Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Rối loạn hành vi và phát triển

Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ nhận biết như thế nào?

Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ hay còn gọi là rối loạn tăng động giảm chú ý. Đây là một hội chứng rất phổ biến khiến trẻ nhỏ không thể tập chung vào một việc nào đó. Căn bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng song sẽ ảnh hưởng lâu dài tới tương lai của bé về sau vì vậy cha mẹ nên cẩn trọng.Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ

Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ là gì?

Rối loạn giảm tập trung được chia thành hai dạng khác biệt. Dạng thường gặp là rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder) có liên quan đến thần kinh. ADHD là một chẩn đoán được gắn cho những trẻ và người lớn thường xuyên có biểu hiện hành vi nhất định, duy trì liên tục trong một khoảng thời gian. Các đặc điểm biểu hiện thường gặp là thiếu tập trung, bốc đồng và hiếu động thái quá.

Hầu hết trẻ được chẩn đoán ADHD có biểu hiện tăng hoạt động quá đà. Những trẻ này hay “nhảy” từ việc này sang việc khác, thể hiện cả sự tăng động thể chất và duy trì tập trung liên tục kém. Theo thống kê, cứ 100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc chứng bệnh này. Việt Nam tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng theo một nghiên cứu trên 1.594 học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 3%.

Dạng ít gặp hơn được gọi là rối loạn giảm chú ý (Attention Deficit Disorder) mà không có tăng động. Mặc dù ít phổ biến như ADHD, thế nhưng ADD vẫn ảnh hưởng khoảng 4 đến 12% trẻ. Những trẻ này cũng rất kém trong việc tập trung, nhưng không bằng như hoạt động thể chất (hoặc phá hoại). Trẻ nam thường mắc bệnh này hơn trẻ nữ, gấp 3-4 lần. Tuy nhiên, trẻ nữ rơi vào nhóm không tăng động cao hơn. Những trẻ này thường ít nói và cư xử tốt hơn các trẻ nam mắc bệnh tương tự, nhưng sự giảm chú ý thì ngang nhau.

Mẫu số chung của hai nhóm này là thiếu tập trung lâu dài tới những công việc cần thiết để đạt được thành tựu. Hiện nay y học đã có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chuẩn hóa mà các nhân viên y tế có thể áp dụng chẩn đoán. Phác đồ điều trị bao gồm tất cả chẩn đoán bệnh tâm thần và các chẩn đoán khác liên quan.

Nguyên nhân gây bệnh thường do các nguyên nhân như di truyền, bệnh lý khi mang thai, tổn thương não khi sinh, bệnh lý sau sinh. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường như môi trường sống ồn ào, đông đúc, lộn xộn hay ô nhiễm cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, cũng không loai trừ khả năng do trẻ nghiện trò chơi điện tử, internet hoặc xem ti vi quá nhiều.Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ

Chẩn đoán hội chứng thiếu tập trung lâu dài ở trẻ

Trẻ bị ADD thường không được chẩn đoán trước giai đoạn 5-7 tuổi. Chủ yếu là do khi đến tuổi đi học, việc học ở trường đòi hỏi sự tập trung, vâng lời và khoảng thời gian không hoạt động, thì thầy cô giáo mới bắt đầu phát hiện những trẻ không đáp ứng được những yêu cầu trên. Ngược lại, khi bắt đầu 6 tuổi, trẻ bị ADD bắt đầu không “đạt chuẩn”. Mặc dù để thỏa điều kiện của ADD, các triệu chứng phải thể hiện trước 7 tuổi, nhưng nhiều khi những “triệu chứng” này không được xem là thái độ hành vi “có vấn đề”.

Theo Viện Hàn Lâm Nhi khoa của Mỹ thì chẩn đoán rối loạn này ở trẻ trước tuổi đi học có thể rắc rối hơn, và không đáng tin cậy. Không chỉ có năng lượng cao và thời gian tập trung chú ý ngắn so với thái độ hành vi của trẻ chập chững biết đi và trẻ chưa đến tuổi đi học bình thường, mà sự khác biệt trong tính cách và tốc độ phát triển cũng ảnh hưởng đến hành vi nữa.

Như vậy, có thể nói ADD là một chuỗi các hành vi gồm bốc đồng, hiếu động thái quá, thiếu chú tâm, mong manh, và đôi khi còn gây hấn. Việc chẩn đoán đòi hỏi có xuất hiện một vài (nhưng không phải tất cả) những hành vi trên. Chúng phải nhất quán theo thời gian và xuyên suốt những tình huống xã hội khác nhau. Một đứa trẻ hiếu động thái quá ở nhà nhưng ngoan ngoãn ở trường hoặc người lại, là có vấn đề ở hoàn cảnh chứ không phải bị ADD.

Các triệu chứng cũng phải hiện hữu ít nhất 6 tháng trước thì mới được chẩn đoán là ADD. Không có thử máu, không có chụp hình não và không có xét nghiệm nào tìm được bệnh ADD. Chẩn đoán là lâm sàng, dựa theo sự giám sát trẻ, thường được đánh giá bởi bảo mẫu hoặc thầy cô giáo của trẻ trong bản câu hỏi về thái độ hình vi. Bác sĩ thần kinh, bác sĩ tâm thần, bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ gia đình đều có thể thực hiện chẩn đoán này.

Các thái độ hành vi đánh giá theo bảng câu hỏi sẽ được xếp loại và cho điểm. Nếu điểm cao đủ để nghi ngờ ADD, một thử nghiệm dùng thuốc có thể được đưa ra và đo hiệu quả bằng bảng câu hỏi thứ hai. Mặc dù mất đến vài tuần để hoàn thành, việc thực hiện quan trọng này mục đích nhằm tăng cường độ chính xác của chẩn đoán và cung cấp một số bằng chứng cho thấy thuốc cũng có hiệu quả khả quan.

Khi xem xét chẩn đoán lâm sàng như ADD, điều quan trọng là loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng khác gây thái độ hành vi như bị ADD. Chẳng hạn trầm cảm, rối loạn stress sau chấn thương, bị lạm dụng, có vấn đề về nghe hoặc nhìn, hay bị rối loạn học tập. Trên thực tế, 25% trẻ bị ADD cũng đồng thời có một số dạng rối loạn học tập, khiến nó đáng để sàng lọc tất cả những trẻ như vậy bằng một đánh giá phát triển toàn diện.Hội chứng tăng động giảm chú ý

Các hướng điều trị hội chứng thiếu tập trung

Các hướng chữa trị thường bao gồm không chỉ là dùng thuốc. Đây là một thực tế rất thường bị bỏ qua khi ADD được tranh luận phổ biến trên báo chí. Môi trường giáo dục thuận lợi cho việc học cũng quan trọng như điều trị y tế. Điều này thường có liên quan nhiều đến cấu trúc và chương trình giáo dục đặc biệt một cách thường xuyên và một lớp học nhỏ hơn.

Phụ huynh phải được đưa vào chương trình điều trị bằng cách cơ cấu cuộc sống ở nhà một cách khác biệt và giáo dục bản thân họ và gia đình về ADD. Đôi khi hình thức lấy ý kiến cũng có lợi. Đối với nhiều trẻ, chỉ cần can thiệp cơ cấu và thái độ hành vi là đủ, không cần điều trị bằng thuốc. Cũng không được điều trị cho trẻ chỉ bằng thuốc mà không có những can thiệp khác.

Kê thuốc điều trị hội chứng thiếu tập trung lâu dài

Khi có dấu hiệu cần điều trị bằng thuốc, methylphenidate, hoặc “Ritalin®” thường được thử đầu tiên. Mặc dù có tác dụng như chất kích thích với hầu hết chúng ta, Ritalin® lại có tác dụng ngược lại đối với những trẻ bị ADD, làm dịu tinh thần và giúp trẻ tập trung tốt hơn đối với phần lớn trẻ. Thống kê cho thấy 80% trẻ bị ADD được điều trị bằng Ritalin® và 85% số trẻ này đều có tác dụng tích cực ngắn hạn.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy ước tính khoảng 3 triệu trẻ em bị chứng thiếu tập trung (ADD) đều được kê toa Ritalin®, gấp đôi con số năm 1990. Một liều thông dụng của Ritalin® là từ 5 đến 40 miligram mỗi ngày, chia làm 2 hoặc 3 cữ. Ritalin® có tác dụng nhanh, nhưng chỉ duy trì hiệu quả trong khoảng 4 tiếng, vì thế nên nhiều trẻ uống một liều vào buổi ăn sáng cho hiệu quả tốt lúc 10g sáng, nhưng cần thêm một liều thứ hai vào buổi trưa. Tác dụng phụ lớn nhất của Ritalin® là ức chế sự thèm ăn, do vậy cần phải giám sát chặt chẽ sự phát triển của trẻ khi cho dùng thuốc.

Cuối cùng…

Thống kê cho thấy con số chẩn đoán ADD đã tăng lên. Số lượng được kê toa methylphenidate, một loại thuốc điều trị từ năm 1937, đã tăng gấp ba trong vòng bảy năm qua. Tuy vậy điều này vẫn chưa rõ là do có sự gia tăng bệnh nhân ADD thật sự hay nhận thức đã cao hơn khiến dẫn tới việc chẩn đoán cũng tăng theo. Những gì mà bậc cha mẹ có thể làm để bảo vệ trẻ khỏi việc bị chẩn đoán quá đà là bảo đảm các chỉ dẫn chính xác phải được thực thi. Việc chẩn đoán chỉ nên được thực hiện khi thỏa điều kiện như mô tả trong DSM 3 (diagnostic and statistical manual of mental disorders-sách chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần).

Phụ huynh cũng cần thận trọng hơn khi trẻ dưới 5 tuổi được chẩn đoán là bị ADD. Ngộ độc chì và các rối loạn ngôn ngữ nên luôn luôn được xem xét trước và nhất thiết phải có đánh giá sự phát triển toàn diện. Trị liệu bằng thuốc với nhóm tuổi này thường không có tác dụng lâu và dễ bị nhiều tác dụng phụ.

Về ngắn hạn, ngoài việc quản lý thái độ hành vị và giáo dục, việc sử dụng thuốc phù hợp còn có thể cải thiện hành vi cho khoảng 90% trẻ. Trải nghiệm nhà trường tốt hơn và sự thành công trong việc học mang lại sự tự tin và lòng tự trọng cao hơn. Khi xét khía cạnh này, tình trạng này được cho là “có thể chữa trị được”. Tuy vậy y học chưa chứng minh được hiệu quả mang tính lâu dài của thuốc.

ADD là tình trạng lặp đi lặp lại, làm thay đổi tình cảnh và sự phát triển của trẻ, thế nên việc điều trị cần phải được đánh giá lại. Chính vì vậy mà việc định kỳ ngừng thuốc khi điều trị đối với hầu hết trẻ để đánh giá những nhu cầu thay đổi của trẻ là điều cần thiết.Hội chứng tăng động giảm chú ý

Chúng ta có đang làm hại con mình không?

Đây không phải là câu hỏi dễ trả lời. Việc chẩn đoán và điều trị trẻ một cách chính xác có thể giúp ích rất nhiều. Nhưng chẩn đoán nhầm có thể dẫn đến rủi ro khiến trẻ nhận phải sự điều trị không phù hợp và gây sai sót trong phân loại nhóm bệnh. Bậc cha mẹ, với vai trò là người bảo hộ cho trẻ, nên bảo đảm quá trình chẩn đoán tuân thủ các tiêu chuẩn đã được chấp nhận.

Phụ huynh cũng nên tham gia tích cực trong các nỗ lực quản lý thái độ hành vi và giáo dục, yêu cầu định kỳ đánh giá lại phương pháp điều trị và đừng bao giờ e ngại đặt câu hỏi và đưa ra ý kiến của mình. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Viện Hàn lâm tân thần học trẻ em và trẻ vị thành niên Hoa Kỳ (AACAP) không đưa ra hướng dẫn nào trong việc chẩn đoán trẻ dưới 6 tuổi. Dù vậy, tạp chí của hiệp hội y học Hoa Kỳ (JAMA) đã có báo cáo vào tháng 2/2000, cho thấy lượng thuốc gây tác động đến tâm thần đã được kê toa cho trẻ từ 2-4 tuổi tăng gấp 3 lần tính từ năm 1991-1995.

[inline_article id=61000]

Bậc phụ huynh phải không đồng ý cho bác sĩ chẩn đoán ADHD hoặc ADD và kê toa các loại thuốc điều chỉnh tâm thần cho trẻ chập chững đi. Trên hết, mặc dù các bác sĩ có thể là những chuyên gia về ADD, nhưng không ai rành rẽ một đứa trẻ hơn cha mẹ bé.

Linh Lan