Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Thai 18 tuần không thấy máy có sao không? Nguyên nhân và lời khuyên “cứu cánh” cho mẹ bầu

Tuần thứ 18 thai kỳ được xem là một trong những thời điểm khá đặc biệt. Đây là thời gian các giác quan của bé phát triển một cách mạnh mẽ. Lúc này, hầu hết mẹ bầu đều cảm thấy tò mò về sự phát triển của con yêu trong bụng. Tuy nhiên, với các mẹ thai 18 tuần không thấy máy thì sao? Nếu như mẹ đang trong tình trạng này và đang muốn giải đáp thắc mắc thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây.

Thai 18 tuần không thấy máy có sao không?

Theo các chuyên gia, mẹ bầu sẽ cảm nhận được cử động máy của thai nhi vào tuần lễ thứ 16 – 20 của thai kỳ. Nhưng trong 3 tháng giữa của giai đoạn mang thai, cử động của thai nhi thường không đều, càng về sau càng đều hơn, rõ nhất bắt đầu từ tuần thứ 26.

Vì thế nếu mẹ thắc mắc thai nhi 18 tuần không máy có sao không thì câu trả lời là hoàn toàn không sao cả. Bởi ở tam cá nguyệt thứ 2, cử động của bào thai thường khá yếu và không đều. 

Có những mẹ bầu đến tuần 20 mới thấy thai máy. Bên cạnh đó, vì thai 18 tuần tuổi còn quá bé, bào thai có trọng lượng nhỏ, thế nên có thể mỗi lần thai máy mẹ chưa cảm nhận được những cử động đó.

Do đó, thai 18 tuần không thấy máy hoặc máy ít, các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này nữa nhé.

Chú ý: Nếu mẹ bầu thấy thai không máy và có đi kèm các dấu hiệu nguy hiểm như: 

  • Nôn mửa
  • Không căng ngực 
  • Chảy máu âm đạo, co thắt tử cung dữ dội 

Thì tốt hơn hết, mẹ nên lập tức tới bệnh viện phụ sản gần nhất để bác sĩ kịp thời thăm khám và chẩn đoán bệnh.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

Các nguyên nhân thai không máy ngay cả khi con 18 tuần tuổi?

thai 18 tuần không thấy máy

Đúng là một số trường hợp, thai máy yếu cảnh báo dấu hiệu về sự phát triển của thai nhi. Một số nguyên nhân cho việc này là:

  • Thai nhi 18 tuần không máy vì mẹ bầu kiểm tra cử động thai không đúng lúc. Nếu kiểm tra vào thời điểm thai đang ngủ thì có thể khó nghe ra thai máy.
  • Các hoạt động của bé trong bụng mẹ không theo một lịch trình nào cả, đa số thai nhi hoạt động 1 giờ/ngày là đủ và không có thời điểm thống nhất giống nhau mỗi ngày.
  • Mẹ bầu có thành bụng dày, nhiều mỡ cũng sẽ khó cảm nhận thai máy hơn người có thành bụng mỏng.
  • Thai nhi 18 tuần không thấy máy do đâu? Lượng nước ối nhiều hay quá ít do cơ địa bà bầu cũng là nguyên nhân khiến cảm nhận cử động của thai nhi khác nhau.
  • Do thói quen xấu trong sinh hoạt: Nguyên nhân phần lớn là do trong quá trình mang thai bà mẹ hút thuốc, uống rượu làm tăng nguy cơ ngừng cung cấp chất dinh dưỡng qua nhau thai.  Từ đó khiến con bị thiếu ối, thiếu oxy hay gặp vấn đề về nhau thai nguy hiểm khác.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết

Thai 18 tuần không thấy máy – Những lời khuyên “cứu cánh” cho mẹ bầu

thai máy

Thay vì dành hàng giờ để lo lắng thai 18 tuần không thấy máy có sao không. Mẹ bầu có thể thay đổi các sinh hoạt hàng ngày cũng như chăm sóc bảo vệ bản thân và con tốt hơn về sau. Các điều mẹ cần làm trong giai đoạn thai 18 tuần không máy như sau:

  • Thăm khám bác sĩ: Bác sĩ sẽ thực hiện một số trắc nghiệm giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi, cũng như biến động của tim thai. 
  • Bổ sung chất dinh dưỡng: Thai 18 tuần không máy có sao không? Không, thời điểm này mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai như chất đạm từ thịt, cá… các sản phẩm chế biến từ sữa, ngũ cốc, các loại đậu, ăn nhiều trái cây, rau xanh,… để hỗ trợ sự phát triển tế bào não cũng như tăng khả năng hấp thu các loại vitamin A, D, E… giúp phòng ngừa sự bất thường của thai máy về sau.
  • Chú ý về trang phục: Bụng bầu nặng nề, mẹ nên tạm biệt giày cao gót. Thay vào đó là chọn cho mình đôi giày bệt êm chân, để tránh tình trạng sưng phù hoặc giãn tĩnh mạch. Mẹ cũng có thể mang tất (vớ) để bảo vệ đôi chân, tránh đứng lâu.
  • Làm các xét nghiệm: Thai 18 tuần không thấy máy mẹ cần làm gì? Thời điểm này mẹ nên làm một số xét nghiệm cần thiết như kiểm tra ADN, đường và protein trong nước tiểu, kiểm tra kích thước tử cung, đo huyết áp…
  • Giảm stress: Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần tránh căng thẳng trong giai đoạn mang thai. Hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, làm những điều mình yêu thích và lao động nhẹ nhàng để cơ thể luôn khỏe mạnh và tinh thần luôn hứng khởi để chào đón bé yêu ra đời.
  • Massage bụng thường xuyên: Thai 18 tuần không thấy máy có sao không? Mỗi ngày mẹ nên dành thời gian để xoa bụng cho con theo chuyển động tròn, chiều kim đồng hồ. Đồng thời, nói chuyện và tâm sự cùng con cũng giúp thắt chặt tình mẹ con ngay khi bé được sinh ra đời.

Thay vì phải lo lắng thai 18 tuần không thấy máy thì mẹ chỉ cần chú ý giữ gìn sức khỏe, ăn uống đủ chất để em bé khỏe mạnh. Hy vọng những lời giải đáp trên sẽ phần nào giúp mẹ bầu có thể hiểu hơn về quá trình mang thai của mình và góp phần tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Thai 18 tuần nặng bao nhiêu và thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Mẹ thắc mắc thai 18 tuần nặng bao nhiêu? Thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào? Cùng đọc thông tin sau mẹ nhé.

Sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi

1. Thai 18 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Thai 18 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), thai nhi 18 tuần tuổi nặng khoảng 0,18kg và dài khoảng 14,22cm từ đầu đến mông. Mẹ sẽ tăng hơn 4kg so với trước khi có thai.

Ngoài cân nặng và chiều dài, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 18 tuần khác như:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 37 – 43mm, trung bình là 39mm.
  • Chiều dài xương đùi của thai (FL): 23 – 28mm, trung bình là 25mm.
  • Chu vi bụng của bé (AC): 116 – 136mm, trung bình là 133mm.
  • Chu vi đầu của thai nhi (HC): 138 – 157mm, trung bình là 151mm.
  • Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): 192 – 255g, trung bình là 223g.

Vậy mẹ đã biết thai 18 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn; và những chỉ số thai nhi 18 tuần rồi đó. Mẹ đọc tiếp có thêm thông tin về những cột mốc phát triển của con nhé!

2. Thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào?

em bé 18 tuần tuổi

Tay chân của bé đã cân đối với nhau và với cơ thể. Thận tiếp tục tạo ra nước tiểu và tóc trên da đầu bắt đầu mọc. Một lớp phủ bảo vệ dạng sáp, gọi là vernix caseosa, đang hình thành trên làn da của bé để ngăn da bé bị ngấm nước ối.

Chuyển động của thai 18 tuần tuổi

Thai 18 tuần máy như thế nào? Sự phát triển của thai 18 tuần là giai đoạn giữa tam cá nguyệt thứ 2. Trong bụng mẹ, con đang bận rộn với một trò chơi mới, đó là gập chân và tay. Mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những chuyển động này trong thời gian tới.

Xuyên qua làn da còn trong suốt, những mạch máu của con dễ dàng được nhìn thấy. Đa số các bé ở tuần thai này đã máy và mẹ có thể cảm nhận được khá rõ hơn ở những tuần thai tiếp theo.

Sau khi biết thai 18 tuần máy như thế nào; mẹ theo dõi tiếp nội dung để biết thêm những cột mốc phát triển khác của con nhé!

>> Mẹ xem thêm Thai 18 tuần đã đạp chưa và phát triển như thế nào?

Bé bắt đầu biết ngáp

Đồng thời bé cũng biết ngáp thành thạo cùng với nấc cụt. Mẹ sẽ sớm cảm nhận được điều này. Mẹ có thể thấy bé ngáp khi siêu âm.

Hệ thần kinh của thai nhi đang phát triển nhanh chóng

Một mạng lưới các dây thần kinh, hiện được bao phủ bởi một chất gọi là myelin; giúp tăng tốc độ truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh với nhau. Đồng thời, thai 18 tuần cũng đang hình thành các kết nối phức tạp hơn. Não bé đang tiếp tục phát triển những cơ quan phục vụ các giác quan xúc giác, vị giác, khứu giác, thị giác và thính giác.

Thai 18 tuần đã nghe được giọng nói của mẹ

Mang thai ở tuần này, tai con đã ở vào đúng vị trí như lúc được sinh ra. Bé đã có thể nghe được giọng nói của mẹ, vậy nên đừng ngại khi đọc lớn, nói chuyện với bé hoặc hát những giai điệu hạnh phúc khi mẹ muốn.

Thai 18 tuần biết trai hay gái chưa?

Nếu mẹ đang mang thai con gái, các ống dẫn trứng và tử cung lúc này đã ở đúng vị trí. Và nếu thai 18 tuần là con trai, trong lần siêu âm tiếp theo, mẹ đã có thể thấy bộ phận sinh dục của con. Vì thế, nếu mẹ còn băn khoăn thai 18 tuần biết trai hay gái chưa thì câu trả lời là có.

Thai 18 tuần cũng là khoảng thời gian hợp lý và chính xác nhất để mẹ xác định giới tính của thai; độ chính xác có thể đạt tới 90%. Một lưu ý cho mẹ là việc xác định giới tính thai nhi đôi khi sẽ phụ thuộc vào tư thế nằm của bé có che mất cơ quan sinh dục hay không; máy móc có hiện đại không; chất lượng tay nghề bác sĩ. Nếu ở tuần 18 mẹ vẫn chưa an tâm thì mẹ có thể xác định giới tính của con ở tuần 22 – 26.

Vậy mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi thai 18 tuần biết trai hay gái chưa rồi đó!

3. Thai 18 tuần là mấy tháng?

Mẹ thắc mắc thai 18 tuần là mấy tháng? Khi thai nhi 18 tuần tuổi nghĩa là mẹ đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Chỉ còn 4 tháng nữa là mẹ có thể gặp mặt con yêu rồi. Sau khi biết thai 18 tuần là mấy tháng, mẹ đọc thêm để hiểu sự thay đổi trong cơ thể của mẹ trong giai đoạn này nhé!

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 18 tuần

1. Thai 18 tuần bụng to chưa? Câu trả lời là rồi mẹ nhé!

Khi mang thai được 18 tuần, bụng mẹ sẽ có thể lớn hơn rõ rệt. Vì em bé và tử cung của mẹ đang phát triển nhanh chóng. Lúc này, chiều cao tử cung khoảng 17cm trên xương mu. Nhưng hãy nhớ rằng mỗi phụ nữ đều khác nhau; và mỗi lần mang thai đều khác nhau. Do đó, dù cho đến thời điểm này, một số vẫn có những nốt sần nhỏ trong khi những người khác lại nổi lên rất nhiều.

Chỉ cần đừng so sánh kích thước bụng bầu 18 tuần của mẹ bên cạnh những người bạn đang mang thai cùng giai đoạn; hoặc lo lắng rằng bụng mẹ bầu đang quá lớn hoặc quá nhỏ. Nếu thực sự lo lắng, mẹ luôn có thể nói chuyện với bác sĩ của mình.

sự thay đổi trong cơ thể mẹ

2. Thai 18 tuần tuổi mẹ tăng bao nhiêu kg?

Sau khi biết thai 18 tuần nặng bao nhiêu, mẹ nghĩ là mình đã rất nặng nề rồi? Chưa đâu mẹ ơi, những tuần tới đây mẹ sẽ còn tăng cân nhanh hơn nữa đấy.

Sự tăng cân của mẹ bầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu gia tăng, mỡ tăng, mô và dịch cơ thể tăng,… Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI (Body mass index) của người mẹ trước khi mang thai.

Công thức tính BMI như sau: Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)

Nếu người mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai (BMI khoảng 18,5 – 24,9): mức tăng cân lý tưởng của người mẹ là 10 – 12 kg. Trong giai đoạn 18 tuần, cân nặng của mẹ tăng thêm khoảng 4 – 5kg là phù hợp.

3. Mẹ cảm thấy đau tức ở vùng bụng dưới

Những cơn đau tức ở vùng bụng dưới hoặc những cơn đau nhói ngắn sẽ thỉnh thoảng xuất hiện ở một hoặc hai bên hông, nhất là khi mẹ đổi tư thế hoặc sau một ngày vận động nhiều.

Đây có thể là hiện tượng đau dây chằng nâng đỡ tử cung do sự phát triển của thai nhi; do dây chằng bị kéo giãn để thích ứng với trọng lượng tăng lên của bé. Không có gì đáng lo ngại; nhưng nếu cơn đau tiếp tục kéo dài ngay cả khi mẹ đang nghỉ ngơi hoặc mẹ bị ra dịch ra máu âm đạo, hãy đến gặp bác sĩ.

4. Sắc tố da của mẹ thay đổi

Mẹ cũng có thể nhận thấy lòng bàn tay trở nên đỏ hơn. Mẹ không phải lo lắng vì đó là do lượng estrogen tăng. Mẹ cũng có thể có các vệt da tối màu gây ra bởi một sự gia tăng sắc tố tạm thời. Khi các vệt tối xuất hiện trên môi trên, má và trán, chúng được gọi là chloasma.

Mẹ có thể nhận thấy nhũ hoa, vết tàn nhang, vết sẹo, nách, bên trong đùi và âm hộ đều có thể trở nên thâm hơn. Một vệt tối màu kéo dài từ rốn đến xương mu đã xuất hiện như thể chia bụng mẹ ra làm đôi vậy. Đừng quá lo buồn, mẹ nhé, những mảng tối màu có thể nhạt dần trong thời ngắn sau khi sinh.

Trong lúc này, cần tránh ánh nắng mặt trời làm tăng sự thay đổi sắc tố da. Mẹ nên mặc áo khoác, đội mũ rộng vành và sử dụng kem chống nắng khi mẹ ra ngoài. Mẹ cũng có thể trang điểm nhẹ để che đi các đốm trên da mặt.

Mách nhỏ từ mẹ có kinh nghiệm: Để giảm đau cơ, hãy thử massage nhẹ nhàng vùng cơ bụng hoặc chườm ấm khi đau.

Lời khuyên của bác sĩ để thai 18 tuần phát triển tốt

thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào

1. Chế độ dinh dưỡng: thai 18 tuần nên ăn gì?

Thai 18 tuần nặng bao nhiêu phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ rất nhiều. Ở tuần thai thứ 18, khi các cơn ốm nghén đã “hạ nhiệt”; mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống đa dạng gồm nhiều carbohydrate, các loại trái cây và rau củ quả, protein và các thực phẩm từ sữa, chất béo lành mạnh, đường, mật ong.

Bổ sung thêm cá hồi trong thực đơn, vì đây là loại cá chứa nhiều axit béo omega-3. Dưỡng chất này cần thiết cho sự phát triển của não và mắt bé. Ngoài ra, đừng bỏ các loại thức uống từ trái cây tươi vì đó là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho cơ thể.

Bổ sung thêm sắt từ các nguồn như thịt bò, gà, heo, các loại đậu, các sản phẩm từ đậu nành, cám yến mạch, lúa mạch, hạt bí ngô, trái cây sấy khô, rau chân vịt (rau bó xôi, bina), rong biển, atisô…

Cẩn thận với các loại thảo mộc

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) không kiểm tra hoặc phê duyệt các loại thảo mộc, thảo dược trước khi đưa ra thị trường. Những loại này cũng không phải trải qua các thử nghiệm lâm sàng; do đó mức độ an toàn của chúng vẫn chưa được kiểm chứng.

Ngay cả những chất bổ sung mà mẹ nghe nói có thể hữu ích cũng có thể gây hại ở những thời điểm khác nhau trong thai kỳ; ví dụ như gây chuyển dạ sớm nếu dùng quá sớm. Một số loại thảo mộc như dầu húng quế, dầu đinh hương, cây xá xị… có thể cực kỳ nguy hiểm nếu tùy tiện dùng khi mang thai. Vì thế mẹ cần hỏi kỹ bác sĩ nếu muốn dùng.

2. Chế độ vận động cho mẹ mang thai 18 tuần

MarryBaby gợi ý mẹ 8 động tác an toàn cho thai nhi và hữu ích cho mẹ bầu khi mang thai 18 tuần. Nhưng để có kết quả tốt nhất, mẹ cần tập luyện kết hợp cả 8 động tác mỗi ngày 3 lần, mỗi một động tác lập lại 5 lần và tập sau khi ăn khoảng 2 tiếng.

  • Động tác căng chân: Ngồi thẳng, hai tay chống sàn, hai chân duỗi. Hít vào đẩy hai bàn chân về phía sàn nhà, thở ra kéo về phía cơ thể.
  • Động tác quay bàn chân: Ngồi thẳng, hai tay chống sàn, hai chân duỗi. Hít vào đẩy hai chân về sàn nhà và quay cổ chân một vòng. Thở ra kéo chân về phía cơ thể và quay một vòng ngược lại.
  • Động tác giãn khớp hông: Ngồi thẳng trên sàn, chân gập, hai lòng bàn chân áp vào nhau. Hít vào và đẩy hai gối về phía sàn nhà một cách nhẹ nhàng, thở ra thư giãn.
  • Động tác căng cơ hông: Ngồi thẳng trên sàn, chân gập, hai lòng bàn chân áp vào nhau. Hít vào đẩy 2 gối về phía sàn nhà trong khi 2 tay kéo 2 gối lên, hai lực đối kháng này sẽ làm giảm căng thẳng vùng hông và làm giảm đau lưng dưới. Thở ra và thư giãn.
  • Động tác lườn: Ngồi thẳng, xếp bằng trên sàn. Hít vào duỗi thẳng tay phải trên đầu, căng hông và đánh tay qua trái, thở ra thư giãn. Sau đó đổi tay.
  • Động tác tay: Ngồi thẳng chân xếp bằng, đưa hai tay lên đầu. Hít vào, đưa cánh tay phải lên cao, hơi căng cơ vùng hông, thở ra thư giãn. Lặp lại với tay trái.
  • Động tác xương chậu: Nằm ngửa, co 2 chân, lòng bàn tay úp xuống sàn. Hít vào đầu ngẩng, lưng ưỡn cong, mông nhếch lên, co cơ bụng. Thở ra hạ mông sát xuống sàn.
  • Động tác lưng: Bò, tay và đùi chống thẳng 90 độ so với mặt sàn. Hít vào ngẩng đầu lên, lưng ưỡn cong. Thở ra cúi đầu xuống, lưng cong, mông hạ thấp.

Một số lưu ý khi luyện tập:

  • Khi mẹ muốn đổi tư thế từ nằm ngửa sang đứng hoặc ngồi; mẹ nên nằm nghiêng sang một bên rồi từ từ ngồi dậy.
  • Mẹ nên uống 1 cốc nước lọc trước khi tập khoảng 30 phút.
  • Khi tập luyện mẹ sẽ bị đổ mồ hôi và khiến cơ thể bị mất đi một lượng nước nhất định; nếu không bù lại nước, mẹ có thể sẽ gặp rắc rối với cơ thể của mình. Thế nên, hãy uống nước trước và sau khi tập luyện.

3. Chăm sóc bản thân cho mẹ bầu 18 tuần tuổi

thai 18 tuần

  • Khó ngủ: Tuần này, mẹ nên bắt đầu tập ngủ nghiêng do bụng bắt đầu lớn. Điều này sẽ khiến mẹ cảm thấy không thoải mái nên làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Chuột rút và đau nhức: Trong thai kỳ, cơ thể mẹ tiết ra relaxin – hormone giúp nới lỏng các dây chằng giữ xương của bạn lại với nhau. Điều này khiến xương chậu và hông đau nhức, bàn chân to ra.
  • Sưng: Tay hoặc chân của mẹ có thể sưng do cơ thể đang tăng sản xuất chất lỏng.
  • Chảy máu cam: Ap lực trong mạch máu tăng lên khiến mẹ có thể chảy máu cam.
  • Chuyển động của bé: Mẹ có thể cảm nhận được những cú đạp của thai nhi kể từ tuần thứ 18 khi bé hoạt động nhiều hơn.
  • Buồn tiểu: Mẹ sẽ muốn đi tiểu thường xuyên hơn do tử cung mở rộng tạo áp lực lên bàng quang.
  • Không thực hiện những hành động đột ngột: Trong thời kỳ mang thai, progesterone làm tăng lưu lượng máu đến thai nhi, dẫn đến giảm huyết áp và giảm lưu lượng máu đến não – khiến mẹ cảm thấy cơ thể yếu ớt. Để giúp tránh chóng mặt, hãy luôn đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm một cách từ từ.
  • Tìm người hỗ trợ: Sau khi biết thai 18 tuần nặng bao nhiêu, lúc này mẹ bầu nên bắt đầu nghĩ đến việc tìm người hỗ trợ mẹ sau khi sinh. Mẹ có thể nhờ gia đình hai bên nội ngoại hoặc tìm bảo mẫu. Lưu ý: Đối với bảo mẫu, mẹ nên gặp trực tiếp để tìm hiểu tính cách, có đánh giá sơ bộ về kinh nghiệm và quan trọng không kém là đảm bảo họ có đủ sức khỏe để chăm sóc bé.

4. Lịch khám thai: Thai nhi 18 tuần cần xét nghiệm gì? 

Không chỉ quan tâm thai 18 tuần nặng bao nhiêu, ở tuần thứ 18-20 của thai kỳ, mẹ cần tiến hành siêu âm đầu dò ngả âm đạo. Kỹ thuật này nhằm kiểm tra tình trạng của tử cung và buồng trứng để phát hiện các bất thường nếu có. Các mẹ trên 35 tuổi thường được khuyên tiến hành chọc ối để kiểm tra chính xác.

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 18 tuần

1. Thai 18 tuần không thấy máy có sao không?

Thông thường, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy cử động của thai khi bầu vào khoảng 24-32 tuần; vì vậy thai 18 tuần máy ít là hiện tượng bình thường; mẹ không nên quá lo lắng.

Thai 18 tuần không thấy máy có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm; mẹ sẽ cần kiểm tra với bác sĩ để yên tâm mẹ nhé.

Khi mẹ bầu tự theo dõi thai máy; nếu thấy ít hơn mức tối thiểu 3-4 cử động thai trong một giờ thì có thể theo dõi tiếp trong một giờ nữa hoặc đến bệnh viện kiểm tra.

2. Siêu âm 18 tuần phát hiện dị tật gì?

Tuần thứ 18 là thời điểm thích hợp để có thể dự đoán các nguy cơ về bệnh đối với thai nhi như các bệnh: Down hay một số dị dạng nhiễm sắc thể của thai,…

Cho nên bất cứ một bà mẹ nào cũng không thể bỏ qua việc khám thai định kỳ ở tuần thứ 18.  Siêu âm 18 tuần phát hiện dị tật sau: Down, Edward, Patau, dị tật ống thần kinh, thai vô sọ, các dị tật tứ chi ở trẻ.

3. Thai 18 tuần gò cứng bụng có phải dọa sảy thai?

Thai 18 tuần gò cứng bụng có thể là do cơn gò chuyển dạ hoặc cơn gò sinh lý:

Cơn gò chuyển dạ bao gồm cơn gò chuyển dạ đủ tháng (cơn gò chuyển dạ sau 37 tuần) và cơn gò chuyển dạ sinh non (cuộc chuyển dạ từ tuần 22 đến tuần thứ 37 của thai kỳ). Khi có cơn gò chuyển dạ thật sự, mẹ bầu sẽ thấy các cơn đau tăng dần lên, kéo dài hơn, tần suất cũng dồn dập và sẽ chuẩn bị sinh con trong một vài giờ đồng hồ.

Cơn gò sinh lý hay còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả, xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của chu kỳ thai kỳ; thường không đều và không có tính chu kỳ. Những cơn gò này là bước đầu để tử cung luyện tập cho ngày sinh và rèn luyện khả năng chịu đựng của người mẹ. Để giảm bớt cơn gò sinh lý, mẹ bầu nên uống nhiều nước, chuyển sang tư thế khác để giảm đau, dành thời gian nghỉ ngơi và nằm nghiêng sang bên trái.

Nếu mẹ mang thai 18 tuần gò cứng bụng kéo dài; ở mức độ nghiêm trọng, tương tự cơn gò chuyển dạ; mẹ bầu cần gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ y tế kịp thời.

Hy vọng qua bài viết, mẹ đã hiểu hơn về sự phát triển của thai 18 tuần tuổi. Đồng thời, mẹ cũng nắm trong tay những cách để chăm sóc, ăn uống và vận động khoa học trong giai đoạn này!

BÁCH SƠN