Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu bị tê tay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tình trạng bà bầu bị tê tay do hội chứng ống cổ tay thường chỉ bị tạm thời và sẽ hết sau khi sinh con. Vậy tình trạng này có ảnh hưởng gì đến các bà mẹ đang mang thai không? MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnel syndrome) là tình trạng xảy ra do dây thần kinh giữa đi trong hầm ống cổ tay bị chèn ép gây nên các triệu chứng như tê, ngứa, hoặc yếu ở bàn tay và các ngón tay. Dây thần kinh giữa giúp kiểm soát chuyển động và mang lại cảm giác cho ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa cũng như một phần của ngón đeo nhẫn.

Hiện tượng bà bầu bị tê tay do hội chứng ống cổ tay cũng có nhiều người gặp phải. Đây là một trong những đề tài được hội mẹ bầu bàn tán rất sôi nổi trên cộng đồng MarryBaby. Bạn có thể cùng tham gia thảo luận với chúng tôi tại đây để được các bác sĩ giải đáp cho từng trường hợp nhé. 

Một số bà bầu thường bị giãn tĩnh mạch ở chân, tay và vùng sinh dục ngoài (âm hộ), do vậy bạn cũng có thể cảm thấy tê bì, phù nhẹ ở các vị trí này. Bạn có thể đọc thêm bài viết Bà bầu nổi gân xanh ở tay: Mẹ nên hiểu sao cho đúng? để xem có phải do mình bị giãn tĩnh mạch mà tê tay không nhé.

Nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị tê tay

Bà bầu bị tê tay có thể do sự thay đổi cơ thể khiến cổ tay bị tích nước gây chèn ép dây thần kinh giữa
Bà bầu bị tê tay có thể do sự thay đổi cơ thể khiến cổ tay bị tích nước gây chèn ép dây thần kinh giữa

Nguyên nhân gây nên tình trạng này không rõ ràng. Ống cổ tay là một khoang rỗng trong cổ tay nơi dây thần kinh và gân giữa đi từ cẳng tay đến bàn tay. Hội chứng ống cổ tay có thể xảy ra khi có vật gì đó gây áp lực hoặc chèn ép lên dây thần kinh giữa khi đi qua ống cổ tay.

Bất cứ điều gì làm giảm khoảng không gian trong ống cổ tay hoặc làm cho các mô bị sưng lên đều dẫn đến tình trạng này. Khi mang thai, sự thay đổi về nội tiết trong thai kỳ dẫn tới hiện tượng ứ dịch trong cơ thể, trong các bao và bao ống cổ tay là một ví dụ. Kèm theo sự phù nề các gân, sự tích tụ dịch này dẫn tới sự chèn ép vào dây thần kinh giữa, gây nên các biểu hiện của bệnh. 

Với những bà mẹ đang mang thai phải thường xuyên làm công việc đòi hỏi cử động tay và ngón tay mạnh cũng dễ mắc hội chứng ống cổ tay và là nguyên nhân khiến bà bầu bị tê tay.

>> Bạn có thể xem thêm: Phù tay khi mang thai tháng cuối: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Dấu hiệu dẫn đến hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Một số triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng ống cổ tay là bà bầu bị tê tay, ngứa ran và đau ở bàn tay, thậm chí là ở cả cánh tay. Ngoài ra, một số bà bầu còn cảm thấy tay bị yếu hơn và khó khăn khi nắm tay hoặc cầm nắm đồ vật.

Thông thường, tay thuận của bà bầu dễ bị hội chứng ống cổ tay nhiều hơn, song bà bầu cũng có thể bị cả hai tay. Trong giai đoạn đầu của hội chứng, bà bầu có thể nhận thấy những dấu hiệu xảy ra rõ nhất thường vào buổi tối sau khi hoạt động cả ngày. 

Bà bầu có thể bị tê tay khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên, dấu hiệu bà bầu bị tê tay khi mang thai có thể trở nên nặng nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Ngoài vấn đề bầu bị tê tay; bạn có thể tìm hiểu thêm về hiện tượng nhức mỏi tay chân của bà bầu trong thai kỳ để tay, chân linh hoạt, khỏe mạnh cũng như tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Cách chẩn đoán và điều trị hội chứng thế nào?

Massage là cách làm giảm tê nhức tay ở bà bầu không cần phẫu thuật
Massage là cách làm giảm tê nhức tay ở bà bầu không cần phẫu thuật

Nếu bà bầu đang bị tê tay và nghi ngờ bản thân mắc hội chứng ống cổ tay thì hãy sắp xếp đi khám sức khoẻ. Bác sĩ có thể đánh giá các dấu hiệu cũng như tình trạng tê tay khi mang thai và đưa ra cách điều trị cho từng trường hợp cụ thể. 

Điều quan trọng là bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ về tình trạng bầu bị tê tay như thế nào. Nếu các dấu hiệu của bạn không nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề xuất các cách làm giảm tê nhức tay ở bà bầu không phẫu thuật bao gồm:

  • Đeo nẹp cổ tay để giữ cổ tay thẳng: Điều này thường được khuyến khích sử dụng vào ban đêm vì có nhiều người thường đè lên cổ tay khi nằm ngủ. 
  • Gặp bác sĩ vật lý trị liệu: Bác sĩ có thể giúp bạn thực hiện một số bài tập cụ thể nhằm kéo giãn cũng như tăng cường cơ ở bàn tay và cánh tay.
  • Tránh các hoạt động làm trầm trọng thêm hội chứng: Bác sĩ có thể khuyên bạn nên giảm bớt các công việc hay hoạt động có thể là nguyên nhân dẫn đến tê tay khi mang thai.
  • Thực hiện các liệu pháp thay thế: Tùy thuộc vào các dấu hiệu bầu bị tê tay ở mỗi người; bác sĩ có thể đề xuất các liệu pháp khác để giảm bớt tê nhức như massage, tập yoga, hoặc châm cứu.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị tê chân khi mang: nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà

[key-takeaways title=””]

Với những trường hợp bầu bị tê tay do mắc hội chứng ống cổ tay nghiêm trọng, bạn nên trì hoãn phẫu thuật cho đến khi sinh con bởi phẫu thuật dùng đến thuốc tê có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Hơn nữa, tương tự như nhiều bệnh liên quan đến biến chứng thai kỳ khác, dấu hiệu bầu bị tê tay có thể biến mất sau khi sinh con. 

[/key-takeaways]

Như vậy, chúng ta đã biết bà bầu bị tê tay có thể do mắc hội chứng ống cổ tay. Tình trạng này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến tích nước khắp cơ thể, trong đó có cổ tay. Điều này dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh giữa khiến cho bà bầu dễ bị tê tay khi mang thai.