Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Đau bụng dưới khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết

Để hiểu hơn về tình trạng đau bụng dưới khi mang thai của mẹ bầu; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé.

Trường hợp đau bụng dưới phổ biến trong thai kỳ

[quotation title=””]

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai gồm:

  • Thai làm tổ
  • Táo bón
  • Đầy bụng
  • Đau dây chằng tròn
  • Cơn gò Braxton-Hicks
  • Do thai nhi ngày càng phát triển

[/quotation]

1. Thai làm tổ

Đau bụng dưới khi mang thai do thai làm tổ

Sau khi trứng được thụ tinh sẽ diễn ra quá trình phôi thai cấy ghép vào niêm mạc tử cung. Vậy thai làm tổ đau bụng bên nào? Quá trình thai làm tổ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng ở tử cung. Do đó, khi thai làm tổ bạn sẽ cảm thấy bị đau bụng dưới hoặc xung quanh vùng bụng dưới. 

Thai làm tổ đau bụng bao lâu? Thai làm tổ thường gây ra cảm giác đau bụng dưới âm ỉ, kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.

[key-takeaways title=”Khi bạn bị đau bụng do thai làm tổ thì cần: “]

  • Tắm nước ấm
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi
  • Khi bạn nằm nghỉ thì hãy kê chân lên gối để giúp giảm đau 
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hành một số bài tập thư giãn như thiền, yoga,…

[/key-takeaways]

2. Táo bón

Táo bón

Táo bón là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai khá phổ biến. Tình trạng này là do chế độ ăn uống của bạn không cung cấp đủ chất xơ, chất lỏng, hoặc bạn gặp tác dụng phụ khi đang dùng thuốc bổ sung sắt và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

[key-takeaways title=”Nếu bạn đang bị táo bón trong thai kỳ thì có thể thử:”]

  • Uống nhiều nước hơn
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày 
  • Thường xuyên tập thể dục hơn
  • Bổ sung thêm chất xơ trong những bữa ăn
  • Trong trường hợp bạn bị táo bón nặng, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc làm mềm phân để uống.

[/key-takeaways]

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề đau bụng dưới khi mang thai do táo bón; bạn có thể tham gia vào cộng đồng của MarryBaby để thảo luận về cách phòng tránh và hỗ trợ điều trị táo bón khi mang thai.

3. Đầy bụng

Đầy bụng hay đầy hơi cũng là lý do dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Khi mang thai, tình trạng đầy bụng có thể do hormone progesterone tăng cao khiến cơ ruột bị giãn ra. 

Tuy nhiên, nếu gần đến cuối thai kỳ, tử cung giãn rộng do thai nhi ngày càng lớn cũng chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể dẫn đến làm chậm quá trình tiêu hóa gây đầy bụng và đau bụng dưới.

[key-takeaways title=”Nếu bạn đang bị đau bụng dưới khi mang thai do đầy bụng thì:”]

  • Nên chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ
  • Kết hợp tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ quá trình tiêu hóa 
  • Tránh ăn các loại thực phẩm gây đầy bụng như thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh không cần thuốc an toàn, hiệu quả

4. Đau dây chằng tròn

Các dây chằng ở vùng xương chậu có vai trò giữ tử cung ở đúng vị trí. Khi thai nhi ngày càng lớn hơn làm cho các dây chằng này càng giãn ra nên dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai.

Khi vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, đau dây chằng tròn có thể khiến bạn bị đau nhói bụng và khó chịu nếu di chuyển quá nhanh. Điều này là do dây chằng giãn quá nhanh kéo theo các sợi thần kinh giãn theo nên khiến bạn bị đau bụng dưới.

Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai do đau dây chằng tròn thường không diễn ra liên tục. Bạn sẽ thường bị đau bụng dưới bên phải khi mang thai hoặc đau ở vùng hông dữ dội trong một thời điểm bất kỳ. Đôi khi, có một số thai phụ còn bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai nữa.

[key-takeaways title=”Nếu bạn bị đau dây chằng tròn thì:”]

  • Hãy cử động thật chậm khi đứng dậy, ngồi xuống, giãn cơ khi tập yoga. 
  • Khi sắp hắt hơi, bạn có thể tập gồng cơ xương chậu để giảm cơn đau nhé.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng kinh và đau bụng có thai khác nhau như thế nào?

5. Các cơn co thắt Braxton-Hicks

Các cơn co thắt Braxton-Hicks

Thông thường, bạn sẽ cảm nhận rõ các cơn co thắt Braxton-Hicks vào tam cá nguyệt thứ ba. Cơn co thắt Braxton-Hicks còn được gọi là các cơn co thắt chuyển dạ giả hoặc các cơn co thắt khởi động. 

Các cơn co thắt này chuẩn bị cho cơ thể bạn trong quá trình chuyển dạ sinh nở sắp tới.

[key-takeaways title=””]

Nếu bạn đau bụng dưới do gặp phải các cơn co thắt Braxton-Hicks, thì có thể thử uống nhiều nước hơn và thay đổi tư thế xem có giảm cơn đau không nhé.

[/key-takeaways]

Bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề chuyển dạ giả bao lâu thì sinh cùng với tình trạng đau bụng dưới khi mang thai do cơn cơ thắt tử cung Braxton-Hicks.

6. Do thai nhi ngày càng phát triển

Khi thai nhi phát triển đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bạn có thể cảm thấy đau bàng quang và đau bụng dưới khi mang thai nhiều hơn. Bạn có thể cảm thấy da bụng bị căng ra và chịu nhiều áp lực hơn do trọng lượng thai nhi ngày càng lớn hơn.

[key-takeaways title=”Trong giai đoạn này, bạn có thể:”]

  • Sử dụng đai đỡ bụng bầu để làm giảm bớt sự khó chịu. 
  • Mặc quần legging dành cho bà bầu để thấy thoải mái hơn
  • Dùng gối kê bụng cánh tiên cho bà bầu khi nằm để giảm bớt sự khó chịu trong lúc nghỉ ngơi nhé

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần như thế nào mẹ biết chưa?

Trường hợp đau bụng dưới nguy hiểm khi mang thai

[quotation title=””]

Ngoài những trường hợp trên, đau bụng dưới khi mang thai đôi khi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng nguy hiểm sau:

  • Sảy thai
  • Tiền sản giật
  • Nhau bong non
  • Chuyển dạ sinh non
  • Có thai ngoài tử cung
  • Bị nhiễm trùng hoặc dấu hiệu bệnh lý

[/quotation]

1. Sảy thai

Sảy thai

Sảy thai tự nhiên là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ; thậm chí có nhiều thai phụ bị sảy thai trong tuần đầu thai kỳ mà không biết. Ngoài triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai dữ dội, khi sảy thai còn có các dấu hiệu dưới đây:

  • Buồn nôn
  • Choáng váng
  • Đau lưng từ nhẹ đến nặng
  • Xuất huyết âm đạo từ lốm đốm máu cho đến nhiều máu

[key-takeaways title=””]

Nếu bạn thấy dấu hiệu bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu kèm xuất huyết âm đạo thì phải nhanh chóng đi đến bệnh viện. Đây có thể là dấu hiệu sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ đấy nhé!

[/key-takeaways]

2. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một bệnh lý biểu hiện bởi tình trạng tăng huyết áp và nước tiểu có protein, nguyên nhân là do tổn thương tế bào nội mô, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, tiền sản giật cũng có thể xảy ra sớm hơn trong thai kỳ hoặc thậm chí sau khi sinh.

Nếu bạn bị huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ, béo phì, có thai khi ở tuổi dậy thì hoặc trên 35 tuổi thì có nhiều nguy cơ bị tiền sản giật. Nếu bạn nhận thấy xuất hiện cảm giác đau bụng dưới khi mang thai kèm các dấu hiệu dưới đây thì nên đến bệnh viện sớm.

  • Thị lực kém
  • Đau đầu dai dẳng
  • Thấy phù nhanh một cách bất thường

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu tháng cuối bị sưng vùng kín: Chưa tìm hiểu kỹ mẹ chớ lo lắng!

3. Nhau bong non

Đau bụng dưới khi mang thai do nhau bong non

Nhau bong non là một tình trạng nghiêm trọng khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung một phần hoặc hoàn toàn trước khi sinh. Nếu bạn bị nhau bong non thì thai nhi có thể không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng.

Khi bạn bị nhau bong non sẽ cảm thấy bị đau bụng kèm theo tử cung gò cứng liên tục và ra máu khi mang thai. Tuy nhiên, máu có thể bị tắc lại do nhau thai dịch chuyển. Do đó, không phải lúc nào bạn cũng nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng.

Trong trường hợp bạn có các biểu hiện dưới đây thì nên đến bệnh viện:

  • Khó chịu
  • Đau bụng dưới 
  • Đau lưng đột ngột
  • Chảy máu âm đạo

[key-takeaways title=””]

Nhau bong non là một cấp cứu sản khoa, thời gian để cứu thai nhi được tính bằng phút do đó nếu nghi ngờ nhau bong non, thai phụ cần được nhập viện ngay lập tức.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt trước là gì? Cẩm nang kiến thức dành cho mẹ bầu

4. Chuyển dạ sinh non

Sinh non là tình trạng chuyển dạ sớm trước 37 tuần của thai kỳ. Tình trạng này có thể khiến bạn bị đau bụng dưới khi mang thai rất dữ dội. Nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ sinh non là do:

[key-takeaways title=””]

Nếu thai nhi sinh trước 23 tuần của thai kỳ sẽ khó sống sót. Nếu bạn có dấu hiệu chuyển dạ sớm thì phải nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý kịp thời nhé.

[/key-takeaways]

Bạn đã biết cần làm gì khi có dấu hiệu sinh non chưa? Hãy tìm hiểu thêm về các vấn đề sinh non bên cạnh tình trạng đau bụng dưới khi mang thai do chuyển dạ sinh non nhé.

5. Có thai ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài lòng tử cung. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng làm tổ tại vị trí bình thường của phôi. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu thai ngoài tử cung dưới đây thì cần đến bệnh viện ngay:

  • Xuất huyết âm đạo
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Đau bụng dưới khi mang thai kèm đau vai, xương chậu hoặc cổ

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu thai ngoài tử cung tự tiêu và những điều cần biết

6. Dấu hiệu nhiễm trùng hoặc mắc bệnh lý

Đau bụng dưới khi mang thai còn có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý như:

Những tình trạng trên có thể xuất phát do cơ địa hoặc ảnh hưởng bởi lối sống không lành mạnh. Do đó, để phòng ngừa những tình trạng trên, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn khi mang thai nhé. 

Cách xử lý khi mẹ bầu bị đau bụng dưới

Đau bụng dưới khi mang thai cần làm gì?

Không phải tình trạng đau bụng dưới khi mang thai nào cũng nguy hiểm. Tuỳ vào từng trường hợp khác nhau thì sẽ có những cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, để giảm bị đau bụng, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Nghỉ ngơi hợp lý
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bổ sung chất xơ và uống nước đầy đủ
  • Đến bệnh viện ngay nếu thấy đau bụng dưới khi mang thai kèm các dấu hiệu bất thường khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa có phải cảnh báo nguy hiểm? Đừng chủ quan mẹ nhé!

Đau bụng dưới khi mang thai khi nào nên đi khám bệnh?

Khi bạn nhận thấy đau bụng dưới khi mang thai kèm các dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám bệnh ngay:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau khi đi tiểu
  • Bị choáng váng
  • Chảy máu âm đạo
  • Nôn mửa và buồn nôn
  • Tăng tiết dịch âm đạo bất thường

[key-takeaways title=””]

Hầu hết, tình trạng đau bụng dưới khi mang thai sẽ chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Khi cơn đau bụng kéo dài hoặc dữ dội thì bạn cần đi khám ngay bệnh nhé.

[/key-takeaways]

[inline_article id=328165]

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu rất rõ về các trường hợp đau bụng dưới khi mang thai. Tình trạng đau bụng dưới này nếu ở mức độ từ nhẹ đến trung bình thì là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng dữ dội kèm theo các dấu hiệu bất thường thì cần đi bệnh viện ngay như chảy máu âm đạo, sốt cao, choáng váng,…

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Đau bụng như thế nào là có thai? Giải mã thắc mắc cho các chị em!

Một trong những dấu hiệu mang thai chị em thường gặp phải là đau bụng. Nhưng đau bụng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Vậy đau bụng như thế nào là có thai? Bài viết này Marry Baby sẽ giải đáp cho các bạn về vấn đề đau bụng khi mới mang thai. Hãy theo dõi bài viết này ngay nhé.

Nguyên nhân đau bụng khi mới mang thai

Để mang thai, trứng đã thụ tinh phải bám vào niêm mạc tử cung. Sau khi trứng di chuyển xuống ống dẫn trứng và trở thành phôi nang; nó sẽ bắt đầu quá trình làm tổ trong tử cung. Khi diễn ra quá trình này, một số phụ nữ sẽ có cảm giác đau bụng.

Vì thế, đau bụng khi mới mang thai cũng là một trong những triệu chứng mang thai chị em nên biết. Nhưng bạn cũng nên biết cách phân biệt đau bụng như thế nào là có thai. Phần tiếp theo MarryBaby sẽ giải đáp cho bạn ngay.

>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng dưới sau khi quan hệ vài ngày có phải mang thai?

Phụ nữ đau bụng như thế nào là có thai?

Các dấu hiệu mang thai sớm có thể khác nhau ở một số phụ nữ. Tuy nhiên, có một số chị em sẽ cảm thấy đau bụng khi mới có thai trước. Vậy đau bụng có thai là như thế nào? Khi quá trình phôi thai làm tổ trong tử cung, bạn sẽ có cảm giác đau bụng nhẹ trong vài ngày.

Thai làm tổ đau bụng bao lâu? Cùng với cảm giác đau bụng, bạn có thể xuất hiện thêm hiện tượng ra máu báo thai (Implantation bleeding) qua đường âm đạo. Quá trình này sẽ diễn ra từ 10-14 ngày sau khi thụ thai khi trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung.

Để giúp bạn nhận biết đau bụng như thế nào là có thai; thì bạn cần phân biệt được máu kinh báo thai là gì. Bạn có thể nhận thấy một lượng vài giọt máu màu hồng, đỏ hoặc nâu trên quần lót. Lượng máu này sẽ không nhiều như máu kinh nguyệt và không có lẫn các cục máu đông.

phụ nữ đau bụng như thế nào là có thai

Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng có thai là như thế nào?

Đôi khi bạn sẽ khó phân biệt được dấu hiệu đau bụng kinh nguyệt và đau bụng có thai là như thế nào. Dấu hiệu để phân biệt hai dạng đau bụng này là sự chờ đợi các dấu hiệu thông báo tiếp theo của cơ thể.

1. Đau bụng kinh nguyệt sẽ như thế nào?

  • Cơn đau sẽ có cảm giác đau âm ỉ ở phần bụng dưới.
  • Cơn đau bắt đầu từ 1-3 ngày trước kỳ kinh và đạt đỉnh điểm trong 24 giờ sau khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt và giảm dần sau 2 đến 3 ngày tiếp theo.
  • Cơn đau có thể sẽ lan xuống lưng dưới và đùi của bạn.
  • Sau khi đau bụng được 1-3 ngày, bạn sẽ thấy máu kinh nguyệt ra với lượng như những chu kì khác.
  • Bạn có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu như buồn nôn, đi phân lỏng, đau đầu và chóng mặt.

>> Bạn có thể xem thêm: Để có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, đều đặn chị em chỉ cần ghi nhớ 5 bí quyết sau

2. Đau bụng có thai là như thế nào?

  • Cơn đau bụng khi mới có thai sẽ có cảm giác đau lâm râm, âm ĩ. Bạn có thể cảm thấy rõ hơn khi hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế…
  • Tuy nhiên, lượng máu chảy ra từ âm đạo chỉ có vài giọt và không có lẫn các cục máu đông.
  • Máu có thể có màu hồng, đỏ hoặc máu nâu tùy vào cơ địa của từng người.
  • Bạn sẽ có các dấu hiệu mang thai sớm như đau ngực, chậm kinh, đi tiểu nhiều, mệt mỏi,…

>> Bạn có thể xem thêm: Trễ kinh 10 ngày đau bụng lâm râm có phải là dấu hiệu có thai không?

Cách giảm đau bụng có thai là như thế nào?

Nếu bạn đã biết đau bụng như thế nào là có thai; thì cũng cần biết cách giảm đau bụng khi mới có thai. Dưới đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng:

1. Cách giảm đau bụng khi mang thai qua chế độ dinh dưỡng

Cách giảm đau bụng khi mang thai qua chế độ dinh dưỡng

  • Bạn cần uống vitamin có chứa axit folic trước và trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học đầy đủ các nhóm chất như rau củ quả, thịt cá, trứng, sữa…
  • Uống nước đủ 2 lít mỗi ngày.

2. Cách giảm đau bụng khi mang thai qua chế độ sinh hoạt

  • Thay đổi tư thế mỗi khi cảm thấy đau bụng khi có thai.
  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe khi mang thai như đi bộ, yoga…
  • Đặt một chai nước nóng bọc trong một chiếc khăn lên chỗ đau.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thư giãn thoải mái.

Các dấu hiệu đau bụng mới mang thai bất thường

Đôi khi đau bụng có thể là các dấu hiệu bất thường khi mang thai. Vậy sự bất thường khi đau bụng có thai là như thế nào?

1. Mang thai ngoài tử cung (Ectopic pregnancy)

Khi trứng được thụ tinh và làm tổ bên ngoài tử cung cũng có thể gây ra dấu hiệu đau bụng khi mới có thai. Ngoài ra, bạn sẽ có thêm các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung như chậm kinh, âm đạo tiết máu màu nâu, đau bụng dưới ở một bên, đau ở đầu vai và khó chịu khi đi tiểu tiện, đại tiện.

>> Bạn có thể xem thêm: Mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Biến chứng nguy hiểm bầu cần chú ý!

2. Sảy thai (Miscarriage)

Sảy thai có thể diễn ra trong tháng thai kỳ đầu tiên. Bạn có thể nhận biết các dấu hiệu sảy thai gồm chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội hoặc lưng dưới. Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy mô thai nhi xuất ra từ âm đạo. Khi thấy các dấu hiệu sảy thai này bạn cần đến bệnh viện ngay nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi sảy thai có hiện tượng gì? Chú ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe

3. Nhiễm trùng đường tiểu (Urinary tract infections)

Khi mang thai bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiểu hơn bình thường. Dấu hiệu của bệnh lý là đau bụng dưới và đi tiểu buốt. Nhiễm trùng đường tiểu là một biến chứng nguy hiểm khi mang thai. Vì thế, bạn cần khám và chữa bệnh ngay đừng để bệnh ảnh hưởng đến thai kỳ.

Cần làm gì khi có dấu hiệu đau bụng bất thường

Khi bạn nhận biết các dấu hiệu khi đau bụng có thai là như thế nào; bạn phải làm gì? Khi đó, bạn cần phải giữ bình tinh và thu xếp đi đến bệnh viện ngay. Các bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp y khoa để chẩn đoán nguyên nhân đau bụng.

Sau khi đã có kết quả đau bụng bất thường khi có thai, bác sĩ sẽ có hướng để chữa trị cho bạn. Trong quá trình điều trị và sau khi kết thúc điều trị, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo khuyến cáo của bác sĩ. Vì điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm và đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

[inline_article id=312532]

Như vậy, bạn đã biết cách phân biệt đau bụng như thế nào là có thai rồi phải không? Khi bạn cảm nhận thấy cơn đau bụng lâm râm, âm ĩ kèm xuất hiện máu báo thai. Bạn hãy dùng que thử thai để kiểm tra xem bản thân đã có thai hay chưa. Và để có kết quả chính xác hơn, bạn có thể đến bệnh viện để làm xét nghiệm máu thử thai nhé.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết? Dấu hiệu thai vào tử cung nên biết

Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết? Mời các mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tại sao thai làm tổ lại gây đau bụng?

Trước khi muốn biết thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết, các mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại xảy ra tình trạng này nhé.

Quá trình mang thai bắt đầu từ việc trứng được thụ tinh với tinh trùng. Trứng đã được thụ tinh lúc này gọi là hợp tử và bắt đầu nhân lên, phát triển. vậy trứng thụ tinh bao lâu thì làm tổ? Trong quá trình nhân lên, hợp tử di chuyển dần xuống tử cung chuyển dần qua các giai đoạn trở thành phôi dâu, rồi phôi nang. Cuối cùng phôi nang đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung của người mẹ để làm tổ.

Có thai bao lâu thì đau bụng dưới? Trong quá trình phôi đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung của mẹ, các men ly giải được tiết ra để quá trình này diễn ra thuận lợi. Vậy quá trình thai làm tổ đau bụng bên nào? Bạn có thể gặp phải tình trạng đau vùng bụng dưới do thai làm tổ. Cảm giác đau bụng lâm râm, căng tức nhẹ, đau thường không tăng lên và có xu hướng giảm đi khi mẹ nghỉ ngơi.

Theo một nghiên cứu, có tới 28% phụ nữ có thai trải qua cảm giác đau bụng khi thai làm tổ. Tình trạng này là bình thường nên các mẹ không cần quá quan ngại đâu nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau bụng khi mang thai, cảnh giác với mối nguy cận kề!

Quá trình thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết?

Chắc hẳn các mẹ sẽ thắc mắc vậy đau bụng dưới do thai làm tổ bao lâu thì hết? Câu trả lời cho các mẹ là tình trạng này thường sẽ xảy ra trong vòng 2-3 ngày khi phôi làm tổ. Tiến trình làm tổ này diễn ra vào khoảng ngày 6-10 sau khi thụ tinh. Cơn đau thường không tăng lên mà còn giảm dần theo thời gian, khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn.

thai làm tổ bao lâu thì hết đau bụng
Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết và thai làm tổ đau bụng bên nào?

Thường cơn đau do thai làm tổ chỉ gây ra cảm giác lâm râm, căng tức nhẹ, tuy nhiên một số mẹ có thể cảm thấy đau nhiều hơn so với số khác. Lúc này, cần lưu ý không tự dùng thuốc giảm đau (NSAIDS, aspirin). Vì sử dụng các thuốc giảm đau này làm tăng nguy cơ thai không thể làm tổ, cũng như sảy thai.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề thai mấy tuần thì vào tử cung để hiểu hơn về vấn đề thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết nhé.

Các dấu hiệu nhận biết thai đã vào tổ an toàn

Sau khi tìm hiểu thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết; chúng ta cần nắm rõ thêm các dấu hiệu cho biết thai đã làm tổ kèm theo ở phần dưới đây:

  • Buồn nôn: Buồn nôn là triệu chứng của ốm nghén thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này là do sự thay đổi đột ngột của hormone thai kỳ.
  • Thay đổi tâm sinh lý: Một số phụ nữ khi mang thai trải qua quá trình thay đổi tâm sinh lý bất thường như tăng hoặc giảm ham muốn tình dục, dễ thay đổi cảm xúc,…
  • Sự thay đổi vùng ngực: Một số phụ nữ có thể có một số dấu hiệu thay đổi ở vùng ngực do sự gia tăng hormone thai kỳ. Chẳng hạn như sưng to, đau, hay nhạy cảm hơn,…
  • Thay đổi mùi vị: Một số thai phụ có thể bị thay đổi vị giác và khứu giác. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạn dễ buồn nôn khi ngửi thấy một số mùi hương.
  • Xuất hiện chất nhầy ở cổ tử cung: Sự gia tăng hormone progesterone sau khi thai bám vào niêm mạc tử cung sẽ làm cho cổ tử cung sưng to và tạo ra nhiều dịch nhầy có lẫn chút máu màu hồng hoặc hơi nâu.
  • Máu báo thai: Máu báo thai thường có màu hồng nhạt và ra lốm đốm ở quần lót không giống với màu đỏ đậm của kinh nguyệt. Thường ra máu báo thai chỉ kéo dài từ vài giờ đến vài ngày không kéo dài ngày như kinh nguyệt.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn, mẹ cập nhật để an tâm

Các trường hợp đau bụng dưới cần gặp bác sĩ

Ngoài việc để ý tới cơn đau bụng do thai làm tổ bao lâu thì hết, các mẹ cần lưu ý các trường hợp đau bụng sau cần đi gặp bác sĩ:

  • Đau bụng kèm sốt, ớn lạnh
  • Đau bụng kèm, đi ngoài tiêu chảy, buồn nôn
  • Cơ thể mệt mỏi, có thể choáng váng, thậm chí ngất xỉu
  • Đau bụng dưới kèm các tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt
  • Đau bụng dữ dội, không có dấu hiệu thuyên giảm theo thời gian
  • Đau bụng kèm chảy máu âm đạo lượng nhiều, thấm băng vệ sinh (khác với máu báo thai chỉ chảy ít, lấm tấm)

Các trường hợp này, mẹ bầu cần đi khám ở các cơ sở y tế để tìm nguy nhân và có hướng xử trí phù hợp, kịp thời. Bởi tình trạng đau bụng lúc này không còn phải do thai làm tổ gây nên nữa.

Đau bụng do thai làm tổ, các mẹ nên làm gì?

Bên cạnh việc chú ý tới việc thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết, các mẹ có thể thử một số phương pháp giúp làm giảm cảm giác khó chịu do cơn đau:

thai làm tổ đau bụng bao lâu
Thai làm tổ đau bụng bao lâu và mẹ nên làm gì?
  • Không đứng quá lâu và cố gắng ngủ đủ giấc 7-8 tiếng/ngày.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng nhọc, căng thẳng.
  • Nghe nhạc, đọc sách, thư giãn giúp giảm căng thẳng làm cho mẹ bầu quên đi cảm giác đau bụng.
  • Bổ sung vi chất đúng liều lượng. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ nào.
  • Vận động thường xuyên. Có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc các bài tập yoga dành riêng cho mẹ bầu.
  • Chế độ ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ăn nhiều rau xanh, trái cây có thể làm giảm các cơn đau. Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, tránh các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột.

[inline_article id=296230]

Hi vọng thông qua bài viết, các mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.