Vậy thai 8 tuần đã bám chắc chưa? Các mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Quá trình làm tổ của thai diễn ra như thế nào?
Trước khi muốn biết liệu thai 8 tuần đã bám chắc vào tử cung chưa? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu xem quá trình làm tổ của thai kỳ diệu như thế nào nhé!
Sau khi trứng gặp được tinh trùng (quá trình này thường diễn ra tại vị trí 1/3 ngoài của ống dẫn trứng), trứng đã được thụ tinh (hợp tử) sẽ bắt đầu di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ. Quá trình di chuyển này nhờ vào nhiều yếu tố của vòi trứng để đưa hợp tử từ loa vòi trứng vào buồng tử cung. Lúc này thai nhi đang là 3 tuần tuổi.
Quá trình làm tổ sẽ bắt đầu diễn ra vào tuần thứ 4, khi thai nhi tới được buồng tử cung. Các tế bào là tiền thân của nhau thai sẽ tiến hành xâm nhập vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ. Quá trình này có thể khiến mẹ đau bụng căng tức nhẹ và ra ít máu, hay được gọi là máu báo thai. Vào khoảng giữa – cuối tuần 4, thai nhi đã chìm hoàn toàn vào lớp nội mạc tử cung, các tế bào tiền thân của nhau thai cũng tìm thấy các mạch máu nuôi ở tử cung mẹ. Dinh dưỡng cho thai nhi từ lúc này sẽ được máu mẹ cung cấp thông qua kết nối này.
Vào cuối tuần 4 – đầu tuần 5, thai nhi hoàn tất quá trình làm tổ tại tử cung. Lúc này có thể nhìn thấy thai nhi trên siêu âm bằng các thiết bị hiện đại.
Hẳn nhiều mẹ sẽ thắc mắc vậy thai 8 tuần đã bám chắc chưa hay cụ thể hơn là thai 8 tuần đã bám chắc vào tử cung chưa? Thai 8 tuần đã hoàn thành tiến trình làm tổ trong tử cung. Tuy nhiên, không chỉ riêng 8 tuần, các bác sĩ vẫn khuyến cáo các mẹ cần phải cẩn thận trong cả 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Bởi đây là giai đoạn có nhiều biến động, cơ thể mẹ và bé có nhiều sự thay đổi để thích nghi. Chính vì vậy tỉ lệ sảy thai trong giai đoạn này là cao nhất trong các tam cá nguyệt của thai kỳ. Có tới 80% các trường hợp sảy thai diễn ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 2/3 trong số đó diễn ra trước 6 tuần, 1/3 còn lại xảy ra ở giai đoạn sau. Như vậy, điểm tích cực là thai nhi được 8 tuần tuổi, tỉ lệ sảy thai đã giảm xuống một nửa so với lúc trước thai 6 tuần tuổi.
Các mẹ không cần quá lo lắng về việc thai 8 tuần đã bám chắc hay chưa? Điều bà bầu cần quan tâm để giảm thiểu tối đa nguy cơ sảy thai là chú ý tới việc nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức, có chế độ sinh hoạt hợp lý, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu tiên, đặc biệt là cần khám thai định kỳ.
Để yên tâm rằng thai 8 tuần đã bám chắc chưa, đang phát triển và khỏe mạnh bình thường không, các mẹ nên khám thai đầy đủ. Ở tuần thứ 8 có thể quan sát thai nhi trên siêu âm với các đặc điểm:
Bé yêu đã có kích cỡ khoảng 15-20mm, cỡ một quả Việt Quất và nặng chỉ 1g.
Thai nhi 8 tuần tuổi đã có mí mắt tuy vẫn còn mờ và hầu như che mắt, nhưng cũng bắt đầu có chút màu sắc rồi.
Tim đã hoàn thành việc phân chia thành bốn buồng, và các van tim bắt đầu hình thành.
Tay của bé có thể co lại và đặt ở vị trí gần tim.
Thai nhi 8 tuần tuổi có dái tai nhỏ và miệng, mũi, lỗ mũi cũng định hình rõ hơn.
Phần đuôi của phôi thai hoàn toàn biến mất. Các cơ quan nội tạng, cơ bắp và thần kinh đã định hình.
Khớp gối xuất hiện. Các chi của cơ thể đã hình thành đủ, nhưng cần trải qua nhiều giai đoạn để hoàn thiện trong những tháng tiếp theo.
Cơ quan sinh dục đã xuất hiện nhưng chưa thể phân biệt được giới tính của bé.
Đầu của bé vẫn còn lớn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng cổ và tất cả xương trên mặt đã hình thành.
Nhau thai đã phát triển đầy đủ để đảm nhận chức năng quan trọng là sản sinh hormone. Sinh lý cơ bản của bé đã sẵn sàng và bé sẽ tăng cân nhanh chóng.
[inline_article id= 2438]
Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về việc thai 8 tuần đã bám chắc vào tử cung chưa. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.
Mẹ biết không, bắt đầu từ tuần thai thứ 8, thai nhi theo từng tuần sẽ là phiên bản thu nhỏ của em bé sau khi chào đời. Thai nhi 8 tuần tuổi đã hình thành tất các các cơ quan quan trọng của cơ thể. Đây cũng là thời điểm mẹ và bé sẽ đến gặp bác sĩ lần thứ hai, đừng quên nhé!
Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi
1. Thai nhi 8 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Kích thước phôi thai 8 tuần tuổi thế nào? Tháng thứ 2 trong tam cá nguyệt thứ nhất, bé yêu đã có kích cỡ khoảng 15-20mm, cỡ một quả Việt Quất và nặng chỉ 1g.
Hình hài của thai nhi 8 tuần tuổi phát triển đầy đủ hơn. Mẹ có thể hình dung cụ thể như sau:
Thai nhi 8 tuần tuổi đã có mí mắt tuy chúng vẫn còn mờ và hầu như che mắt, nhưng cũng bắt đầu có chút màu sắc rồi.
Tim đã hoàn thành việc phân chia thành bốn buồng, và các van tim bắt đầu hình thành.
Tay của bé có thể co lại và đặt ở vị trí gần tim.
Thai nhi 8 tuần tuổi có dái tai nhỏ và miệng, mũi, lỗ mũi cũng định hình rõ hơn.
Phần đuôi của phôi thai hoàn toàn biến mất. Các cơ quan nội tạng, cơ bắp và thần kinh đã định hình.
Khớp gối xuất hiện. Các chi của cơ thể đã hình thành đủ, nhưng cần trải qua nhiều giai đoạn để hoàn thiện trong những tháng tiếp theo.
Cơ quan sinh dục đã xuất hiện nhưng chưa thể phân biệt được giới tính của bé ở bên ngoài trong vài tuần tới.
Đầu của bé vẫn còn lớn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng cổ và tất cả xương trên mặt đã hình thành.
Nhau thai đã phát triển đầy đủ để đảm nhận chức năng quan trọng là sản sinh hormone. Sinh lý cơ bản của bé đã sẵn sàng và bé sẽ tăng cân nhanh chóng.
Mang thai tuần thứ 8, mẹ có thể nghĩ về hoàng tử và công chúa rồi nhé! Chờ đợi thêm một vài tuần nữa thôi là các cơ quan sinh dục sẽ hình thành hoàn chỉnh. Nếu xuất hiện những cơn ốm nghén, mẹ hoàn toàn có thể dựa vào mẹ dân gian để đoán giới tính bé yêu. Đôi khi rất đúng đó!
2. Thai 8 tuần là bao nhiêu tháng?
Khi mẹ mang thai ở tuần thứ 8 nghĩa là bé đang ở tháng thứ 2 của thai kỳ.
3. Thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi có sao không?
Yolksac hay còn gọi là túi noãn hoàng. Khi túi thai trống rỗng (nghĩa là không có túi noãn hoàng hoặc phôi thai vào thời điểm thai nhi 8 tuần tuổi thì đây được gọi là túi thai trống. Túi thai trống là một dạng thai nghén thất bại sớm.
Tầm quan trọng của siêu âm thai 8 tuần
Mặc dù bạn có thể nhận được kết quả thử thai dương tính khoảng 2 tuần sau khi thụ thai, nhưng có thể phải mất một thời gian cho đến khi thai nhi có những thay đổi về thể chất giúp xác nhận bé đang phát triển khỏe mạnh. Siêu âm lúc này, bác sĩ muốn biết chính xác thai nhi đã có nhịp tim hay không – một dấu hiệu rõ ràng cho thấy thai nhi phát triển tốt trong bụng của bạn.
Trong một số trường hợp, nhịp tim có thể được phát hiện sớm nhất ở tuần thứ 6, song kết quả sẽ rõ ràng hơn khi thai ở tuần 8.
Một trong hai phương pháp siêu âm bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện là siêu âm đầu dò âm đạo và siêu âm bụng. Thông thường, siêu âm đầu dò âm đạo sẽ được sử dụng phổ biến hơn trong thời kỳ đầu mang thai để bác sĩ có cái nhìn cận cảnh hơn về thai nhi.
Ngoài nhịp tim, bác sĩ có thể xác định được các đặc điểm chính khác như túi thai, túi noãn hoàng, phôi thai và chiều dài đầu mông của thai nhi. Những điều này có thể giúp xác định tuổi thai và xác định ngày dự sinh của bạn.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 8 tuần tuổi
Vâng, chính lúc này đây, thỉnh thoảng mẹ sẽ phải hứng chịu những bản hòa ca chẳng thú vị chút nào khi thai nhi 8 tuần tuổi. Đó chính là tổ hợp của rắm, xì hơi… Tình trạng thừa hơi là chuyện thường tình của bà bầu. Có thể thức ăn chính là thủ phạm nhưng không sao hết, trừ những lúc chúng xuất hiện vào thời điểm khiến mẹ muối mặt.
Dạ thai nhi 8 tuần tuổi lúc này sẽ lớn hơn với đường kính khoảng 16cm. Vòng eo con kiến của mẹ bắt đầu đầy đặn hơn. Nếu muốn sắm váy bầu, đây là thời điểm thích hợp rồi mẹ nhé! Ốm nghén lúc này sẽ khiến mẹ cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi. Chính điều này dẫn đến tâm trạng buồn chán. Cố gắng lên mẹ nhé!
Thời kỳ mang thai, thay đổi tâm trạng thường xuyên là điều hoàn toàn bình thường khi mẹ thấy phấn khởi xen lẫn sợ hãi về việc sắp “lên chức”. Hãy cố gắng tránh cảm giác uể oải. Hầu hết phụ nữ thấy ủ rũ trong khoảng 6 đến 10 tuần đầu tiên, sau đó giảm bớt trong tam cá nguyệt thứ hai và lại xuất hiện khi thai kỳ sắp kết thúc.
Khi thai nhi 8 tuần tuổi, mẹ nên đi khám thai lần 2 với các xét nghiệm quan trọng sau:
Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)
Khám thai, kiểm tra nội tiết
Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
Đừng quên bổ sung đủ sắt, canxi và axit folic trong giai đoạn này vì chân răng của thai nhi đang được hình thành rồi!
Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi 8 tuần tuổi phát triển tốt
1. Khám thai khi thai nhi 8 tuần tuổi
Tuần này, mẹ nên đi khám thai. Nếu đây là lần đầu tiên mẹ đi khám sau khi chậm kinh mẹ có thể được lấy mẫu nước tiểu để xác nhận mang thai; cung cấp bệnh sử, lấy máu để kiểm tra nồng độ hormone, khám phụ khoa… Mẹ bầu 8 tuần còn được siêu âm sớm để đo sự phát triển cũng như nhịp tim của thai nhi và xác định ngày dự sinh.
Sẽ rất hữu ích nếu mẹ bầu 8 tuần mang theo danh sách các câu hỏi dưới đây để hỏi bác sĩ:
Các loại thuốc hoặc chất bổ sung mà tôi đang dùng có ảnh hưởng gì không?
Những loại bài tập nào an toàn khi mang thai?
Thực phẩm hay hoạt động nào mà tôi nên tránh?
Thai của tôi có nguy cơ gì không?
Tôi nên thực hiện những xét nghiệm nào trong suốt thai kỳ?
Khi cảm thấy có gì đó không ổn, tôi nên làm gì?
2. Tập thể dục nhẹ nhàng khi thai nhi 8 tuần tuổi
Tập thể dục nhẹ nhàng là một cách để mẹ chăm sóc cơ thể và thai nhi 8 tuần tuổi. Nếu đã hoạt động tích cực trước khi thụ thai, mẹ có thể tiếp tục hầu hết các hoạt động thông thường, song cần hỏi kỹ bác sĩ. Đi bộ đặc biệt hiệu quả vì thói quen này giúp mẹ vận động toàn thân và có thể thực hiện ở bất cứ đâu.
Thai giáo là một cách dạy con từ trong bụng mẹ. Đây cũng là một cách giúp bé cảm nhận được sự cưng nựng của bố mẹ và đóng vai trò quan trọng để con phát triển trí não toàn diện.
Có thai 8 tuần quan hệ có sao không? Nếu có thai kỳ bình thường và khỏe mạnh, không tiền sử bị sảy thai thì mẹ bầu quan hệ tình dục đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.
Thai nhi tuần thứ 8, mẹ bắt đầu một thói quen hàng ngày để kết nối với bé. Hãy dành 2 lần mỗi ngày, khoảng năm đến mười phút để nghĩ về bé, tốt nhất là sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.
Trong những lúc này, hãy ngồi lặng yên, nhẹ nhàng đặt tay lên bụng, tập trung vào hơi thở của mẹ và bắt đầu nghĩ về bé với những hy vọng, mơ ước, dự định cho tương lai… Đây là cách tuyệt vời để khởi đầu quá trình gắn kết và giúp mẹ hình dung cụ thể mình sẽ nuôi dạy con và trở thành một bà mẹ như thế nào.
Xử lý cơn đau đầu. Cùng với phần bụng đang to ra, mẹ có thể xuất hiện những cơn đau nhức mới ở phía trên cổ. Lượng máu của mẹ chỉ tăng dưới 50%, kết hợp cùng những hormone thai kỳ có thể gây ra đau đầu. Nếu cần dùng thuốc giảm đau, mẹ hãy hỏi bác sĩ để được kê loại thuốc an toàn cho thai nhi.
Bắt đầu tập squat. Mẹ có thể thêm squat vào bài tập của mình. Thực hiện động tác này giúp tăng cường sức mạnh, giúp đùi săn chắc, sẽ tốt cho quá trình chuyển dạ trong tương lai.
Trên đây là các thông tin thai nhi 8 tuần tuổi phát triển như thế nào, thai 8 tuần là bao nhiêu tháng… hy vọng giúp ích cho mẹ. Chúc bầu luôn khỏe mạnh.