Vậy sau khi tẩy nốt ruồi nên kiêng ăn gì, và kiêng trong bao lâu để không bị sẹo? Bài viết sẽ cho bạn biết sau khi tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì, cũng như nên chọn ăn những thực phẩm nào để nhanh chóng hồi phục và không để lại sẹo.
1. Tẩy nốt ruồi nên kiêng ăn gì?
1.1 Rau muống
Rau muống là loại rau xanh có khả năng thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen, giúp cho làn da nhanh chóng phục hồi. Nhưng theo quan niệm dân gian, sau khi tẩy nốt ruồi hoặc khi cơ thể có những vết thương hở mà ăn nhiều rau muống; sẽ làm cho vết thương kéo da non liên tục và có thể hình thành sẹo lồi.
1.2 Các loại trứng
Tẩy hoặc xóa nốt ruồi nên kiêng ăn gì, thì bạn nên kiêng ăn các loại trứng. Lòng trắng trứng có chứa một hợp chất tên là Proline, là một axit amin cần thiết để tăng sinh collagen. Vì thế, nếu bạn ăn nhiều trứng hoặc lòng trắng trứng sau khi tẩy nốt ruồi thì cũng sẽ có nguy cơ bị sẹo lồi, giống như ăn nhiều rau muống vậy.
1.3 Thịt gà, thịt bò
Thịt gà, thịt bò hay còn gọi chung là thịt trắng và thịt đỏ. Về mặt dinh dưỡng, hai nhóm thịt này rất tốt cho quá trình phục hồi vết thương; hoặc cụ thể là sau khi tẩy nốt ruồi. Nhưng nếu vết thương lành quá nhanh, thì nguy cơ bạn bị sẹo lồi là có thể xảy ra.
1.4 Món ăn có chứa ‘nếp’
Phần lớn những món ăn chứa nếp như bánh chưng, bánh tét, xôi,..chỉ xuất hiện nhiều ở Châu Á, hoặc nhỏ hơn là ở Việt Nam. Theo đó, mọi người cho rằng ‘nếp’ có tính nóng và có khả năng làm cho vết thương bị viêm nhiễm, thậm chí để lại sẹo sau khi hồi phục.
Vì vậy, sau khi tẩy nốt ruồi nên kiêng ăn gì? Theo quan niệm (mẹo) dân gian, thì bạn nên kiêng ăn những món có chứa ‘nếp’. Về mặt nghiên cứu y khoa thì vẫn còn hạn chế, vì món ăn có chứa ‘nếp’ chưa được biết đến nhiều ở các nước khác trên thế giới.
1.5 Tẩy nốt ruồi kiêng gì – Hải sản
Hải sản bao gồm: Tôm, cua, cá, mực,.. là những thực phẩm có khả năng làm cho vết thương bị ngứa trong quá trình kéo da non. Vì thế mà khi bị ngứa bạn sẽ có thói quen đụng chạm vết thương thường xuyên; làm cho vết thương dễ nhiễm trùng và lâu lành hơn.
Thường thường, chúng ta sẽ được khuyên là không nên ăn những thực phẩm như đã nêu ở trên khi cơ thể có vết thương. Vì theo Y học cổ truyền Trung Quốc, những thực phẩm này làm ảnh hưởng đến việc chữa lành vết thương. Tuy nhiên, tính đến nay, có rất ít nghiên cứu xác thực quan điểm này. Nhưng ‘có kiêng có lành’. Thế nên tin còn hơn không, dù sao cũng không hại gì cho bạn.
Sau khi bạn đã biết tẩy nốt ruồi nên kiêng ăn gì; tiếp theo chính là nhóm thực phẩm bạn cần ăn để vết thương nhanh chóng hồi phục.
2. Kiêng ăn gì trong bao lâu sau khi tẩy nốt ruồi?
Để biết tẩy nốt ruồi phải kiêng ăn gì và trong bao lâu, thì trước hết bạn cần biết thời gian mà một vết thương cần để hồi phục là bao lâu.
Về mặt y khoa, một vết thương cần từ 4 – 42 ngày để lành hẳn. Và con số này đang chưa đề cập đến tình trạng, mức độ; cũng như quá trình chăm sóc vết thương.
Vậy tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì trong bao lâu thì câu trả lời là bạn nên kiêng ăn những thực phẩm kể trên trong khoảng 1 tháng.
>> Bạn xem thêm: Giải mã ý nghĩa nốt ruồi ở ngực của phụ nữ
3. Tẩy nốt ruồi nên ăn gì để mau lành?
Để vết thương sau khi tẩy nốt ruồi nhanh chóng hồi phục an toàn, bạn nên bổ sung các thực phẩm có nhóm vitamin sau đây:
- Kẽm: Nấm, socola, ngũ cốc nguyên hạt, …
- Vitamin E: Dầu oliu, quả bơ, các loại hạt,…
- Nhóm thực phẩm chứa vitamin B6, B12, D.
- Vitamin A: Khoai lang, ớt chuông, cà rốt, cà chua,…
- Vitamin C: Cam, quýt, khoai tây, táo, bông cải xanh,…
- Protein: Các loại thịt động vật, gia cầm (ăn ít, vừa phải).
- Omega 3: Yến mạch, cá thu, cá hồi, hạt chia, quả óc chó,…
Bên cạnh những loại thực phẩm này, bạn nên ưu tiên uống đủ nước để cơ thể được thải độc, da được khỏe mạnh,.. Theo khuyến nghị của Trung tâm Y tế Hoa Kỳ Mayo Clinic lượng nước lọc bạn nên uống mỗi ngày đối với nam là 3,7 lít/ngày và nữ là 2,7 lít/ngày.
>> Bạn nên xem thêm: Nốt ruồi ở lòng bàn chân trái và phải có ý nghĩa gì?
4. Hướng dẫn chăm sóc da đúng cách sau khi tẩy nốt ruồi
Sau khi tẩy nốt ruồi bạn nên chăm sóc da đúng cách để tránh tình trạng vết thương hình thành sẹo hoặc bị thâm.
- Giữ sạch vết thương với băng y tế.
- Thay băng cho vết thương mỗi ngày.
- Thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Tẩy nốt ruồi kiêng nước (hoặc tắm) trong bao lâu: Bạn nên kiêng nước trong 4 – 7 ngày đầu tiên sau khi tẩy nốt ruồi.
[key-takeaways title=”Lưu ý:”]
Tuyệt đối không lạm dụng oxy già hay nước muối tự pha để sát khuẩn vết thương. Vì những hóa chất này có khả năng sát khuẩn mạnh và có thể bào mòn da và làm bỏng vết thương. Lúc này nguy cơ để lại sẹo là rất cao.
[/key-takeaways]
>> Ý nghĩa nốt ruồi trên mặt: Giải mã vận mệnh cuộc đời
Nói tóm lại, tẩy nốt ruồi nên kiêng ăn gì và kiêng trong bao lâu, thì bạn có thể thực hiện tương tự như MarryBaby đã hướng dẫn ở trên. Mặc dù đây là chỉ những cách theo dân gian; nhưng ‘có kiêng có lành’. Thế nên tin còn hơn không, dù sao cũng không hại gì cho bạn.
Một điều nữa bạn cần nhớ, là nếu bạn có ý định tẩy nốt ruồi tại nhà, thì ngay lúc này bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu; và xin ý kiến của bác sĩ để chẩn đoán xem nốt ruồi của bạn có được phép phá hoặc xóa bỏ hay không nhé.