Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Làm sao để duy trì nguồn sữa khi mẹ quay lại với công việc?

Vì sao cần tiếp tục duy trì nguồn sữa khi mẹ đi làm lại?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mẹ nên cho bé bú hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu sau sinh và kéo dài đến khi con 2 tuổi nếu đủ điều kiện [1]. Việc cho bé bú mẹ theo đúng thời gian như khuyến cáo sẽ giúp con phát triển tối ưu ở nhiều khía cạnh như:

Phát triển thể chất

Để phát triển thể chất đúng chuẩn, bé cần hấp thu tốt các dưỡng chất như đạm, chất béo, khoáng chất… Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chứa đầy đủ các dưỡng chất bé cần với tỷ lệ được cân đối một cách tự nhiên, phù hợp với sự phát triển của bé theo từng giai đoạn. Không những vậy, đạm trong sữa mẹ là đạm mềm, nhỏ, tự nhiên, không chỉ êm dịu với hệ tiêu hóa non nớt, giúp con hấp thu tốt, tăng trưởng đúng chuẩn mà còn hạn chế các vấn đề tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, quấy khóc [2], [3], [4].

Phát triển trí não

Nhiều nghiên cứu cho thấy nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích lâu dài đối với sự phát triển trí não của bé. Các chất béo omega 3 trong sữa mẹ là thành phần quan trọng giúp phát triển thị giác, hệ thống thần kinh và nâng cao khả năng học tập khi bé đến tuổi đi học [5].

Củng cố hệ miễn dịch

Sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn chứa kháng thể bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm. Đây là lý do nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích duy trì cho bé bú mẹ ngay cả khi bé đã bắt đầu ăn dặm [2], [6].

Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa nhiều lợi khuẩn và prebiotic giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Sữa mẹ thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn Bifidobacteria, giúp trẻ nâng cao đề kháng tự nhiên và bảo vệ bé khỏi một số bệnh liên quan đến hen suyễn và dị ứng khi lớn lên [7].

Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu mẹ phải quay lại làm việc sau 6 tháng nghỉ thai sản thì vẫn nên duy trì nuôi con bằng sữa mẹ để bé phát triển đúng chuẩn nhất.

Làm sao để duy trì nguồn sữa cho bé bú khi mẹ quay lại với công việc?

duy trì nguồn sữa mẹ khi đi làm

Để duy trì nguồn sữa khi đi làm lại, mẹ cần có một kế hoạch rõ ràng nhằm đảm bảo nguồn sữa luôn sẵn có bất cứ khi nào bé cần [8], [9]. Cụ thể, mẹ nên tập làm quen với việc hút và dự trữ sẵn nguồn sữa, đồng thời, mẹ có thể nhờ một người khác trông hộ bé mỗi lúc đi làm. Thế nhưng, để làm được điều này, mẹ cũng cần tập cho bé quen với việc bú bình cũng như lưu ý cách trữ/rã đông sữa đúng cách để đảm bảo sữa luôn đạt chất lượng tốt nhất ở thời điểm cho con bú.

Ngoài những thông tin trên, mẹ nên chú ý duy trì lối sống khoa học để đảm bảo chất lượng sữa như ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế công việc quá nặng nhọc hay căng thẳng [10], [11]. Trường hợp sữa ít dần, hoặc do tính chất công việc mà không thể cho bé bú hay hút sữa thường xuyên, mẹ nên hỏi ý kiến chuyên gia y tế để lựa chọn giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp. Khi chọn, mẹ nên ưu tiên chọn cho con các công thức sữa giúp bé dễ tiêu, dễ hấp thu, tăng cường sức khỏe đường ruột để con phát triển tốt nhất, giảm thiểu nguy cơ gặp các vấn đề về tiêu hóa.

duy trì nguồn sữa mẹ khi đi làm

Friso Gold là công thức sữa được sản xuất từ nguồn sữa mát 100% từ giống bò thuần chủng Hà Lan giúp bé:

  • Phát triển thể chất: Nhờ vào các phân tử đạm mềm nhỏ, tự nhiên, ít bị biến tính do chỉ trải qua quy trình xử lý một lần nhiệt, Friso Gold giúp con dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Qua đó, bé sẽ nhận đủ dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển tốt nhất.
  • Phát triển tiêu hóa, nâng cao đề kháng: Với thành phần được bổ sung chất xơ GOS – nguồn thức ăn cho lợi khuẩn phát triển, Friso Gold  giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, giúp con đi phân mềm, ít táo bón và ngủ ngon giấc hơn. Ngoài ra, việc có một hệ tiêu hóa tốt cũng góp phần giúp con có đề kháng khỏe khi 70 – 80% tế bào miễn dịch “cư ngụ” tại đường ruột của con.
  • Tăng cân khỏe mạnh: Friso Gold là công thức sữa không chứa đường sucrose nên có vị thanh nhạt, giúp bé bú khỏe, từ đó nhận được nhiều dưỡng chất để tăng cân đều đặn. Đồng thời, giúp con giảm nguy cơ sâu răng, béo phì.

Chăm con khi phải trở lại với công việc là điều không dễ dàng. Do đó, ngoài việc chuẩn bị mọi thứ tốt nhất có thể, mẹ cũng đừng ngại tâm sự và chia sẻ những khó khăn của bản thân với người thân, bạn bè và đồng nghiệp xung quanh để nhận được sự hỗ trợ kịp thời nhé [12].

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

10 cách tập cho bé bú bình đơn giản, hiệu quả giúp mẹ nhàn tênh

Theo nhiều mẹ từng trải qua giai đoạn tập cho bé bú bình, việc chuyển từ bú mẹ sang bú bình thường làm trẻ khó chịu; thậm chí, nhiều cục cưng còn phản ứng rất dữ dội. Do đó, biết cách tập cho bé bú bình sẽ giúp mẹ nhàn tênh vượt qua giai đoạn này? Trước mắt, mẹ cần biết khi nào có thể tập bú bình cho bé đã nhé!

1. Khi nào bé có thể tập bú bình?

Mẹ không cho bé ti bình trước 4 tuần tuổi. Nhiều mẹ cho rằng, trong việc nuôi dạy con; mẹ nên tập bé bú bình càng sớm càng tốt vì lúc đó con chưa biết phân biệt vú mẹ với bình sữa. Tuy nhiên đối với một em bé sơ sinh thì ti bình chỉ là phụ, ti mẹ mới là chính.

[key-takeaways title=””]

Nếu cho ti bình quá sớm sẽ làm bé bỏ ti mẹ. Điều này làm mẹ có nguy cơ mất sữa hoặc làm trẻ có khớp ngậm không đúng dẫn đến mẹ bị đau rát đầu ti hoặc nứt đầu ti… Vì thế, một trong những cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất là cho bé tập ti bình từ 4-6 tuần tuổi. Vì lúc này bé đã có kỹ năng bú mẹ tương đối thuần thục.

[/key-takeaways]

Nếu mẹ sắp đi làm trở lại thì nên tập ti bình cho trẻ từ 4 tuần. Mẹ nên tập nhiều lần trong ngày với thời gian tăng dần kết hợp với bú mẹ bình thường.

cách tập cho bé bú bình
Mẹ nên bắt đầu cách tập cho bé bú bình sau 4 tuần tuổi

>>Xem thêm: Trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày thì tốt cho bé?

2. Cách tập cho bé bú bình “dễ như trở bàn tay”

2.1 Không làm trẻ sợ bình sữa

Bình sữa là điều mới mẻ với những trẻ chưa từng bú bình. Có những em bé rất dễ tính, có thể vừa bú mẹ, vừa bú bình. Tuy nhiên, có một số trẻ nhất quyết không chịu ti bình khi đã quen ti mẹ. Vậy cách rèn bé bú bình trong trường hợp này là gì?

  • Mẹ cần kiên nhẫn cho bé làm quen với bình sữa; ban đầu mẹ chỉ nên cho một ít sữa vào bình và kiên trì cho con làm quen. Ngay cả khi trẻ chỉ ngậm bình và nhai nhai chứ không mút cũng là dấu hiệu tốt.
  • Mẹ nên chọn bình cổ rộng để dễ vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, mẹ cần chọn bình có núm thiết kế giống ti mẹ sẽ tốt hơn.
  • Mẹ cũng nên chú ý vệ sinh bình sữa thường xuyên. Bình sữa luôn sạch sẽ và không bám mùi sẽ làm trẻ thích ti bình hơn. Nếu không có thời gian, mẹ có thể sử dụng máy tiệt trùng bình sữa để hỗ trợ làm sạch bình.
  • Mẹ cũng không nên làm con sợ và có ấn tượng xấu với bình sữa bằng cách ép, la lối khi bé không chịu mút ti bình. Thay vào đó, mỗi ngày, mẹ lại tập mút ti bình nhiều hơn một chút, từ đó, trẻ sẽ quen với ti bình.

2.2 Nên để người chăm sóc tập bú bình cho bé

Nếu bà là người chăm sóc khi mẹ đi làm trở lại thì nên để bà tập cho bé ti bình. Lúc này, bà có thể vừa bế em, vừa hát ru; đong đưa để trẻ cảm thấy thoải mái và chịu hợp tác bú bình. Người thực hiện cách tập bú bình cho bé không phải là mẹ sẽ hiệu quả hơn; vì bé thấy mẹ sẽ nhõng nhẽo, đòi ti trực tiếp ngay lúc đó.

Ngoài ra, thêm một cách tập cho bé bú bình nữa là có thể bọc bình sữa bằng cái khăn có mùi sữa mẹ. Như vậy, ti bình sẽ hấp dẫn và làm con dễ chấp nhận hơn.

để người chăm sóc tập
Hãy để người chăm sóc thực hiện cách tập cho bé bú bình

2.3 Để bé hơi đói một chút

Cách tập cho bé bú bình hay nhất là thực hiện khi trẻ đang đói, đang buồn ngủ, mắt lơ mơ… Khi đó, phản xạ bú mút của trẻ lên cao nên dễ bảo hơn. Tuy nhiên, mẹ nhớ không bao giờ cho con bú khi con ngủ say hay nghẹt mũi vì có thể làm bé bị sặc sữa.

Ngoài ra, có bé thích núm ti ấm, nhưng một số trẻ mọc răng lại thích núm ti hơi mát lạnh. Mẹ hãy thử cho nước ấm lên núm ti hay cho núm ti và tủ lạnh để xem con thích cách nào hơn.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ hay ọc sữa, nôn trớ, mẹ phải xử sao?

2.4 Tập cho bé bú bình khi bé đã no

Nếu mẹ không biết nên tập bú bình cho bé như thế nào; hãy tham khảo cách tập cho bé bú bình này. Với một vài bé, việc cho bú bình khi bé đang đói sẽ khiến bé thấy “thù địch” với “bầu sữa mẹ mạo danh”.

Nếu bé của mẹ thuộc trường hợp trên, mẹ đừng áp dụng cách tập cho bé bú bình khi bé đang đói. Thay vào đó, hãy đưa bình cho bé bú giữa các cữ bú mẹ. Bé có thể sẽ chịu thử và có tâm thế sẵn sàng hơn cho “bữa ăn nhẹ” này.

2.5 Dành một tuần kiên trì tập cho bé

Làm sao để bé chịu bú bình? Mẹ có thể cân nhắc tập ti bình vào ban ngày. Mỗi ngày tập một lần và làm liên tiếp trong một tuần. Cho bé nằm trên ghế có lót gối cao hoặc bế bé lên. Lúc đầu, mẹ hãy cầm bình chạm nhẹ vào môi để bé há miệng ra rồi đặt đầu ti vào cho bé tự mút.

Sau một tuần, khi bé đã quen với việc ti bình thì có thể tăng số lần/ngày tùy theo hoàn cảnh. Khi ti được bình rồi sau này có bú mẹ trực tiếp, trẻ vẫn có thể bú bình và ngược lại. Tuy vậy, nếu có điều kiện, mẹ nên cho ti trực tiếp lâu dài.

kiên nhẫn với bé
Cách tập cho bé bú bình

2.6 Cách tập cho bé bú bình: Để bé chơi đùa với bình sữa

Có mẹo tập bú bình cho bé nào hay và hiệu quả không? Trước khi thực hiện cách tập cho bé bú bình, mẹ hãy để bé chơi với bình sữa. Nếu được khám phá mọi thứ theo cách riêng của mình; bé sẽ dễ chấp nhận và không thấy khó chịu. Bé có thể tự cho bình vào miệng, giống như những gì bé hay làm với đồ vật khác.

2.7 Không cho bé nhìn thấy ngực mẹ khi tập cho bé bú bình

Đây là một cách rèn bé bú bình đơn giản. Mẹ có thể nhờ bố, ông bà hay người chăm sóc tập cho bé bú để bé không còn nhìn thấy bầu sữa của mẹ. Theo các chuyên gia, đây là một trong cách giúp bé dễ làm quen với bình sữa nhất.

2.8 Nên biết khi nào cần tạm thời “bỏ cuộc”

Cách tập cho bé bú bình là nên biết khi nào cần tạm thời “bỏ cuộc”. Đừng gây căng thẳng với bé hay bỏ cuộc hoàn toàn trong quá trình thực hiện cách tập cho bé bú bình. Nếu bé không chịu và phản ứng mạnh, hãy cất bình sữa đi và thử lại vào một ngày khác.

Sự kiên trì trong khi vẫn giữ vững thái độ hờ hững là điều cần thiết trong giai đoạn tập cho trẻ bú bình này. Hãy thử đưa cho bé bình sữa vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Rất có thể bé sẽ thay đổi ý định hoặc tò mò muốn thử.

2.9 Cho sữa mẹ vào bình sữa của bé

Làm sao để bé chịu bú bình? Bé không chịu bú bình cũng có thể là do bé không thích loại sữa có trong bình. Một số bé sơ sinh sẽ dễ quen với việc bú bình hơn nếu bạn tập cho bé bằng sữa mẹ. Trong khi một số bé khác lại “chịu” sữa công thức, nước táo hoặc các loại nước trái cây. Vì thế, việc cho sữa mẹ vào bình sữa của bé cũng là cách tập cho trẻ bú bình hiệu quả.

2.10 Cách tập cho bé bú bình khi bé còn mơ ngủ

Một trong những cách tập bú bình cho bé hiệu quả nhất là gì? Hãy để người khác ngoài mẹ đưa bình sữa cho bé khi bé còn ngái ngủ. Trong vòng vài tuần sau, bé sẽ dễ dàng chấp nhận sữa bình kể cả khi tỉnh táo.

3. Làm gì khi bé không chịu bú bình?

Bé không chịu bú bình phải làm sao
Lưu ý sau khi biết cách tập cho bé bú bình

Trẻ sơ sinh đôi khi hoàn toàn từ chối bú bình. Dưới đây là những điều mẹ cần thử:

  • Thử tư thế cho ăn mới hoặc thay đổi môi trường cho ăn

Mẹ hãy thử di chuyển xung quanh khi đang cho bé ăn, tìm một nơi yên tĩnh hơn để cho ăn hoặc mở một số bản nhạc cho trẻ sơ sinh thư giãn.

  • Cho bé thư giãn trước khi tập

Hãy thử cách tập cho bé bú bình sau khi cho bé thư giãn và ổn định tinh thần. Ví dụ như: cho bé tắm và sau đó thử lại.

  • Dùng núm vú khác

Mẹ có thể sử dụng một núm vú khác. Bởi nếu dòng sữa công thức hoặc sữa mẹ chảy ra quá chậm; nó có thể khiến bé khó chịu.

  • Không chủ động đưa núm vào miệng trẻ

Hãy để trẻ mở miệng bú bình khi chúng đã sẵn sàng thay vì đưa núm vú vào miệng trẻ.

  • Cho trẻ uống sữa bằng nhiều cách khác ngoài ti mẹ

Cho trẻ uống sữa công thức hoặc sữa mẹ từ cốc hoặc thìa nhỏ. Để làm điều này, hãy cho trẻ ngồi dậy và cho trẻ uống từng ngụm nhỏ.

>> Mẹ xem thêm: Bé không chịu bú bình phải làm sao? 

Nếu mẹ thấy bé không chịu bú bình vì không khỏe, hãy điều trị các triệu chứng của con hoặc đưa con bạn đến gặp bác sĩ đa khoa.

Theo kinh nghiệm tập cho trẻ và bé bú bình của nhiều mẹ, giai đoạn đầu tập cực kỳ khó khăn. Bé có thể không chịu bú bình hoặc bú được một lượng sữa rất ít, nhưng mẹ không cần quá lo lắng. Hãy kiên trì, vì trẻ cần thời gian để quên vú mẹ và làm quen, thích nghi với núm vú của bình sữa.

Chúc bé yêu của mẹ sẽ sớm biết bú bình và bú được lượng sữa nhiều hơn trong thời gian tới nhé!