Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Trẻ 6 tháng ăn được thịt gì? Gợi ý mẹ món ăn bổ dưỡng cho bé

Chính vì thế, MarryBaby sẽ giải đáp cho cha mẹ thắc mắc “trẻ 6 tháng ăn được thịt gì” và gợi ý một số món ăn dặm bổ dưỡng từ các loại thịt ấy cho bé 6 tháng tuổi.

1. Trẻ 6 tháng ăn được thịt gì?

Theo khuyến nghị của CDC Hoa Kỳ, trẻ 6 tháng tuổi có thể ăn được nhiều loại thịt khác nhau như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá thịt trắng… Khi được 6 tháng tuổi, cơ thể bé đã có thể hấp thu các chất dinh dưỡng có trong những loại thực phẩm này. Thịt heo, thịt gà, thịt bò, lòng đỏ trứng, tôm, cá thịt trắng… là nguồn bổ sung sắt và kẽm tuyệt vời cho bé trong giai đoạn ăn dặm.

Từng loại thịt có những chất dinh dưỡng gì, cha mẹ nên lưu ý gì khi cho trẻ 6 tháng tuổi ăn các loại thịt này không. Say đây là một số thông tin chi tiết:

1.1 Thịt lợn

Trẻ 6 tháng ăn được thịt gì? Thịt lợn
Trẻ 6 tháng ăn được thịt gì? Thịt lợn là loại thịt bé 6 tháng tuổi dễ tiêu hoá

Thịt lợn là loại thịt đầu tiên trong danh sách trẻ 6 tháng ăn được thịt gì. Thịt lợn có chứa axit amin, creatine, glycogen, acid latic,… giúp bé có hệ tiêu hóa non nớt dễ hấp thu tốt.

Ngoài ra, thịt lợn giúp đóng góp vào cơ thể bé nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau như photpho, kali, nicaxin, vitamin B6, vitamin B12, kẽm… 

1.2 Thịt gà

Thịt gà là loại thịt thứ 2 trong danh sách trẻ 6 tháng ăn được thịt gì. Thịt gà giàu protein và sắt. Tuy nhiên trẻ 6 tháng tuổi sẽ hơi khó tiêu hoá hơn thịt lợn một chút. Do đó, mẹ nên chọn phần đùi hoặc lườn gà để giúp bé dễ ăn hơn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ mấy tháng ăn được trứng gà và cách chế biến món ngon cho con

1.3 Thịt bò

Trong thịt bò chứa nhiều vitamin B12, kẽm, sắt… nhưng loại thịt này lại khiến bé khó tiêu. Chính vì thế, mẹ nên cho bé tập làm quen với thịt lợn, thịt gà trước rồi mới cho bé tập làm quen với thịt bò. 

1.4 Cá thịt trắng

Cá thịt trắng
Trẻ 6 tháng ăn được thịt gì? Trẻ 6 tháng ăn được cá thịt trắng bao gồm cá diêu hồng, cá thu, cá basa, cá trê, cá bơn, cá rô phi,…

Giống với thịt lợn, thịt cá cũng là một loại thịt trẻ 6 tháng tuổi nên ăn trong thực đơn của trẻ 6 tháng ăn được thịt gì. Nguyên nhân là vì trong thịt cá chứa vitamin B3, giúp cho quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru và thúc đẩy sự thèm ăn.

2. Gợi ý những món ăn dặm “bổ dưỡng” từ thịt cho bé 6 tháng

Sau khi cha mẹ đã biết trẻ 6 tháng ăn được thịt gì. Marrybaby sẽ gợi ý một vài món ăn dễ nấu, bổ dưỡng từ các loại thịt mà trẻ 6 tháng tuổi ăn được. Mời cha mẹ cùng tham khảo:

2.1 Cách nấu cháo thịt bằm với đậu Hà Lan cho bé 6 tháng tuổi

Trẻ 6 tháng ăn được cháo thịt gì?
Trẻ 6 tháng ăn được cháo thịt gì? Ăn được cháo thịt lợn bằm với đậu Hà Lan không?

Nguyên liệu:

  • 30g thịt lợn nạc.
  • 30g đậu Hà Lan.
  • 35g gạo.
  • 1 thìa cà phê dầu ăn.

Cách nấu cháo thịt lợn bằm với đậu Hà Lan:

  • Bước 1: Cho đậu Hà Lan vào nồi nước xâm xấm mặt rồi đun cho đến khi đậu chín mềm, lấy ra nghiền nhỏ vừa ăn.
  • Bước 2: Vo gạo. Cho gạo vào nồi, đổ nước luộc đậu vào với lượng vừa phải rồi bắt lên bếp, bật lửa vừa đun cho sôi.
  • Bước 3: Sau khi cháo chín nhừ, mẹ cho thịt heo băm nhỏ vào đợi cho chín. Cuối cùng là bỏ đậu Hà Lan vào khuấy đều. Nêm thêm chút dầu ăn là xong.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách nấu cháo thịt heo cho bé ăn dặm ngon miệng lớn nhanh như thổi

2.2 Cách nấu cháo thịt gà hạt sen cho trẻ 6 tháng ăn dặm

Thịt gà, hạt sen
Trẻ 6 tháng ăn được cháo thịt gì? Ăn được cháo thịt gà với hạt sen không?

Nguyên liệu:

  • 35g gạo nấu cháo.
  • 30g thịt gà.
  • 25g hạt sen.

Cách nấu cháo cháo thịt gà hạt sen:

  • Bước 1: Hạt sen ngâm từ đêm hôm trước cho nhanh bở, rửa sạch.
  • Bước 2: Nếu chưa nấu cháo sẵn thì mẹ có thể cho thịt gà, hạt sen vào ninh cùng cháo cho ngọt nước.
  • Bước 3: Còn nếu mẹ đã nấu cháo rồi thì có thể cho thịt gà, hạt sen vào luộc hoặc hầm chín.
  • Bước 4: Sau đó gỡ thịt ra rồi băm nhỏ, hạt sen thì nghiền nhuyễn.
  • Bước 5: Bắc nồi cháo lên, mẹ cho thịt gà, hạt sen vào đảo đều đến khi sôi lăn tăn mẹ thêm một chút mắm dành riêng cho bé.
  • Bước 6: Cuối cùng mẹ tắt bếp nêm 5ml dầu oliu để cháo gà hạt sen cho bé ăn dặm nguội rồi cho bé ăn.

>> Mẹ có thể xem thêm: 15 cách nấu cháo gà cho bé ăn dặm thơm ngon và dễ làm

2.3 Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với thịt bò, bí đỏ, nấm 

Cháo nấm bí đỏ thịt bò
Trẻ 6 tháng ăn được thịt gì? Hãy cho bé thử cháo thịt bò với bí đỏ, nấm

Nguyên liệu:

  • 20g thịt bò đã xay.
  • 15g bí đỏ.
  • 3 cây nấm hương.
  • 50 – 100 ml nước dùng xương chân gà ninh.
  • 100g cháo đã nấu sẵn.
  • 1 muỗng canh dầu ô liu.

Cách nấu cháo thịt bò với bí đỏ, nấm:

  • Bước 1: Bí đỏ, nấm thái cắt nhỏ hạt lựu và nấu sôi. 
  • Bước 2: Vặn nhỏ lửa rồi cho cháo vào nấu cùng và tắt bếp.
  • Bước 3: Dùng máy xay nhuyễn thức ăn trong nồi.
  • Bước 4: Tiếp tục bật bếp cho thịt bò xay vào cùng hỗn hợp xay nhuyễn và khuấy đều rồi tắt bếp.
  • Bước 5: Đổ cháo ra chén, cho thêm muỗng canh dầu ô liu vào. Hòa tan hỗn hợp để ấm cho trẻ 6 tháng dùng.

>> Mẹ có thể xem thêm: 5 công thức nấu cháo thịt bò cho bé ăn “liên tù tì”

2.4 Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với cháo cá diêu hồng nấu với cà chua

Cháo cá diêu hồng với cà chua
Trẻ 6 tháng ăn được cháo thịt gì? Hãy cho bé thử cháo cá diêu hồng với cà chua

Nguyên liệu:

  • 3 nắm gạo tẻ.
  • 1 con cá diêu hồng.
  • 4 quả cà chua.
  • Vài lát gừng.
  • Gia vị ăn dặm, dầu ô liu cho bé.

Cách nấu cháo cá diêu hồng nấu với cà chua:

  • Bước 1: Cá diêu hồng mua về rửa sạch với nước, để ráo rồi lọc lấy thịt. Cà chua rửa sạch, thái hình múi cau. Gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập, thái nhuyễn.
  • Bước 2: Đem cá đun sôi với gừng trong 5-10ph rồi vớt ra lọc thịt và xé nhuyễn.
  • Bước 3: Trụng cà chua qua nước sôi khoảng 2-3 phút sau đó nghiền mịn, lọc rây.
  • Bước 4: Vo gạo nấu cháo, rồi lần lượt cho cá, nên nếm gia vị. Cho cà vào nấu cuối cùng.
  • Bước 5: Cho cháo cá diêu hồng ra tô, thêm 1/2 thìa cà phê dầu ăn rồi cho bé thưởng thức.

>> Mẹ có thể xem thêm: 6 cách nấu cháo cá diêu hồng không tanh cho bé ăn dặm tăng cân “vù vù”

3. Lưu ý gì khi cho trẻ 6 tháng tuổi ăn thịt

Dù đã biết trẻ 6 tháng ăn được thịt gì nhưng mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cha mẹ nên cho trẻ 6 tháng tuổi ăn 30 gram thịt mỗi ngày.
  • Mẹ nên đa dạng hoá thực phẩm, cách chế biến nguyên liệu.
  • Hơn nữa, cha mẹ nên xay nhuyễn, nghiền nhỏ để nấu cháo hoặc nấu súp cho bé 6 tháng dễ ăn.
  • Trẻ 6 tháng chưa dùng được nhiều gia vị, mẹ nên thay thế thành gia vị ăn dặm hoặc không cần thêm cũng được.
  • Dù ăn được thịt bò nhưng mẹ không nên cho bé dùng các sản phẩm từ sữa bò. Trẻ 6 tháng sẽ khó tiêu và dị ứng.
  • Mẹ nên hạn chế cho trẻ 6 tháng tuổi ăn các loại hải sản. Hệ tiêu hoá của bé 6 tháng chưa đủ mạnh để tiêu hoá hải sản. Bé cũng dễ bị dị ứng.
  • Mẹ vẫn cho trẻ bú và ăn dặm song hành. Vì thời điểm này lượng thực phẩm bé ăn chưa nhiều nên vẫn cần dùng sữa để đảm bảo dinh dưỡng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 6 tháng tuổi biết làm gì? Những biến chuyển mạnh mẽ của bé

[inline_article id=190193]

Hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc trẻ 6 tháng ăn được thịt gì. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm có thể chọn được thực phẩm phù hợp với bé trong giai đoạn đầu tập ăn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bé 6 tháng tuổi biết làm gì? Những biến chuyển mạnh mẽ của bé

6 tháng tuổi là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé về mọi mặt; do đó mẹ nào cũng muốn biết bé 6 tháng tuổi có thể làm gì. Hơn nữa, giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi là khoảng thời gian rất đặc biệt; vì hầu hết các bé ở độ tuổi này thường vui vẻ, thích cười và muốn “chơi” cùng bố mẹ.

Để tìm hiểu bé 6 tháng tuổi biết làm gì, mẹ hãy điểm sơ qua những sự phát triển của bé yêu; các cột mốc phát triển; chế độ dinh dưỡng của bé và bí quyết nuôi con dưới đây nhé.

1. Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

Trước khi trả lời “bé 6 tháng tuổi biết làm gì”; MarryBaby chia sẻ với mẹ về cột mốc phát triển điển hình và chung nhất.

1.1 Các chỉ số chiều cao, cân nặng và chiều dài bé 6 tháng tuổi

Theo bảng chiều cao và cân nặng của WHO, trên trung bình, bé gái 6 tháng tuổi sẽ có cân nặng 7,3kg và chiều dài 65,7cm; bé trai 6 tháng thì sẽ nặng 7,9kg và dài 67,6cm. Mẹ có thể thấy bé 6 tháng tuổi phát triển chậm lại.

Đến thời điểm này, trẻ 6 tháng tuổi đã tăng hơn gấp đôi trọng lượng lúc mới sinh.

1.2 Các cột mốc phát triển chung

Nhìn chung, những gì bé 6 tháng tuổi có thể làm mà mẹ cần biết bao gồm:

  • Mốc phát triển điển hình: Bé có thể dựa vào tay để nâng đỡ cơ thể khi ngồi; bé 6 tháng tuổi biết bập bẹ, thể hiện cảm xúc và tò mò về thê giới xung quanh. Trẻ có xu hướng lấy mọi thứ cho vào miệng.
  • Giấc ngủ bé 6 tháng tuổi: Bé có thể bắt đầu ngủ suốt đêm; và ngủ giấc trưa từ 2-3 lần/ngày.
  • Thức ăn và tập ăn dặm cho bé: Bé bắt đầu tập ăn dặm trong giai đoạn này; tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng chính vẫn đến từ sữa mẹ.

Trẻ bước vào giai đoạn 6 tháng đánh dấu rất nhiều cột mốc phát triển của bé. Vậy bé 6 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.

2. Bé 6 tháng tuổi biết làm gì? Cột mốc phát triển

2.1 Biết ngồi và bắt đầu tập đứng

  • Chịu nhiều trọng lượng hơn ở chân.
  • Bé bắt đầu tập ngồi
  • Có thị lực gần bằng thị lực của người lớn.
  • Hay hóng chuyện và nghe ngóng để tương tác.
  • Một số bé có thể lấy tay nắm chân và lắc người qua lại.
  • Nếu mẹ đỡ, bé có thể tự nảy người lên khi ở tư thế đứng.
  • Biết lật người từ nằm ngửa sang nằm sấp và trở người lại.
  • Bé biết chuyền đồ vật (như đồ chơi) từ tay này sang tay kia.

>> Cùng chủ đề bé 6 tháng tuổi biết làm gì: Trẻ mấy tháng biết đứng?

2.2 Biết phản ứng với cảm xúc của mọi người

Những gì mẹ thấy bé 6 tháng tuổi biết làm đó là học cách kết nối với mọi người xung quanh:

Bé 6 tháng tuổi biết làm gì
Bé 6 tháng tuổi biết làm gì? Cười khi thấy mọi người vui

[key-takeaways title=”Đọc thêm bài viết:”]

[/key-takeaways]

2.3 Trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì? Biết thể hiện nhu cầu của mình

Để biết bé 6 tháng tuổi có thể làm gì, mẹ hãy quan sát cách bé bày tỏ cảm xúc:

  • Bé sẽ bám theo mẹ hơn so với cha.
  • Bé biết thể hiện cảm xúc bằng cách phát ra âm thanh.
  • Không thích trời mưa hoặc những âm thanh to thất thường.
  • Bé thích một món đồ chơi nào đó hay tỏ ra không bằng lòng khi người lạ bế.
  • Phản ứng lại biểu hiện cảm xúc của người khác như khi chọc bé sẽ cười, khi bị la mắng bé sẽ khóc.

Một số cột mốc phát triển khác:

  • Quay về hướng có người gọi tên bé.
  • Phản hồi lại khi bố mẹ nói chuyện với con.
  • Tìm hiểu về thế giới thông qua vị giác và xúc giác.
  • Tập “nói chuyện”. Mẹ sẽ thấy bé vu vơ vài từ như “ơ, ồ và à” hay bập bẹ vài từ như “m” và “b”.

Đến đây, hy vọng bài viết đã giúp mẹ biết bé 6 tháng tuổi có thể làm gì.

3. Các vấn đề thường gặp ở trẻ 6 tháng tuổi

Không chỉ biết bé 6 tháng tuổi có thể làm gì; mẹ cần lưu ý một số vấn đề thường gặp để có thể chăm sóc con tốt nhất.

3.1 Bé 6 tháng tuổi chưa biết ngồi có sao không?

Câu trả lời là KHÔNG SAO, với điều kiện là bé vẫn đạt được các cột mốc phát triển khác.

Như cha mẹ đã biết ở nội dung “bé 6 tháng tuổi biết làm gì”. Thông thường, trẻ có thể tự ngồi dậy mà không cần trợ giúp khi được khoảng 6 tháng tuổi. Vì cơ cổ, phần trên cơ thể và cơ lưng đã phát triển đầy đủ hơn; nhưng có trẻ sẽ ngồi dậy sớm hơn hoặc muộn hơn.

Tuy nhiên, vào cuối tháng thứ 7, nếu em bé của mẹ không thể tự ngồi; mẹ hãy kiểm tra với bác sĩ.

3.2 Bé 6 tháng tuổi chưa cứng cổ có là bất thường?

Câu trả lời là CÓ. Theo cột mốc phát triển “bé 6 tháng tuổi biết làm gì”; ở giai đoạn này, cổ của bé cứng cáp và bé đã có thể kiểm soát được đầu của mình.

Do đó, nếu bé 6 tháng tuổi không kiểm soát đầu tốt; mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc đưa bé đi thăm khám tại các cơ sở y tế.

>> Cùng chủ đề bé 6 tháng tuổi biết làm gì: Trẻ mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?

3.3 Các dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ 6 tháng tuổi

Không chỉ biết bé tháng tuổi có thể làm gì; các dấu hiệu chậm phát triển của trẻ cũng được nhiều mẹ quan tâm.

Một số dấu hiệu của sự chậm phát triển kỹ năng vận động, thể chất bao gồm:

  • Có vẻ mệt rất nhanh.
  • Trẻ bị cứng hoặc căng cơ.
  • Chuyển động khập khiễng.
  • Không có khả năng kiểm soát đầu.
  • Không với hoặc đưa đồ vật lên miệng.
  • Bé không theo kịp những đứa trẻ cùng tuổi khi chúng chơi cùng nhau.

Nếu mẹ thấy những biểu hiện trên, hãy cho trẻ đi thăm khám với bác sĩ để có những phương pháp can thiệp kịp thời.

4. Hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ 6 tháng tuổi

4.1 Chế độ dinh dưỡng cho bé

Bé 6 tháng tuổi biết làm gì còn tùy thuộc vào sự phát triển của bé; trong đó chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Mẹ cần lưu ý một số điều:

  • Trẻ 6 tháng đã bắt đầu tập ăn dặm: Tuy nhiên, bé vẫn cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức vì đây là nguồn dinh dưỡng chính của con. Trong khoảng thời gian từ 4-6 tháng; trẻ thường uống 120ml – 200ml sữa trong mỗi lần bú và sẽ bú từ 3-5 giờ một lần.
  • Chưa cần cho bé uống nước vội: Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho trẻ nên mẹ chưa cần cho trẻ uống nước.
  • Không cho bé uống nước ép trái cây: Các chuyên gia khuyến cáo trẻ trong năm đầu tiên chỉ nên bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

[key-takeaways title=”Đọc thêm bài viết:”]

[/key-takeaways]

Chế độ dinh dưỡng cho bé
Bé 6 tháng tuổi biết làm gì? Biết tập ăn dặm

4.2 Cách tập cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm

Nếu mẹ băn khoăn “bé 6 tháng tuổi biết làm gì”; câu trả lời là bé biết tự ngồi được và bắt đầu tập ăn dặm.

Hầu hết trẻ ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi; nhưng mẹ cần phải biết những dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm để canh đúng thời điểm cho bé chuyển sang chế độ ăn mới.

Cách tập cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm:

Bước 1: Mua thức ăn chế biến sẵn cho trẻ: Có nhiều loại thức ăn chế biến sẵn cho trẻ mà mẹ có thể lựa chọn mua từ cửa hàng nếu không có thời gian để tự chế biến. Mẹ hãy ưu tiên các sản phẩm ít đường; ít chất bảo quản hoặc lựa chọn các thực phẩm hữu cơ.

Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng cho bé ăn dặm: Khi con bắt đầu ăn dặm, mẹ sẽ cần chuẩn bị một số đồ dùng như sau:

  1. Ghế ăn cho trẻ em.
  2. Thìa mềm và bát để bé ăn.
  3. Yếm để lót những đồ ăn rớt ra áo của bé.

Bước 3: Tự chế biến thức ăn cho trẻ: Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ nên tự chế biến thức ăn cho trẻ ăn dặm. Vì đây là cách tốt nhất để con yêu ăn được thực phẩm tươi và sạch.

Mẹ có thể hấp một loại rau mềm như bí, đậu ngọt hoặc xay nhuyễn một loại quả tươi như quả bơ để con làm quen với mùi vị đầu tiên của thức ăn dặm.

Bước 4: Những lưu ý khi cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm: Mẹ hãy cho bé ăn từng loại thức ăn một để theo dõi bé có bị dị ứng không. Ngoài ra cũng cần lưu ý một số điều:

  • Không nên ép bé ăn hết một khẩu phần ăn.
  • Nên cho con ăn một loại thức ăn mới nhiều lần để con quen với mùi vị và kết cấu món ăn.
  • Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm dẫn đến nguy cơ bé bị mắc nghẹn; và không dùng mật ong.
  • Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn chỉ 1–2 thìa súp mỗi lần và cho bé ăn 2-3 lần trong ngày. Sau đó, mẹ từ từ tăng dần lên khoảng 4-5 thìa súp mỗi lần cho bé ăn khi con lớn hơn.

[key-takeaways title=”Mẹ tham khảo thêm:”]

[/key-takeaways]

4.3 Cách chăm sóc giấc ngủ cho bé 6 tháng tuổi

Khi được 6 tháng, nhiều trẻ ngủ suốt đêm (10 – 11 tiếng); ngủ hai đến ba giấc vào ban ngày (1,5 – 2 tiếng). Nếu con không ngủ suốt đêm thì cũng không sao cả vì mỗi bé có những nhu cầu về giấc ngủ khác nhau.

Một số vấn đề với giấc ngủ của bé:

Bé tăng trưởng nhanh, bị nhiễm trùng hoặc mọc răng cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm.

Khi được 6 tháng, nhiều bé bắt đầu lật người từ sau ra trước, đây có thể là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ khi đi ngủ. Tuy nhiên, khi được 6 tháng, nguy cơ đột tử ở trẻ (SIDS) đã giảm đáng kể.

Các chuyên gia khuyến nghị cha mẹ luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ; nhưng không cần phải điều chỉnh lại nếu trẻ lăn lộn trong khi ngủ.

Để giảm nguy cơ SIDS cho trẻ, mẹ có thể thực hiện những điều dưới đây:

  • Cho bé nằm ngủ với quạt.
  • Không treo rèm cửa sổ trong nhà.
  • Không sử dụng đệm lót cũi, kể cả loại “thoáng khí”.
  • Giữ nhiệt độ phòng mát mẻ và thoải mái để bé không thấy nóng, dẫn đến khó ngủ.
  • Không quấn khăn cho bé khi ngủ vì có thể gây nguy hiểm nếu khăn bị lỏng khi bé trở nên hiếu động hơn.
  • Không đặt trong giường ngủ của bé những vật dụng mềm hoặc lỏng như chăn, mền, gối hoặc thú nhồi bông.

>> Liên quan đến bé 6 tháng tuổi biết làm gì: 12 cách phòng tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh

Giấc ngủ của bé 6 tháng tuổi
Bé 6 tháng tuổi biết làm gì phụ thuộc vào việc chăm sóc giấc ngủ cho bé

4.4 Lịch chích ngừa cho bé mẹ cần lưu ý

Trẻ 6 tháng cần được tiêm các loại vắc-xin sau theo lịch tiêm chủng của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh:

  • Bại liệt.
  • Cảm cúm.
  • Phế cầu khuẩn.
  • Bạch hầu, uốn ván và ho gà.
  • Haemophilus Influenzae tuýp b (vi khuẩn Hib).
  • Rotavirus (virus gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ).

Các tác dụng phụ của việc tiêm ngừa thường nhẹ và có thể bao gồm: sốt nhẹ, mẩn đỏ tại chỗ tiêm; bé quấy khóc hoặc buồn ngủ. Nếu bé phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin; mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám.

>> Cùng chủ đề bé 6 tháng tuổi biết làm gì: Chăm sóc bé 6 tháng bị sốt

4.5 Cách chăm sóc răng miệng cho bé

Bé cũng có thể bắt đầu mọc răng trong tháng này. Bác sĩ nhi khoa khuyên cha mẹ nên theo dõi các dấu hiệu trẻ mọc răng; và bắt đầu vệ sinh răng miệng cho bé.

Học viện Nha khoa Nhi Hoa Kỳ khuyến cáo mẹ nên bắt đầu chải nướu cho trẻ bằng bàn chải mềm ngay khi mới sinh. Mẹ có thể thêm một lượng nhỏ kem đánh răng để làm sạch răng trẻ đang mọc.

4.6 Những hoạt động cho trẻ phát triển toàn diện

Các chuyên gia không khuyến nghị mẹ sử dụng xe tập đi cho bé vì con yêu có nguy cơ té ngã. Thay vào đó, cha mẹ hãy khuyến khích bé học cách đứng bằng việc giữ bé ở tư thế đứng thẳng.

Mẹ có nhớ bé 6 tháng tuổi biết làm gì không; bé rất thích nói chuyện với bố mẹ. Mẹ hãy dành nhiều thời gian chơi cùng bé những trò như ú òa, các trò chơi tương tác để giúp bé phát triển trí não cũng như các kỹ năng cần thiết.

Chú ý không cho bé chơi những mảnh đồ chơi nhỏ vì có thể làm bé nghẹt thở, bị hóc khi cho vào miệng.

Như mẹ đã biết về việc bé 6 tháng tuổi biết làm gì; đây là giai đoạn bé rất hiếu động và thích cầm nắm mọi vật trước mắt. Vì vậy, mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ mọi thứ trong nhà, nhất là đồ chơi của bé để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn.

>> Cùng chủ đề bé 6 tháng tuổi biết làm gì: Top 15+ đồ chơi cho trẻ 5-6 tháng tuổi

Hoạt động cho bé phát triển toàn diện
Bé 6 tháng tuổi biết làm gì, chơi gì?

4.7 Gợi ý lịch sinh hoạt cho bé 6 tháng

Khi được 6 tháng tuổi, bé yêu sẽ năng động hơn rất nhiều so với những tháng trước và cần nhiều sự chú ý hơn.

Một ngày của trẻ 6 tháng tuổi điển hình như sau:

  • 07:00: Bé thức dậy và ăn sáng bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ cũng có thể chuẩn bị bữa sáng cho con ăn dặm như bơ, chuối hoặc dâu tây xay nhuyễn. Mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình trước rồi cho trẻ ăn dặm.
  • 09:00: Giấc ngủ ngắn đầu tiên trong ngày khoảng 45 phút đến 1 tiếng.
  • 10:00: Thức dậy, ăn bữa phụ và chơi với bố mẹ.
  • 11:30: Có giấc ngủ ngắn khoảng 1 tiếng.
  • 12:30: Thức dậy và ăn bữa trưa. Nếu mẹ cho trẻ ăn dặm thì nên chuẩn bị một bữa nhỏ với rau, ngũ cốc hoặc trái cây xay nhuyễn.
  • 14:00: Ngủ trưa.
  • 16:00: Thức dậy, bú bình và chơi đùa.
  • 18:00: Cho bé ăn bữa tối. Mẹ có thể đặt em bé ngồi trên ghế cao và ăn cùng với tất cả các thành viên trong gia đình.
  • 19:00: Tạo thói quen trước khi đi ngủ như tắm, kể chuyện, massage cho trẻ hoặc mẹ đung đưa ru con ngủ.
  • 19:30: Cho bé đi ngủ.

>> Liên quan đến bé 6 tháng tuổi biết làm gì: Lịch sinh hoạt chuẩn khoa học cho trẻ 6 tháng

Tóm lại, cha mẹ cần biết làm những gì khi bé 6 tháng tuổi?

Bé bắt đầu lấy và với các vật dụng như tách cà phê nóng mẹ uống vào buổi sáng hoặc chạm vào chảo chiên đang đun nấu với nhiệt độ cao.

Trong tháng này, hãy đặc biệt lưu ý những món đồ nằm trong tầm với của trẻ phải an toàn. Nếu bé bị bỏng, hãy xử lý vùng da đó bằng nước mát, băng kín bằng băng vải cho đi cấp cứu ngay.