Quá trình mang thai chứa rất nhiều nguy cơ phát sinh các vấn đề sức khỏe, trong đó điển hình là chứng tiểu đường thai kỳ. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng khi không được phát hiện và điều trị sớm. Chính vì lý do đó, mỗi thai phụ cần thực hiện thử tiểu đường thai kỳ khi đến thời điểm nhằm hạn chế những rủi ro cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản.
Thử tiểu đường thai kỳ là gì? (OGTT)
Thử tiểu đường thai kỳ (hay còn gọi là xét nghiệm tiểu đường thai kỳ-OGTT) là một phương pháp giúp tầm soát bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai ở giai đoạn sớm.
Xét nghiệm được dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và được khuyến cáo thực hiện ở tất cả các thai phụ trong thời gian tuổi thai từ 24 đến 28 tuần.
Thử tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện vào buổi sáng khi thai phụ chưa ăn uống gì hoặc sau khi đã nhịn ăn ít nhất 8 giờ (nhưng không quá 12 giờ). Các sản phụ sẽ được dặn dò ba ngày trước đó vẫn ăn chế độ tinh bột như bình thường.
Thử tiểu thai kỳ thực hiện khi nào?
Thời điểm thử tiểu đường thai kỳ tốt nhất được khuyến cáo là trong giai đoạn mang thai từ tuần 24 đến tuần thai 28. Những phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang trong giai đoạn mang thai cần chú ý đến thời điểm thực hiện tầm soát tiểu đường thai kỳ phù hợp.
Ở lần khám thai đầu tiên các mẹ bầu sẽ được bác sĩ sản khoa đánh giá nguy cơ. bác sĩ sẽ thực hiện thử đường huyết bất kỳ , nếu cho kết quả bất thường kèm với yếu tố nguy cơ sẽ được bác sĩ nội tiết tư vấn chế độ ăn để phòng tránh tiểu đường thai kỳ. Và dù kết quả là bình thường hay bất thường, thai phụ vẫn sẽ được lặp lại nghiệm pháp này khi thai từ 24 đến 28 tuần tuổi.
-Trong trường hợp trong lần thử đường huyết lần khám thai đầu tiên , kết quả xét nghiệm chỉ ra bạn đã bị đái tháo đường từ trước đó, lúc này ban sẽ được kết luận luôn là đái tháo đường và sẽ không cần làm xét nghiệm OGTT.
Quy trình thử tiểu đường thai kỳ diễn ra như thế nào?
Quy trình thử tiểu đường khi mang thai hiện nay thường được thực hiện theo phương pháp Chiến lược tiếp cận chẩn đoán 1 thì (one-step diagnostic approach) sử dụng test dung nạp 75 gramglucose (Oral Glucose Tolerance Test – OGTT):
.Cụ thể sẽ được thực hiện như sau:
- Bước 1: Thai phụ sẽ được xét nghiệm glucose lúc đói.
- Bước 2: uống glucose 75g đo đường huyết tại thời điểm 1 giờ sau khi uống đường. Bước 3: Lấy máu sau khi uống 2 giờ
Thai phụ sẽ được chẩn đoán mắc chứng tiểu đường thai kỳ nếu có ít nhất 2 chỉ số vượt hoặc bằng các ngưỡng sau đây:
Thai phụ sẽ được chẩn đoán mắc chứng tiểu đường thai kỳ nếu có ít nhất 1 chỉ số vượt hoặc bằng các ngưỡng sau đây:
Lúc đói ≥ 5.1 mmol/L( 92 mg/dL) và/hoặc 1 giờ sau ≥ 10.0 mmol/L(180 mg/dL) và/hoặc 2 giờ sau ≥ 8.5 mmol/L(153 mg/dL)
Những lưu ý cần như khi đi thử đái tháo đường thai kỳ
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống an toàn cho tất cả thai phụ khi thực hiện thử tiểu đường thai kỳ, Tuy nhiên, một số điều mẹ bầu có thể sẽ cần phải lưu ý một số điều khi thực hiện nghiệm pháp này đó là:
- Một số thai phụ có thể sẽ có cảm giác buồn nôn khi uống dung dịch đường glucose. Tuy nhiên hoàn toàn không có hại gì và bắt buộc sẽ trải qua nếu muốn làm xét nghiệm.
- Trong các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường phải nhịn đói nên mẹ bầu có thể mang theo một ít bánh ngọt để ăn ngay sau khi lấy mẫu máu cuối cùng.
- Mẹ bầu nên mang theo ít sách, báo máy nghe nhạc hay bất kỳ thứ gì để giải trí trong lúc chờ đợi giữa các lần xét nghiệm.
- Nên duy trì một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt bình thường. Không nên đột ngột thay đổi chế độ sinh hoạt.
- Khi thực hiện thử tiểu đường thai kỳ có người thân đi cùng ,vì khi nhịn đói quá lâu mẹ bầu có thể bị choáng, mệt mỏi.
- Thai phụ cần tuyệt đối tuân thủ theo mọi sự hướng dẫn của bác sĩ, từ việc vận động đến chế độ ăn uống.
- Kết quả xét nghiệm có thể có sai số nên bác sĩ có thể yêu cầu sản phụ xét nghiệm lại vào các tuần sau của thai kỳ.
Những thai phụ nên chủ động thử tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ đặc biệt quan trọng và cần thiết với những thai phụ sau đây:
- Mẹ bầu mang thai khi lớn hơn 40 tuổi
- Mẹ bầu bị béo phì (BMI) lớn hơn 25
- Mẹ có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước
- Có tiền sử sinh con nặng ký hơn 4kg
- Tiền sử thai lưu 3 tháng cuối không rõ lý do
- Tiền sử sinh con bị dị tật bẩm sinh không tìm được nguyên nhân
- Tiền sử gia đình có người bị bệnh tiểu đường tuýp 2
- Bị rối loạn phóng noãn kiểu buồng trứng đa nang
- Sử dụng các loại thuốc như corticosteroids, thuốc kháng virus, hoặc nhiễm HIV…
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe nguy hiểm mà các mẹ bầu nên đặc biệt quan tâm và nên tiến hành thử tiểu đường thai kỳ khi đến thời điểm hoặc bản thân nằm trong nhóm nguy cơ cao.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chính là biện pháp an toàn và duy nhất giúp mẹ bầu phát hiện sớm tình trạng bệnh để có thể chủ động hơn trong quá trình điều trị bệnh nếu có.