nói những từ đầu tiên. Trẻ sơ sinh sẽ có tâm lý vui sướng nếu cha mẹ đáp lại bằng cách nói chuyện âu yếm với bé, lúc đó bạn sẽ thấy bé đang rất cố gắng tạo ra mối quan hệ tốt đẹp cho bản thân mình với mọi người.

Cha mẹ không nên giận khi bé nhõng nhẽo quá mức để gây chú ý như la hét, khóc to, đập phá… vì muốn được mọi người quan tâm. Mẹ nên khéo léo dỗ dành bé, nói với bé rằng mẹ rất yêu con bằng một nụ hôn hoặc vuốt ve bé; giúp bé điều chỉnh từ từ cảm xúc một cách cân bằng hơn nữa.

[key-takeaways title=”Bài viết liên quan:”]

[/key-takeaways]

4. Tâm lý của bé từ 10 đến 12 tháng tuổi

Bé 1 tuổi
Tâm lý trẻ sơ sinh từ 10 đến 12 tháng tuổi

Với trẻ sơ sinh từ 10-12 tháng tuổi, tâm lý của bé cần biểu lộ cảm xúc gia tăng về mặt xã hội và có một chức năng quan trọng trong việc tổ chức hành vi. Trẻ một năm tuổi xét đoán ý nghĩa của các sự kiện thông qua việc học tập từ việc đáp ứng cảm xúc của người chăm sóc đối với các sự kiện đó; hiện tượng này được gọi là tham khảo xã hội (Social referencing).

Lúc này, tâm lý trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và có thể bắt mạch được cảm xúc của mẹ. Nếu mẹ tỏ ra khó chịu, bé sẽ lo sợ, sau đó mếu và khóc. Ngược lại nếu mẹ vui cười, yêu thương bé, bé sẽ đáp lại bạn bằng những tiếng cười khanh khách.

Nếu bé ở trong môi trường có nhiều bạn đồng tuổi, bé sẽ thể hiện bản thân mình một cách rõ nhất: bé muốn giành đồ chơi; bé muốn sở hữu một mình, nhiều khi đánh bạn để ra oai…

Tâm lý trẻ sơ sinh tuổi này đã có tính sở hữu cao, điều đó thể hiện: trẻ vui sướng khi được mẹ chăm sóc, và khi mẹ xoay sang nâng niu một con búp bê; bé trở nên khốn khổ, quơ tay đạp chân để gây chú ý, rồi khóc thét lên để nói rằng mẹ chỉ thuộc về nó mà thôi.

[key-takeaways title=”Bài viết liên quan:”]

[/key-takeaways]

Để tâm lý trẻ sơ sinh phát triển lành mạnh; cha mẹ nên dành nhiều thời gian để chăm sóc bé, quan tâm bé hơn. Bởi khi bé có những biểu hiện thái quá; điều đó có thể do bé đang thiếu thốn tình cảm và muốn được quan tâm nhiều hơn.