Bà bầu bị cao huyết áp là tình trạng khá phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng trong thai kỳ. Để tránh nỗi lo này, bạn nhớ cập nhật ngay thực đơn dưới đây nhé!
Vấn đề sức khỏe này thường gặp ở mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ ba khi chỉ số huyết áp bằng hoặc vượt quá 140/90. Theo đó, tình trạng béo phì, hút thuốc lá và sử dụng rượu bia là những nguyên nhân điển hình gây tăng huyết áp ở thai phụ.
Bà bầu bị cao huyết áp nếu kiểm soát tốt vẫn sẽ sinh con khỏe mạnh bình thường. Bên cạnh việc khám thai định kỳ, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm “thân thiện” với bệnh lý của mình.
Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bà bầu bị cao huyết áp
Huyết áp tăng cao không những gây hại trực tiếp đến mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi trong bụng. Do vậy, các bà mẹ tương lai trong tình huống này cần được theo dõi thường xuyên. Cao huyết áp biểu hiện trong thai kỳ có thể ở các dạng sau:
- Tăng huyết áp mãn tính: Đây là tình trạng có từ trước khi mang thai. Nó kéo dài trong khoảng từ 12 tuần trở đi sau khi sinh.
- Tăng huyết áp thai kỳ: Còn được gọi là tăng huyết áp do mang thai. Vấn đề này xảy ra trong thai kỳ, đặc biệt là sau tuần mang thai thứ 20 – 24 với những triệu chứng điển hình như: phù, tăng cân nhanh, tiền sản giật nhẹ.
- Tiền sản giật: Là hội chứng bệnh lý sản khoa hết sức nghiêm trọng ở thai phụ có liên quan đến việc huyết áp tăng cao khi mang thai. Tiền sản giật thường khởi phát vào giai đoạn nửa sau thai kỳ (từ tuần thứ 21) kèm theo đó là những biểu hiện tổn thương ở gan, thận, phổi. Tình trạng này có thể gây tử vong cả mẹ lẫn con nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Danh mục những thực phẩm hỗ trợ dành cho bà bầu bị cao huyết áp
Trường hợp chẳng may mắc phải bệnh lý này, mẹ bầu cần cố gắng duy trì một thói quen ăn uống lành mạnh. Để kiểm soát huyết áp tốt và đảm bảo thai kỳ an toàn, bạn có thể bao gồm các loại thực phẩm dinh dưỡng sau:
1. Thực phẩm giàu axit béo tốt cho cơ thể
Việc tiêu thụ thực phẩm với hàm lượng dồi dào các axit béo cần thiết sẽ giúp bạn đối phó với tăng huyết áp. Bạn có thể thêm vào thực đơn các loại thực phẩm tốt cho người cao huyết áp, chẳng hạn như các loại hạt:
- Hạt chia
- Hạt phỉ
- hạt quả óc chó
- Hạt bí ngô
Bên cạnh đó, một số loại dầu chứa axit béo hỗ trợ bảo vệ bạn khỏi bệnh tim mạch, tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi như:
- Dầu hạt lanh
- Dầu dừa
- Dầu ô liu
Để thu nhận thêm omega-3 (hay còn gọi là axit alpha), một yếu tố cần thiết trong bữa ăn hằng ngày để duy trì sức khỏe tối ưu, bạn có thể dùng cá hồi, cá trích, cá mòi. Tuyệt đối tránh mua những thực phẩm được tẩm ướp sẵn để không làm bệnh thêm trầm trọng, vì các thực phẩm này thường có nhiều muối.
2. Thực phẩm giàu canxi và magie
Bà bầu khi bị cao huyết áp nhất định cần phải bổ sung canxi và magie. Cả hai khoáng chất này không những làm giảm mà còn ngăn ngừa tăng huyết áp tái phát nữa đấy!
Theo đó, canxi và magie có nhiều trong các loại rau lá xanh như:
- Cải bó xôi
- Rau lang
- Rau ngót
- Rau mồng tơi…
- Cải xoăn
- Bông cải xanh
- Cải búp (Collard greens)
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một số loại rau, đậu khác bao gồm:
- Cà chua
- Cà rốt
- Đậu xanh
- Đậu Hà Lan
- Hành tây
- Khoai lang
- Măng tây
- Rau cần tây
- Dưa leo
- Bí đao
- Tỏi…
Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi biết một vài loại trái cây quen thuộc cũng có rất nhiều canxi và magie, điển hình là:
- Quả lê
- Quả mơ
- Quả dứa
- Dâu tây
- Bưởi
- Táo
- Mận
- Lựu…
3. Bà bầu bị cao huyết áp nên bổ sung vitamin D
Một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp có thể do thiếu hụt vitamin D. Chính vì vậy, bạn cần tiêu thụ thêm các loại thực phẩm sau:
- Phô mai
- Lòng đỏ trứng
- Gan bò
- Cá thu, cá ngừ và cá hồi
Ngoài các lựa chọn trên vẫn có những thực phẩm tốt cho người cao huyết áp có hàm lượng vitamin D cao như: nước cam, sữa đậu nành và một vài sản phẩm từ sữa, ngũ cốc.
Nhiều người thường cho rằng, chỉ cần tắm nắng buổi sớm thôi đã đủ cung cấp nhu cầu vitamin D rồi. Tuy nhiên trên thực tế, khi mang thai nhu cầu này cao hơn hẳn so với bình thường. Vì vậy mà việc chỉ “nạp” vitamin D qua đường ăn uống và tắm nắng thôi chưa đủ, mẹ bầu cần uống bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng. Quan trọng nhất là bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
4. Ngũ cốc nguyên hạt
Người bệnh cao huyết áp nên ăn gì? Câu trả lời dĩ nhiên là không thể thiếu ngũ cốc nguyên hạt. Theo đó, mỗi ngày bạn cần phải tiêu thụ từ 3 – 4 khẩu phần tùy chọn như:
- Gạo lức
- Yến mạch
- Bột mì
- Kiều mạch (Buckwheat)
- Lúa mạch đen
- Hạt quinoa
Những thực phẩm trên đây với hàm lượng chất xơ hòa tan cao sẽ giúp người huyết áp cao khi mang thai kiểm soát bệnh tốt. Thêm vào đó, chúng cũng làm giảm nhu cầu phải dùng thuốc để điều trị bệnh.
5. Huyết áp cao khi mang thai nên dùng sữa lên men
Các sản phẩm sữa lên men chứa hàm lượng cao những lợi khuẩn có khả năng làm hạ huyết áp. Vì vậy, bà bầu bị cao huyết áp nên ưu tiên dùng những sản phẩm như:
- Sữa chua tự nhiên
- Phô mai Parmesan
- Phô mai Cheddar
- Phô mai Mozzarella
Lời khuyên rằng bạn nên tiêu thụ khoảng 1 – 2 phần các loại thực phẩm trên hằng ngày.
Chìa khóa để ngăn ngừa chứng huyết áp cao khi mang thai là duy trì một lối sống lành mạnh. Trong đó, chế độ ăn uống cũng góp một phần không nhỏ trong việc đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Bà bầu bị cao huyết áp tuyệt đối không nên dùng các loại thực phẩm giàu natri hoặc ăn quá mặn. Điều này có thể gây tích nước trong cơ thể khiến huyết áp tăng vọt không kiểm soát.
Một thực đơn với những gợi ý như trên sẽ giúp ích cho bạn để hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn từ bệnh tăng huyết áp thai kỳ. Ngoài ra, bạn cần tránh xa những thói quen xấu có hại cho sức khỏe như sử dụng thức uống có cồn, hút thuốc lá. Thay vào đó bạn nên tuân thủ một chế độ luyện tập, vận động phù hợp.
Marry Baby