Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Khám sức khỏe cho phụ nữ định kỳ & tầm soát các bệnh mạn tính – “Chìa khóa” sống vui khỏe cho mẹ

Bài viết đặc biệt của Hello Bacsi được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ sản phụ khoa, ung bướu, cơ xương khớp, nội khoa dưới đây nhằm nêu rõ lý do và tầm quan trọng của việc khám sức khỏe cho phụ nữ định kỳ nhằm đem đến một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh, an vui cho phụ nữ. 

Thực trạng sức khỏe của phụ nữ hiện nay

1. Thông tin chung

Nam giới và nữ giới đều có những vấn đề sức khỏe mà cả 2 giới đều cần nâng cao nhận thức, sớm có những biện pháp thăm khám định kỳ nhằm duy trì và bảo vệ sức khỏe của bản thân. 

Tuy nhiên, vốn được xem là giới tính yếu hơn, lại có những “thiên chức” quan trọng như sinh con và chăm sóc, nuôi dạy con cái, có thể nói, phụ nữ là đối tượng có nhiều nguy cơ suy giảm sức khỏe. Theo NCSL (National Conference of State Legislatures – tạm dịch: Hội nghị Toàn quốc của các Viện Lập pháp Tiểu bang Hoa Kỳ), thống kê cho thấy 38% phụ nữ mắc 1 hoặc nhiều bệnh mạn tính, cao hơn tỷ lệ 30% ở nam giới

Tại Việt Nam, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung – chuyên khoa sản phụ khoa cho biết, theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay có đến 90% phụ nữ Việt mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa. Đáng nói, số ca mắc bệnh phụ khoa mỗi năm tăng 15% đến 27%. 

Bên cạnh đó, các bệnh mạn tính khác như ung thư thường gặp và tập trung ở phụ nữ có thể kể đến như ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư đại-trực tràng, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư tuyến giáp, theo Bác sĩ nội trú Trần Kiến Bình – Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ.

Trong số đó, ung thư vú, theo BS Bình, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới. Mỗi năm, nước ta có khoảng hơn 15.230 phụ nữ mới mắc và hơn 6.100 người tử vong do ung thư vú.

Riêng với cơ xương khớp, qua độ tuổi 40, phụ nữ sẽ ngày càng có nhiều vấn đề phát sinh. Thạc sĩ – Bác sĩ – Giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh – chuyên khoa cơ xương khớp chia sẻ, phụ nữ có tuổi khởi phát đau xương khớp trễ hơn đàn ông, nhưng một khi đã mắc, cơn đau sẽ được ghi nhận cường độ và điểm cao hơn, tỷ lệ mắc và cảm nhận cơn đau cũng nhiều hơn. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ loãng xương gấp đôi nam giới, 20% phụ nữ trên 60 tuổi bị loãng xương, trong khi nam giới là 10%.

Là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Ở Việt Nam, có khoảng 20% dân số mắc bệnh tim mạch, tỉ lệ tử vong 33%. Nhìn chung, nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, bệnh lý tim mạch ở nữ giới thường nặng hơn, có tỷ lệ tử vong cao hơn, nhưng lại thường bị bỏ sót, theo Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền – chuyên khoa nội tổng quát, hiện công tác tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết.

bệnh mạn tính

2. Vì sao thăm khám sức khỏe cho phụ nữ định kỳ hàng năm là một điều cần thiết?

Các bác sĩ đồng quan điểm cho rằng, việc thăm khám sức khỏe cho phụ nữ cần được ưu tiên như là “chìa khóa” sống vui khỏe cho phụ nữ.

BS Tuyền nhấn mạnh, đối với các bệnh lý mạn tính không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, cơ xương khớp, thường có xu hướng tăng do tuổi thọ trung bình ở nữ giới cao, bùng nổ dân số, chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh. Đặc biệt, tình trạng xem nhẹ sức khỏe, không thăm khám thường xuyên là một yếu tố lớn khiến các loại bệnh này phát triển nhanh và nghiêm trọng hơn.

Dù nguy hiểm, điểm chung của các bệnh lý này là có thể kiểm soát được tốt, giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật cao nếu được phát hiện sớm và kịp thời. Điều này cho thấy rõ, tầm quan trọng của việc khám sức khỏe cho phụ nữ định kỳ và việc tầm soát các bệnh mạn tính mỗi năm.

>>> Xem thêm: Tăng cường sức khỏe cho phụ nữ, đừng bỏ qua 7 loại thực phẩm sau

Khám sức khỏe cho phụ nữ định kỳ tổng quát

1. Lợi ích của việc khám sức khỏe cho phụ nữ định kỳ

Khám sức khỏe cho phụ nữ

Bác sĩ nội khoa Trần Thị Thanh Tuyền, hiện đang công tác tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP. HCM cho biết, để giúp phụ nữ ở mọi độ tuổi đều có thể duy trì được sức khỏe lành mạnh, việc thăm khám sức khỏe cho phụ nữ định kỳ là một điều quan trọng.

Các kết quả sức khỏe được xem là sự phản ánh đúng nhất về thói quen sống, điều kiện của môi trường sống giúp mẹ có thể điều chỉnh không chỉ để bảo vệ cho chính bản thân mà còn là cho các thành viên khác trong gia đình.

Một số lợi ích của việc khám sức khỏe cho phụ nữ định kỳ có thể kể đến gồm:

  • Tầm soát và dự đoán nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, mạn tính để kiểm soát và điều trị bệnh kịp thời
  • Kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của bản thân
  • Nhận được những lời khuyên đúng đắn và hữu ích từ bác sĩ đối với sức khỏe và cách chăm sóc sức khỏe

2. Các hạng mục khám sức khỏe dành cho phụ nữ định kỳ

Phụ nữ được khuyến cáo thực hiện khám sức khỏe định kỳ & tầm soát các bệnh lý mạn tính 2 lần/năm. Quá trình khám sức khỏe cho phụ nữ cần có những hạng mục như sau:

  • Tầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung
  • Khám phụ khoa, thực hiện PAP’s
  • Chụp nhũ ảnh
  • Thực hiện các xét nghiệm tổng quát, kiểm tra tình trạng lipid máu, đái tháo đường
  • Phụ nữ trên 50 hoặc mãn kinh cần thực hiện đo loãng xương
  • Ngoài ra, phụ nữ ở độ tuổi 9 – 26 cần tiêm vaccine HPV, ngăn ngừa ung thư cổ tử cung từ sớm để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh

3. Khuyến cáo từ chuyên gia trong việc khám sức khỏe cho phụ nữ định kỳ

Bác sĩ Tuyền nhấn mạnh rằng: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nhận thức về bệnh của người dân nói chung và phụ nữ nói riêng hiện đã được nâng cao. Tuy nhiên, tâm lý chỉ khi có bệnh mới đi khám vẫn còn là một lối suy nghĩ chung của đa số mọi người. Việc khám sức khỏe cho phụ nữ định kỳ cần được đặt ở vị trí quan trọng hơn, không nên vì những lý do khách quan mà bỏ qua sức khỏe của chính mình.

Tầm soát sức khỏe sinh sản & phụ khoa

Khám sức khỏe cho phụ nữ

Các vấn đề sức khỏe liên quan đến các bệnh lý sản phụ khoa tuy không phải là nguyên nhân tử vong hàng đầu, nhưng lại là những vấn đề chị em phụ nữ hay gặp phải nhất. Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung – chuyên khoa sản phụ khoa, một số bệnh lý phụ khoa mà phụ nữ có thể mắc phải bao gồm:

  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư vú
  • U nang buồng trứng
  • U xơ tử cung
  • Rối loạn kinh nguyệt (Rong kinh, vô kinh, rong huyết)
  • Viêm nhiễm phụ khoa
  • Các bệnh lây qua đường tình dục khác

Thực hiện tầm soát các bệnh phụ khoa và kiểm tra sức khỏe sinh sản là một trong những phần quan trọng trong các hạng mục khám sức khỏe cho phụ nữ. Đồng thời, việc tầm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung hàng năm là rất cần thiết khi khám sức khỏe cho phụ nữ. Phụ nữ được khuyến cáo tầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung hàng năm 6 tháng 1 lần, bắt đầu từ độ tuổi 21.

1. Tầm soát ung thư vú

Theo bác sĩ Nhung, mục đích của tầm soát ung thư vú giúp phát hiện sớm các bất thường tại tuyến vú khi chưa có triệu chứng lâm sàng. Việc này giúp phát hiện ung thư vú từ giai đoạn sớm, làm tăng tỉ lệ điều trị khỏi, giảm tỉ lệ tử vong, giảm chi phí và thời gian điều trị. Tỉ lệ sống trên 5 năm nếu phát hiện sớm từ giai đoạn I lên đến trên 90%.

Các hạng mục mẹ sẽ thực hiện khi tầm soát ung thư vú gồm:

  • Hỏi bệnh thăm khám cùng bác sĩ để sàng lọc về các dấu hiệu, triệu chứng bất thường
  • Siêu âm vú, chụp x-quang tuyến vú (mammography) phát hiện bất thường trong nhu mô tuyến vú. Đồng thời, giúp phát hiện những trường hợp ung thư vú giai đoạn sớm.
  • Cộng hưởng từ
  • Sinh thiết nếu phát hiện khối u ở tuyến vú

2. Tầm soát ung thư cổ tử cung

Việc tầm soát ung thư cổ tử cung giúp phát hiện sớm những biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung trước khi chúng tiến triển thành ung thư.

Các hạng mục mẹ sẽ thực hiện khi tầm soát ung thư cổ tử cung gồm:

  • Khám và quan sát cổ tử cung
  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP Smear, Thinprep)
  • Xét nghiệm tế bào HPV bằng cách tìm kiếm sự hiện diện của 14 type HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung

Một số lưu ý cần biết khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung:

  • Đối tượng từ 21 -29 tuổi, nên tầm soát mỗi 3 năm/lần với xét nghiệm tế bào cổ tử cung
  • Đối tượng từ 30 – 65 tuổi, tốt nhất là làm cả xét nghiệm HPV và tế bào cổ tử cung mỗi 5 năm 1 lần. Trường hợp chỉ làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung thì nên thực hiện 3 năm/lần khi khám sức khỏe cho phụ nữ

Lời khuyên cho mẹ để có sức khỏe sản phụ khoa tốt

  • Ăn uống: Giàu dinh dưỡng, đa dạng, đủ chất , tăng cường rau xanh và hoa quả. Không hút thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích. Không nên ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, quá nhiều đồ ngọt. Uống đủ nước hằng ngày.
  • Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Tránh lo âu, căng thẳng kéo dài.
  • Vận động, tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, vùng kín. Không dùng chung chậu rửa, đồ lót với người khác.
  • Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ nhiều bạn tình

Tầm soát ung thư

Khám sức khỏe cho phụ nữ

Tham khảo ý kiến từ Bác sĩ Trần Kiến Bình – chuyên khoa ung bướu, hiện công tác tại bệnh viện Ung Bướu, TP. Cần Thơ, bác sĩ cho biết phụ nữ đối diện với hơn 8 loại bệnh ung thư, gồm:

  • Ung thư vú
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư nội mạc tử cung
  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư đại – trực tràng
  • Ung thư phổi
  • Ung thư dạ dày
  • Ung thư tuyến giáp

Theo bác sĩ Bình, ung thư có một số yếu tố không thể thay đổi được như tuổi, giới, đột biến gen, chủng tộc,… Để ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả, nên tập trung vào những yếu tố có thể thay đổi được như lối sống, hành vi ăn uống, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống.

Đặc biệt, việc khám sức khỏe cho phụ nữ định kỳ & tầm soát bệnh ung thư mỗi 6 tháng có ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc sức khỏe. Việc này giúp phát hiện được những dấu hiệu bất thường của cơ thể sớm và kịp thời ngăn chặn nhân tố gây ung thư.

Một lưu ý nhỏ về bệnh ung thư, bất cứ hạch nào cũng có thể có liên quan đến ung thư. Khi bạn phát hiện bất cứ một hạch bất thường nào trên cơ thể thì tốt nhất là nên đi đến bệnh viện khám kịp thời để bác sĩ có thể nhận định và tiến hành các xét nghiệm hoặc sinh thiết cần thiết nhằm chẩn đoán xác định bản chất của hạch là gì.

Các xét nghiệm tầm soát ung thư trong quy trình khám sức khỏe cho phụ nữ

  • Khám bởi bác sĩ chuyên khoa ung thư (khám vú, khám phụ khoa, thăm trực tràng,…)
  • Xét nghiệm máu định lượng các chỉ dấu sinh học u.
  • Chụp X – quang ngực.
  • Chụp X – quang tuyến vú (Nhũ ảnh).
  • Siêu âm cổ.
  • Siêu âm tuyến vú.
  • Siêu âm ổ bụng.
  • Siêu âm đầu dò âm đạo.
  • Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng.
  • Nội soi đại – trực tràng.
  • Xét nghiệm tế bào học cổ tử cung – âm đạo.
  • Nghiệm pháp axít acetic hoặc nghiệm pháp Lugol.
  • Chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc năng lượng thấp.

Khám sức khỏe cho phụ nữ về cơ xương khớp

Thạc sĩ, bác sĩ, giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh – chuyên khoa cơ xương khớp cho biết, tình trạng loãng xương và đau nhức trong xương ở phụ nữ được phát hiện qua các nghiên cứu phần lớn là do nội tiết, cấu trúc dây chằng và hiện tượng hormone suy giảm ở tuổi mãn kinh. Vì thế, cơ xương khớp cũng là một trong những hạng mục mẹ cần lưu tâm trong quá trình tự chăm sóc sức khỏe bản thân và đi khám sức khỏe cho phụ nữ định kỳ.

Đồng thời, đây là loại bệnh gây tổn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe của các mẹ nhiều nhất, do ngoài biểu hiện ở cơ xương khớp, bệnh còn ảnh hưởng lên toàn thân, các tạng như gan, thận, tim,.. Trong đó, viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn hệ thống mạn tính, biểu hiện đa số và phần lớn ở cơ xương khớp, và tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao gấp 2 lần nam giới.

Việc thăm khám định kỳ giúp mẹ có thể tầm soát và giải quyết được các vấn đề về xương khớp sớm, tránh trường hợp bị ảnh hưởng đến chất lượng sống. Điều quan trọng, khám sức khỏe cho phụ nữ có thể giảm thiểu được tối đa tình trạng mắc các bệnh mạn tính về cơ xương khớp, hạn chế được việc dùng thuốc điều trị bệnh lâu dài sẽ gây một số tác dụng phụ lên gan và thận.

Quy trình thăm khám sức khỏe cho phụ nữ & tầm soát bệnh cơ xương khớp gồm

  • Bác sĩ dựa vào triệu chứng mắc phải (đau, sưng nóng, nhức trong xương, tiếng bất thường ở các khớp,…) để làm chẩn đoán, cận lâm sàng
  • Khám tại vị trí có triệu chứng, làm các nghiệm pháp để chẩn đoán bệnh
  • Thực hiện khám cận lâm sàng như: Chụp X-quang, siêu âm cơ dây chằng, chụp MRI, đo mật độ xương… tùy vào bệnh lý mà bác sĩ nghĩ đến

Lời khuyên để có một hệ thống cơ xương khớp khỏe mạnh

  • Đảm bảo đúng tư thế, tránh những hoạt động, công việc gây áp lực, tổn thương cho cơ, dây chằng. 
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, bổ sung đủ các chất, khoáng chất có lợi như canxi, vitamin D3,… và nhớ là hãy uống vào buổi sáng với nhiều nước để tránh tình trạng sạn, sỏi thận. Nếu hạn chế về thời gian và khả năng thì có thể xem xét dùng thực phẩm chức năng thay thế.
  • Dành thời gian ra để rèn luyện hệ cơ xương khớp khỏe mạnh. Các bài tập đi bộ, thể thao, yoga sẽ làm cho cơ gân, dây chằng chắc khỏe hơn, và giúp cho ta có hệ thống mạch khỏe mạnh hơn.

Kết luận

Khám sức khỏe cho phụ nữ là một điều cần thiết nhằm duy trì sức khỏe ở mức ổn định, bảo vệ bản thân khỏi những loại bệnh mạn tính và nguy hiểm. Với tần suất thăm khám & tầm soát các bệnh mạn tính định kỳ mỗi 6 tháng một lần sẽ giúp chị em phụ nữ có thể quản lý được tình trạng sức khỏe của mình tốt hơn.

Hơn nữa, hoạt động khám sức khỏe cho phụ nữ là cơ hội cho mẹ được tham vấn trực tiếp với bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp mẹ nhìn ra những điểm hợp lý và chưa hợp trong lối sống, thói quen sinh hoạt để điều chỉnh, từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe bản thân và gia đình.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Hiện tượng ung thư cổ tử cung: Những điều cần biết để tránh xa căn bệnh nguy hiểm này

Hiện tượng ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm luôn rình rập chị em phụ nữ. Hầu hết các trường hợp ung thư đều là do virus HPV gây ra. Sự lây nhiễm virus này có thể được ngăn ngừa nhờ tiêm vaccine HPV trước tuổi 26.

1. Hiện tượng ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung nối liền giữa âm đạo và tử cung

Cổ tử cung là phần nối giữa tử cung và âm đạo. Ung thư cổ tử (Cervical Cancer) là hiện tượng các tế bào trong cổ tử cung bị ung thư. Căn bệnh ung thư này có thể tác động đến các mô sâu hơn trong cổ tử cung, hoặc di căn sang các phần khác của cơ thể, thường là phổi, gan, bàng quang, âm đạo và trực tràng.

Ung thư cổ tử cung phát triển chậm, do đó bệnh nhân thường có đủ thời gian để phát hiện bệnh và chữa trị trước khi nó gây ra biến chứng nghiêm trọng. Ngày nay, căn bệnh này đã bớt hoành hành so với trước đây, nhờ sự phát triển của công nghệ xét nghiệm Pap.

2. Các loại ung thư cổ tử cung

Có nhiều hơn 1 loại ung thư cổ tử cung, bao gồm:

  • Hiện tượng ung thư biểu mô tế bào vảy: hình thành trong niêm mạc cổ tử cung. Khoảng 80-90% bệnh nhân ung thư cổ tử cung rơi vào trường hợp này.
  • Ung thư biểu mô tuyến: hình thành tại các tế bào sản xuất màng nhầy. Khoảng 10-20% bệnh nhân ung thư cổ tử cung rơi vào trường hợp này.
  • Ung thư biểu mô hỗn hợp: là sự kết hợp của cả hai loại trên.

3. Nguyên nhân gây ra hiện tượng ung thư cổ tử cung

hiện tượng ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung khỏe mạnh

Hiện tượng ung thư cổ tử cung bắt đầu với những biến đổi bất thường trong các mô. Hầu hết có liên quan tới virus HPV. Các loại HPV khác nhau không chỉ gây mụn cơm âm đạo, mà còn gây ung thư ở âm đạo, âm môn, hậu môn, lưỡi và amidan.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần khiến bạn trở thành nạn nhân của hiện tượng ung thư cổ tử cung bao gồm:

>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi quan hệ nên làm gì? Đàn ông, phụ nữ đều nên biết

>> Bạn có thể xem thêm: Nguyên nhân của việc hút thuốc lá và bí quyết cai thuốc dễ như ăn kẹo

4. Các dấu hiệu của hiện tượng ung thư cổ tử cung

Bạn có thể không chú ý đến các đặc điểm của ung thư, cho đến khi bệnh diễn biến nặng. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau khi giao hợp
  • Chảy máu âm đạo bất thường. Chẳng hạn sau khi quan hệ, giữa các chu kỳ kinh, sau mãn kinh, sau khi kiểm tra xương chậu
  • Dịch tiết âm đạo bất thường.

Sau khi di căn, các triệu chứng ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Đau xương chậu
  • Tiểu rát
  • Phù chân
  • Chức năng thận suy yếu
  • Đau xương
  • Sụt cân, chán ăn, mệt mỏi

5. Tầm soát và chẩn đoán hiện tượng ung thư cổ tử cung

5.1 Xét nghiệm hiện thượng ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Pap (Pap smear)

Hiện tượng ung thư cổ tử cung
Chẩn đoán hiện tượng ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap

Đây là thủ thuật quan trọng nhất.

Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào trên bề mặt cổ tử cung để quan sát dưới kính hiển vi. Nếu xuất hiện bất thường, bạn sẽ tiếp tục được làm sinh thiết bằng cách trích một mẫu mô cổ tử cung.

Một số thủ thuật khác bao gồm:

  • Soi cổ tử cung nếu Pap không phát hiện tế bào bất thường.
  • Thủ thuật LEEP (khoét cổ tử cung bằng vòng điện). Ngoài vòng điện, bác sĩ có thể sử dụng dao mổ hoặc tia laser để khoét chóp cổ tử cung.
  • Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm này phát hiện các loại virus HPV có nguy cơ cao gây ra hiện  ung thư cổ tử cung.

Mục đích của các thủ thuật này là có cái nhìn rõ hơn về loại tế bào bất thường và sự di căn của chúng.

5.2 Xét nghiệm khác

Nếu kết quả sinh thiết cho thấy hiện tượng ung thư cổ tử cung đã di căn xa, bác sĩ sẽ tiếp tục làm các xét nghiệp khác như:

  • Chụp X-quang phổi
  • Xét nghiệm máu hoặc chụp CT để xác định ung thư đã di căn đến gan chưa
  • Chụp thận tĩnh mạch (IVP) hoặc CT để kiểm tra đường tiết niệu
  • Thực hiện soi bàng quang và niệu đạo
  • Thực hiện soi âm đạo
  • Chụp đại trực tràng với thuốc xổ Barium
  • Chụp CT, MRI, PET để kiểm tra hạch bạch huyết

Bác sĩ căn cứ vào các kết quả kiểm tra này để xác định hiện tượng ung thư cổ tử cung đang tiến triển đến giai đoạn nào, tổn thương rộng và sâu đến đâu.

6. Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung

Giống như các loại ung thư khác, ung thư cổ tử cung cũng gồm 4 giai đoạn chính và một giai đoạn tiền ung thư.

  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn 0: Có sự xuất hiện của các tế bào tiền ung thư.
  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã phát triển đến các mô sâu hơn của cổ tử cung, thậm chí lan sang tử cung và cách hạch bạch huyết gần đó.
  • Hiện tượng ung thư cổ tử cung giai đoạn 2: Ung thư đã di căn ra ngoài cổ tử cung và tử cung, nhưng chưa tới thành xương chậu hoặc phần dưới của âm đạo. Nó có thể đã tấn công các hạch bạch huyết gần đó.
  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3: Tế bào ung thư di căn đến phần dưới âm đạo hoặc thành xương chậu, chặn niệu quản (ống đưa nước tiểu đến bàng quang). Ung thư có thể đã tấn công các hạch bạch huyết gần đó.
  • Hiện tượng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối: Ung thư tấn công bàng quang, trực tràng và đang di căn sang xương chậu. Ung thư có thể đã tấn công các hạch bạch huyết gần đó. Ở cuối giai đoạn 4, ung thư đã di căn sang các cơ quan xa như gan, xương, phổi và hạch bạch huyết.

7. Điều trị các nội tổn thương tiền ung thư

ung thư tử cung có chữa được không
Cắt bỏ tử cung sẽ giúp điều trị và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Nếu đi khám bệnh sớm khi hiện tượng ung thư cổ tử cung chưa thành hình mà mới ở giai đoạn nghi ngờ. Bác sĩ có thể dùng các phương pháp thấu nhiệt, laser hay phẫu thuật lạnh… để tiêu diệt các tế bào tiền ung thư mà không gây hại đến các mô khỏe mạnh.

Sau đó bạn phải định kỳ đi kiểm tra và làm xét nghiệm Pap để chắc rằng các tế bào tiền ung thư đều đã chết.

Nếu không còn nhu cầu sinh con nữa, bạn cũng thể lựa chọn cắt bỏ tử cung để triệt để ngăn chặn ung thư tử cung và cổ tử cung.

8. Điều trị hiện tượng ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

8.1 Phẫu thuật và xạ trị

Đây là hai phương pháp phổ biến nhất để điều trị ung thư cổ tử cung. Các phương pháp khác bao gồm hóa trị và liệu pháp sinh học.

  • Nếu hiện tượng ung thư cổ tử cung mới chỉ đang ở bề mặt của cổ tử cung, bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ tế bào ung thư bằng thủ thuật LEEP hay mổ bằng dao lạnh.
  • Nếu ung thư đã xâm lấn tới màng nền của cổ tử cung hoặc sâu hơn nữa, bạn có thể phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u.
  • Nếu ung thư đã di căn sang tử cung, thường bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ tử cung, chấm dứt con đường sinh nở.
    Song song với phẫu thuật, bạn có thể phải thực hiện xạ trị 5 lần/tuần, kéo dài trong 5-6 tuần. Mỗi lần xạ trị bằng máy chỉ mất 1 vài phút.

Nếu không dùng máy xạ trị, bác sĩ có thể đặt viên thuốc xạ vào cổ tử cung gần khối u để các tia phóng xạ tiêu diệt khối u trong khi những mô khỏe mạnh vẫn được bảo tồn.

8.2 Các phương pháp khác điều trị hiện tượng ung thư cổ tử cung

  • Hóa trị: là thuốc uống, áp dụng với ung thư di căn hoặc ung thư xấm lấn nặng. Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc tại nhà trong thời gian tịnh dưỡng.
  • Liệu pháp sinh học hay còn gọi là liệu pháp miễn dịch: tập trung vào kiểm soát các tế bào miễn dịch theo công thức bật – tắt chủ động để hệ miễn dịch tấn công trực tiếp vào tế bào ung thư. Một loại thuốc gọi là pembrolizumab (Keytruda) sẽ chặn protein đến tế bào khiến khối u bị teo nhỏ lại hoặc chậm phát triển.

Bác sĩ sẽ áp dụng liệu pháp sinh học nếu thuốc hóa trị không có tác dụng hoặc ung thư đã di căn xa. Bạn sẽ được tiêm thuốc này vào tĩnh mạch cứ mỗi 3 tuần 1 lần.

9. Làm sao để ngừa ung thư cổ tử cung

9.1 Chích vacxin ngừa ung thư cổ tử cung

Hiện tượng ung thư cổ tử cung
Tiêm HPV ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Các bé gái từ 9 tuổi và phụ nữ dưới 26 tuổi nên tiêm vaccine HPV ngừa ung thư cổ cung. Bất kể bạn đã có quan hệ tình dục hay chưa.

Việc tiêm vaccine cho nam giới và các bé trai cũng được khuyến khích. Việc này nhằm góp phần ngăn ngừa lây nhiễm các căn bệnh liên quan đến virus HPV cho nữ giới.

>> Bạn có thể xem thêm: Khi nào phụ nữ muốn quan hệ nhất? 8 thời điểm nàng khao khát chàng mãnh liệt

>> Bạn có thể xem thêm: Vợ chồng quan hệ mấy lần 1 tuần là tốt cho sức khỏe và sinh lý?

9.2 Một số cách ngăn ngừa hiện tượng ung thư cổ tử cung khác

Ngoài việc tiêm vaccine, bạn cũng nên tầm soát bệnh bằng cách:

  • Phụ nữ từ 21 tuổi nên tiến hành xét nghiệm Pap cứ mỗi 3 năm 1 lần.
  • Phụ nữ từ 30-65 tuổi nên làm cả Pap và xét nghiệm virus HPV 5 năm 1 lần.
  • Nếu bạn thường xuyên quan hệ tình dục và có nguy cơ cao nhiễm bệnh lây lan qua đường tình dục, vậy mỗi năm hãy đi làm xét nghiệm bệnh lậu, giang mai và chlamydia. Xét nghiệm HIV ít nhất 1 lần.
  • Tránh hút thuốc hoặc hút thuốc tự động.

10. Giá tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là bao nhiêu?

Tại Việt Nam, tiêm chủng vắc xin HPV dịch vụ có giá dao động từ 850.000 đồng đến 2.500.000 đồng cho 1 mũi tiêm. Tùy vào loại vắc xin, các dịch vụ kèm theo hoặc cơ sở y tế.

  • Trung tâm tiêm chủng VNVC: Giá 1 mũi tiêm Gardasil 0.5ml (Mỹ) là 1.790.000 đồng; giá đặt giữ theo yêu cầu là 2.148.000 đồng.3
  • Phòng tiêm chủng SAFPO (theo bảng giá tham khảo phòng tiêm chủng SAFPO Quảng Ninh): Giá cho 1 mũi tiêm Gardasil của Mỹ là 1.700.000 đồng; Cervarix của Bỉ với giá 900.000 đồng.4
  • Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 2: Giá cho 1 mũi tiêm Gardasil là 1.350.000 đồng; Cervarix là 890.000 đồng.5
  • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ (CDC Cần Thơ): Giá cho 1 mũi Gardasil của Mỹ là 1.618.000 đồng; Cervarix của Bỉ có giá 848.000 đồng.

Hiện tượng ung thư cổ tử cung có thể tái phát do đó việc chăm sóc tại nhà là vô cùng quan trọng. Đừng quên bổ sung dưỡng chất cân bằng cho cơ thể, tránh căng thẳng mệt mỏi, không nạp quá nhiều calo một lúc, ăn thành nhiều bữa.

Đừng quên tập thể dục nhẹ mỗi ngày và đi ngủ mỗi khi buồn ngủ, tránh thức khuya, tranh thủ ngủ trưa. Định kỳ kiểm tra xương chậu và làm xét nghiệm Pap cũng như các loại xét nghiệm do bác sĩ khuyến khích.

[inline_article id=233469]