Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thực phẩm giàu sắt – Liệu đã đủ cho phụ nữ mang thai?

Trong bài viết này, Marrybaby sẽ phần nào giải đáp để bạn có thêm thông tin cũng như biết cách bổ sung sắt hiệu quả khi mang thai. Bạn hãy cùng Marrybaby dành vài phút để theo dõi nhé!

Dùng thực phẩm giàu sắt cho bà bầu: Liệu đã đủ?

Như đã đề cập, mỗi ngày, cơ thể bà bầu cần khoảng 30mg sắt nguyên tố [12]. Lượng sắt này có thể được bổ sung bằng cách thêm các thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn như thịt nạc đỏ, thịt gia cầm và cá. Ngoài ra, sắt còn được tìm thấy trong các thực phẩm như một số loại ngũ cốc ăn sáng được bổ sung chất sắt, đậu và rau [4].

Việc thêm các thực phẩm giàu sắt cho bà bầu vào chế độ ăn là điều thường được khuyến khích thực hiện để đảm bảo cung cấp đủ sắt mà cơ thể cần. Ngoài ra, một số các loại thực phẩm giàu chất sắt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi có thể phối hợp với nhau để hỗ trợ nâng cao sức khỏe [8].

Tuy nhiên, khi thêm thực phẩm giàu sắt cho bà bầu vào chế độ ăn, mẹ cần tìm hiểu kỹ và có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ bởi một số thực phẩm giàu sắt có thể không phù hợp với phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, nếu chỉ bổ sung sắt qua thực phẩm giàu sắt thì có thể không đáp ứng được nhu cầu sắt mà cơ thể cần trong suốt thai kỳ [9]. Bởi cơ thể con người chỉ hấp thu được 10 – 15% lượng sắt trong thực phẩm động vật và 5% sắt trong thực phẩm thực vật. Để bổ sung đủ sắt từ thực phẩm, bạn có thể phải ăn một khối lượng thức ăn chứa lượng sắt gấp 10 lần nhu cầu khuyến cáo [12.] 

Sử dụng viên uống bổ sung – Giải pháp đảm bảo cung cấp đủ sắt cho thai kỳ

thực phẩm giàu sắt cho bà bầu và viên sắt

Nếu mẹ chỉ bổ sung sắt bằng các loại thực phẩm giàu sắt thì sẽ không đủ. Vì thế, mẹ cần bổ sung thêm sắt qua viên uống với liều lượng phù hợp để đảm bảo đạt được lượng khuyến nghị hằng ngày [9].

Hiện tại, viên bổ sung sắt có thể tạm phân loại thành: thuốc bổ sung sắt (Medicinal Product) và thực phẩm chức năng (hay còn gọi là thực phẩm bổ sung – Food Supplement). Trước hết hãy cùng làm rõ sự khác biệt của 2 khái niệm này, cụ thể:

Thực phẩm chức năng (Food Supplement) [7], [13]

Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bổ sung (Food Supplement) thường sẽ có sự đa dạng các vitamin, khoáng chất hoặc các chất có tác dụng dinh dưỡng/sinh lý, được sản xuất nhằm bổ sung cho chế độ ăn thông thường với mục tiêu đạt được lợi ích về sức khỏe. Điều này có nghĩa là các sản phẩm này sẽ thiên về dự phòng hơn.

Trước khi đưa ra thị trường, thực phẩm chức năng cũng sẽ được cơ quan y tế có thẩm quyền đánh giá về mức độ an toàn, thành phần gây hại. Tuy nhiên, tính hiệu quả của các sản phẩm này thường không được chứng minh bởi nghiên cứu lâm sàng. 

Về mặt sản xuất, thực phẩm chức năng thường sẽ được kiểm soát sản xuất theo tiêu chí, quy định liên quan đến thực phẩm. Thông tin trên bao bì sẽ chỉ đề cập đến thành phần, liều dùng, giá trị dinh dưỡng và các cảnh báo liên quan.

Thuốc (medicinal product) [7]

Không giống với thực phẩm chức năng, thuốc (medicinal product) được sử dụng trong việc chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị bệnh; tính an toàn, hiệu quả, các tác dụng ngoại ý đã được chứng minh bởi các nghiên cứu lâm sàng. Ngoài ra, sản phẩm còn được đánh giá về tỷ lệ rủi ro – lợi ích trước khi được cấp phép. Việc sử dụng thuốc cần dựa trên các khuyến cáo điều trị hay hướng dẫn thực hành y khoa.

Đặc biệt, các sản phẩm này bắt buộc phải được theo dõi và đánh giá các trường hợp liên quan đến cảnh giác dược, tức độ an toàn của thuốc. Về mặt sản xuất, hệ thống chất lượng sản phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc  của Tổ chức y tế thế giới. Chuỗi cung ứng nguyên liệu ban đầu phải ổn định, được kiểm soát và phê duyệt. Bên cạnh đó, đối với thuốc  thì thông tin trên bao bì phải thể hiện rõ chỉ định điều trị, liều dùng và cách sử dụng cũng như tác dụng không mong muốn có thể gặp phải. 

Đối với viên bổ sung sắt, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để có được sản phẩm phù hợp trong trường hợp cần phòng ngừa hay điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời gian mang thai. 

Hiện thuốc bổ sung sắt cũng có nhiều loại với hàm lượng sắt và dạng bào chế khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các thuốc bổ sung có cơ chế phóng thích sắt kéo dài giúp phóng thích sắt  tại nơi hấp thu tối đa nhất (từ tá tràng đến hỗng tràng) và phóng thích có kiểm soát, tránh phóng thích sắt ào ạt trong ống tiêu hóa, giúp giảm kích ứng niêm mạc dạ dày – ruột để hạn chế một số tác dụng phụ khi dùng viên uống sắt như táo bón, nôn, buồn nôn,… Từ đó, việc hấp thu sắt sẽ tối ưu hơn và tăng tính dung nạp cho mẹ bầu.

[affiliate-product id=”317973″ sku=”HHGTardy” title=”Tardyferon B9″ newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

Một số vitamin và khoáng chất cần thiết khác trong quá trình mang thai bên cạnh sắt

thực phẩm giàu sắt cho bà bầu và canxi

Axit folic [3]

Với lượng khuyến nghị hằng ngày là 600μg, việc bổ sung đầy đủ axit folic trong thời gian mang thai sẽ giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của não và cột sống ở thai nhi. Bên cạnh đó, dưỡng chất còn hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển chung của thai nhi và nhau thai. Chất này được tìm thấy trong các loại ngũ cốc tăng cường, bánh mì, mì ống, đậu phộng, rau lá xanh đậm, nước cam và các loại đậu. Ngoài ra để đảm bảo bổ sung đủ, nên uống viên acid folic hoặc vitamin tổng hợp hằng ngày với liều axit folic là 400μg.

Canxi [3], [9]

Canxi được biết đến với vai trò xây dựng hệ thống xương và răng chắc khỏe. Bạn có thể bổ sung canxi bằng các loại thực phẩm như sữa, phô mai, sữa chua, cá mòi, rau lá xanh đậm. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế Giới và của Bộ Y tế Việt Nam, phụ nữ mang thai cần tối thiểu 1000-1200mg canxi mỗi ngày.

Vitamin D và vitamin A

Vitamin D phối hợp với canxi để giúp xương và răng của thai nhi phát triển. Vitamin D cũng rất cần thiết đối với da và mắt. Tất cả phụ nữ, dù mang thai hay không, đều cần cung cấp 600 IU vitamin D mỗi ngày. Phụ nữ mang thai có thể bổ sung vitamin D qua các loại thực phẩm như các loại cá béo (cá hồi, cá thu), lòng đỏ trứng, các loại sữa… [3].

Vitamin A là vi chất dinh dưỡng quan trọng cho bà bầu và thai nhi. Ngoài vai trò cần thiết cho sự phát triển về hình thái và chức năng của mắt, vitamin A còn có ảnh hưởng đến một số cơ quan và hệ xương của thai nhi [2]. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, nếu bổ sung vitamin A quá nhiều có thể gây dị tật thai nhi, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Do đó, bạn nên hạn chế ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều vitamin A như gan và các thực phẩm từ gan như pate. Ngoài ra, việc dùng viên uống bổ sung vitamin A cũng không được khuyến nghị [5]

Sắt và axit folic là bộ đôi khoáng chất được khuyến cáo mạnh trên toàn cầu đối với mẹ bầu do thiếu đi những chất này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ cũng cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng khác tùy thuộc vào tình trạng của cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ về các dưỡng chất cần bổ sung cũng như hàm lượng cụ thể để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

6 nhóm thực phẩm bổ máu giúp chị em có “má đỏ hây hây” 

thuc-pham-giau-sat

Sắt là chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nếu máu thiếu sắt, bạn có thể bị rụng tóc, mệt mỏi, đau đầu và huyết sắc tố thấp. Chắc chắn không ai muốn bị hói đầu hay làn da kém sắc đúng không? Ngoài dùng viên uống sắt và thực phẩm chức năng bổ máu, bạn nên ăn 19 loại thực phẩm bổ máu này vào thực đơn hàng ngày để tăng cường sắt cho cơ thể. Nhất là khi bạn đang trong giai đoạn bầu bí, vừa sinh xong hoặc đang trong các kỳ kinh nguyệt. 

Theo Cơ chế ăn kiêng được khuyến nghị của Úc (RDI), nam giới trên 19 tuổi nên tiêu thụ khoảng 8mg sắt mỗi ngày, còn phụ nữ trong độ tuổi từ 19-50 là 18mg sắt mỗi ngày.

Dưới đây là danh sách các thực phẩm bổ máu có thể giúp bạn ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến việc thiếu chất sắt và tăng mức độ hemoglobin (một loại protein) cho cơ thể.

Rau

Cải bó xôi  

Cải bó xôi là loại rau rất giàu dinh dưỡng, trong đó có hàm lượng sắt cao giúp tăng lượng sắc tố cho máu của bạn.

Hàm lượng sắt: Cứ 100g rau cải bó xôi có 4mg sắt.

Bông cải xanh  

Bông cải xanh là một trong những loại rau họ cải giàu dinh dưỡng nhất khi cung cấp nguồn chất sắt dồi dào cùng với magiê, vitamin A và C. 

Hàm lượng sắt: Cứ 100g bông cải xanh sẽ có 2,7mg sắt. 

Rễ củ cải đỏ

Với hàm lượng folate cao, củ cải đường nên là lựa chọn thường xuyên khi bạn muốn tăng nồng độ hemoglobin trong máu. Ngoài ra, đây cũng là một nguồn cung cấp sắt và vitamin C tuyệt vời giúp bạn có làn da hồng đẹp. 

Hàm lượng sắt: Cứ 100g củ cải đường có 0,8mg sắt.

cu-cai-do-bo-mau
Củ cải đỏ bổ máu

Khoai tây 

Khoai tây rất giàu chất sắt và vitamin C đặc biệt tốt cho huyết sắc tố của bạn.

Hàm lượng sắt: Trong một củ khoai tây lớn có khoảng 3,2mg sắt.

Trái cây

Dưa hấu 

Dưa hấu là trái cây nhiệt đới được yêu thích vì vị ngọt mát hấp dẫn và còn giàu vitamin C cùng các chất dinh dưỡng khác. Vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt để chuyển thành mức độ hemoglobin tốt hơn cho máu.

Hàm lượng sắt: Trong một cốc dưa hấu thu được khoảng 0,4mg sắt. 

Táo  

Phương Tây có câu: “Mỗi ngày một quả táo sẽ không cần gặp bác sĩ”. Táo cung cấp một nguồn sắt phong phú cùng nhiều chất dinh dưỡng khác rất tốt cho máu và sức khỏe của bạn. 

Hàm lượng sắt: Trong một quả táo vừa có khoảng 0,31mg sắt.

Quả lựu 

Ngoài giàu chất sắt, quả lựu còn có nguồn canxi, protein, chất xơ và một số vitamin cùng các khoáng chất phong phú khác. Do đó, lựu được xếp vào nhóm những thực phẩm bổ sung máu tốt cho người có lượng huyết sắc tố thấp như phụ nữ sau sinh.

Hàm lượng sắt: Cứ 100g lựu có 0,4mg sắt.

qua-luu-tot-cho-mau
Quả lựu rất giàu sắt.

Dâu tây 

Ít người biết rằng bên trong trái dâu tây màu đỏ bắt mắt kia lại là một “kho” chứa sắt và vitamin C dồi dào mà bất cứ chị em phụ nữ nào cũng không nên bỏ qua.

Hàm lượng sắt: Cứ 100g dâu tây có 0,4mg sắt.

Thịt 

Ức gà  

Protein từ ức gà rất tốt cho sức khỏe vì cung cấp nguồn sắt dồi dào. Bạn có thể chế biến món ức gà theo nhiều cách để thưởng thức giúp tăng lượng huyết sắc tố cho máu. 

Hàm lượng sắt: Cứ 100g ức gà có 0,7mg sắt.

Thịt bò/thịt đỏ 

Ngoài ức gà, bạn còn có thêm lựa chọn phổ biến khác là thịt bò hoặc các loại thịt đỏ để cung cấp sắt cho máu. Tuy nhiên những người bị mắc các bệnh về tim mạch nên hạn chế loại thịt này.

Hàm lượng sắt: Cứ 85g thịt bò có 2,1mg sắt.

Gan

Người Việt có câu:Yêu con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan” thế nhưng gan không phải là “phế phẩm” như quan niệm dân gian này. Gan cung cấp nguồn sắt dồi dào để tăng mức độ huyết sắc tố cho máu. Ngoài ra, gan còn rất giàu vitamin B và một số chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.

Tuy nhiên bạn nên chọn gan động vật khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng để bổ sung vào thực đơn mỗi tuần.

Hàm lượng sắt: Cứ 100g gan gà có 9mg sắt.

gan-giau-sat
Gan rất giàu sắt nên có thể giúp bổ máu.

Hải sản 

Tôm 

Tôm được xếp vào các loại thực phẩm bổ máu rất tốt cho bà bầu và trẻ nhỏ. Loại hải sản ngon miệng này chứa một lượng sắt dồi dào để đáp ứng nhu cầu sắt hàng ngày của cơ thể. 

Hàm lượng sắt: Cứ 100g tôm có 3mg sắt.

Cá thu và cá hồi Ấn Độ

Cá da trơn không chỉ giàu axit béo omega 3 mà còn là thực phẩm bổ sung máu cho bà bầu rất tuyệt vời. Nếu bạn bổ sung 2 loại cá này vào thực đơn tối mỗi tuần có thể giúp làn da hồng hào, giảm chứng rụng tóc và thiếu máu sau sinh nhờ được cung cấp một lượng sắt lớn. 

Hàm lượng sắt: Cứ 100g cá có 1,7mg sắt.

Sò 

Nếu bạn có sở thích về hải sản thì nghêu, sò là một lựa chọn tuyệt vời để cung cấp sắt cho cơ thể. Ngoài ra, 2 loại hải sản này cũng cung cấp nguồn vitamin C và B12 phong phú.

Hàm lượng sắt: Cứ 100g nghêu có 1,8mg sắt.

Các loại đậu và ngũ cốc 

Đậu nành, đậu xanh  

Hai loại đậu này cung cấp nguồn sắt tốt cho người ăn kiêng và ăn chay. Đậu xanh và đậu nành đã được chứng minh là các thực phẩm bổ máu tuyệt vời để tăng mức độ huyết sắc tố cùng với folate và vitamin C.

Hàm lượng sắt: Cứ 100g đậu nành hoặc đậu xanh có 15,7mg sắt.

dau-nanh-bo-mau
Đậu nành bổ máu.

Gạo lứt 

Bạn có thể chọn gạo lứt thay gạo trắng và gạo nâu cho thực phẩm bổ máu hàng ngày. Gạo lứt rất giàu dinh dưỡng nhưng lại có thể giúp bạn giảm cân nên rất phù hợp cho chế độ ăn sau sinh của bạn.

Hàm lượng sắt: Cứ 100g gạo lứt có 0,4mg sắt.

Các loại ngũ cốc 

Lúa mạch, diêm mạch và bột yến mạch là những lựa chọn lành mạnh cho người thiếu sắt. Những loại ngũ cốc nguyên hạt này nên được thêm vào chế độ ăn hàng tuần của bạn để tăng mức độ huyết sắc tố. 

Hàm lượng sắt: Cứ 100g lúa mạch hoặc diêm mạch hoặc bột yến mạch có 2,5mg sắt.

Thực phẩm bổ sung máu khác 

Ngoài ra, bạn còn có một loạt những thực phẩm bổ máu khác cho chế độ ăn giàu sắt như trứng, hạt bí ngô, đậu phụ, các loại hạt và sô cô la đen.

Những thực phẩm bổ máu kể trên rất phổ biến nên bạn có thể dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày giúp cải thiện làn da tái xanh, thể trạng yếu, hay đau đầu chóng mặt, rụng tóc sau sinh… 

Hanako