Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tâm lý tuổi dậy thì và tất tần tật điều cha mẹ cần biết

Tâm lý tuổi dậy thì ở con gái và tâm lý tuổi dậy thì ở con trai sẽ biểu hiện khác nhau ở từng độ tuổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn rõ hơn về những thay đổi tâm lý tuổi dậy thì và gợi ý những cách giải quyết giúp bố mẹ có thể hiểu con hơn và đưa ra hướng giáo dục hợp lý:

[key-takeaways title=”Tuổi dậy thì là gì?”]

Tuổi dậy thì (puberty) là giai đoạn bé trai và bé gái phát triển về mặt thể chất và thay đổi từ một đứa trẻ sang người lớn trưởng thành. Đây là thời điểm hormone trưởng thành hoạt động và chuẩn bị cho cơ thể thực hiện vai trò sinh sản.

[/key-takeaways]

[key-takeaways title=”Trẻ bắt đầu dậy thì lúc mấy tuổi?”]

Tuổi dậy thì thường bắt đầu ở bé gái vào khoảng 9-13 tuổi và ở bé trai khoảng 10-16 tuổi, mỗi cá nhân sẽ trải qua tuổi dậy thì khác nhau và có những thay đổi về mặt tâm lý và thể chất khác nhau.

[/key-takeaways]

Một số trường hợp dậy thì sớm ở bé gái khiến các mẹ lo lắng, mẹ xem cách nhận biết và các phương pháp điều chỉnh.

1. Chú ý đến ngoại hình, vẻ ngoài của mình

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì thường xảy ra do thay đổi trên cơ thể. Trẻ có thể trở nên bối rối và sợ hãi, thậm chí hơi hoảng loạn nếu trẻ không biết chuyện gì đang xảy ra.

  • Một số trẻ có thể cao hơn so với bạn bè đồng độ tuổi của chúng, một số bé trai có thể xuất hiện các cọng râu trên gương mặt của các bạn ý.
  • Mụn nhọt hay mụn trứng cá cũng là nguyên nhân gây lo ngại ở thanh thiếu niên bước vào tuổi dậy thì.
  • Sự trưởng thành các đặc điểm giới tính từ sớm có thể khiến trẻ bị trêu chọc hoặc bắt nạt ở trường.

Thiếu nhận thức về sự phát triển của cơ thể có thể khiến trẻ nghĩ rằng có điều gì đó không ổn xảy ra với con và khiến con cảm thấy xấu hổ dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. 

Gợi ý cách cha mẹ giúp con:

  • Nói chuyện với con thường xuyên hơn về những thay đổi này. Tinh tế đi vào chủ đề và theo cách thu hút sự chú ý của họ.
  • Đừng quá ép trẻ nói về sự mặc cảm về những thay đổi vì có thể khiến trẻ thêm căng thẳng. Hãy bày tỏ, chia sẻ dựa trên quan điểm và góc nhìn của trẻ.
  • Cho trẻ xem những cuốn sách về tâm lý tuổi dậy thì để giúp trẻ cơ hội tự khám phá và tự tìm hiểu về những thay đổi của bản thân mình.
  • Khuyến khích con hỏi bất kỳ câu hỏi nào con có, thảo luận về nỗi sợ hãi đó của con và giúp con thoải mái khi chia sẻ cùng cha mẹ. 
  • Nói về những thay đổi và cảm xúc về giới tính có thể gây khó khăn và khó xử cho con.
  • Khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất và thể thao, đồng thời cung cấp cho con chế độ dinh dưỡng tốt. Điều này sẽ làm cho trẻ khỏe mạnh và nâng cao lòng tự trọng của trẻ.

Tâm lý tuổi dậy thì và cách giúp con

2. Bắt đầu ý thức về bản thân

Ở tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu trải nghiệm những cảm giác và cảm xúc mới. Con ý thức được những thay đổi trong cơ thể mình. Đặc biệt là với những bé gái vì nữ thường phát triển nhanh hơn nam trong giai đoạn này.

Theo đó, một số tâm lý tuổi dậy thì đặc trưng có thể là:

  • Trẻ cố gắng biết những gì con thích và không thích.
  • Xu hướng liên kết hình ảnh cơ thể và so sánh cơ thể của mình với người khác.
  • Trẻ sẵn sàng thử nghiệm những điều khác nhau để hiểu rõ hơn về bản thân và hiểu điều gì khiến con trở nên độc đáo.

Gợi ý cách hướng trẻ đến hình mẫu tích cực:

Trẻ có xu hướng phát triển dựa vào hình mẫu bên ngoài gia đình như một người bạn hoặc một người nổi tiếng và cố gắng giống họ theo một cách nào đó. Nói một cách đơn giản, con cần một hình mẫu mà chúng có thể noi theo để phát triển cá nhân. 

Nếu cha mẹ có mối quan hệ tốt với con, con có thể muốn giống cha hoặc mẹ. Nếu con độc lập hoặc thậm chí nổi loạn, con có thể tìm kiếm những hình mẫu từ bên ngoài và đó là điều bình thường.

[key-takeaways title=””]

Điều quan trọng là cha mẹ cần quan sát và nhận thức được những lựa chọn cũng như các mối quan hệ quan trọng bên ngoài gia đình để đưa ra hướng dẫn cho con khi cần thiết.

[/key-takeaways]

3. Trẻ có thể trở nên bối rối

Trẻ có thể cảm thấy không thoải mái và bất an về những thay đổi diễn ra trong cơ thể và những cảm giác mới mà con trải qua. Nếu không được hướng dẫn đúng đắn, trẻ có thể mắc phải các rối loạn tâm lý ở tuổi dậy thì.

Trong trường hợp con tin có điều gì đó không ổn xảy ra với mình, con sẽ cảm thấy buộc phải sửa chữa bản thân, điều này có thể dẫn đến những khó khăn về cảm xúc, bao gồm hình ảnh cơ thể bị bóp méo. 

Gợi ý cách trấn an con về thay đổi của cơ thể:

  • Hãy cho con biết sự thay đổi và cảm xúc trong tâm lý tuổi dậy là bình thường và không có gì phải xấu hổ. 
  • Để giúp trẻ  dễ dàng hơn, cha mẹ có thể chia sẻ cảm giác của mình khi trải qua giai đoạn đó.

4. Trở nên cực kỳ nhạy cảm

Sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì khiến trẻ cực kỳ nhạy cảm với một số thứ. Một nốt mụn nhỏ trên mặt có thể giống như một thảm họa lớn. Bị một chàng trai hay cô gái từ chối có thể giống như ngày tận thế.

Gợi ý cách giúp con làm bạn với cảm xúc:

  • Những thanh thiếu niên nhạy cảm về mặt cảm xúc dễ bị cảm xúc lấn át và không có khả năng hiểu được lý luận logic, điều này khiến việc tư vấn cho các em trở nên khó khăn hơn.
  • Khi con cảm thấy dễ bị tổn thương, đừng thuyết giảng. Thay vào đó, hãy lắng nghe cảm xúc của con và để con biểu lộ ra ngoài. 
  • Hãy thể hiện sự đồng cảm bằng cách nói với con rằng cha mẹ hiểu những gì con đang trải qua và luôn sẵn sàng giúp đỡ nếu con cần.

An ủi thanh thiếu niên trong giai đoạn này

5. Tâm trạng thất thường

Tâm lý tuổi dậy thì thường có những cung bậc cảm xúc dâng trào, dễ khóc và hung hăng:

Sự thay đổi tâm trạng là phổ biến ở thanh thiếu niên. Thông thường, sự thay đổi trong cảm giác và cảm xúc của trẻ là do nội tiết tố đang thay đổi trong cơ thể.

Đặc điểm tâm lý và cảm xúc ở tuổi dậy thì:

  • Rất dễ bị tổn thương. Trẻ có thể dễ dàng bị kích hoạt phản ứng cảm xúc và dễ xúc động, điều này có thể dẫn đến tính bốc đồng trong tâm lý tuổi dậy thì.
  • Tức giận là một trong những cảm xúc mạnh mẽ. Đôi khi điều đó có thể khiến trẻ nổi loạn, khiến cha mẹ có cảm giác như con đang ghét cha mẹ.

Sự thay đổi tâm trạng ở tuổi dậy thì, có thể là bình thường, nhưng đây cũng có thể là những triệu chứng đầu tiên của một số rối loạn tâm lý ở trẻ như rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn lo âu.

Ở thời điểm này, trẻ cần được quan tâm đúng mức. Một số phụ huynh có thể sẽ gặp nhiều bối rối trong cách ứng xử như thế nào cho phù hợp với trẻ về vấn đề này, có thể đến tham vấn với các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để có hướng can thiệp thích hợp.

Gợi ý cách phản hồi khi con tức giận:

Cha mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe và không có phản ứng ngang bằng, trái ngược lại với con.

Nếu con cáu kỉnh với cha mẹ, đừng quát lại. Hãy dành một phút để suy nghĩ về những gì con đang trải qua dẫn đến hành xử như vậy. Điều đó cũng giúp con có thời gian để bình tĩnh lại.

[key-takeaways title=””]

Cha mẹ hãy trở thành hình mẫu cho con bằng cách thể hiện những phản ứng lành mạnh và phù hợp. Hãy luôn cố gắng giữ bình tĩnh và lý trí trước mặt của con.

[/key-takeaways]

6. Trẻ dậy thì dành sự ưu tiên cho bạn bè

Trẻ có thể bắt đầu dành nhiều thời gian với bạn bè hơn là với cha mẹ. Một số trẻ có thể cảm thấy xấu hổ khi bị phát hiện đang đi cùng cha mẹ ở nơi công cộng. 

Với trẻ dậy thì, bạn bè quan trọng hơn gia đình. Ưu tiên cho bạn bè là hành vi điển hình trong tâm lý tuổi dậy thì và là một phần của quá trình chia ly lành mạnh với cha mẹ.

Trẻ muốn sự chấp nhận của bạn bè đồng trang lứa, cùng với sự hướng dẫn và hỗ trợ của cha mẹ. Vì vậy, nếu đặt con vào tình huống phải chọn cái này hay cái kia, trẻ sẽ bị căng thẳng và có thể khiến cha mẹ trở thành người xấu. Trẻ có thể thắc mắc và bác bỏ những gì cha mẹ nói và làm.

Thanh thiếu niên có thể không phải lúc nào cũng làm những gì người lớn muốn chúng làm. Đôi khi họ có vẻ nổi loạn và thiếu tôn trọng. 

Gợi ý cách cho con độc lập “trong khuôn khổ”:

  • Thay vì hoàn toàn phủ nhận sự độc lập của con, hãy cố gắng tạo ra mối quan hệ hợp tác mà cha mẹ có thể quản lý. 
  • Hãy dạy con về trách nhiệm và những gì được mong đợi ở chúng.
  • Hãy để con dành thời gian cho bạn bè nhưng hãy giám sát các hoạt động của con để ngăn con sa đà vào những người bạn xấu. 
  • Hãy đặt ra các quy tắc gia đình rõ ràng về hành vi, giao tiếp và hòa nhập xã hội. Điều này sẽ khiến con hiểu được những giới hạn và ngăn cản con thử những điều mới và không an toàn.

Ưu tiên bạn bè hơn gia đình là tâm lý tuổi dậy thì

7. Áp lực đồng trang lứa

Vị thành niên dễ bị tổn thương, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác và thường xuyên có nhu cầu hòa nhập. 

Tâm lý tuổi dậy thì này khiến trẻ mong muốn làm bất cứ điều gì cần thiết để được bạn bè chấp nhận, điều này thúc đẩy con thay đổi cách ăn mặc, nói chuyện và cư xử.

Tệ hơn, một số trẻ dậy thì có thể thấy phải thử những điều không lành mạnh như hút thuốc và uống rượu, hoặc thậm chí sử dụng chất kích thích chỉ để trở nên “ngầu” và được bạn bè chú ý đến.

Gợi ý cách giúp con trước áp lực đồng trang lứa:

  • Khuyến khích con phát triển cá tính độc đáo của riêng mình và ủng hộ những gì con tin tưởng. 
  • Tuy không thể loại bỏ áp lực từ bạn bè, nhưng cha mẹ chắc chắn có thể nói với con rằng con không cần phải làm những gì con không muốn chỉ để được bạn bè chấp nhận. 
  • Hãy hướng dẫn con, nhưng đừng quyết định thay con. Giúp con hiểu được hay mất khi con chọn sai con đường dưới áp lực của bạn bè và để con quyết định.

Đáng buồn là chính các bạn cũng có thể đang gây áp lực cho con mình mà chưa nhận ra. Đọc bài viết sau để hiểu hơn nhé!

8. Có những suy nghĩ mâu thuẫn

Sự bối rối và thiếu quyết đoán mà con bạn trải qua trong giai đoạn chuyển tiếp đôi khi cũng dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì của trẻ. 

Ví dụ, đứa trẻ có thể muốn đi xem phim với bố mẹ vì quan tâm và sợ bố mẹ buồn, đồng thời cũng muốn đi xem phim với bạn bè.

Đôi khi, họ có thể cảm thấy buộc phải chọn một trong những sự lựa chọn khác và cảm thấy áp lực khi cố gắng không làm tổn thương bất kỳ ai trong quá trình này. 

Gợi ý cách giúp con làm việc với suy nghĩ của mình:

  • Nói với con rằng không có lựa chọn nào là sai khi con phải chọn giữa chuyến đi chơi với cha mẹ và chuyến đi chơi với bạn bè. 
  • Nhấn mạnh trẻ có thể quyết định làm điều khiến con hạnh phúc nhất. 
  • Thông thường, việc trao cho con quyền tự do lựa chọn cũng giúp con phát triển ý thức về sự công bằng và khả năng phán đoán, giúp con có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Con có thể có những suy nghĩ mâu thuẫn

9. Con có thể muốn ở một mình

Tâm lý tuổi dậy thì khiến trẻ muốn có không gian của riêng mình và thường có thể yêu cầu cha mẹ để con yên. 

Hành vi này là điều bình thường nhưng nếu con dành quá nhiều thời gian ở một mình, điều đó có thể cho thấy rằng chúng đang gặp khó khăn vượt quá những gì thường thấy trong giai đoạn phát triển này.

Gợi ý cách giúp con cởi mở và hòa nhập:

Nếu cha mẹ cho rằng con đang dành quá nhiều thời gian trong phòng mà không ở bên bạn bè hay gia đình thì cần chú ý đến con nhiều hơn. 

Hãy nói chuyện với con về điều gì làm cho con muốn ở một mình. 

Ngoài ra, hãy tìm hiểu xem con làm gì khi ở một mình – hãy hết sức tinh tế về điều đó cha mẹ nhé. Nếu cha mẹ cho rằng có vấn đề, cha mẹ có thể nói chuyện với chuyên gia và tìm ra hướng giải quyết.

10. Cảm giác tình dục và cách cư xử đặc trưng theo giới tính

Sự gia tăng hormone giới tính ở tuổi dậy thì khiến trẻ có cảm xúc tình dục. Sự trưởng thành về mặt tình dục làm nảy sinh những cảm giác và ý tưởng mới mà trước đây con chưa từng có.

Ví dụ, bé gái có thể bắt đầu tỏ ra thích thú với việc mặc quần áo, trang điểm và những thứ nữ tính khác để thu hút những bạn nam khác giới.

  • Con có thể bắt đầu nghĩ về những mối quan hệ lãng mạn – cách con nhìn nhận người bạn khác giới cũng thay đổi. 
  • Con có thể bị kích thích khi xem một cảnh lãng mạn trên TV, cảm thấy bị thu hút bởi người khác giới và thậm chí khám phá ra sự thân mật. 
  • Con có thể phát hiện ra rằng con bị thu hút về mặt tình dục bởi người đồng giới.

Gợi ý cách dạy con vấn đề về giới:

Tuổi dậy thì là khi trẻ bắt đầu trưởng thành về giới tính nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ đang nghĩ đến việc quan hệ tình dục, con chỉ đơn thuần có cảm xúc tình dục. Đây là tâm lý tuổi dậy thì đặc trưng.

Nếu con đang nói về tình yêu hoặc cuộc hẹn hò và đặt câu hỏi với cha mẹ về điều đó, thì đã đến lúc giáo dục giới tính. Hãy khéo léo trong cách trao đổi để không khiến con cảm thấy khó xử hay tội lỗi về cảm giác của mình.

Tuổi dậy thì gây ra những thay đổi đáng kể về thể chất và cảm xúc trong cơ thể của trẻ. Nồng độ hormone tăng lên và cơ thể trải qua những thay đổi dẫn đến rối loạn tâm lý tuổi dậy thì.

Điều quan trọng của bố mẹ trong giai đoạn này là cung cấp sự hỗ trợ và hiểu biết cho con, hãy cố gắng cách tích cực lắng nghe, đồng cảm và đưa ra sự hỗ trợ dành cho con. Nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Tuổi dậy thì nữ Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Con gái tuổi dậy thì thích gì, bạn biết ngay để giúp con tránh cú sốc đầu đời!

Con gái tuổi dậy thì thích gì, phụ huynh đã biết rõ chưa? Hãy cập nhật ngay những đáp án quan trọng để hiểu tính cách con gái tuổi dậy thì và giúp trẻ vượt qua cột mốc quan trọng của đời người, mẹ nhé!

Cẩm nang con gái tuổi dậy thì thích gì?

Con gái ở độ 10-17 tuổi sẽ bước vào giai đoạn tuổi dậy thì. Cơ thể con gái tuổi dậy thì phát triển nhanh với sự sản sinh dồi dào hormone giới tính khiến trẻ khó làm chủ cảm xúc, hành động; và thậm chí dẫn tới những thay đổi lớn cả trong suy nghĩ, tính cách. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tâm lý tuổi dậy thì của con gái sẽ thường căng thẳng, mất thăng bằng hơn so với bé trai khi đến tuổi dậy thì.

Tâm lý tuổi dậy thì của con gái có xu hương cảm thấy bơ vơ, chông chênh nên rất dễ sa ngã và thậm chí có những quyết định sai lầm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc đời sau này. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, cha mẹ cần quan tâm, đồng hành với con, hiểu con gái tuổi dậy thì thích gì và giúp trẻ hiểu rõ bản thân để tự chăm sóc một cách tốt nhất.

Hãy cập nhật ngay cẩm nang con gái tuổi dậy thì thích gì mà chuyên gia tâm lý MarryBaby mách bạn ngay sau đây nhé!

con gái tuổi dậy thì thích gì

1. Con gái tuổi dậy thì thích gì? Chăm chút vẻ bề ngoài

Giai đoạn dậy thì cũng là thời điểm con gái có nhiều sự thay đổi về cơ thể. Cơ thể con dần trưởng thành, xuất hiện những đường cong nữ tính hơn. Con trẻ bắt đầu quan tâm đến ngoại hình thông qua việc chú ý quần áo, kiểu tóc, tham khảo cách làm đẹp, trang điểm.

2. Muốn có không gian riêng

Tâm lý tuổi dậy thì của con gái bắt đầu hướng tới bạn bè nhiều hơn gia đình. Vì không gian riêng là câu trả lời cho con gái tuổi dậy thì thích gì. Do đó, con gái sẽ ít có sự chia sẻ với cha mẹ. Bé cũng có những chủ ý rõ ràng, đôi khi bướng bỉnh, phản ứng gay gắt đối với những ý kiến của cha mẹ nếu bạn không giao tiếp với con đúng cách.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: 16 điều nhất định phải dạy con gái tuổi mới lớn

3. Thoát khỏi kiểm soát của gia đình

Tính cách tuổi dậy thì của trẻ bộc lộ rõ với ý muốn thích tự do, độc lập. Con muốn tự khẳng định bản thân, mở rộng các mối quan hệ xã hội. Con cũng muốn có các quyết định độc lập, không bị cha mẹ chi phối.

4. Con gái tuổi dậy thì thích gì? Muốn tìm hiểu giới tính và vấn đề tình dục

Con quan tâm tới bạn khác giới, có những suy nghĩ tò mò về tình dục. Tuy vậy, trẻ có thể rất mau chán. Hôm nay, bạn thấy bé quan tâm đến bạn trai này nhưng vài tuần sau, có thể con đã thích bạn khác rồi. Thậm chí, con gái của bạn cũng có thể thủ dâm ở tuổi dậy thì.

5. Con gái thích dành thời gian với bạn bè

Tính cách con gái tuổi dậy thì sẽ ưu tiên những người bạn của mình. Con gái cũng bắt đầu hình thành tính cách của mình thông qua sở thích, bạn bè, hoạt động ở trường, quần áo, kiểu tóc, âm nhạc, v.v.

Nhìn chung, mối quan hệ với bạn bè và sự chấp nhận từ đồng trang lứa là rất quan trọng với con gái dậy thì.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Tại sao bố mẹ không hiểu con? Cách tái kết nối với con yêu ở độ tuổi dậy thì

6. Thích ngủ, ăn vặt và chơi điện thoại

Con gái sẽ thường rất thích ngủ, thích ăn vặt, thường rất bừa bộn, đặc biệt trong phòng ngủ.

Cơ thể phát triển nhanh chóng và sự sản sinh lượng hormone giới tính có thể khiến trẻ ngủ nhiều hơn so với trước đây để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trẻ cũng lười hơn, tuy vậy, cơn lười ở tuổi dậy thì có thể “biến mất” khi bé qua giai đoạn này.

Trẻ thích ăn vặt nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Dành nhiều thời gian bấm điện thoại có thể là sở thích bình thường; vì đây là một cách giúp con gái phát triển các kỹ năng xã hội của mình.

Cách đồng hành với tâm lý con gái tuổi dậy thì

Con gái dậy thì thích sự tôn trọng

Cách dạy con gái tuổi dậy thì luôn hướng tới các nguyên tắc quan trọng sau đây:

1. Thẳng thắn với con

Chủ động cung cấp cho con những thông tin về giới tính, tình dục một cách tự nhiên, khoa học và chính xác; giúp con hiểu ai trưởng thành cũng trải qua giai đoạn này. Có như vậy, con trẻ sẽ có cảm giác được quan tâm, tôn trọng và dễ dàng chia sẻ những thắc mắc không biết hỏi cùng ai.

Con gái tuổi dậy thì thích gì nữa? Cha mẹ cũng nên thường xuyên khen ngợi những ưu điểm, khuyến khích con tự tin thể hiện bản thân nhiều hơn.

Đặc biệt, mẹ và con gái tuổi dậy thì cần thường xuyên chia sẻ với nhau những kiến thức cơ bản để con gái tự bảo vệ; và chăm sóc bản thân. Cha mẹ cũng nên đề cập cả những tai nạn, nguy cơ bị xâm hại tình dục, rủi ro khi quan hệ tình dục, hậu quả của việc mang thai trước khi kết hôn.

Ngoài ra, cha mẹ cũng dạy con cách chăm sóc, vệ sinh thân thể như cách tẩy trang, chữa mụn…

2. Con gái tuổi dậy thì thích gì? Sự tôn trọng

Suy nghĩ tự lập sẽ khiến con muốn tự đưa ra các quyết định riêng. Bạn hãy cho con những tự do có thể.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Bố mẹ cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?

3. Tình yêu thương và ngôn ngữ yêu thương

Yêu thương là câu trả lời hàng đầu cho con gái tuổi dậy thì thích gì. Nhiều cha mẹ yêu thương con nhưng cách thể hiện lại trái ngược. Cha mẹ cần đồng hành với con bằng ngôn ngữ thương yêu.

Ví dụ, khi con bị bạn trai từ chối tình cảm, bạn hãy chia sẻ rằng: “Mẹ biết là con rất đau khổ. Mẹ rất hiểu con…”. Và không nên nói kiểu như: “Mẹ thấy bạn đó chẳng có gì hay ho cả!…”. Hãy luôn luôn cho trẻ thấy bạn rất yêu con và có thể chia sẻ cùng con!

4. Dạy con cách yêu thương, tha thứ cho bản thân

dạy con về tình yêu thương

Với tính cách con gái tuổi dậy thì; nhiều trẻ sẽ rất đau khổ khi thất bại trong giai đoạn tuổi dậy thì, từ đó dễ dẫn đến khả năng trầm cảm cao. Thay vì dằn vặt, tự trách cứ bản thân, cha mẹ cần dạy con hãy tự đứng lên, yêu thương bản thân nhiều hơn.

5. Con gái tuổi dậy thì thích gì? Thích cha mẹ giúp con tin tưởng vào tình bạn

Quan tâm tới bạn bè con, khuyến khích con giao lưu, chia sẻ tâm tư với những người bạn tốt. Nhờ đó, trẻ có thể hiểu những thay đổi giới tính tuổi dậy thì đang diễn ra là bình thường và có thể chia sẻ những điều mà con chưa thể tâm sự với mẹ.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Trẻ em bị ra khí hư khi nào là bất thường?

[inline_article id=292027]

Con gái tuổi dậy thì thích gì là điều rất quan trọng, mẹ hãy khích lệ, động viên trẻ. Hãy nhớ lại thời tuổi teen của mình để thấu hiểu và có những cách tốt để đồng hành với con như MarryBaby đã hướng dẫn, bạn nhé!