Categories
3 tháng đầu Mang thai

Thai 12 tuần đã máy chưa và thai nhi phát triển như thế nào?

Thai nhi 12 tuần tuổi biết làm gì? Thai nhi 12 tuần tuổi đã biết đạp chưa? Hay thai 12 tuần đã máy chưa? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp những điều thú vị này cho bạn nhé.

Thai nhi 12 tuần tuổi biết làm gì?

Trước khi tìm hiểu thai 12 tuần đã máy chưa, chúng ta cần tìm hiểu thai nhi 12 tuần tuổi đã biết làm gì. Sự phát triển đặc biệt của thai nhi 12 tuần tuổi trong giai đoạn này là sự phản xạ. Những ngón tay bé xíu của con sẽ biết co và duỗi. Ngón chân bé tí sẽ biết vểnh lên. Đôi mắt khép chặt và miệng sẽ biết mút.

Bên cạnh đó, cục cưng cũng sẽ biết vặn mình để phản ứng lại những kích thích. Khi thai nhi 12 tuần tuổi đã phát triển đầy đủ các cơ quan quan trọng trên cơ thể. Nhất là bạn có thể lắng nghe nhịp tim của thai nhi khi đi siêu âm hoặc khám thai định kỳ rồi đấy.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 12 tuần đã biết trai hay gái chưa? Các mẹo dân gian biết trai hay gái

Những vấn đề mẹ bầu gặp khi mang thai 12 tuần

Bên cạnh sự phát triển của thai nhi và thai 12 tuần đã máy chưa; bạn nên lưu ý những vấn đề bản thân có thể gặp trong giai đoạn này nhé. Khi thai 12 tuần tuổi chính là lúc mẹ sắp kết thúc giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ.

Lúc này, những cảm giác ốm nghén “khắc nghiệt” cũng đã tạm dịu lại khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cảm nhận những cơn ợ nóng đầu tiên của thay kỳ đấy nhé. Và cơ thể của bạn sẽ trở nên đầy đặn hơn cũng như phần bụng có thể lộ rõ nếu mang đa thai.

[key-takeaways title=”Vì sao thai nhi cần phải chuyển động?”]

  1. Ngoài vấn đề thai 12 tuần đã máy chưa, bạn nên biết ý nghĩa của những cú chuyện động của con. Thai nhi cũng giống như chúng ta, cục cưng cần phải cử động trong bụng mẹ để giúp cho các khớp, cơ và xương được phát triển.
  2. Ngoài ra, những cái vươn vai, huýt tay, cú đá bóng trong bụng mẹ sẽ khiến con có thể chuẩn bị trước cho việc làm quen với môi trường bên ngoài lòng mẹ sau này.
  3. Ngược lại, nếu thai nhi không máy trong bụng mẹ có thể cho thấy rằng mức nước ối hoặc nhau thai đang có vấn đề. Tuy nhiên, thai nhi cũng có một chế độ sinh hoạt giống chúng ta. Việc cử động và nghỉ ngơi cũng sẽ được thay thế nhau. Vì thế, sẽ có lúc bạn sẽ không cảm nhận được thai nhi máy hay hoạt động trong bụng.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai máy là gì mẹ đã biết cách nhận biết chính xác chưa?  

[/key-takeaways]

Thai 12 tuần đã máy chưa?

Thai 12 tuần đã máy chưa?

Với những sự phát triển của thai nhi trên thì thai 12 tuần đã máy chưa hay thai nhi 12 tuần tuổi đã biết đạp chưa? Chúng ta thấy rằng, thai 12 tuần tuổi đã bắt đầu hình thành những cử động đầu tiên của con trong bụng mẹ.

Tuy nhiên thai 12 tuần đã máy chưa thì có thể bạn sẽ chưa cảm nhận được điều đó. Nếu bạn đã từng mang thai thì sẽ cảm nhận những chuyển động của thai nhi sớm vào tuần thứ 16. Còn nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai thì có thể phải tới tuần thứ 20 trở đi bạn mới cảm nhận được.

Tóm lại là, vào khoảng tuần thứ 20-24 của thai kỳ bạn mới cảm nhận rõ sự cử động của thai nhi. Bởi vì vào khoảng tuần thứ 12, tử cung của bạn vẫn đang nằm ở vị trí thấp gần xương mu. Khi bước vào tuần 20 trở đi, đỉnh tử cung của bạn sẽ cao lên ở vị trí rốn. Vì thế, lúc này bạn sẽ cảm nhận rất rõ những sự chuyển động của thai nhi.

[key-takeaways title=”Yếu tố ảnh hưởng đến sự cảm nhận chuyển động của thai nhi”]

Khi bạn đã biết thai 12 tuần đã máy chưa; thì cũng nên biết thêm về những yếu tố ảnh hưởng đến sự cảm nhận chuyển động của thai nhi dưới đây:

  • Số lần mang thai: Nếu bạn đã từng mang thai thì các cơ tử cung sẽ nhạy cảm hơn trước những cử động của thai nhi. Ngoài ra, bạn đã trải qua cảm nhận thú vị về lần đầu tiên thai máy nên có thể sẽ không quá để ý đến điều này.
  • Vị trí của nhau thai: Vị trí nhau thai bám mặt trước sẽ có thể khiến bạn khó cảm nhận rõ ràng những chuyển động của thai nhi.
  • Sự hoạt động của thai nhi: Nếu thai nhi không cử động hoặc cử động nhẹ thì bạn sẽ khó cảm nhận được điều ấy.

[/key-takeaways]

Những lưu ý khi mang thai 12 tuần

Bên cạnh việc đi tìm câu trả lời thai 12 tuần đã máy chưa; bạn nên lưu ý một số điều khi bước vào tuần thứ 12 của thai kỳ.

Những lưu ý khi mang thai 12 tuần

1. Chế độ dinh dưỡng

  • Bạn nên bổ sung thêm vitamin B1, axit folic và chất sắt. Điều này giúp hỗ trợ sản xuất hồng cầu trong máu hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu cao sau khi sinh.
  • Bạn cần uống nước đủ 2 lít/ngày để cơ thể trao đổi chất được tốt hơn. Ngoài ra, việc hấp thu chất dinh dưỡng của thai nhi cũng diễn ra dễ dàng hơn.

2. Chế độ sinh hoạt

  • Tiêm phòng khi mang thai là điều rất quan trọng, nhất là tiêm phòng cúm. Điều này sẽ giúp tăng hệ miễn dịch cho mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ cũng như sau sinh.
  • Nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục đều đặn sẽ giúp cho hai mẹ con có một thai kỳ khỏe mạnh.

[inline_article id=194749]

Như vậy bạn đã biết thai 12 tuần đã máy chưa rồi phải không? Khi 12 tuần tuổi, thai nhi đã có những cử động đầu tiên trong bụng mẹ. Nhưng để mẹ cảm nhận được rõ ràng nhất thì phải bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba bạn nhé!

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Thai 12 tuần nặng bao nhiêu? phát triển thế nào?

Mời bạn cùng đọc tiếp nội dung bài viết để tìm hiểu thai nhi 12 tuần phát triển thế nào? Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao khi mang thai 12 tuần?

Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi

1. Thai 12 tuần nặng bao nhiêu?

Thai nhi 12 tuần tuổi có cân nặng và kích thước cụ thể như sau:

  • Cân nặng khoảng 18 gram.
  • Kích thước: Chiều dài đầu mông trong khoảng 5,4 – 6,0cm.

Ở tuần tuổi này, thai nhi đã có gần như đầy đủ các bộ phận và sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.

2. Thai 12 tuần phát triển như thế nào?

Bước phát triển đáng chú ý nhất của thai 12 tuần, đó là các phản xạ. Nhìn chung, hầu hết những cơ quan quan trọng của bé đều đã có mặt và bắt đầu thực hiện những chức năng của mình.

  • Ngón tay của bé sẽ sớm có thể co và duỗi, ngón chân có thể cong vểnh ra
  • Cơ mắt khép chặt và miệng của bé đã có phản xạ mút.
  • Trong thực tế, nếu mẹ gõ hay chọc nhẹ vào bụng, bé sẽ vặn vẹo thân mình để phản ứng lại. Song vẫn còn khá sớm để mẹ có thể cảm nhận được những cử động thai nhi.
  • Ruột của bé trước đây nối trực tiếp vào dây rốn và phát triển cực kỳ nhanh chóng bên ngoài cơ thể nay đã gấp lại gọn gàng và di chuyển dần vào khoang bụng khi mẹ mang thai 12 tuần.
  • Thận cũng chuẩn bị cho sự bài tiết nước tiểu vào bàng quang của bé vào khoảng thời điểm thai 16 tuần đến 18 tuần tuổi.
  • Ở thai 12 tuần, các tế bào thần kinh nhân lên nhanh chóng và các khớp thần kinh đang được hình thành rất nhanh trong não của bé. Giai đoạn tuần 12 đến tuần thứ 18 được xem là khoảng thời gian quan trọng đối với sự phát triển bộ não của thai nhi.
  • Tạo hình khuôn mặt bé đã giống với người bình thường; đôi mắt đã chuyển từ hai bên ra mặt trước của đầu; đôi tai cũng đã ở đúng vị trí.
  • Ngoài ra, cổ của thai nhi 12 tuần tuổi cũng đã hình thành rõ rệt hơn, khiến phần đầu và thân mình trông không còn có vẻ như dính liền vào nhau nữa.
  • Lúc này, nhịp tim thai cao gấp đôi so với người trưởng thành và mẹ có thể nghe rất rõ những nhịp đập ổn định, mạnh mẽ này trong những lần siêu âm thai.

[inline_article id=118516]

[quotation title=””]

Tuần thứ 11 đến 14 cũng là cơ hội duy nhất để tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy. Đây là một buổi kiểm tra siêu âm quan trọng trong thai kỳ; kết hợp làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như Double test hay Nipt; giúp đánh giá chính xác nguy cơ bị mắc hội chứng Down ở thai nhi.

[/quotation]

thai 12 tuần phát triển như thế nào

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai 12 tuần

  • Đây là tuần cuối trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuần này, nồng độ hormone trong cơ thể mẹ sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt cho mẹ. Các triệu chứng thai nghén đã giảm nhẹ hơn.
  • Cơ thể mẹ có thể đã đầy đặn hơn, bụng bầu lúc này đã thể hiện rõ. Đặc biệt, nếu mẹ mang thai đôi hoặc đa thai, bụng bầu chắc chắn sẽ to hơn rất nhiều.
  • Khi mang thai 12 tuần, mẹ bầu có thể cảm nhận được những lần ợ nóng khó chịu đầu tiên trong suốt thai kỳ. Nguyên nhân là do nhau thai sản xuất nhiều hormone progesterone. Nội tiết tố này gây giãn cơ thắt dưới của thực quản (ngăn cách giữa thực quản và dạ dày), khiến axit trong dạ dày trào lên thực quản.

[inline_article id=134782]

  • Khi thai nhi 12 tuần tuổi, mẹ bầu cũng có thể nhận thấy âm đạo ra nhiều huyết trắng. Trong đa số trường hợp, đây là hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Song nếu huyết trắng có lẫn màu bất thường, có mùi hôi thì mẹ bầu cần gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân.
  • Mẹ mang thai 12 tuần cũng có sự thay đổi trong ham muốn tình dục. Điều này phụ thuộc vào lượng hormone thai kỳ.

>>> Mẹ có thể quan tâm: 12 tuần đã biết trai hay gái chưa?

Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ mang thai 12 tuần

mẹ bầu nên tiêm phòng cúm

Cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi: Đến giai đoạn mang thai 12 tuần tuổi, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là điều cực kỳ quan trọng đối với cả mẹ và bé. Mẹ nên cung cấp thêm vitamin B1, axit folicchất sắt, vì các chất này bổ trợ cho việc sản xuất hồng cầu trong máu giúp mẹ hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu cao sau khi sinh.

Uống đủ nước: Mẹ bầu uống đủ nước sẽ giúp thai nhi 12 tuần tuổi hấp thu các chất dinh dưỡng một cách dễ dàng. Theo khuyến cáo, mẹ nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Bắt đầu tập Kegel: Mẹ nên thực hiện các bài tập cơ sàn chậu để giúp làm dịu các triệu chứng thai kỳ và giúp phục hồi sau sinh nhanh hơn. Để thực hiện, mẹ siết cơ sàn chậu trong tối đa 10 giây (giống như khi đang đi tiểu mà mẹ nín lại để dòng nước không chảy ra), thả lỏng. Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 20 lần/ngày.

Tiêm phòng cúm: Bà bầu rất dễ bị tổn thương khi mắc phải cúm vì hệ miễn dịch suy giảm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng phụ nữ mang thai nên là nhóm được ưu tiên tiêm phòng cúm.

Bí quyết vui, khỏe khi mẹ mang thai 12 tuần

1. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng

Khi mang thai 12 tuần, một trong những ưu tiên hàng đầu của mẹ cần phải thực hiện là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi đang phát triển với tốc độ khá nhanh. Vì thế, những mẹ bầu có chế độ ăn chay thường sẽ không cung cấp đủ vitamin B1, axit folic và chất sắt cho việc sản xuất hồng cầu trong máu.

Nếu bị thiếu máu khi mang thai, mẹ bầu có nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu cao hơn sau khi sinh. Để tránh điều này, mẹ nên chuyển sang ăn các sản phẩm từ động vật để có đủ dưỡng chất cho cả bản thân và thai nhi.

2. Thư giãn, vận động nhẹ nhàng

Mẹ tránh các tình huống gây căng thẳng để hạn chế nguy cơ stress trong thai kỳ.

Tập luyện, vận động nhẹ nhàng cũng giúp mẹ bầu cải thiện sự linh hoạt và sức khỏe thai kỳ.

[inline_article id=2444]

Hy vọng qua bài viết mẹ đã hiểu sự phát triển của thai 12 tuần tuổi và có trong tay bí kíp chăm sóc bản thân trong giai đoạn này! Thai kỳ của bạn có điều gì thú vị? Hãy chia sẻ cùng các mẹ bầu khác ở phần bình luận của bài viết này nhé. Chúc mẹ sẽ luôn vui vẻ, khỏe mạnh trong suốt thai kỳ!