Với cách tính tuổi thai dựa theo chu kỳ kinh nguyệt (cách tính đúng mà bác sĩ áp dụng hiện nay), thì ở giai đoạn 1 tuần tuổi bạn vẫn chưa có thai. Đây là lúc bạn cần tìm hiểu thêm về tư thế quan hệ dễ thụ thai, ăn gì tốt cho trứng và niêm mạc, thực phẩm tốt cho tinh trùng… Từ đó, gia tăng cơ hội thụ thai.
Thai 1 tuần thực chất là giai đoạn bạn đang hành kinh
Nếu bác sĩ thông báo kết quả bạn đã mang thai và thai đang được 5 tuần thì thai tuần 1 sẽ được tính bắt đầu từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ kinh trước (trong trường hợp bạn có chu kỳ kinh đều đặn). Hiểu đơn giản, khi bạn sĩ nói bạn thai 5 tuần, thì bạn thực chất mới chỉ mang thai 3 tuần mà thôi. Đây là phương pháp ước lượng tuổi thai dựa trên kỳ kinh cuối thay vì tuổi thực của thai nhi.
Chính vì thế, khi đi khám thai lần đầu tiên, bác sĩ thường hỏi bạn những câu hỏi sau để xác định tuổi thai:
- Chu kỳ kinh của bạn có đều không?
- Ở chu kỳ kinh trước, bạn có kinh vào ngày nào?
Nếu chu kỳ kinh của bạn đều, bác sĩ sẽ dựa vào đây để tính tuổi thai. Trong trường hợp chu kỳ kinh của bạn không đều, bác sĩ thường dựa vào kết quả trên siêu âm để chẩn đoán tuổi thai.
Cột mốc thời gian “mang thai” của bạn sẽ là:
– Ngày 1: Ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối
– Ngày 14 (có thể sớm hoặc muộn hơn tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của bạn là bao lâu): Quá trình rụng trứng xảy ra.
– Trong vòng 24 giờ kể từ khi trứng rụng, trứng gặp tinh trùng thông qua quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai.
– Khoảng 5 đến 6 ngày sau khi rụng trứng, trứng thụ tinh di chuyển vào niêm mạc tử cung – đây được gọi là quá trình làm tổ và bạn chính thức mang thai.
[key-takeaways title=””]
Ngày dự sinh của thai nhi sẽ là 40 tuần mang thai kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối, nghĩa là khoảng hai tuần trước khi bạn thụ thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những người sinh muộn sẽ có thai kỳ kéo dài đến 42 tuần.
[/key-takeaways]
>>> Nếu muốn tìm hiểu thêm cách tính tuổi thai khác, bạn có thể tìm hiểu bài viết: Cách tính tuổi thai chuẩn như bác sĩ, đúng khỏi bàn
Những điều bạn nên làm để thụ thai
1. Bàn bạc cùng chồng
Đây là thời điểm quan trọng để chuẩn bị. Bạn có thể nói chuyện cởi mở với chồng về cảm xúc và mong đợi của mình và cùng thảo luận những cách sống lành mạnh để chuẩn bị cho việc có con.
2. Để ý chế độ ăn uống và thói quen sống
Nếu thực sự đang mong có con, bạn nên nói “không” với tất cả mọi loại chất kích thích, đồ uống có cồn hay các loại đồ ăn sống. Phòng xa, tuy xa mà cần.
Ngoài ra, bạn cũng tuyệt đối tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ xanh, cá kiếm, cá orange roughy (trông gần giống cá hồng biển), cá thu, lươn vàng, trứng cá tầm muối… Những loại cá này gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Không ăn phô mai mềm như Bergader, Bleu d’Auvergne, Wensleydale… vì chúng có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes gây bệnh cho mẹ và làm sảy thai.
Đừng quên uống nhiều nước, ăn trái cây và các loại rau xanh nhé, vừa đẹp da lại bổ sung thêm vitamin và dưỡng chất cho cơ thể.
Như vậy, ở tuần thai thứ 1, chúng ta chưa có nhiều điều để nói về sự phát triển của thai nhi, nhưng trong vấn đề ăn uống và nghỉ ngơi, mẹ bắt đầu cần có những lưu ý rồi nhé!
[inline_article id=217347]
3. Tập thể dục để sớm có tin vui
Cơ thể khỏe mạnh là điều kiện tiên quyết khi bạn đang mong muốn có em bé. Tập thể dục cũng là cách giúp bạn có vóc dáng lý tưởng trước khi có con.
4. Ngủ đủ giấc
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ ngủ không đủ giấc có thể khó thụ thai và dễ mệt mỏi hơn khi mang thai.
5. Giữ tinh thần thoải mái
Tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn dễ thăng hoa hơn khi “yêu” và dễ thụ thai. Vì thế, vợ chồng bạn có thể tạo không khí lãng mạn như ăn tối cùng nhau trong ánh nến, rải hoa xung quanh giường ngủ sẽ giúp bố và mẹ dễ tìm được những khoái cảm.
6. Đừng quên đều đặn quan hệ tình dục
Việc mang thai khiến cho cơ thể mẹ bầu dường như tăng ham muốn hơn. Quan hệ tình dục trong thai kì là điều hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó, đừng ngần ngại bỏ qua vấn đề này nhé.
>> Xem thêm: 7 cách quan hệ đúng cách để có thai nhanh nhất các cặp vợ chồng cần biết
7. Đi khám sức khỏe
Nếu đã sẵn sàng có con, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ có thể cho bạn những lời khuyên về lối sống, chế độ ăn uống và cách tính ngày dự sinh. Nếu bạn đang theo dõi chu kỳ của mình, thông tin này có thể giúp bác sĩ xác định những ngày dự sinh.
>> Xem thêm: TOP 7 vitamin tổng hợp cho phụ nữ chuẩn bị mang thai
Mặc dù không có em bé trong tuần đầu tiên của thai kỳ, nhưng cơ thể bạn đã chuẩn bị cho quá trình thụ thai. Những điều cần biết khi mang thai tuần đầu như là tiền đề để bạn có thai kỳ khỏe mạnh. Hãy tuân thủ lối sống lành mạnh trong những ngày đầu tiên của thai kỳ để bạn chăm sóc em bé của mình ngay cả trước khi sinh con!