Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay ốm vặt: Mẹ cần làm gì để tăng đề kháng cho bé?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay ốm vặt: Nguyên nhân do đâu?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay ốm vặt có thể là do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Sức đề kháng còn non nớt

Sức đề kháng có thể được hiểu là khả năng tự phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập và tấn công của các mầm bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Ở trẻ nhỏ, sức đề kháng của bé còn khá “non nớt” do nền tảng đề kháng của bé cần thời gian để phát triển, hoàn thiện và phải đến năm 3-4 tuổi, cơ thể trẻ mới có đủ lượng kháng thể gần bằng của người lớn. Trong khi đó, sức đề kháng bé nhận được từ mẹ thông qua các kháng thể truyền qua nhau thai trước khi sinh sẽ giảm mạnh sau khoảng 6 tháng [1].

Điều này gây ra một “khoảng trống” về đề kháng cho bé trong khoảng thời gian từ sau 6 tháng cho đến khi bé 3 – 4 tuổi và khiến bé dễ bị tổn thương trước các tác nhân gây hại từ môi trường [1]. Thêm vào đó, các yếu tố như vệ sinh cá nhân không đảm bảo, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp cũng góp phần dẫn đến việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ là đối tượng dễ bị mầm bệnh tấn công nhất.

Sức khỏe đường ruột kém

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay ốm vặt cũng có thể là do sức khỏe đường ruột của trẻ đang gặp vấn đề. Bởi theo nghiên cứu, hệ tiêu hoá và sức đề kháng của trẻ có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau khi 70% nền tảng đề kháng của cơ thể nằm ở đường ruột [3]. Nếu trẻ có sức khỏe đường ruột yếu với hệ vi sinh vật đường ruột kém phát triển thì sức đề kháng của bé cũng bị ảnh hưởng, trở nên yếu hơn và có thể khiến bé hay ốm vặt.

Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

Trẻ hay ốm vặt

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển về thể chất mà còn có vai trò giúp bé củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Do đó, nếu dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc công thức sữa gặp “vấn đề”, sức đề kháng của bé cũng chịu ảnh hưởng và khiến trẻ hay ốm vặt.

Cụ thể, trong những tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, giúp cung cấp kháng thể bảo vệ bé chống lại các mầm bệnh. Nếu bé không được cho bú mẹ; nguồn sữa mẹ bị ảnh hưởng do chế độ ăn hoặc do mẹ đang dùng thuốc để điều trị các bệnh lý; mẹ cho bé bú không đúng cách, khiến bé bú không đủ cữ thì bé có thể không nhận đủ dưỡng chất và kháng thể từ sữa mẹ. Và điều này có thể là nguyên nhân khiến sức đề kháng của bé yếu, hay ốm vặt.

Với các bé dùng sữa ngoài trong những trường hợp mẹ không đủ điều kiện cho bé bú thì nguyên nhân trẻ hay ốm vặt có thể đến từ công thức sữa mà bé đang dùng. Chẳng hạn, nếu công thức sữa bé dùng có chứa đạm biến tính, kết cấu phân tử đạm sữa lớn, bé có thể gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, đau thắt bụng. Những tình trạng này không chỉ khiến bé quấy khóc, khó chịu mà về lâu dài còn khiến sức khỏe đường ruột của bé bị ảnh hưởng và từ đó đề kháng của trẻ cũng bị hạn chế.

Trẻ chưa được chăm sóc hợp lý

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu bố mẹ chăm sóc bé không đúng cách, chẳng hạn như cho bé bú sai cách, không vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú… thì có thể dẫn đến việc bé bú chưa no, dễ ọc sữa, ngủ không đủ. Điều này về lâu dài có thể khiến sức đề kháng của bé bị suy giảm do khi ngủ ít, cơ thể giảm giải phóng các cytokine – một protein giúp bảo vệ cơ thể khi mầm bệnh tấn công [5].

Bí quyết giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tăng cường đề kháng, tránh xa ốm vặt

Dinh dưỡng tối ưu – “Chìa khóa vàng” giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tăng đề kháng, giảm ốm vặt

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn. Bởi sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng và phát triển của não bộ [7]. Trong đó nổi bật nhất là HMO, dưỡng chất có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có lợi và ức chế các mầm bệnh gây hại trong đường ruột [8], [9]. Không những vậy, sữa mẹ còn là nguồn cung cấp lợi khuẩn “dồi dào” khi có hơn 200 chủng vi khuẩn trong sữa mẹ, trong đó quan trọng nhất là Lactobacilli, Bacteroides và Bifidobacteria. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh những loại vi khuẩn này có thể giúp trẻ giảm bớt tình trạng thở khò khè và nguy cơ mắc bệnh hen suyễn khi lớn lên [12], [13].

Trong trường hợp mẹ thiếu sữa hoặc không đủ điều kiện cho bé bú, mẹ có thể tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn lựa chọn các giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp. Một trong những công thức sữa mà mẹ có thể cân nhắc lựa chọn cho bé là Friso Gold Pro. Đây là công thức sữa giúp bé tăng nền tảng đề kháng tự nhiên, khỏe mạnh từ bên trong với hệ dưỡng chất BioPro+ đặc biệt gồm các dưỡng chất như HMO, probiotic, chất xơ GOS để nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột cân bằng và khỏe mạnh.

Ngoài yếu tố “tăng đề kháng”, khi chọn công thức sữa cho con, mẹ cũng nên ưu tiên sữa giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bởi hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ giúp bé ăn ngon, hấp thu tốt mà còn góp phần tăng sức khỏe đường ruột và qua đó củng cố sức đề kháng, giúp bé giảm ốm vặt. Friso Gold Pro vừa đáp ứng cả tiêu chí tăng đề kháng vừa giúp bé tiêu hóa tốt. Bởi ngoài việc sở hữu hệ dưỡng chất BioPro+ đặc biệt, Friso Gold Pro còn là công thức sữa được sản xuất chỉ qua quy trình xử lý nhiệt nhẹ 1 lần. Quy trình này giúp bảo toàn đến hơn 90% đạm mềm tự nhiên trong sữa, giúp tránh được tình trạng đạm sữa bị biến đổi cấu trúc thành đạm biến tính, gây khó tiêu. Từ đó, giúp bé êm bụng, tiêu hóa khỏe và hấp thu nhanh.

Sau 6 tháng, đa phần các bé sẽ bắt đầu tập ăn dặm. Mẹ nên tập cho bé ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng, lúc đầu nghiền nhuyễn mịn sau đó tăng dần mức độ thô để vừa giúp bé thích ứng với việc nhai vừa giúp bé không bị thiếu chất. Trong khoảng thời gian này, mẹ cần cho bé tiếp tục bú mẹ hoặc sữa công thức phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, đạm mềm dễ tiêu trong sữa cũng sẽ góp phần giúp hệ tiêu hóa của bé dễ “thích nghi” với thức ăn thô và qua đó, giúp giảm nguy cơ táo bón cho bé ở giai đoạn đầu tập ăn dặm.

Chú ý trong sinh hoạt hàng ngày để giúp bé tăng cường đề kháng

Bố mẹ nên chú ý chăm sóc giấc ngủ của trẻ. Việc ngủ ngon giấc không chỉ giúp bé nạp lại năng lượng mà còn giúp tăng đề kháng cho bé. Trẻ ở từng giai đoạn sẽ có thời lượng ngủ mỗi ngày khác nhau, việc quan trọng là bố mẹ hãy sớm giúp con tập thói quen ngủ đúng giờ, ngủ đủ số tiếng cần thiết….[11].

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, đồng thời để ý đến sự thay đổi của thời tiết để có cách chăm sóc trẻ phù hợp. Chẳng hạn như cho trẻ mặc ấm khi thời tiết lạnh, không nên cho trẻ tắm nắng nếu ánh nắng quá gay gắt hay điều kiện môi trường bất ổn.

Tiêm vaccine theo khuyến cáo

Tiêm vaccine có thể bảo vệ trẻ khỏi những bệnh nguy hiểm, do đó hãy cho bé đi tiêm phòng vaccine đầy đủ theo khuyến nghị. Nhớ theo dõi lịch tiêm của trẻ và liên hệ bác sĩ để được tư vấn những mũi tiêm cần thiết cho trẻ [11].

Tóm lại, trẻ nhỏ hay ốm vặt có thể do nhiều nguyên nhân từ sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện cho đến việc chăm sóc sinh hoạt cho bé của ba mẹ chưa hợp lý. Để giúp bé giảm ốm vặt, ba mẹ sẽ cần thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, chăm sóc dinh dưỡng sẽ là “chìa khóa” quan trọng nhất giúp bé tăng đề kháng tự nhiên, khỏe mạnh từ bên trong.

[summary title=”Friso Gold Pro – Tăng đề kháng tự nhiên, tự do con khám phá”]

Friso Gold Pro là nguồn sữa được nhập khẩu 100% từ Hà Lan. Đặc biệt, khi lựa chọn Friso Gold Pro, mẹ có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc với công nghệ TrackEasy để tìm hiểu toàn bộ quy trình sản xuất sữa chỉ trong “nháy mắt”. Bên cạnh đó, Friso Gold Pro còn giúp bé:

  • Tăng cường sức đề kháng tự nhiên, khỏe mạnh từ bên trong nhờ sở hữu hệ dưỡng chất BioPro+ giúp tăng lợi khuẩn, nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh
  • Tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh, bé êm bụng, ngon giấc và cải thiện sức khỏe đường ruột nhờ quy trình xử lý nhiệt chỉ 1 lần bảo toàn đến 90% đạm mềm, nhỏ tự nhiên trong sữa

[/summary]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh vượt trội

Đầu tiên, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao cần tăng cường sức đề kháng cho bé nhé!

1. Tại sao cần tăng đề kháng cho bé?

Trong những năm đầu đời, cơ thể bé đang trong quá trình phát triển. Sức đề kháng hay rộng hơn là hệ miễn dịch của bé cũng chưa hoàn chỉnh. Nếu không đủ sức đề kháng, cơ thể bé dễ mắc nhiều bệnh liên quan đến vi khuẩn, virus, hệ thống tiêu hóa, hô hấp,…

Sức đề kháng của trẻ là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập có hại; giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt và tránh tình trạng trẻ thường xuyên ốm vặt. Vì vậy, việc tăng sức đề kháng cho bé sẽ giúp trẻ ăn ngon và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn; luôn khỏe mạnh và lớn nhanh mỗi ngày.

2. Dấu hiệu bé đang có đề kháng yếu

dấu hiệu cho thấy bé có đề kháng yếu

Bé có đề kháng, hệ miễn dịch yếu sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Dễ mắc bệnh: Hệ miễn dịch của bé càng kém thì bé càng dễ ốm hơn. Trẻ dễ mắc các loại bệnh về đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi, viêm họng… Thậm chí có những trẻ còn mắc các loại bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm hơn như bạch hầu, ho gà, uốn ván, sốt xuất huyết…
  • Vết thương lâu lành: Các vết thương nhẹ, các vết bầm mất quá nhiều thời gian để lành lại cũng là dấu hiệu đề kháng yếu.
  • Trẻ bị mất nước: Những biểu hiện mất nước dễ thấy ở bé như da khô, môi lưỡi khô; trẻ khát nước nhiều hơn; tiểu tiện ít hơn và khi khóc ít có nước mắt.
  • Trẻ chậm tăng cân: Hệ miễn dịch và đề kháng yếu cũng khiến bị chậm tăng cân và phát triển chậm hơn bình thường.
  • Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng: Hệ miễn dịch kém dẫn đến tình trạng biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ. Các dấu hiệu khi bé thiếu dinh dưỡng chính là da và tóc thay đổi; móng tay giòn, dễ bị bầm tím; và khả năng tập trung kém.

Những dấu hiệu này cho thấy bé có sức đề kháng kém, cha mẹ cần lưu tâm để tăng sức đề kháng cho bé ngay.

3. Tăng đề kháng cho bé theo độ tuổi như thế nào?

Cách tăng đề kháng cho bé như thế nào còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Trẻ sơ sinh sẽ có cách tăng cường sức đề kháng không giống với cách tăng cường sức đề kháng cho bé trên 1 tuổi.

  • Cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh: Trong giai đoạn 6 tháng đầu, sữa mẹ chính là một nguồn dưỡng chất tuyệt vời của trẻ. Sữa mẹ chứa yếu tố chống nhiễm khuẩn, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bé chống lại các bệnh về tiêu chảy, viêm phổi,… 
  • Cách tăng sức đề kháng cho bé trên 1 tuổi: Hệ thống miễn dịch của bé 1 tuổi cũng chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì vậy, bé cũng dễ bị mắc nhiều bệnh. Để tăng cường sức đề kháng cho bé đúng cách và hiệu quả, cha mẹ nên cho bé ăn một chế độ đầy đủ dinh dưỡng; bổ sung vitamin, khoáng chất cho bé; đảm bảo cho bé tiêm phòng đầy đủ; ngủ đủ giấc; vận động thường xuyên;…

Chi tiết các cách tăng cường đề kháng cho bé sẽ nằm ở phần tiếp theo. Những cách này có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh cũng như trẻ trên 1 tuổi.

4. Cách tăng cường đề kháng cho trẻ hiệu quả

4.1 Cho bé ăn theo chế độ đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây

bổ sung rau củ quả trái cây

Một cách để tăng đề kháng cho bé khỏe mạnh chính là bổ sung một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Vậy nên cho bé ăn gì để tăng cường sức đề kháng?

Một bữa ăn của bé cần đảm bảo đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất gồm: Chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chất đạm có trong các loại thịt, hải sản, trứng sữa, đậu,… Chất béo có trong quả bơ, phô mai, cá có chất béo, các loại hạt , dầu,… Tinh bột thì có trong các loại ngũ cốc, khoai, bắp,…

Và đặc biệt, mẹ nên tăng cường rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn cho bé. Trong rau xanh và các loại trái cây đều chứa nhiều vitamin. Nhất là vitamin C và chất chống oxy hóa. Đây là những chất cần thiết cho một hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh.    

Vậy cần bổ sung vitamin và khoáng chất gì cho bé? Mẹ hãy đọc phần tiếp theo nhé!

4.2 Bổ sung vitamin, khoáng chất cho bé

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất chính là một cách tăng đề kháng cho bé khỏe mạnh. Vậy trẻ sơ sinh cũng như trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì?

Trẻ sơ sinh và trẻ từ 1-3 tuổi cần bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết như: Vitamin A, B, C, D, K, Kali, Kẽm, Sắt, Canxi, Selen, Crom,… để cải thiện vị giác, ăn ngon, dễ tiêu, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, kháng virus và tăng cường đề kháng để bé ít ốm vặt.

Các vitamin và chất khoáng này sẽ có nhiều trong thịt nạc, thịt cá, gan động vật, hải sản, sữa, các loại rau củ màu đỏ, cam và xanh đậm. 

Nếu bé không chịu ăn hoặc biếng ăn, cha mẹ có thể cân nhắc cho bé sử dụng vitamin tổng hợp

4.3 Đảm bảo cho bé tiêm phòng đầy đủ

tăng đề kháng cho bé bằng cách tiêm phòng đầy đủ

Vắc-xin bảo vệ bé khỏi tất cả các loại bệnh tật; cũng là một cách tăng đề kháng cho bé hiệu quả. Cha mẹ có thể hỏi bác sĩ hoặc dựa vào Danh sách các loại tiêm phòng bé cần tiêm để biết bé đã được tiêm chủng đầy đủ hay chưa. 

Một trong những bệnh bé dễ mắc ở các độ tuổi chính là bệnh cúm. CDC khuyến cáo tất cả mọi trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên cần được chích vắc-xin cúm hàng năm. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Tiêm phòng cúm cho trẻ vào thời điểm nào là an toàn? Những lưu ý quan trọng

4.4 Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc

đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Một cách để tăng cường sức đề kháng của bé tiếp theo chính là cho bé ngủ đủ giấc. Tất cả chúng ta, kể cả trẻ em đều cần ngủ nạp lại năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể, não bộ phát triển cũng như tăng sức đề kháng. 

Thời lượng giấc ngủ mà một đứa trẻ cần thay đổi theo độ tuổi:

  • Trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi cần ngủ từ 14-17 giờ. Trẻ từ 4-12 tháng cần ngủ từ 12-16 giờ.
  • Trẻ em trong độ tuổi từ 1-2 cần từ 11-14 giờ.
  • Trẻ em từ 3-5 tuổi nên ngủ từ 10-13 giờ.
  • Trẻ em từ 6-12 tuổi nên ngủ từ 9-12 giờ.
  • Trẻ trong độ tuổi từ 13-18 cần 8-10 giờ. 

Mẹ cũng có thể dựa vào Bảng thời gian đi ngủ của trẻ ở từng độ tuổi này để cho bé ngủ hợp lý. 

Cha mẹ có thể giúp bé dễ dễ ngủ và ngủ ngon bằng cách ru, hát, kể chuyện, massage,… và tuân theo một lịch trình ngủ đều đặn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 6 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon thẳng giấc xuyên đêm

4.5 Đảm bảo cho bé vận động thường xuyên

Vận động sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh và hạn chế bệnh tật. Chính vì thế, cho bé vận động thường xuyên chính là một cách tăng đề kháng cho bé hữu hiệu. 

Cha mẹ không cần bắt bé phải tập những bài tập thể dục quá nặng. Tùy theo độ tuổi, cha mẹ có thể cho bé đi dạo công viên, đạp xe, bơi lội, chơi thể thao,…  

4.6 Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng

Lượng kháng thể trẻ nhận từ mẹ sẽ ngày càng giảm từ khi bắt đầu cai sữa. Phải đợi thêm 3-4 nữa thì hệ thống miễn dịch của bé mới dần hoàn thiện. Trong thời gian này, bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng chính là một cách tăng cường đề kháng cho bé hiệu quả.

Vậy cần bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng cho bé trong bao lâu? Hầu hết trẻ bắt đầu cải thiện hệ miễn dịch khi sử dụng thuốc tăng đề kháng ít nhất sau 1 tháng sử dụng. Biểu hiện rõ ràng nhất là trẻ ăn ngon miệng hơn, da dẻ hồng hào khoẻ mạnh, phổng phao lên, ít xảy ra tình trạng ốm vặt ho cảm của trẻ nhỏ.  

[inline_article id=311651

4.7 Áp dụng những biện pháp phòng bệnh cho bé

Phòng bệnh cho bé

Mục đích của việc tăng đề kháng chính là để phòng tránh bệnh cho bé. Như vậy để có thể phòng bệnh, cha mẹ nên có một số biện pháp thích hợp như:

  • Cho bé đeo khẩu trang nơi đông người.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với những bệnh nhân khác.
  • Nên mua sẵn thuốc chữa bệnh không cần kê toa để sẵn ở nhà.
  • Rửa tay sạch cho bé bằng xà phòng trước và sau khi ăn; sau khi đi chơi về, sau khi đi vệ sinh.

5. Lưu ý gì khi tăng đề kháng cho bé?

Trên đây là toàn bộ những cách bổ sung sức đề kháng cho bé. Đối với các bé sơ sinh thì sữa mẹ chính là nguồn tăng cường đề kháng tốt nhất cho bé; đặc biệt là trong 6 tháng đầu. Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng nên duy trì một chế độ dinh dưỡng đủ chất, nhiều rau xanh và trái cây. Cho bé tiêm đủ mũi vắc-xin, ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên, bổ sung thực phẩm chức năng và có biện pháp phòng bệnh cũng là những cách tăng đề kháng hiệu quả cho bé.