Xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi là một phương pháp sàng lọc y khoa trong khám sức khỏe sinh sản cho mẹ bầu. Phương pháp này gồm những quy trình thế nào và mẹ bầu nào nên thực hiện? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp cho bạn tất cả các thông tin về vấn đề này. Hãy theo dõi bài viết nhé!
Thai 7 tuần như thế nào?
Để hiểu hơn về phương pháp xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi; bạn cần biết sự phát triển của thai 7 tuần như thế nào. Lúc này, bạn đang ở tam các nguyệt thứ nhất và thai nhi sẽ có hình hài rõ ràng hơn. Cục cưng khi ấy chỉ mới được 1,3cm và cân nặng bằng hạt đậu Hà Lan.
Giai đoạn này, siêu âm thai 7 tuần sẽ thấy tim thai bình thường là 90-110 nhịp/phút. Các cơ quan nội tạng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Các tế bào thần kinh đang phân nhánh ra để kết nối với nhau, tạo thành hệ thần kinh sơ khai.
>> Bạn có thể xem thêm: Thai 7 tuần tự nhiên hết nghén có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Mục đích của việc xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi
Khi thai được 7 tuần, việc siêu âm thai 7 tuần chỉ xác định được tuổi thai; sự phát triển thai 7 tuần như thế nào; số lượng thai; vị trí thai… Nhưng để xác định dị tật thai bẩm sinh, nguy cơ mắc bệnh của mẹ và thai nhi thì cần làm xét nghiệm thai 7 tuần tuổi.
Dưới đây là những trường hợp, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi:
- Tiền sử gia đình có bệnh di truyền.
- Người mẹ đang dùng thuốc hoặc hóa chất trong giai đoạn mang thai.
- Người mẹ từng bị bệnh hoặc bị cúm khi mang thai mà dùng thuốc không đúng chỉ định.
- Khi bác sĩ nghi ngờ thai nhi có thể bị di tật hoặc người mẹ có thể mắc các biến chứng thai kỳ.
>> Bạn có thể xem thêm: Ra máu hồng khi mang thai 7 tuần là mối nguy hiểm hay điều gì?
[key-takeaways title=”Ưu điểm khi thực hiện xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi là gì?”]
- An toàn và không gây nguy hiểm: Xét nghiệm phôi thai 7 tuần qua máu nên không gây các tai biến như các phương pháp khác.
- Phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh bẩm sinh cho thai nhi: Xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi có tốc độ nhanh chóng, chính xác và độ tin cậy cao về độ dị tật của thai.
[/key-takeaways]
Quy trình xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi
Phương pháp này được thực hiện thai được 7 tuần tuổi, tốt nhất là khi được 10 tuần tuổi. Quy trình thực hiện xét nghiệm như sau:
Bước 1: Lấy mẫu máu hoặc nước tiểu của người mẹ
Tùy vào sự lựa chọn của bác sĩ quyết định thực hiện xét nghiệm trên mẫu máu hoặc nước tiểu của người mẹ. Sau khi lấy mẫu thử, bác sĩ sẽ tiến hành tách ADN từ mẫu thử.
Bước 2: Phân tích mấu ADN đã thu được
Sau khi được tách AND, mẫu thử sẽ được đem đi phân tích. Từ kết quả phân tích, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra kết quả chính xác cuối cùng.
Bước 3: Báo kết quả và tư vấn
Dựa trên kết quả sau khi phân tích mẫu thử, bác sĩ sẽ thông báo kết quả cho vợ chồng bạn. Nếu thai nhi hoặc người mẹ có các vấn đề bất thường; bác sĩ sẽ tư vấn hướng giải quyết để gia đình biết.
>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm NIPT là gì? Giá xét nghiệm NIPT cho mẹ bầu thắc mắc
Địa chỉ thực hiện xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi
Khi bạn đã biết các thông tin về xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi; bạn cũng nên biết thêm các cơ sở y tế thực hiện phương pháp dưới đây:
1. Bệnh viện FV
- Địa chỉ: 6 Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng), Quận 7, TPHCM
- Hotline: (028) 54 113 333
2. Bệnh viện Từ Dũ
- Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TPHCM
- Hotline: (028) 54 042 829
3. Bệnh viện Hùng Vương
- Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TPHCM
- Hotline: (028) 38 558 532
4. Trung tâm xét nghiệm ADN Genplus
- Địa chỉ: 33 Quách Văn Tuấn, Phường 12, Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 0899 265 999
Mẹ bầu khi mang thai đến tuần thứ 7 nên làm gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi, bạn cũng cần lưu ý những điều sau trong giai đoạn này nhé.
1. Thai 7 tuần tuổi nên ăn gì?
- Nên bổ sung lượng thực phẩm nhiều hơn ¼ so với bình thường.
- Bổ sung các nhóm thực phẩm và đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là axit folic.
- Cần tránh một số thực phẩm có thể gây hại cho thai nhi như cà phê, rượu bia, đồ ăn sống…
>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ có thai 7 tuần tuổi nên ăn gì và tránh gì?
2. Chế độ sinh hoạt hàng ngày
- Cần duy trì một thai kỳ tốt không tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại; đặc biệt là không dùng thuốc lá, chất kích thích, rượu bia… sẽ gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Trong tam cá nguyệt thứ nhất, bạn không nên làm việc quá sức, tập thể dục và cần nghỉ ngơi hợp lý. Vì giai đoạn này, thai nhi chưa ổn định nếu không cẩn thận có thể bị sảy thai.
- Nếu kết quả xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi an toàn thì mẹ cũng không nên chủ quan. Bạn cần có lối sống lành mạnh để thai nhi phát triển tốt hơn trong những tháng thai kỳ tiếp theo.
3. Theo dõi sự phát triển của thai nhi
- Trong tam cá nguyệt thứ nhất, ngoài việc bạn cần tuân thủ đúng lịch khám thai. Giai đoạn này, bạn cần theo dõi thai kỳ có các dấu hiệu bất thường như đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo… Đây có thể là dấu hiệu sảy thai, thai ngoài tử cung… cần được đi đến bệnh viện khám ngay.
- Trong tam cá nguyệt thứ hai, bạn cần theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu thai nhi ít đạp hoặc không đạp thì cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe của thai ngay. Ngoài ra, bạn cũng cần làm các xét nghiệm cần thiết, tiêm phòng cho bà bầu và theo dõi sức khỏe của bản thân.
- Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn nước rút. Bạn cần theo dõi các dấu các dấu hiệu bất thường của hai mẹ con. Nếu thấy hiện tượng rỉ ối trước tuần 37 là dấu hiệu nguy hiểm cần đến bệnh viện ngay. Nếu rỉ ối sau tuần 37 thì là dấu hiệu chuyển dạ sinh nở, cần sắp xếp đến bệnh viện sinh con nhé.
[inline_article id=313495]
Như vậy, bạn đã hiểu rõ chi tiết thai 7 tuần như thế nào và thông tin về xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi. Không phải mẹ bầu nào cũng cần làm xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi. Nếu bạn rơi vào trường hợp buộc phải làm thì không nên chần chừ nhé.