Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Suy thai là gì? 5 dấu hiệu cảnh báo suy thai mẹ bầu không nên xem nhẹ

Suy thai là biến chứng khoa sản nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé. Cùng xem bài viết dưới đây của MarryBaby để hiểu rõ hơn suy thai là gì, dấu hiệu và cách phòng ngừa! 

Suy thai là gì? 

Suy thai là tình trạng thai bị thiếu oxy, xảy ra trong thai kỳ hoặc lúc chuyển da. Để thai nhi phát triển, vòng tuần hoàn từ tử cung – nhau thai – thai nhi sẽ truyền oxy từ mẹ đến bé. Suy thai xảy ra khi vòng tuần hoàn này gặp vấn đề, khiến oxy không đến được bào thai. 

Khi lượng oxy trong bào thai giảm, điện giải cũng bị rối loạn khiến suy thai. Đây là biến chứng thai kỳ đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bé. 

Để biết suy thai là gì, xét về mức độ nguy hiểm và tính chất, suy thai được chia làm 2 loại: 

  • Suy thai cấp tính: Xảy ra đột ngột khi mẹ đang chuyển dạ, nếu không được cấp cứu có thể dẫn đến tử vong. Trường hợp nhẹ, em bé vẫn vẫn được sinh ra nhưng vẫn để lại một số di chứng về thể chất. 
  • Suy thai mãn tính: Xảy ra trong suốt thai kỳ, mức độ nhẹ gần như không có biểu hiện rõ ràng nào, dễ chuyển sang suy thai cấp tính khi chuyển dạ, gây thai lưu và sinh non. Suy thai mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến những lần mang thai tiếp theo của mẹ. 

Cuối cùng, dù suy thai cấp tính hay suy thai mãn tính thì đều gây ra những tác động xấu đến thai kỳ. Bởi vậy việc tìm hiểu và phát hiện sớm suy thai là gì rất quan trọng.

>> Xem thêm: Cách dưỡng thai yếu và những lời khuyên mẹ bầu nên áp dụng!

Suy thai là gì?
Suy thai là gì?

Nguyên nhân của suy thai 

Ở trên chúng ta đã biết được suy thai là gì, vậy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến suy thai nhé. Có nhiều nguyên nhân gây ra suy thai ở mẹ bầu. Thông thường sẽ được chia làm 3 nhóm. 

1. Nguyên nhân từ phía người mẹ

  • Thiếu máu ở mẹ bầu do mắc các bệnh mãn tính, huyết áp thấp,… 
  • Tư thế nằm chưa đúng: Khi nằm ngửa tử cung dễ đè vào động mạch chủ, làm máu lưu thông kém. 
  • Tỷ lệ suy thai ở mẹ bầu bị béo phì, suy tim, tiểu đường,… cao hơn. 
  • Do các cơ co tử cung làm vòng tuần hoàn bị gián đoạn, lưu thông máu kém. Số lượng cơn co càng nhiều sẽ làm giảm lượng oxy xuống bào thai. 

>>>Mẹ hãy xem thêm: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ mẹ nên biết

2. Nguyên nhân từ bào thai

  • Thai bị thiếu dinh dưỡng.
  • Nếu vượt quá ngày sinh, bánh rau sẽ bị vôi hoá làm quá trình truyền oxy bị ảnh hưởng làm tăng nguy cơ suy thai.
  • Thai bị nhiễm trùng, chậm phát triển, có dị dạng,… 

>> Xem thêm: Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều, mẹ bầu đọc ngay nhé!

3. Nguyên nhân khác

  • Mẹ bầu bị vỡ ối sớm hoặc gặp vấn đề về dây rốn. 
  • Sử dụng thuốc giảm đau không theo chỉ dẫn và liều lượng của bác sĩ. 
  • Vị trí ngôi thai gây khó trong quá trình chuyển dạ.

>> Xem thêm: Chuyển dạ kéo dài, tất cả những điều mẹ bầu cần biết để phòng tránh

Dấu hiệu suy thai thường gặp nhất 

Dưới đây là những dấu hiệu suy thai mẹ cần đặc biệt lưu ý: 

1. Cử động của thai nhi ít đi 

Dấu hiệu suy thai 3 tháng cuối dễ nhất biết nhất là thai nhi ít cử động. Thông thường, vào thời điểm ngừng vận động em bé sẽ chỉ ngủ không quá 90 phút. Nếu mẹ thấy bé hoạt động ít hơn cần đặc biệt chú ý. Chuyển động của thai nhi cũng là một cách để mẹ cảm nhận sự phát triển của bé. 

>>>Mẹ hãy xem thêm: Bà bầu bị rát cổ họng là do đâu? Mẹ hãy lưu ý những dấu hiệu này.

2. Đau bụng râm ran 

Đau bụng là điều khá thường xuyên trong suốt thai kỳ, do em bé lớn dần lên. Thế nhưng, trong một số trường hợp đau bụng là lại dấu hiệu của sảy thai, tiền sản giật,… thậm chí là suy thai. Do đó, mẹ không nên chủ quan mà bỏ qua bất thường nào của cơ thể. 

3. Nhịp tim bất thường 

Thai 38 tuần tim thai yếu có phải là dấu hiệu của suy thai? Rất có thể. Không những thế đây còn dấu hiệu suy thai phổ biến trong 3 tháng đầu. Để xác định tim thai, mẹ cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ và thiết bị chuyên dụng. 

suy thai 3
Suy thai là gì? Dấu hiệu bất thường khi suy thai

4. Chảy máu âm đạo

Với lượng nhỏ, chảy máu âm đạo gần như không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên bỏ qua bởi đây cũng có thể là dấu hiệu “ngầm” của bong nhau thai. Tình trạng này có thể làm em bé bị thiếu oxy, gây ra suy thai. 

5. Sự bất thường của nước ối

Một trong những dấu hiệu suy thai tháng cuối mẹ cần chú là hiện tượng giảm nước ối. Nước ối có máu xanh (cần soi nhiều lần) cũng cần chú ý hơn. 

Các biểu hiện trên của nước ối đều làm giảm lượng oxy đến bào thai, bại não hoặc bệnh não thiếu oxy. Khi đó mẹ cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời. 

>>>Mẹ hãy xem thêm: Bà bầu đau dạ dày nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Suy thai có gây nguy hiểm cho em bé?  

Sau khi biết suy thai là gì, mẹ bầu cần biết suy thai gây nguy hiểm cho em bé như thế nào. Mức độ nguy hiểm của suy thai còn được xem xét dựa trên mức độ và cách xử lý. Ở giai đoạn đầu của suy thai mãn tính, bào thai có thể ưu tiên cung cấp oxy cho các bộ phận quan trọng như tim, gan, não. Thế nhưng về lâu dài khả năng bù trừ này sẽ không thể tiếp tục. Khi đó các cơ quan đều không nhận đủ oxy, pH giảm và sinh non. 

Đối với suy thai cấp tính, cần sự can thiệp sớm của bác sĩ để bảo vệ sức khoẻ của mẹ và bé. Nếu không, bé có thể chịu một số ảnh hưởng về sức khỏe như động kinh, đần độn,… Trường hợp xấu nhất tim thai có thể ngừng đập trong khi lâm bồn. 

Phòng tránh suy thai như thế nào? 

Là biến chứng nặng, có thể gây tử vong ở thai nhi nên gần như mẹ bầu nào cũng rất dè chừng và lo sợ. Để phòng ngừa suy thai, mẹ cần lưu ý: 

  • Trang bị kiến thức thai sản để phân biệt các dấu hiệu suy thai. 
  • Tuân thủ đầy đủ lịch khám với bác sĩ để phát hiện sớm nhất các dấu hiệu của suy thai. 
  • Ăn uống điều độ lành mạnh để đảm bảo sức khỏe, hạn chế đồ ăn nhiều giàu mỡ. 
Suy thai là gì?
Suy thai là gì? Cách phòng tránh suy thai
  • Trong trường hợp cảm thấy bất thường từ thai nhi cần đến ngay cơ sở y tế. 
  • những tháng cuối, mẹ nên nằm nghiêng để hạn chế lực từ tử cung lên động mạch. 
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ trong suốt thai kỳ đặc biệt là tam cá nguyệt thứ 3.
  • Cuối cùng bạn hãy khám sàng lọc trước khi có em bé để phát hiện và điều trị các bệnh lý nền như huyết áp, tiểu đường,… Điều này cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh và phòng ngừa suy thai tốt nhất.

Qua đây hẳn là mẹ đã biết suy thai là gì rồi. Suy thai là biến chứng nguy hiểm, cần được quan tâm và theo dõi sát sao. Vì vậy, hiểu rõ và sâu về suy thai sẽ là “chìa khóa vàng” cho mẹ một thai kỳ an toàn, mạnh khoẻ. Chúc mẹ bầu sớm ngày gặp được con yêu!

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Sự phát triển của thai 38 tuần tuổi & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu

Thai 38 tuần tuổi là lúc bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Lúc này, mẹ cần chuẩn bị tâm lý và sức khỏe để chào đón bé yêu. Nếu mẹ thắc mắc thai nhi đã phát triển như thế nào hay cần lưu ý những gì lúc thai nhi 38 tuần tuổi thì hãy đọc bài viết dưới đây.

Sự phát triển của thai 38 tuần

1. Thai 38 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? 

Trong giai đoạn thai 38 tuần, bé tiếp tục tích thêm mỡ dưới da để giúp kiểm soát thân nhiệt sau khi ra đời. Mẹ thắc mắc không biết thai 38 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Theo Hiệp hội Sản phụ Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), ở tuần thứ 38, bé đã dài cỡ 49,78 cm và cân nặng khoảng 3,08 kg; bằng cỡ một cây xà lách La Mã.

Các bé trai thường nặng hơn bé gái một chút. Những lớp biểu bì bên ngoài đang được trút bỏ và thay thế bằng những lớp da mới bên dưới.

Sau khi biết thai 38 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 38 tuần khác như:

  • Đường kính lưỡng đỉnh thai 38 tuần (BPD): 86 – 98 mm, trung bình 92mm.
  • Chiều dài xương đùi (FL): 67 – 81mm, trung bình 71mm.
  • Chu vi vòng bụng (AC): 299 – 386mm, trung bình 342mm.
  • Chu vi vòng đầu (HC): 320 – 360mm, trung bình 340mm.
  • Cân nặng ước tính (EFW): 2757 – 3886g, trung bình 3321g.

Vậy mẹ đã biết thai 38 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn; cũng như biết đường kính lưỡng đỉnh thai 38 tuần là gì rồi! Mẹ đọc tiếp một số thông tin để được giải đáp câu hỏi thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào nhé!

>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu?

2. Thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào?

Khi thai 38 tuần, tất cả các cơ quan gần như hoạt động tốt, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của bé chậm hơn mẹ sẽ nhận thấy việc tăng cân hay giảm cân của mẹ cũng chấm dứt. Thai nhi đã có các cơ bắp để tiếp tục hút và nuốt nước ối nên chất thải sẽ được tích lũy trong ruột của bé, kết hợp với các chất thải từ tế bào da chết, lông tơ và các chất thải khác sẽ góp phần tạo ra chất thải màu xanh đen của bé gọi là phân su.

Phổi của thai nhi vẫn đang trưởng thành và sản xuất ngày càng nhiều chất hoạt diện Surfactant; một chất ngăn các túi khí trong phổi xẹp lại dính vào nhau khi bé bắt đầu thở. Hầu hết những thay đổi khác trong tuần này là nhỏ nhưng quan trọng: Bé tiếp tục bổ sung chất béo, tinh chỉnh não và hệ thần kinh của mình. Cách này giúp bé có thể đối phó với tất cả những kích thích đang chờ đợi sau khi bé ra đời.

thai 38 tuần tuổi
Thai 38 tuần tuổi nặng bao nhiêu? Lúc này, cân nặng bé đạt 3,08kg và đã sẵn sàng chào đời.

3. Những đặc điểm phát triển của bé lúc thai 38 tuần

Đã đến tuần thứ 38 trong quá trình phát triển thai kỳ, bé của mẹ đang chờ đợi để chào đón thế giới! Dưới đây là những đặc điểm của thai 38 tuần:

  • Mọc móng chân: Đây là sự thay đổi rất rõ ràng. Móng chân của bé dần dần mọc ra và móng dài chạm đến đầu ngón chân.
  • Phản xạ được hình thành: Thai nhi 38 tuần tuổi đã biết mút và nắm tay. Việc này sẽ giúp bé có thể tự nắm tay mẹ và ngậm ti ngay sau khi vừa được sinh ra.
  • Rụng lớp lông tơ: Cùng với sự biến mất của lớp chất sáp bã nhờn, gần như toàn bộ lớp lông tơ mềm mượt bao phủ cơ thể bé, có tác dụng sưởi ấm thai nhi khi ở bên trong tử cung, chúng đang rụng dần để chuẩn bị cho ngày bé bước ra thế giới bên ngoài.
  • Chuẩn bị cho tiếng khóc đầu đời: Các dây thanh âm cũng phát triển hơn trước để chuẩn bị cho tiếng khóc đầu tiên của bé khi ra đời cũng như dùng để giao tiếp với ba mẹ khi mới sinh ra.
  • Não và hệ thần kinh: Não của bé vẫn tiếp tục phát triển và phức tạp hơn. Các nếp nhăn đã được hình thành và diện tích bề mặt cho các tế bào thần kinh cũng được tăng thêm. Bộ não bắt đầu biết hoạt động và kiểm soát nhịp tim và sự hô hấp của thai nhi. Bé sẽ tiếp tục hấp thụ chất béo để hoàn thiện não và hệ thần kinh để tăng cường sự thích ứng của môi trường sau khi bé chào đời.
  • Phổi vẫn đang ở giai đoạn phát triển: Thời gian này, phổi của bé vẫn đang được hoàn thiện và sản xuất các chất hoạt diện có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của các lớp màng phế nang qua đó ngăn ngừa tình trạng xẹp phế nang khi em bé thở ra.
  • Nhu động ruột: Lần đầu tiên bé đi đại tiện sau khi chào đời, phân sẽ có màu xanh đậm. Đây là hỗn hợp của nước ối gồm chất sáp bã nhờn, tế bào da chết, lông măng và chất thải từ ruột, mật được bé nuốt vào khi còn trong bụng mẹ.

thai 38 tuần

4. Thai 38 tuần là bao nhiêu tháng?

Nếu mẹ mang thai được 38 tuần thì mẹ đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Chỉ còn vài tuần nữa thôi là mẹ sẽ gặp bé rồi.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 38 tuần

1. Đi tiểu thường xuyên hơn

Nếu mẹ đi vệ sinh nhiều trong những ngày này, có khả năng là đầu của em bé nằm trong khung xương chậu; khiến cho bàng quang của mẹ bị chèn ép. Mẹ có thể bỏ bất kỳ thức uống lợi tiểu. Nhưng mẹ lưu ý không cắt bỏ hoàn toàn chất lỏng; mẹ vẫn cần chất lỏng để đủ nước khi gần đến ngày sinh nở.

2. Nút nhầy tử cung làm mẹ mang thai 38 tuần ra dịch nhầy màu vàng

Nhiều mẹ mang thai 38 tuần ra dịch nhầy màu vàng cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, khi chuẩn bị sắp sinh, mẹ có thể thấy tiết dịch nhiều hơn và thậm chí đi ngoài ra chất nhầy (trong suốt, màu vàng hoặc nâu bám vào cổ tử cung của mẹ trong suốt thai kỳ); Điều này có thể là báo hiệu chuyển dạ; nhưng mẹ vẫn cần chờ thêm vài ngày hoặc thậm chí vài tuần nữa.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 38 tuần ra dịch nhầy màu vàng có nguy hiểm không?

4. Mẹ mang thai 38 tuần có thể bị tiêu chảy

Hãy coi việc đi tiêu chảy là cách tự nhiên để tạo đủ chỗ cho em bé đi ra ngoài. Vì vậy, nếu mẹ đang bị tiêu chảy trong tuần này, mẹ có thể sắp chuyển dạ. Mẹ hãy uống nhiều nước và ăn món nhẹ như bánh mì và trái cây. Tránh ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm chứa nhiều chất xơ không hòa tan.

5. Ngứa bụng khi thai 38 tuần

Một cách để xoa dịu cơn ngứa bụng đó là bôi dầu vitamin E. Trên thực tế, mẹ có thể bổ sung thêm vitamin E để hỗ trợ thêm nếu núm vú có bị đau. Tuy nhiên, hãy nhớ kiểm tra với bác sĩ trước khi bổ sung vitamin E.

6. Phù (sưng ở bàn chân và mắt cá chân)

Nếu mắt cá chân và bàn chân bị sưng tấy khiến mẹ cảm thấy nặng nề, mẹ hãy sử dụng sự hỗ trợ từ vớ y tế. Mẹ cũng đảm bảo áo không quá chật.

7. Mất ngủ

Mẹ không nên bật máy tính để tìm kiếm thông tin về chuyển dạ và sinh nở. Điều đó sẽ chỉ khiến mẹ thức lâu hơn. Thay vào đó, hãy lấy một cuốn sách hoặc tạp chí; và đọc một chút. Điều đó sẽ dìu mẹ đi vào giấc ngủ nhanh hơn.

8. Các cơn co thắt Braxton Hicks

Những cơn co thắt do luyện tập này có thể ngày càng dữ dội hơn. Đây là thời điểm tốt để luyện tập các kỹ thuật thở.

Braxton Hicks, các cơn co chuyển dạ giả, có thể đến thường xuyên hơn; và ngày càng dữ dội. Đôi khi, các cơn co Braxton Hicks có cường độ và nhịp độ khó phân biệt với các dấu hiệu của chuyển dạ sớm.

Thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh? Theo các bác sĩ, mẹ mang thai 38 tuần gò nhiều như vậy cần kiểm tra xem cơn gò kéo dài trong bao nhiêu giây và bao lâu sau thì cơn gò này cứng lại.

Việc kiểm tra này nhằm phân biệt giữa những biểu hiện của dọa sinh non với dấu hiệu sinh non thực sự. Mẹ có thể phân biệt cụ thể như sau:

Nếu cơn gò là trường hợp dọa sinh non:

  • Mẹ sẽ thấy đau bụng có tính chất từng cơn; tức nặng bụng dưới, đau lưng; ra dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy.
  • Cơn co tử cung với tần suất 2 cơn/10 phút, thời gian co cứng dưới 30 giây; cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm.

Nếu cơn gò là dấu hiệu sinh non:

  • Mẹ sẽ thấy đau bụng từng cơn, tính chất đều đặn và tăng dần; ra dịch âm đạo, dịch nhầy, máu và nước ối.
  • Cơn co tử cung có tính chất dày hơn từ 2 – 3 lần/10 phút, và tăng dần theo thời gian; cổ tử cung mở trên 2cm; thành lập đầu ối và vỡ ối.

Hãy nắm chắc các triệu chứng và đừng cố tự chẩn đoán. Nếu em bé chưa đủ 38 tuần và mẹ thấy có 1-2 cơn/10 phút; hoặc bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ sớm nào, hãy lập tức gọi điện cho bác sĩ hoặc tới khám tại các cơ sở y tế.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi 38 tuần gò cứng bụng 

9. Ngực lớn hơn

Ngực của mẹ có thể lớn hơn trước đây và sữa non có thể bị chảy ra. Tuy nhiên, nếu không thấy rỉ sữa, mẹ đừng lo lắng. Đây không phải là dấu hiệu khó cho con bú.

10. Bản năng làm tổ

Mẹ mang thai 38 tuần có bản năng làm tổ

Mức năng lượng của mẹ sẽ thay đổi kha khá trong tuần này. Mẹ có thể thấy ngày càng kiệt sức hoặc có thể quá nhiều năng lượng; đây được gọi là bản năng làm tổ, khi mẹ cố gắng sắp xếp và dọn dẹp nhà cửa trước khi có em bé. Hãy tiếp tục làm điều này, nhưng đừng làm đến mức khiến mẹ mệt mỏi. Hãy tiết kiệm năng lượng đó cho việc sinh con thay vì phung phí vào một tủ quần áo sạch sẽ.

>> Bạn có thể xem thêm: Tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối 

Lời khuyên của bác sĩ để thai 38 tuần phát triển tốt

1. Chế độ ăn uống: Thai 38 tuần ăn gì?

Khi mang thai 38 tuần, mẹ bầu vẫn nên duy trì chế độ dinh dưỡng đa dạng các chất. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng đầy bụng khó tiêu, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thay vì phải ăn vài bữa chính với số lượng thức ăn nhiều. Như thế sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa được thuận lợi hơn.

Một chế độ ăn đầy đủ chất đạm, chất đường bột, chất béo sẽ cung cấp năng lượng cần thiết hàng ngày cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên bổ sung thêm chất xơ để phòng tránh táo bón. Chẳng hạn như rau cải xanh, cải ngọt, mồng tơi, mướp, khổ qua, bí đao,…

Bổ sung thêm trái cây hoặc nước ép trái cây để cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể mình và cho cả em bé. Một số trái cây điển hình như: Đào, lê, nho, mận, táo, quýt, kiwi,…

2. Thai 38 tuần: Mẹ nên vận động như thế nào?

Ngồi xổm thực sự đẩy nhanh quá trình chuyển dạ vì nó làm tăng độ mở của khung xương chậu, tạo thêm chỗ cho thai nhi hạ xuống.

Hãy tập squat từ thời điểm này cho tới lúc sinh để việc chuyển dạ của bạn dễ dàng hơn.

Cách thực hiện: Mẹ đứng thẳng rồi từ từ hạ mông ra sau như tư thế đang ngồi trên ghế. Mông và đùi là 1 đường thẳng. Đầu gối không vượt quá mũi chân. Để giữ thăng bằng, mẹ có thể để tay song song vai rồi hạ từ từ cùng với mông. Giữ vài giây rồi đứng thẳng. Lặp lại 10-20 lần.

3. Lịch khám thai từ tuần 38

Trong mỗi lần thăm khám hàng tuần, bác sĩ sẽ kiểm tra bụng của mẹ để xem mức độ lớn và vị trí của bé.

Mẹ cũng có thể được khám bên trong xem cổ tử cung đã bắt đầu “chín muồi” với những dấu hiệu như mềm hơn, mỏng hơn và giãn (mở) rộng hay chưa. Ngay cả khi có những thông tin này, bác sĩ vẫn không có cách để dự đoán chính xác khi nào bé muốn chào đời.

Trong trường hợp quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ sắp lịch kiểm tra bào thai, thường bằng siêu âm thai, sau 40 tuần thai để đảm bảo an toàn cho việc mang thai. Trường hợp mẹ không có dấu hiệu tự chuyển dạ (xem các dấu hiệu chuyển dạ), bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp khởi phát chuyển dạ để làm giảm nguy cơ ảnh hưởng tới em bé.

Bé vẫn nên duy trì mức hoạt động cho đến lúc chào đời. Vì vậy trong lúc này, quan trọng là mẹ tiếp tục chú ý đến những cử động của bé và báo với bác sĩ ngay nếu bé giảm cử động.

Đến bệnh viện ngay nếu mẹ có dấu hiệu vỡ ối (Cách xử lý khi vỡ ối cho các mẹ). Khoảng 8% thai phụ đến kỳ sinh nở bị vỡ ối trước khi bắt đầu chuyển dạ. Đôi khi là một lượng nước ối lớn vỡ ồ ạt, đôi khi là một lượng nhỏ hoặc chỉ rất ít nước ối rỉ ra. Đừng cố gắng tự chẩn đoán. Hãy đến bệnh viện ngay cả khi mẹ chỉ nghi ngờ mình bị rỉ ối. Nếu mẹ bị vỡ màng ối mà không kèm theo những cơn co thắt, mẹ sẽ được kích sinh.

4. Kiểm tra sức khỏe khi mang thai 38 tuần

Tuần này, bác sĩ sẽ kiểm tra các vấn đề sau:

  • Kiểm tra cân nặng.
  • Kiểm tra huyết áp.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Kiểm tra việc phù chân.
  • Đo bề cao tử cung.
  • Nghe nhịp tim của thai nhi.
  • Kiểm tra vị trí của thai nhi.
  • Kiểm tra cổ tử cung của bạn.
  • Thảo luận về các triệu chứng bạn gặp phải.

5. Tìm hiểu về các dấu hiệu chuyển dạ

Khi thấy các dấu hiệu sau, mẹ nên đến bệnh viện ngay:

  • Mất nút nhầy tử cung: Chảy dịch nhầy trong suốt hoặc có vệt máu.
  • Cảm giác khó chịu ở vùng chậu do thai nhi tụt xuống khung chậu.
  • Vỡ ối: Nước ối trong suốt rò rỉ, nhỏ giọt, chảy ra từ âm đạo.
  • Khó chịu: Đau hoặc co thắt/chuột rút ở bụng hoặc vùng lưng dưới.
  • Các cơn co thắt diễn ra đều đặn và ngày càng tăng nhanh về cường độ.

6. Chuẩn bị để đón con chào đời

Bí quyết cho mẹ bầu mang thai 38 tuần

Mua áo ngực cho con bú. Nếu dự định cho con bú sữa mẹ mà chưa mua áo ngực cho bé bú, mẹ hãy mua ngay và mang theo chúng đến bệnh viện. Khi cho con bú, bộ ngực có thể tăng 1-2 cỡ so với trước khi có thai. Hãy nhớ mua kèm miếng lót thấm sữa đặt trong áo ngực để thấm sữa rỉ ra cùng với thuốc mỡ cừu đạt chuẩn y khoa để xoa dịu núm vú khi bị nứt nẻ. (Tránh dùng nếu mẹ dị ứng với len).

Kiểm tra lần nữa túi đồ đi sinh. Hãy đảm bảo tất cả các vật dụng đi sinh cho bạn và con đều đầy đủ, bao gồm giấy tờ, quần áo, tã sữa…

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 38 tuần

1. Mẹ mang thai 38 tuần tim thai yếu phải làm gì?

Nhịp tim thai bình thường trong khoảng 110 – 160 lần/phút. Mẹ mang thai 38 tuần tim thai yếu có nghĩa là nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút.

Tình trạng này có thể do những lý do sau:

  • Thai nhi không chịu được với cơn co chuyển dạ, dẫn đến có các nhịp giảm. Tùy từng loại nhịp giảm mà cách xử trí sẽ khác nhau; tuy nhiên nếu đã có xuất hiện nhịp giảm cần có sự theo dõi rất sát của bác sĩ.
  • Thai nhi có các bệnh lí của tim gây nhịp tim thai chậm; cần sự theo dõi sức khỏe sát sao.

2. Thai 38 tuần đã sinh được chưa?

Sinh con ở tuần 38 không phải sinh non, hoàn toàn có thể sinh được.

Theo các chuyên gia y tế, từ tuần 37 tuần đến 40 tuần; thai nhi được xem là đã đủ tháng và có thể chào đời an toàn. Các trường hợp sinh con dưới 37 tuần đều là sinh non, thời gian chào đời lý tưởng nhất là ở tuần 39 đến 40 tuần.

Thời điểm mang thai đến tuần thứ 38 đồng nghĩa thai nhi đã được 9 tháng 14 ngày, đủ thời gian mang thai đặt ra là 9 tháng 10 ngày nên nếu được các bác sĩ đồng ý thì mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh con ở tuần 38.

Mẹ bầu sinh con ở tuần 38 không cần quá lo lắng về việc trẻ sẽ có vấn đề về sức khỏe. Vậy mẹ đã biết thai 38 tuần sinh được chưa rồi đó!

3. Mang thai 38 tuần mổ được chưa?

Đối với các trường hợp mẹ sinh mổ; việc sinh này càng gần ngày dự sinh càng tốt để tránh các biến chứng. Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa việc thực hiện sinh mổ ở tuần 38 và 39. Trong một số trường hợp, mẹ thực sự có thể nhận nhiều lợi ích hơn khi thực hiện sớm hơn. Do đó câu trả lời cho việc mang thai 38 tuần mổ được chưa là rồi mẹ nhé!

4. Mang thai 38 tuần có quan hệ được không?

Mẹ mang thai 38 tuần có nên quan hệ không? Trong những tháng cuối của thai kỳ, mẹ có thể lo lắng rằng quan hệ tình dục sẽ gây hại cho em bé. Tuy nhiên, em bé được bảo vệ và bọc kín trong túi ối; vì vậy mẹ không thể làm tổn thương em bé của mình khi quan hệ tình dục.

Nếu không có biến chứng thai kỳ; hoặc vấn đề từ phía bạn đời; thì việc quan hệ tình dục vào những tháng cuối vẫn ổn.

Mẹ bầu nên tránh quan hệ khi có những dấu hiệu sau:

  • Vỡ ối: Quan hệ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng (hãy bác sĩ nếu mẹ không chắc liệu mẹ có bị vỡ ối hay không)
  • Có vấn đề với cổ tử cung của mẹ: mẹ có thể có nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc sẩy thai cao hơn nếu quan hệ tình dục.
  • Mẹ đang mang thai từ 2 bé trở lên: hoặc trước đó đã chuyển dạ sớm và đang ở giai đoạn sau của thai kỳ.

Nhìn chung, để mẹ thực sự an tâm; và vì mỗi phụ nữ mang thai đều khác nhau; mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc quan hệ tình dục nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Mang thai 38 tuần có quan hệ được không? 

5. Mẹ mang thai 38 tuần nên ăn gì để nhiều sữa trong 3 tuần cuối thai kỳ?

Dưới đây là các món ăn gợi ý từ chuyên gia để mẹ mang thai 38 tuần có nhiều sữa:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt rất bổ dưỡng cho các bà mẹ đang cho con bú. Chúng cũng được cho là có các đặc tính hỗ trợ các hormone tạo ra sữa mẹ.
  • Các loại rau có màu xanh đậm: Các loại rau có lá màu xanh đậm như cỏ linh lăng, rau diếp, cải xoăn, rau bina và bông cải xanh có đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Chúng cũng chứa phytoestrogen có thể có tác động tích cực đến việc sản xuất sữa mẹ.
  • Thì là: Cây thì là là một loài thực vật có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Các estrogen thực vật được tìm thấy trong thì là có thể giúp các bà mẹ cho con bú tạo ra nhiều sữa mẹ hơn.
  • Tỏi: Tỏi rất bổ dưỡng và là một thực phẩm bổ sung lành mạnh cho hầu hết các chế độ ăn kiêng. Nó cũng được cho là một chất kích thích sinh học, giúp các bà mẹ cho con bú tạo ra nhiều sữa mẹ hơn.
  • Đậu cô ve: Đậu cô ve chứa các estrogen thực vật có thể chịu trách nhiệm cho việc kích thích sữa.
  • Hạt vừng: Chứa nhiều canxi và estrogen thực vật có tính chất giống như estrogen, các bà mẹ đang cho con bú sử dụng hạt vừng sẽ tạo ra nhiều sữa cho con bú.
  • Hạnh nhân: Các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân sống lành mạnh và chứa đầy protein và canxi. Nhiều bà mẹ cho con bú chọn ăn hạnh nhân hoặc uống sữa hạnh nhân để tăng độ ngậy, ngọt và lượng sữa cho con bú.
  • Gừng tươi: Gừng tươi không chỉ là một thực phẩm bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của mẹ, mà nó còn có thể làm tăng sản xuất sữa mẹ.

6. Thai 38 tuần đau bụng dưới từng cơn có sao không?

Nhiều mẹ thắc mắc thai 38 tuần đau bụng dưới từng cơn có sao không? Trên thực tế, tuổi thai càng lớn thì tần suất mẹ bầu đau bụng dưới càng cao. Khi thai 38 tuần đau bụng dưới có thể là dấu hiệu chuyển dạ hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Trong trường hợp này cần theo dõi sức khỏe cẩn thận và đến bệnh viện để được thăm khám khi cần thiết.

[inline_article id=2472]

Hy vọng với bài viết, mẹ đã hiểu rõ về sự phát triển của thai kỳ. Đồng thời, biết thêm những cách thức chăm sóc bản thân để chuẩn bị chào đón con yêu ra đời nhé!