Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX, khi nào thì không cần phẫu thuật?

Vậy trường hợp nào chị em có thể điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung nói chung và phương pháp điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX nói riêng để có cái nhìn toàn diện hơn về cách chữa thai ngoài tử cung từ bác sĩ.

Các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung (ectopic pregnancy) là tình trạng thai làm tổ ở vị trí bên ngoài buồng tử cung. Các vị trí này có thể là: đoạn bóng, đoạn eo, đoạn loa, đoạn kẽ của vòi trứng, ít gặp hơn như buồng trứng, cổ tử cung, dây chằng rộng hay thậm chí là ổ bụng.

Vì sự làm tổ bất thường, thai ngoài tử cung thường có nguy cơ vỡ và chảy máu bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ. Vì vậy, thai ngoài tử cung hoàn toàn không thể giữ được, mà cần phải điều trị để tránh nguy hiểm. Hiện nay có các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung mà các chuyên gia có thể áp dụng, việc lựa chọn sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

1. Theo dõi sự thoái triển tự nhiên

Khoảng 80% các thai ngoài tử cung nhỏ < 2cm, có chỉ số beta HCG ≤ 1000 mUI/mL sẽ tự thoái triển mà không vỡ vào ổ bụng gây chảy máu. Tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp điều trị này sẽ cần thõa mãn nhiều điều kiện đồng thời nữa. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ theo dõi sát tình trạng của các mẹ mà chưa cần can thiệp sâu hơn. Nếu có những chuyển biến không thuận lợi, bác sĩ sẽ can thiệp ngay bằng các phương pháp khác.

2. Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc MTX

Thuốc được sử dụng trong điều trị thai ngoài tử cung bằng phương pháp nội khoa không cần phẫu thuật là Methotrexate (MTX). Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của khối thai ngoài tử cung, khiến khối thai thoái triển và cuối cùng là bị đào thải ra ngoài. So với các loại phẫu thuật ngoại khoa thì điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX nhẹ nhàng hơn cho các mẹ, tuy nhiên chỉ thực hiện trong một số trường hợp thỏa điều kiện.

3. Phẫu thuật nội soi

Phẫu thuật nội soi hiện nay đang được áp dụng rộng rãi trong việc xử trí ngoại khoa thai ngoài tử cung. Phương pháp này vừa có thể giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung vừa giúp can thiệp điều trị. Bác sĩ sẽ nội soi phẫu thuật bảo tồn vòi trứng trong những trường hợp mẹ vẫn mong con, có nhu cầu sinh con. Trong những trường hợp không còn nhu cầu sinh hoặc không thể bảo tồn, bác sĩ sẽ nội soi cắt vòi trứng.

các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung - điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX

4. Phẫu thuật mổ mở

Mổ mở thường áp dụng cho trường hợp thai ngoài tử cung vỡ, chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, cần giải quyết nhanh khối thai để cầm máu tức thời. Mổ mở cũng là phương pháp hữu hiệu trong trường hợp có chống chỉ định phẫu thuật nội soi hoặc nội soi thất bại như bệnh nhân có dính trong ổ bụng nhiều do tiền sử mổ trước đó hay nhiễm trùng hoặc lạc nội mạc tử cung dính.

>>> Bạn có thể quan tâm: 10 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất

Điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX

Không phải trường hợp nào cũng có thể điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX. Hãy cùng tìm hiểu khi nào thì có thể dùng MTX cùng những những ưu và nhược điểm của phương pháp điều trị này.

1. Trường hợp nào có thể điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX mà không cần phẫu thuật?

Phương pháp này sử dụng khi thỏa đồng thời tất cả các điều kiện sau:

  • Huyết động học ổn định, tức đang không có tình trạng chảy máu
  • Thai ngoài tử cung chưa vỡ
  • Kích thước khối thai < 3.5 cm và không có tim thai
  • Xét nghiệm beta HCG huyết thanh < 5000 mUI/mL
  • Bệnh nhân mong muốn điều trị nội khoa

Trước khi bắt đầu tiêm Methothrexate, mẹ sẽ được làm xét nghiệm beta HCG huyết thanh, công thức máu, chức năng gan, thận để theo dõi diễn biến điều trị, cũng như để xem mẹ có các chống chỉ định dùng thuốc không.

[inline_article id=274759]

2. Ưu điểm của phương pháp điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX

  • Tỉ lệ thành công cao
  • Tránh được phẫu thuật cũng như các tai biến của thuốc mê
  • Bảo tồn được vòi trứng
  • Có thể theo dõi điều trị ngoại trú

3. Nhược điểm của phương pháp điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX 

  • Thời gian theo dõi dài (2-6 tuần), một số trường hợp thất bại điều trị (chiếm tỉ lệ 15%), bệnh nhân cần sử dụng thêm một liều khác (tối đa 3 liều) đối với phác đồ liều đơn. Ngoài ra bệnh nhân có thể được sử dụng phác đồ liều đôi hoặc đa liều.
  • Một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, nôn, chóng mặt, loét miệng, viêm dạ dày, tăng men gan, viêm phổi….
  • Cần ngừa thai sau điều trị, tối thiểu 3 tháng
  • Bệnh nhân cần tái khám theo dõi nồng độ beta HCG cho đến khi âm tính

4. Tác dụng phụ của khi điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX

tác dụng phụ của điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX
Một trong những tác dụng phụ của điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX là mệt mỏi

Khi điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX, mẹ có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Mệt mỏi, ăn không ngon miệng
  • Tiêu chảy
  • Loét miệng
  • Nôn, buồn nôn
  • Rụng tóc
  • Thay đổi thị lực
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng
  • Hiếm gặp: Suy gan, suy thận, suy tủy, viêm phổi

5. Cần kiêng những gì trong quá trình điều trị?

Trong quá trình điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX, mẹ cần lưu ý:

  • Kiêng quan hệ vợ chồng và các hoạt động mạnh cho tới khi điều trị xong vì nguy cơ vỡ khối thai.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai trong ít nhất 3 tháng, trao đổi với bác sĩ khi đang có kế hoạch mang thai.
  • Không sử dụng các loại viên uống vitamin hay các thực phẩm giàu axit folic, do làm giảm hiệu quả của thuốc trừ khi được bác sĩ chỉ định.
  • Không dùng thuốc kháng viêm như aspirin hoặc nhóm kháng viêm NSAIDS (ibuprofen) do tương tác thuốc với MTX.
  • Không uống rượu do rượu làm tăng tác dụng không mong muốn của MTX.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong vòng 2-3 ngày đầu điều trị do thuốc khiến mẹ tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời làm da bạn sạm đi.

[inline_article id= 279308]

Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các mẹ. Hãy tiếp tục đồng hành, theo dõi các bài viết mới trên MarryBaby các mẹ nhé!

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Chẩn đoán thai ngoài tử cung – biết sớm trị lành nha các mẹ ơi

Tình trạng này nguy hiểm như vậy, liệu có cách nào để nhận biết, chẩn đoán thai ngoài tử cung sớm để đảm bảo an toàn cho mẹ? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Thai ngoài tử cung là gì?

Trước khi tìm hiểu cách nhận biết và chẩn đoán thai ngoài tử cung như thế nào, các mẹ hãy cùng tìm hiểu thai ngoài tử cung là gì nhé.

Bình thường, trứng sau khi đã thụ tinh với tinh trùng sẽ di chuyển qua vòi trứng, ống dẫn trứng xuống buồng tử cung để làm tổ. Việc làm tổ đúng chỗ giúp cho thai nhi được cung cấp máu một cách đầy đủ từ các mạch máu của tử cung. Đồng thời, điều này cũng đảm bảo về không gian để thai nhi có thể phát triển, do tử cung có khả năng co giãn khi thai lớn lên.

Thai ngoài tử cung (ectopic pregnancy) là tình trạng thai làm tổ ở vị trí bên ngoài buồng tử cung. Các vị trí này có thể là: đoạn bóng, đoạn eo, đoạn loa, đoạn kẽ của vòi trứng, ít gặp hơn như buồng trứng, cổ tử cung, dây chằng rộng hay thậm chí là ổ bụng.

chẩn đoán thai ngoài tử cung

>>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Thai mấy tuần thì vào tử cung: Mấu chốt ở ngày kinh cuối!

Các yếu tố nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Các yếu tố nguy cơ cũng có thể giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung sớm. Các mẹ có các yếu tố dưới đây làm tăng khả năng thai làm tổ ngoài tử cung, bao gồm:

  • Viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng trên vòi trứng
  • Tiền sử phẫu thuật vòi trứng: tái tạo vòi trứng, phẫu thuật nối vòi trứng sau đình sản
  • Tiền sử bị thai ngoài tử cung
  • Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: kích thích rụng trứng, thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi
  • Bất thường giải phẫu của vòi trứng: polyp, túi thừa
  • Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp thất bại
  • Mẹ hút thuốc lá

Chẩn đoán thai ngoài tử cung bằng cách nào? Làm sao để biết mình mang thai ngoài tử cung?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán thai ngoài tử cung dựa vào các triệu chứng lâm sàng của mẹ bầu, cũng như các xét nghiệm.

Triệu chứng giúp gợi ý chẩn đoán thai ngoài tử cung

1. Đau bụng dưới

Thai ngoài tử cung có thể gây ra các cơn đau vùng bụng dưới, đau bụng một bên. Cơn đau thường âm ỉ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói. Nếu khối thai vẫn tiếp tục phát triển, có thể bị vỡ, gây chảy máu ồ ạt bên trong ổ bụng của thai phụ. Trong trường hợp này, thai phụ có thể gặp phải những cơn đau bụng dữ dội, đột ngột.

2. Chẩn đoán thai ngoài tử cung qua chu kỳ kinh 

Trễ kinh là dấu hiệu của cả mang thai trong tử cung và ngoài tử cung. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ thường có kinh nguyệt không đều, có tháng bị sớm, có tháng bị muộn nên rất khó nhận biết dấu hiệu này.

3. Xuất huyết âm đạo

Phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ bị ra máu, việc ra máu này có thể trùng với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng hoặc không, do đó nhiều phụ nữ dễ lầm tưởng đó là máu kinh nguyệt. Hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường này sẽ có một số đặc điểm như: kéo dài liên tục qua nhiều ngày, chảy máu từng ít một, máu có màu đỏ thẫm, không đông. Tuy nhiên, một số ít trường hợp thai phụ lại không có dấu hiệu này.

Xuất huyết âm đạo là một triệu chứng giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung
Xuất huyết âm đạo là một triệu chứng giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung

Các xét nghiệm chẩn đoán thai ngoài tử cung

1. Xét nghiệm định lượng beta HCG trong máu

Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm các tình trạng thai ngoài tử cung

Ở một thai kỳ bình thường làm tổ trong tử cung, nồng độ beta HCG sẽ tăng gấp đôi mỗi 1-2 ngày, và không bao giờ tăng dưới 53% so với giá trị trước đó 2 ngày.

Ví dụ: nồng độ beta HCG của mẹ lúc đầu là 1000 mIU/mL, sau 2 ngày mức độ tăng tối thiểu của beta HCG phải là 1000 x 53 : 100 = 530 mIU/mL, vậy giá trị tối thiểu của beta HCG sau 2 ngày trong trường hợp thai kỳ bình thường phải đạt được là 1530 mIU/mL. Nếu không đạt được giá trị này, nhiều khả năng phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung.

Một cách khác giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung là khi nồng độ beta HCG vào khoảng 1500-2000 mIU/mL, sẽ nhìn thấy hình ảnh túi thai bình thường trong lòng tử cung qua siêu âm ngả âm đạo đối với đơn thai. Có thể đợi tới khoảng 3000-4000 mIU/mL trong trường hợp song thai. Nếu quá ngưỡng cắt này mà không nhìn thấy hình ảnh túi thai bình thường qua siêu âm ngả âm đạo, nhiều khả năng thai đã làm tổ bên ngoài tử cung hoặc thai diễn biến bất lợi. 

2. Siêu âm chẩn đoán thai ngoài tử cung

Siêu âm là phương tiện sử dụng sóng âm để khảo sát hình ảnh của tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng của các mẹ. Đây là cách đơn giản, giá tiền hợp lí, đặc biệt là không xâm lấn, được sử dụng để phát hiện, cũng như chẩn đoán thai ngoài tử cung. Có hai cách siêu âm có thể khảo sát thai ngoài tử cung là: Siêu âm qua ngả âm đạo (siêu âm đầu dò) và siêu âm qua thành bụng. Trong 2 cách này, siêu âm qua ngả âm đạo thường được bác sĩ sản khoa lựa chọn hơn vì khả năng ưu thế hơn trong quan sát và đánh giá.

Siêu âm chẩn đoán thai ngoài tử cung: siêu âm qua ngả âm đạo
Siêu âm chẩn đoán thai ngoài tử cung: siêu âm qua ngả âm đạo

>>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Vì sao mẹ không nên bỏ qua siêu âm thai 3 tháng đầu?

3. Nội soi qua ổ bụng

Khi nghĩ nhiều khả năng mang thai ngoài tử cung qua xét nghiệm beta HCG mà siêu âm chưa xác định chắc chắn vị trí và kích thước của thai, nội soi qua ổ bụng sẽ được thực hiện để chẩn đoán và điều trị. Đây là kỹ thuật can thiệp nên mẹ bầu sẽ được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ rạch 1 lỗ nhỏ để đưa ống nội soi vào trong ổ bụng. Ống nội soi sẽ di chuyển để kiểm tra trong tử cung và ống dẫn trứng có túi thai hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể loại bỏ khối thai ngoài tử cung thông qua nội soi luôn cho các mẹ.

[inline_article id= 299288]

Hi vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của các mẹ về cách chẩn đoán thai ngoài tử cung. Nếu nằm trong những đối tượng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, mẹ càng cần phải cẩn thận tìm những biện pháp phòng ngừa và đồng thời tìm hiểu thêm cách giúp thai vào tử cung nhanh để sớm đậu thai cũng như tránh những rủi ro sức khỏe.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không?

Mang thai ngoài tử cung có gì khác với thai làm tổ trong tử cung? Liệu mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không? Mời mẹ cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Thai ngoài tử cung là gì?

Trước khi muốn biết đáp án cho câu hỏi mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không, mời mẹ hãy tìm hiểu thai ngoài tử cung là như thế nào đã nhé.

Với một quá trình làm tổ bình thường, trứng sau khi đã thụ tinh với tinh trùng sẽ tiến hành làm tổ tại buồng tử cung. Việc làm tổ đúng chỗ giúp cho thai nhi phát triển bình thường nhờ được cung cấp máu đầy đủ từ những động mạch tử cung. Cũng như khi thai phát triển lớn lên về kích thước, buồng tử cung có thể giãn nở để bao bọc và bảo vệ thai nhi.

Thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con) là tình trạng trứng sau khi đã thụ tinh với tinh trùng lại làm tổ bên ngoài buồng tử cung. Các vị trí có thể gặp là đoạn bóng, đoạn eo, đoạn loa, đoạn kẽ của vòi trứng, ít gặp hơn như buồng trứng, cổ tử cung, dây chằng rộng hay thậm chí là ổ bụng.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai ngoài tử cung có giữ được không? Đây là những thông tin các chị em nên nắm rõ

Nguyên nhân của thai ngoài tử cung

Để hiểu hơn mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không, mẹ cần biết nguyên nhân gây ra biến chứng này là gì.

Nguyên nhân lớn nhất của thai ngoài tử cung là do tổn thương ống dẫn trứng. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng thai làm tổ ngoài tử cung, bao gồm:

Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không?

Bản chất của kinh nguyệt là sự bong tróc lớp niêm mạc tử cung có tính chu kỳ do sự thay đổi nội tiết, làm chảy máu từ tử cung ra ngoài âm đạo. Lớp niêm mạc này sẽ tăng sinh, dày lên vào đầu chu kỳ để chuẩn bị sẵn sàng cho trứng sau khi thụ tinh với tinh trùng tới bám vào làm tổ. Nếu không có quá trình thụ thai xảy ra trong chu kỳ đó, lớp niêm mạc này sẽ bong ra và gây ra hiện tượng hành kinh.

Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không
Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không?

Ngược lại, nếu có hiện tượng trứng được thụ tinh với tinh trùng, lúc này các hormone do hợp tử mới hình thành sẽ duy trì sự tồn tại của lớp niêm mạc tử cung và giúp lớp niêm mạc không bị bong tróc. Đó là lí do khi mang thai thì các mẹ sẽ không có kinh nguyệt.

Vậy mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không? Câu trả lời cũng là không. Dù vị trí thai nằm ngoài tử cung, không làm tổ trên lớp niêm mạc tử cung, nhưng lớp niêm mạc vẫn tồn tại và không bị bong tróc theo chu kì nên dù chảy máu thì cũng không phải là kinh nguyệt.

Lí do ra máu trong trường hợp bị thai ngoài tử cung có thể là do máu từ túi thai theo vòi trứng chảy ra, cũng có thể do vị trí làm tổ bất thường gây thiếu hụt hormone làm lớp nội mạc tử cung kém ổn định và bóc tróc.

Cho nên nếu thấy có hiện tượng ra huyết âm đạo thì mẹ không được chủ quan là có kinh nguyệt khi mang thai ngoài tử cung. Xuất huyết âm đạo là một trong những dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất

Mẹ cần làm gì để ngăn ngừa thai ngoài tử cung?

Ngoài quan tâm tới việc mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không, các mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức giúp ngăn ngừa thai ngoài tử cung vì đây là một biến chứng khá nguy hiểm.

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ để tránh mắc những tác nhân viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ giúp ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
  • Hạn chế nạo phá thai, khi phá thai cần thực hiện tại bệnh viện uy tín.
  • Ngay khi có các triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa, chị em nên đi khám và điều trị dứt điểm, tránh để lại di chứng tới vòi trứng, ảnh hưởng tới tương lai sinh sản.
  • Không sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp như một biện pháp tránh thai dài hạn mà nên sử dụng các biện pháp tránh thai chủ động khác như thuốc tránh thai viên uống hàng ngày, bao cao su…
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.

[inline_article id=28382]

[key-takeaways title=””]

Như vậy, mẹ đã rõ mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không. Khi thấy có xuất huyết âm đạo bất thường (không phải kinh nguyệt) – một trong những dấu hiệu của thai ngoài tử cung, mẹ phải đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu chậm trễ có thể phải đối mặt với nguy cơ vô sinh và tệ hơn là tử vong.

[/key-takeaways]

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Tái khám sau mổ thai ngoài tử cung, cần thiết lắm không được bỏ qua

Vậy cụ thể tái khám sau mổ thai ngoài tử cung như thế nào và việc này cần thiết như thế nào? Trước hết mẹ cần tìm hiểu các phương pháp phẫu thuật thai ngoài tủ cung vì mỗi phương pháp sẽ có cách tái khám trong khoảng thời gian khác nhau.

Các phương pháp phẫu thuật thai ngoài tử cung

Cùng với các phương pháp theo dõi sự thoái triển tự nhiên của khối thai ngoài tử cung và điều bằng trị thuốc Methotrexate (MTX) thì phẫu thuật là phương pháp hiệu quả để điều trị thai ngoài tử cung. Khi phẫu thuật, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ quyết định cắt vòi trứng toàn phần hay xẻ vòi trứng bảo tồn.

1. Cắt vòi trứng toàn phần

Cắt vòi trứng toàn phần là can thiệp triệt để. Phẫu thuật này được thực hiện cho các trường hợp sau:

  • Tổn thương nặng vòi trứng
  • Thai ngoài tử cung vỡ
  • Thai ngoài tử cung tái phát ở vòi trứng cùng bên
  • Khối thai ngoài tử cung to > 5 cm
  • Mẹ không còn có dự định có thai trong tương lai

2. Xẻ vòi trứng bảo tồn

Xẻ vòi trứng bảo tồn được lựa chọn hay được nghĩ đến trong trường hợp mẹ còn mong con trong tương lai. Tuy nhiên, việc thực hiện phẫu thuật bảo tồn ống dẫn trứng không đảm bảo 100% chức năng vòi trứng còn bình thường để có thai trong tương lai. Khả năng này còn lệ thuộc vào mức độ tổn thương của ống dẫn trứng, về cơ bản là chức năng vòi trứng đó đã giảm ít nhiều.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai ngoài tử cung có giữ được không? Đây là những thông tin các chị em nên nắm rõ

Tái khám sau mổ thai ngoài tử cung như thế nào?

1. Tại sao cần tái khám sau mổ thai ngoài tử cung

Không phải cứ phẫu thuật thai ngoài tử cung xong là đã hoàn tất điều trị. Quá trình điều trị còn là sự theo dõi sau đó. Bởi các biến chứng do thai ngoài tử cung gây ra có thể vẫn còn đeo đuổi mẹ. Vì vậy tái khám sau mổ thai ngoài tử cung là thực sự cần thiết.

2. Thời gian tái khám

thời gian tái khám sau mổ thai ngoài tử cung
Thời gian tái khám sau mổ thai ngoài tử cung

Thời gian hẹn tái khám sau mổ thai ngoài tử cung là một lần hay nhiều lần, tần suất dày hay thưa còn tùy thuộc vào địa điểm mà mẹ lựa chọn tái khám và tùy từng trường hợp cụ thể. Nhưng thông thường, lịch hẹn tái khám mổ thai ngoài tử cung dao động 1-2 tuần đến 1 tháng tuỳ đánh giá của bác sĩ phẫu thuật viên và theo dõi hậu phẫu.

3. Tái khám sau mổ thai ngoài tử cung ở đâu?

Tốt nhất mẹ nên tái khám ở địa điểm đã thực hiện phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung cho mình. Bởi vì bác sĩ nơi đây sẽ lưu giữ hồ sơ, tình hình sức khỏe của mẹ ở đợt trước, trong và sau khi mổ, từ đó có thể theo dõi sát sao, kĩ lưỡng hơn. Trong những trường hợp không thuận tiện phải tái khám bệnh viện khác, mẹ cần mang theo đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ phẫu thuật để bệnh viện có thể nắm tình hình của mẹ và có hướng xử trí phù hợp.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chi phí điều trị thai ngoài tử cung có đắt không?

4. Tái khám làm những gì?

Khi tái khám sau mổ thai ngoài tử cung, mẹ sẽ được theo dõi:

  • Khám đánh giá tổng trạng của mẹ, xem xét các biến chứng thiếu máu, nhiễm trùng sau phẫu thuật…
  • Kiểm tra sự lành của vết mổ
  • Định lượng và theo dõi nồng độ beta HCG (nếu cần thiết)
  • Siêu âm đánh giá ổ bụng sau phẫu thuật
  • Tư vấn kế hoạch hóa gia đình, tránh thai hiệu quả theo nguyện vọng
  • Tư vấn về sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng

Từ sau mổ thai ngoài tử cung cho tới lúc tái khám, mẹ cần lưu ý những gì?

trước tái khám sau mổ lấy thai ngoài tử cung, cần có chế độ ăn lành mạnh
Trước tái khám sau mổ thai ngoài tử cung, cần có chế độ ăn lành mạnh

Ngoài việc quan tâm tới tái khám sau mổ thai ngoài tử cung, mẹ cũng cần lưu ý sau mổ cần nên:

  • Không lao động quá sức hoặc tham gia các hoạt động thể lực trong vòng 6 đến 8 tuần.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc, tránh suy nghĩ quá nhiều về việc mổ lấy thai ngoài tử cung.
  • Bên cạnh các nguồn thực phẩm chính như thịt, cá, trứng, mẹ nên bổ sung hoa quả và rau xanh vào thực đơn hàng ngày.
  • Uống thêm viên sắt phòng ngừa và điều trị thiếu máu.
  • Tuyệt đối không uống rượu, bia và không sử dụng chất kích thích.
  • Xin nhắc lại, không quan hệ vợ chồng khi vết thương chưa hồi phục hoàn toàn.
  • Tuân thủ chỉ định dùng thuốc điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và sử dụng.
  • Nếu xảy ra biến chứng như nhiễm trùng vết mổ cần đến bệnh viện ngay lập tức.

[inline_article id= 300537]

Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về việc tái khám sau mổ thai ngoài tử cung cho các mẹ. Hãy tiếp tục đồng hành, theo dõi các bài viết mới trên MarryBaby các mẹ nhé!

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành? – Cách chăm sóc sau mổ nhanh hồi phục

Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành? Mổ thai ngoài tử cung hay mổ chửa ngoài tử cung thường không để lại di chứng nhưng thời gian hồi phục khá lâu.

Hơn nữa, mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành phụ thuộc rất nhiều về phương pháp mổ, cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ chửa ngoài tử cung, đặc biệt là chuyện chăn gối.

Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thai ngoài tử cung, đừng bỏ qua nhé!

Thai ngoài tử cung là gì? Vì sao phải mổ lấy thai ngoài tử cung?

Trước khi tìm hiểu mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành, bạn cần biết mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Thai ngoài tử cung là hiện tượng thai làm tổ sai vị trí.

Thay vì làm tổ ở vị trí chính xác là buồng tử cung, thai lại làm tổ tại các vị trí khác như buồng trứng, vòi tử cung, ống cổ tử cung, sẹo mổ lấy thai cũ, hoặc các vị trí khác trong ổ bụng.

Việc thai không làm tổ đúng vị trí gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tính mạng của người mẹ.

mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành
Thai ngoài tử cung làm tổ ở ống dẫn trứng

Các bộ phận như vòi trứng, buồng trứng hay cổ tử cung không phải địa điểm lý tưởng để mang thai. Thai nhi không thể phát triển vì không có môi trường để phát triển.

Phụ nữ mang thai ngoài tử cung có thể bị chảy máu ồ ạt vào ổ bụng có thể gây hôn mê hoặc tử vong nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Trường hợp khối thai đã vỡ, mổ lấy thai ngoài tử cung là điều bắt buộc.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai ngoài tử cung có giữ được không? Đây là những thông tin các chị em nên nắm rõ

Phương pháp phẫu thuật thai ngoài tử cung phổ biến

Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành và có những phương pháp mổ nào? Hiện nay, 2 phương pháp phẫu thuật thai ngoài tử cung phổ biến nhất là:

  • Phẫu thuật nội soi: Là phương pháp được ưu tiên trong điều trị ngoại khoa thai nằm ngoài tử cung. Ưu điểm của phương pháp này là để lại vết mổ nhỏ, thời gian nằm viện ngắn và mang tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, có thể bảo tồn vòi tử cung, điều này cần thiết cho phụ nữ vẫn còn ý định sinh con sau khi mổ.
  • Phẫu thuật mở: Phương pháp này áp dụng cho khối chửa ngoài tử cung đã vỡ và chảy máu nhiều trong ổ bụng hoặc do một số nguyên nhân khác.

Mổ nội soi thai ngoài tử cung mất bao lâu? Chi phí điều trị thai ngoài tử cung thế nào? MarryBaby xin giải đáp rằng mổ nội soi thai ngoài tử cung mất bao nhiêu thời gian tùy thuộc vào tình trạng mỗi trường hợp.

Trường hợp kích thước phôi thai nhỏ, vị trí ngoài tử cung thuận lợi thì thời gian mổ nội soi sẽ ngắn hơn trường hợp thai có kích thước lớn, có hiện tượng sưng tấy, có mủ trắng,…

Nên mổ nội soi thai ngoài tử cung mất bao lâu thì không thể trả lời con số cụ thể được. Còn chi phí sẽ khoảng vài chục triệu đồng tùy trường hợp nhé!

>>> Bạn có thể tham khảo: Chi phí điều trị thai ngoài tử cung có đắt không?

Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành? Những mốc thời gian đáng lưu ý sau khi mổ

Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành là thắc mắc chung của nhiều chị em phụ nữ sau khi tiến hành phẫu thuật. Theo bác sĩ chuyên khoa, vết mổ cần 6 đến 8 tuần để lành hẳn. Mẹ cần chú ý những mốc thời gian sau khi mổ để có sự chuẩn bị và chăm sóc kỹ càng:

  • Sau khi mổ, người bệnh chỉ được uống nước trong buổi sáng và bắt đầu ăn thực phẩm rắn trong vòng 24 đến 36 giờ.
  • Sau 2 – 3 ngày, bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng, có nhu động ruột trở lại và có thể ăn uống được rồi.
  • Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành? Sau 5-10 ngày, bệnh nhân có thể tự sinh hoạt cá nhân và được làm các công việc nhẹ nhàng, tránh nặng nhọc, thức khuya và suy nghĩ nhiều. Thường mổ nội soi sau 2 ngày là có thể đi lại bình thường. 
  • Sau 1 tháng, sức khỏe người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn. Lúc này, người bệnh có thể tự đi lại bằng xe máy, đi làm bình thường. Vết mổ lành hẳn, để lại vết sẹo nhỏ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành
Mổ thai ngoài tử cung sẽ lành sau 6 đến 8 tuần

Mổ thai ngoài tử cung kiêng quan hệ bao lâu? Đối với chuyện vợ chồng, cần kiêng quan hệ tình dục từ 6 đến 8 tuần.

Việc quan hệ quá sớm có thể làm ảnh hưởng đến vết mổ, làm tổn thương đến tử cung và có thể gây nhiễm trùng. Do đó, kiêng quan hệ tình dục sớm là một trong những cách giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Qua những gì MarryBaby cung cấp, mẹ cần lưu ý:

  • Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành? Cần 6 đến 8 tuần vết thương lành hẳn.
  • Mổ thai ngoài tử cung kiêng quan hệ bao lâu? Cần kiêng quan hệ từ 6 đến 8 tuần hoặc sớm nhất là sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên (khoảng 4 tuần), khi bạn không còn thấy đau vết thương.
  • Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ chửa ngoài tử cung để nhanh hồi phục sức khỏe.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai ngoài tử cung thử que có biết không? Vấn đề không của riêng ai

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ chửa ngoài tử cung cần lưu ý điều gì?

Sau thời gian mổ lấy thai ngoài tử cung, cơ thể người mẹ rất yếu và bị mất sức cho nên cần có thời gian nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng. Đặc biệt là cần tuân thủ chặt chẽ những tư vấn của bác sĩ sau mổ:

  • Không lao động quá sức hoặc tham gia các hoạt động thể lực trong vòng 6 đến 8 tuần.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc, tránh suy nghĩ quá nhiều về việc mổ lấy thai ngoài tử cung.
  • Bên cạnh các nguồn thực phẩm chính như thịt, cá, trứng, mẹ nên bổ sung hoa quả và rau xanh vào thực đơn hàng ngày. Tránh một số thực phẩm dễ gây xuất huyết như gừng, nha đam, đậu nành, đu đủ, hải sản,…
  • Tuyệt đối không uống rượu, bia và không sử dụng chất kích thích.
  • Xin nhắc lại, không quan hệ vợ chồng khi vết thương chưa hồi phục hoàn toàn.
  • Tuân thủ chỉ định dùng thuốc điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và sử dụng.
  • Nếu xảy ra biến chứng như nhiễm trùng vết mổ cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.
mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành
Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho sức khỏe nhanh hồi phục

Sau mổ thai ngoài tử cung có sinh thường được không?

Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành có sinh thường được không? Phần này dành riêng cho những mẹ nào có ý định sinh con lần nữa sau khi mổ thai ngoài tử cung.

Theo lời khuyên của bác sĩ, người bệnh chỉ nên có thai trở lại sau 6 tháng đến 1 năm – khi vết mổ và các chức năng sinh lý hoạt động đã bình thường.

Theo thống kê, việc mang thai trở lại sau khi phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung là rất khả quan. Đối với phụ nữ có thai trở lại trong vòng 18 tháng kể từ khi phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung, tỷ lệ thành công đạt 65%. Đồng thời, nhóm có thai trở lại trên 2 năm, tỷ lệ thành công đạt 85%.

Nếu như không gặp các vấn đề gây trở ngại cho việc mang thai trở lại thì sau 1 đến 2 năm mẹ có thể mang thai bình thường. Sau mổ thai ngoài tử cung có sinh thường được không? Có thể chứ.

Với điều kiện lần trước là lần mổ chửa ngoài tử cung, không liên quan gì đến tử cung thì hoàn toàn có thể sinh thường được. Chỉ những người phụ nữ đã đẻ mổ 1 lần rồi, tử cung đã có sẹo mổ cũ nên có thai lần hai cần chỉ định đẻ mổ để tránh phá vỡ tử cung khi chuyển dạ.

Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành? Chỉ cần nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng từ 6 đến 8 tuần là sức khỏe của mẹ sẽ hồi phục hoàn toàn. Đừng lo lắng nhé!

[inline_article id=242310]

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

3 dấu hiệu thai chưa vào tử cung mẹ bầu đã biết chưa?

Tuy nhiên, các dấu hiệu thai chưa vào tử cung là điều có nhiều chị em tìm kiếm. Tình trạng này có nguy hiểm đến thai nhi và mẹ bầu không? MarryBaby sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết này nhé!

Tại sao 2 vạch nhưng lại có dấu hiệu thai chưa vào tử cung?

Thai chưa vào tử cung thử que có lên không? Theo các nghiên cứu, trứng được thụ tinh sau khoảng 6-9 ngày bắt đầu làm tổ trong tử cung. Dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn là gì? Quá trình làm tổ trong tử cung của người mẹ cần 7-10 ngày để hoàn thành. 

Trên thực tế, tùy theo thể trạng của từng người; thời điểm và dấu hiệu thai chưa vào tử cung có thể khác nhau. Thời gian trung bình mất khoảng 9 ngày, phổ biến là 12-14 ngày. Như vậy, trung bình mất từ 18-23 ngày để phôi thai bám vào tử cung.

Do xác định ngày rụng trứng khó chính xác nên bác sĩ sản khoa thường tính tuổi thai dựa vào ngày kinh cuối. Cách tính này thường có sai số 1-2 tuần; nên có những trường hợp tính tuổi thai 4-5 tuần nhưng vẫn chưa có dấu hiệu thai vào tử cung.

>> Xem thêm: Cách tính tuổi thai chuẩn như bác sĩ, đúng khỏi bàn

Thai chưa vào tử cung thử que có lên không?

Theo giải thích, khi trứng gặp tinh trùng và tạo thành hợp tử nghĩa là thụ thai thành công nhưng phôi thai chưa di chuyển vào tử cung để làm tổ thì thử thai đúng cách và đúng thời điểm vẫn có thể lên 2 vạch.

Thời điểm mà chị em bị chậm kinh từ 7 – 10 ngày chính là thời gian thuận lợi lý tưởng để có thể thử thai và có kết quả chính xác.

Các bác sĩ cho biết, không có một dấu hiệu thai vào tử cung đặc thù nào để mẹ tự nhận biết mà cần các kiểm tra chuyên nghiệp tại bệnh viện.

>>Xem thêm: Giải mã lý do que thử rụng trứng lúc nào cũng lên 2 vạch

Dấu hiệu thai chưa vào tử cung

Những dấu hiệu thai chưa vào tử cung này sẽ giúp bạn có kế hoạch chăm sóc thai kỳ phù hợp. Nhất là,  phòng tránh những nguy cơ tai biến sản khoa có thể xảy ra.

1. Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi

Trước hết, quá trình thụ thai sẽ khiến chị em bị chậm kinh. Đây là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Trong trường hợp chậm kinh, thử que lên 2 vạch bạn nên sắp xếp đi siêu âm sớm để xác nhận thai đã vào buồng tử cung hay chưa nhé. 

>>Xem thêm: Vòng kinh 32 ngày thì rụng trứng vào ngày nào, mẹ đã biết đến cách tính này chưa?

2. Dấu hiệu thai chưa vào tử cung: Xuất huyết âm đạo bất thường

Dấu hiệu thai chưa vào tử cung tiếp theo này bạn cần rất cẩn trọng nếu gặp phải. Xuất huyết âm đạo nhiều, bất thường, có màu đỏ sẫm hay nâu nhạt hoặc thấy cục máu đông. Khi ấy, bạn nên cân nhắc đến khả năng mang thai ngoài tử cung.

Trong trường hợp đó, hãy đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được can thiệp kịp thời. Nếu âm đạo ra máu không nhiều, màu hồng thì bạn có thể yên tâm vì đó là máu báo thai.

>>Xem thêm: Máu báo thai xuất hiện khi nào và máu báo thai là gì? Cập nhật ngay bạn nhé!

3. Dấu hiệu thai chưa vào tử cung: Đau bụng dưới hoặc đau lưng

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn có thể sẽ thấy có cảm giác đau bụng dưới lâm râm hoặc đau lưng do tử cung to và mềm ra để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ. đây là triệu chứng bình thường. Tuy nhiên nếu bạn thấy xuất hiện đau bụng nhiều đặc biệt lệch về bên phải hay bên trái thì cần đi khám ngay nhé, đó có thể là triệu chứng của chửa ngoài tử cung nhé. 

>>Xem thêm: Mách mẹ dấu hiệu sau rụng trứng bao nhiêu ngày thì có thai

Khi nào thai chưa vào tử cung nguy hiểm cho sức khỏe?

Sau khi thụ tinh, trứng cần phải đến làm tổ ở tử cung. Tuy nhiên, trong hai trường hợp dưới đây, trứng không đi vào tử cung khiến mẹ dễ sảy thai và gặp các biến chứng sản khoa.

1. Bất thường của vòi trứng, ống dẫn trứng

Nếu quá trình trứng di chuyển để đến tử cung gặp trở ngại, điều đó có thể do người mẹ có những bất thường ở ống dẫn trứng hoặc vòi trứng như hẹp; nhỏ; có sẹo do phẫu thuật. Những bất thường này làm cho trứng khó di chuyển hoặc không thể di chuyển vào tử cung.

>>Xem thêm: Dấu hiệu thụ thai sớm dễ thấy nhất dành cho mẹ mong con

2. Mang thai ngoài tử cung

Các trường hợp mang thai ngoài tử cung cũng thường hay xảy ra. Nếu bạn chậm kinh quá 14 ngày, que thử thai báo 2 vạch, nhưng kết quả siêu âm thai vẫn chưa thấy túi thai trong tử cung. Khi đó, bác sĩ sẽ xem xét đến khả năng mang thai ngoài tử cung.

Nếu bạn gặp phải một trong hai trường hợp trên, hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Việc này sẽ giúp bạn tránh những hậu quả về sản khoa; thậm chí là vô sinh sau này.

>> Xem thêm: Lo thai chưa vào tử cung đã bị sảy, mẹ nên làm các việc này ngay thôi!

Nên làm gì khi thai chưa vào tử cung?

siêu âm

Bạn chậm kinh, thử que lên 2 vạch và xuất hiện triệu chứng đau bụng, ra máu âm đạo. Kết quả siêu âm cũng cho thấy thai chưa có trong buồng tử cung. Vậy bạn nên làm gì?

1. Siêu âm đầu dò

Bạn bình tĩnh và đi siêu âm đầu dò. Phương pháp siêu âm đầu dò sẽ xác định chính xác vị trí thai nhi. Nhờ đó, có thể xác định được thai nằm trong hay nằm ngoài buồng tử cung.

2. Hạn chế làm việc nặng

Trong thời gian thai chưa vào tử cung, bạn cũng nên hạn chế vận động, tránh làm việc nặng. Nhất là các cử động gây áp lực lên vùng bụng.

3. Giữ tâm trạng thoải mái

Nghi ngờ hoặc mắc các dấu hiệu thai chưa vào tử cung không phải tình trạng hiếm gặp nên mẹ bầu hãy giữ tâm trạng thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ nhớ bổ sung thực phẩm cần thiết để sớm có dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn.

>>Xem thêm: Có thai nhưng không có dấu hiệu gì mẹ phải làm sao?

Các dấu hiệu cho thấy thai đã vào tử cung

sốt, một dấu hiệu cho thấy thai đã vào tử cung

Ngoài dấu hiệu thai chưa vào tử cung, bạn cũng nên tham khảo và phân biệt với các dấu hiệu thai vào tử cung như sau:

  • Ngực đau và sưng do sự thay đổi hormone nữ sau khi phôi thai đã vào tử cung.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng từ 0,3-0,5ºC.
  • Thèm ăn các loại thực phẩm mà trước đây chưa nếm thử bao giờ; hoặc quay lưng lại với những món ưa thích của mình.
  • Vùng bụng có hiện tượng chuột rút với các biểu hiện co thắt nhẹ xảy ra trong khoảng vài ngày liên tục. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài, mẹ nên đi khám để được hỗ trợ kịp thời.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn

[inline_article id=81718]

Hy vọng những dấu hiệu thai chưa vào tử cung trên đây giúp mẹ sớm xác định được những vấn đề của thai kỳ. Chúc các mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh!