Bệnh thận ảnh hưởng đến khoảng 10% dân số thế giới. Nếu mắc phải bệnh thận, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như bệnh về máu, khả năng sinh sản kém… Khi thận yếu, chất thải sẽ bị tích tụ trong máu, bao gồm cả chất thải từ thực phẩm, cho nên lựa chọn các thực phẩm tốt cho thận trong chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng để phòng chống hoặc làm giảm bệnh thận.
1. Nguyên nhân của bệnh thận
Thận là cơ quan nhỏ hình hạt đậu nhưng có hoạt động mạnh mẽ và thực hiện nhiều chức năng quan trọng.
Thận chịu trách nhiệm lọc các chất thải, giải phóng các hormone điều hòa huyết áp, cân bằng chất lỏng trong cơ thể, sản xuất nước tiểu và nhiều nhiệm vụ thiết yếu khác.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh thận, trong đó có nguyên nhân từ các cơ quan quan trọng trong cơ thể bị hư hỏng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Bệnh béo phì, thói quen hút thuốc lá, yếu tố di truyền, giới tính và tuổi tác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
2. Vì sao người mắc bệnh thận nên có chế độ ăn uống riêng?
Bạn biết không, khi lượng đường trong máu và huyết áp cao không được kiểm soát sẽ gây tổn thương cho các mạch máu ở thận, làm giảm khả năng hoạt động ở mức tối ưu của thận.
Khi thận không hoạt động bình thường, chất thải sẽ bị tích tụ lại trong máu, bao gồm cả chất thải từ thực phẩm mà bạn ăn vào hàng ngày.
Do đó, những người mắc bệnh thận nên tuân theo chế độ ăn kiêng đặc biệt mới giúp giảm gánh nặng cho thận. Các chế độ ăn kiêng này sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận như giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối.
3. Những thực phẩm không tốt cho thận
Mặc dù mỗi giai đoạn của bệnh thận sẽ có một chế độ ăn kiêng khác nhau, nhưng tất cả những người mắc bệnh thận đều nên hạn chế các chất dinh dưỡng sau:
Thực phẩm giàu natri
Natri được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và là thành phần chính của muối ăn. Thận bị tổn thương có thể lọc ra lượng natri dư thừa, khiến nồng độ trong máu tăng cao.
Bệnh thận thường được khuyến nghị nên giới hạn natri dưới 2.000mg mỗi ngày.
Thực phẩm giàu kali
Kali đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, nhưng những người mắc bệnh thận cần hạn chế kali để tránh mức máu cao nguy hiểm.
Mức khuyến nghị dùng kali cho người bệnh thận là dưới 2.000mg mỗi ngày.
Thực phẩm giàu phốt pho
Phốt pho là một khoáng chất có trong nhiều loại thực phẩm mà bạn ăn vào hàng ngày, khi thận bị tổn thương có thể thải ra nhiều phốt pho gây hại cho cơ thể bạn.
Phốt pho trong chế độ ăn uống nên được giới hạn ở mức dưới 800mg – 1.000mg mỗi ngày.
Thực phẩm giàu protein
Bạn biết không, các chất thải từ quá trình chuyển hóa protein sẽ không được dọn sạch khi thận bị hư hại. Do đó, bạn cũng cần hạn chế lượng protein trong chế độ ăn hàng ngày bằng cách lựa chọn các thực phẩm ít protein như rau xanh, trái cây và ăn ít các loại bò, ức gà, trứng…
4. Những thực phẩm tốt cho thận
Nên ăn gì tốt cho thận? Các bà nội trợ có thể bổ sung những thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn của người mắc bệnh thận.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh là một loại rau bổ dưỡng có nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, K và vitamin B, folate. Loại rau này cũng có đầy đủ các hợp chất chống viêm như indoles và là nguồn chất xơ tuyệt vời cung cấp cho cơ thể.
Thêm vào đó, súp lơ nghiền có thể được sử dụng thay thế khoai tây để làm giảm lượng kali trong chế độ ăn của người bệnh thận.
Cứ 124g súp lơ xanh nấu chín có chứa: 19mg natri; 176mg kali; 40mg phốt pho.
Cá vược
Cá vược rất giàu protein chất lượng cao và chất béo omega-3 có lợi cho sức khỏe. Omega-3 giúp giảm viêm, giảm nguy cơ suy giảm nhận thức, trầm cảm và lo lắng.
Ngoài ra, cá vược còn có lượng phốt pho thấp hơn tất cả các loại hải sản khác nên rất có lợi cho người mắc bệnh thận.
Cứ 85g cá vược nấu chín có chứa: 74mg natri; 279mg kali; 211mg phốt pho.
Nho đỏ
Nho đỏ rất đa dạng chất dinh dưỡng như vitamin C và chất chống oxy hóa được gọi là flavonoid, có tác dụng giảm viêm.
Ngoài ra, nho đỏ có hàm lượng resveratrol cao, một loại flavonoid đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe của tim, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, suy giảm nhận thức và là thức ăn tốt cho thận.
Cứ 75g nho đỏ có chứa: 1,5mg natri; 144mg kali; 15mg phốt pho.
Lòng trắng trứng
Mặc dù lòng đỏ trứng rất bổ dưỡng nhưng lại chứa lượng phốt pho cao không tốt cho thận. Trong khi đó, lòng trắng trứng lại cung cấp một nguồn protein chất lượng cao có lợi cho thận, nên có thể đưa lòng trắng trứng vào thực đơn ăn kiêng của những bệnh nhân điều trị lọc máu, vì họ có nhu cầu protein cao hơn nhưng cần hạn chế phốt pho.
2 lòng trắng trứng lớn 66g có: 110mg natri; 108mg kali; 10mg phốt pho.
Quả việt quất
Quả việt quất được đóng gói rất đa dạng chất dinh dưỡng và là chất chống oxy hóa tốt nhất cho cơ thể. Đặc biệt, chất chống oxy hóa anthocyanin trong việt quất còn có thể chống lại bệnh tim, ung thư, suy giảm nhận thức và bệnh tiểu đường.
Loại quả này cũng rất tốt cho thận vì có lượng natri, phốt pho và kali thấp.
Cứ 148g quả việt quất tươi có chứa: 1,5mg natri; 114mg kali; 18mg phốt pho.
Tỏi
Những người có vấn đề về thận nên hạn chế nạp lượng natri trong chế độ ăn uống hàng ngày, bao gồm cả muối.
Tỏi có thể dùng để thay thế cho muối và còn tạo thêm hương vị cho các món ăn. Tỏi rất giàu mangan, vitamin C, B6 tốt và chứa các hợp chất lưu huỳnh có đặc tính chống viêm.
Cứ 9g tỏi chứa: 1,5mg natri; 36mg kali; 14mg phốt pho
Kiều mạch
Nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt có xu hướng chứa nhiều phốt pho, nhưng kiều mạch là một ngoại lệ lành mạnh.
Kiều mạch rất bổ dưỡng, cung cấp một lượng vitamin B, magiê, sắt và chất xơ tốt.
Nó cũng là một loại ngũ cốc không chứa gluten, nên có thể trở thành một lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh celiac hoặc không dung nạp gluten.
84g kiều mạch nấu chín chứa: 3,5mg natri; 74mg kali; 59mg phốt pho.
Dầu ô liu
Dầu ô liu là nguồn chất béo và phốt pho lành mạnh rất tốt cho người mắc bệnh thận. Phần lớn chất béo trong dầu ô liu là chất béo không bão hòa đơn gọi là axit oleic, có đặc tính chống viêm.
Hơn nữa, chất béo không bão hòa đơn ổn định ở nhiệt độ cao, làm cho dầu ô liu trở thành một lựa chọn lành mạnh để nấu ăn.
28g dầu ô liu chứa: 0,6mg natri; 0,3mg kali; 0mg phốt pho.
Bắp cải
Bắp cải thuộc rau họ cải, chứa nhiều vitamin (K, C, B); khoáng chất và rất nhiều các hợp chất thực vật. Bắp cải còn cung cấp chất xơ không hòa tan, một loại chất xơ giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy nhu động ruột hoạt động thường xuyên. Ngoài ra, loại rau này còn có hàm lượng kali, phốt pho và natri thấp nên rất có lợi cho thận.
Cứ 70g bắp cải chứa: 13mg natri; 119mg kali; 18mg phốt pho.
Gà không da
Mặc dù người bệnh thận cần hạn chế nạp protein, nhưng việc cung cấp cho cơ thể một lượng protein chất lượng cao đầy đủ là rất quan trọng đối với sức khỏe.
Ức gà không da chứa ít phốt pho, kali và natri hơn thịt gà ngoài da. Vì thế khi mua gà, bạn nên chọn gà tươi và tránh gà nướng làm sẵn, vì nó chứa một lượng lớn natri và phốt pho.
Cứ 84g ức gà không da chứa: 63mg natri; 216mg kali; 192mg phốt pho.
Ớt chuông
Ớt chuông chứa một lượng chất dinh dưỡng, giàu vitamin C chống oxy hóa mạnh mẽ, nhưng lại ít kali
Ớt chuông cũng rất giàu vitamin A, một chất dinh dưỡng quan trọng cho chức năng miễn dịch hay bị tổn hại khi mắc bệnh thận.
Cứ 74g ớt chuông có chứa: 3mg natri; 156mg kali; 19mg phốt pho.
Hành tây
Hành tây có một lượng natri lý tưởng. Bạn có thể xào hành với tỏi và dầu ô liu để tăng hương vị cho các món ăn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thận.
Hành tây cũng có nhiều vitamin C, mangan và vitamin B và chứa các chất xơ prebiotic giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn khỏe mạnh bằng cách nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột có lợi.
Cứ 70g hành tây có chứa: 3mg natri; 102mg kali; 20mg phốt pho.
Xà lách rocket arugula
Các loại rau xanh như cải bó xôi chứa nhiều kali không tốt cho thận. Tuy nhiên rau xanh xà lách rocket arugula lại giàu chất dinh dưỡng nhưng ít kali nên có thể thay thế cho các loại rau xanh khác trong chế độ ăn của bệnh nhân thận.
Arugula cung cấp nguồn vitamin K, các khoáng chất mangan và canxi, tất cả đều quan trọng đối với sức khỏe của xương.
Loại rau màu xanh bổ dưỡng này cũng chứa nitrat, được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp, một lợi ích quan trọng đối với những người mắc bệnh.
Cứ 20g rau arugula thô chứa: 6mg natri; 74mg kali; 10mg phốt pho.
Hạt mắc ca
Hầu hết các loại hạt sấy khô đều có lượng phốt pho cao và không được khuyến khích cho những người theo chế độ bệnh thận. Tuy nhiên, hạt mắc ca là một ngoại lệ vì có lượng phốt pho thấp hơn nhiều so với các loại hạt phổ biến như đậu phộng và hạnh nhân.
Hạt mắc ca còn cung cấp chất béo lành mạnh, vitamin B, magiê, đồng, sắt và mangan.
Cứ 8g hạt mắc ca có chứa: 1,4mg natri; 103mg kali; 53mg phốt pho.
Dứa
Nhiều loại trái cây nhiệt đới như cam, chuối và kiwi có hàm lượng kali rất cao trong khi dứa lại có lượng kali thấp nên có thể thay thế cho nhiều loại quả nhiệt đới trong chế độ ăn của bệnh nhân thận.
Ngoài ra, dứa rất giàu chất xơ, vitamin B, mangan và bromelain, một loại enzyme giúp giảm viêm.
Cứ 165g thịt dứa chứa: 2mg natri; 180mg kali; 13mg phốt pho.
Củ cải trắng
Củ cải rất ít kali và phốt pho nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin C, chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đục thủy tinh thể nên được xếp vào nhóm thực phẩm tốt cho gan thận.
Cứ 58g củ cải thái lát chứa: 23mg natri; 135mg kali; 12mg phốt pho.
Củ cải đỏ
Củ cải đỏ có hàm lượng kali thấp nên có thể thay thế cho các loại rau mùa đông có hàm lượng kali cao như khoai tây và bí ngô.
Củ cải đỏ giàu chất xơ và chất dinh dưỡng như vitamin C, B6, mangan và canxi… tốt cho thận.
Cứ 78g củ cải nấu chín chứa: 12,5mg natri; 138mg kali; 20mg phốt pho.
Quả nam việt quất
Quả nam việt quất có lợi cho cả đường tiết niệu và thận vì chứa chất phytonutrients được gọi là proanthocyanidin loại A giúp ngăn vi khuẩn bám vào niêm mạc đường tiết niệu và bàng quang, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng.
Những người mắc bệnh thận có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao nên quả nam việt quất rất tốt để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Ngoài ra, quả nam việt quất còn rất ít kali, phốt pho và natri nên bạn có thể ăn loại quả này hàng tuần.
Cứ100g quả nam việt quất tươi chứa: 2mg natri; 85mg kali; 13mg phốt pho.
Nấm shiitake
Nấm shiitake là một loại thực phẩm vô cùng thơm ngon có thể được sử dụng như một chất thay thế thịt thực vật cho những người ăn kiêng mắc bệnh thận cần hạn chế protein nên không được phép ăn nhiều các loại thịt động vật.
Nấm shiitake cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời như vitamin B, đồng, mangan, selen, protein thực vật và chất xơ thực vật tốt.
Ngoài ra, nấm shiitake có hàm lượng kali thấp hơn nấm portobello và nấm nút trắng nên có thể thay thế cho các loại nấm này trong chế độ ăn kiêng của người bệnh thận.
Cứ 145g nấm shiitake nấu chín chứa: 6mg natri; 170mg kali; 42mg phốt pho.
Các thực phẩm tốt cho thận kể trên là lựa chọn tuyệt vời cho những người theo chế độ ăn kiêng khi bị bệnh thận. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh thận ở mỗi giai đoạn nhé.
Hanako