Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thuốc dị ứng cho bà bầu: Mẹ lưu ý để chọn sao cho an toàn

Có thể lựa chọn dùng thuốc dị ứng cho bà bầu để khắc phục triệu chứng nhưng cần hết sức thận trọng. Mẹ bầu hãy xem ngay những tiêu chí dưới đây để tìm giải pháp hoặc phương pháp thay thế phù hợp.

Danh sách loại thuốc dị ứng cho bà bầu

Nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng trước khi mang thai thì khi bước vào thai kỳ, các triệu chứng này có thể biến mất, diễn tiến nghiêm trọng hơn hoặc cũng có thể xảy ra giống như trước thai kỳ.

Tuy nhiên, các triệu chứng này hoàn toàn không ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng, quan trọng là mẹ cần cẩn thận khi điều trị. Nếu các triệu chứng dị ứng là một vấn đề lớn, chẳng hạn như chúng khiến mất ngủ thì việc dùng thuốc có thể tốt hơn cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Có rất nhiều loại thuốc kháng histamin không kê đơn và thuốc xịt mũi steroid an toàn cho bà bầu bị dị ứng

Đối với các loại thuốc uống:

  • Loratadine (Claritin)
  • Cetirizine (Zyrtec)
  • Fexofenadine (Allegra)
  • Diphenhydramine (Benadryl)

Đối với các loại thuốc xịt:

  • Budesonide (Rhinocort)
  • Mometasone (Nasonex)
  • Fluticasone (Flonase / Veramyst)

thuốc dị ứng cho bà bầu 4

Cách giảm các triệu chứng dị ứng không dùng thuốc cho bà bầu 

Các triệu chứng dị ứng thường gặp ở mẹ bầu: viêm mũi xoang dị ứng, hen phế quản, mề đay, chàm… Nếu các triệu chứng dị ứng không quá nguy hiểm hoặc ảnh hưởng cho sức khỏe, bà bầu có thể hạn chế dùng thuốc và tham khảo dưới đây để thực hiện:

1. Tránh xa tác nhân gây dị ứng

Các chất gây dị ứng trong môi trường như nấm mốc, phấn hoa, bụi mịn, mạt bụi nhà và lông động vật là “thủ phạm” gây dị ứng phổ biến. mẹ bầu có thể tránh xa các tác nhân này mẹ bầu các giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh nuôi vật nuôi và đóng cửa sổ để tránh phấn hoa, bụi mịn bay vào nhà khi không khí bị ô nhiễm.

[inline_article id=212584]

Giảm các dị ứng nhẹ cho bà bầu tại nhà mà không dùng thuốc

  • Nên chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng. Một số thực phẩm cần được bổ sung là ra rau xanh, các loại trái cây tươi.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng, chẳng hạn như chất kích thích, rượu bia, đồ ăn cay nóng, hoặc những loại hải sản tôm, cá, cua,…
  • Nên uống đủ nước. Tránh uống nước ngọt thay vào đó là nước trái cây nhà làm.
  • Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh và cũng không nên tắm quá lâu.
  • Nếu thời tiết quá lạnh thì cần giữ ấm cơ thể thật tốt để tránh gây ngứa.
  • Mẹ bầu nên mặc thoáng mát, rộng rãi và có chất liệu thấm hút mồ hôi. Tránh được tình trạng ngứa do vùng da tiếp xúc nhiều mồ hôi.
  • Có thể sử dụng nước muối sinh lý cho bà bầu nghẹt mũi để nhỏ mũi thay vì dùng thuốc dị ứng.
  • Có thể sử dụng máy lọc không khí với mục đích loại bỏ chất gây dị ứng.
  • Hạn chế gãi để da bị trầy xước hoặc nhiễm khuẩn.

>>>Mẹ có thể tìm hiểu Bà bầu bị ngứa khi mang thai: 7 nguyên nhân và 10 cách chữa trị

Lưu ý khi sử dụng thuốc dị ứng cho bà bầu

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, để đảm bảo an toàn cho bé, bà bầu nên hạn chế tất cả các loại thuốc bao gồm thuốc dị ứng. Các loại thuốc bao gồm cả thuốc dị ứng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra một số dị tật bẩm sinh

thuốc dị ứng cho bà bầu 3

1. Cách chọn một số loại thuốc dị ứng trong thai kỳ 

  • Corticoid đường mũi và đường hít tương đối an toàn để tiếp tục trong thời kỳ mang thai (budesonide là loại thuốc được lựa chọn). Tuy nhiên mẹ vẫn nên hạn chế sử dụng các thuốc thông mũi trong ba tháng đầu.
  • Thuốc đối kháng thụ thể leukotriene được cho là an toàn.
  • Omalizumab có thể được sử dụng cho cả bệnh hen suyễn không kiểm soát và nổi mề đay kháng histamin.
  • Các thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai: loratadin, cetirizin, terfenadin, mizolastine, acrivastin…  So với thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất thì loại này ít gây tác dụng phụ hơn. Đã có nghiên cứu về độ an toàn của thuốc trên đối tượng sử dụng là phụ nữ mang thai.

2. Các loại thuốc dị ứng cần tránh dùng cho bà bầu

thuốc dị ứng cho bà bầu 1

Hầu hết các loại thuốc kháng histamin đều an toàn để dùng trong thai kỳ nhưng có một số loại thuốc mẹ bầu cần cẩn thận khi sử dụng.

  • Thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất: mycophenolate mofetil, methotrexate, cyclosporine, azathioprine và zilueton.
  • Thuốc xịt trị nghẹt mũi pseudoephedrine (Sudafed) cũng nên hạn chế sử dụng. Dù thuốc thông mũi không có nguy cơ gây ra vấn đề với thai nhi nhưng nó có thể khiến một số bà bầu bị tăng huyết áp (tăng nguy cơ gây tiền sản giật). Có một số nghiên cứu cho thấy vẫn có nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến pseudoephedrine nhưng chỉ xuất hiện trong 3 tháng đầu.
  • Đề phòng thuốc kháng histamin kết hợp với thuốc thông mũi. Vì không có đủ dữ liệu về số mẹ bầu chứng minh cho sự an toàn của chúng, nên khuyến cáo là mẹ bầu nên tránh dùng thuốc xịt mũi kháng histamin.
  • Nasacort (triamcinolone) là loại thuốc dị ứng không dành cho bà bầu. Một đánh giá năm 2018 cho thấy loại thuốc xịt này có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh đường hô hấp cao nhất. Do đó, trong thời gian mang thai, tốt nhất mẹ bầu nên tránh sử dụng loại thuốc này.

Trên đây là những thông tin cần thiết về thuốc dị ứng cho bà bầu. Chị em hãy lưu ý để bảo vệ thai kỳ an toàn nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thuốc uống cho bà bầu, bạn đã biết chưa?

Thuốc uống cho bà bầu quan trọng như thế nào? Giai đoạn mang thai, bên cạnh nguồn thực phẩm chất lượng, các bà bầu thường uống thêm dưỡng chất để bù đắp nguồn dinh dưỡng còn thiếu trong chế độ ăn uống hoặc phải uống thuốc để chữa bệnh thông thường. 

Thuốc cho bà bầu

Lúc này, bạn cần đủ dưỡng chất nhằm duy trì sức khỏe của chính mình và để bào thai phát triển. Các loại thuốc cho bà bầu trước khi sinh thường giàu vitamin và khoáng chất như axit folic, sắt, iốt và canxi… đặc biệt quan trọng.

Thuốc uống cho bà bầu có đủ dinh dưỡng cần thiết

1. Axit folic

Lượng cần bổ sung: 400 microgam (mcg) axit folic/ngày

Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ống thần kinh, ảnh hưởng đến não và tủy sống. Dị tật ống thần kinh có thể xảy ra trong 28 ngày đầu sau khi thụ thai, trước khi nhiều phụ nữ biết họ có thai.

Vì vậy, phụ nữ có thể mang thai nên uống 400 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày, bắt đầu trước khi thụ thai và tiếp tục trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Nếu đã từng sinh con bị dị tật ống thần kinh, bạn cần nói chuyện với bác sĩ về việc mình có cần bổ sung axit folic và liều lượng sẽ uống một cách cụ thể.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng một liều lớn hơn (lên tới 4.000 microgam) ít nhất một tháng trước và trong ba tháng đầu có thể có lợi cho những phụ nữ mang thai. Ngoài thuốc bổ sung, bạn có thể ăn các thực phẩm có chứa axit folic bao gồm rau lá xanh, các loại hạt, đậu, trái cây và nhiều loại thực phẩm đã được bổ sung axit folic.

2. Canxi

Lượng cần bổ sung 200-300 miligam (mg) can-xi/ngày.

Canxi cũng rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Dưỡng chất này giúp ngăn tình trạng bạn bị suy giảm mật độ xương do em bé sử dụng canxi để phát triển xương.

Thuốc uống cho bà bầu

3. Sắt

Lượng cần bổ sung: tối thiểu 30 mg/ngày

Sắt giúp luân chuyển oxy đến các cơ quan và mô cho cơ thể của cả mẹ và bé. Tình trạng thiếu sắt có thể khiến mẹ bầu bị cao huyết áp, sản giật, nhiễm khuẩn hoặc tử vong.

Nước ta có tới 36,5% tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu máu. Các bác sĩ cho biết thiếu sắt là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu. Vì vậy, việc phát hiện các dấu hiệu của thiếu máu sớm và có kế hoạch điều trị kịp thời sẽ giúp nâng cao sức khỏe thai phụ và giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em.

4. Iốt

Lượng cần bổ sung: 160-220 mcg/ngày.

Iốt rất quan trọng giúp bảo vệ chức năng tuyến giáp phụ nữ khỏe mạnh khi mang thai. Sự thiếu hụt iốt có thể gây ra thể chất còi cọc, khuyết tật tâm thần nghiêm trọng và điếc. Thậm chí, không đủ iốt có thể dẫn đến sẩy thai và thai chết lưu.

5. Thiamin (còn gọi là vitamin B1)

Lượng cần bổ sung: 3 mg thiamin/ngày

Dưỡng chất này giúp bạn và thai nhi chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng.

Ngoài ra, thiamin đặc biệt cần thiết cho trí não thai nhi phát triển.

Do đó, khi cơ thể thiếu vitamin B1, mẹ bầu và thai nhi sẽ bị rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng ở mức nặng, thần kinh trung ương cùng hệ tim mạch sẽ bị tổn thương.

Mẹ bầu có thể tự nhận biết tình trạng cơ thể thiếu vitamin B1. Nếu tình trạng này xảy ra, bạn sẽ cảm thấy người rất mệt, tim đập nhanh, tiêu hóa bị rối loạn, kèm theo táo bón, thường xuyên lâm vào tình trạng chân tay bị tê bì, chuột rút… Nếu mẹ bầu thiếu vitamin B1 nặng trong thời gian dài, thai nhi có thể bị nguy hiểm như suy tim, liệt cơ.

Ngoài các dưỡng chất trên, bạn cũng cần bổ sung 400 IU vitamin D, 70 mg vitamin C, 2 mg riboflavin, 20 mg niacin, 6 mcg vitamin B12, 10 mg vitamin E, 15 mg kẽm mỗi ngay.

Thuốc uống cho bà bầu chữa bệnh thông thường

Thuốc uống cho bà bầu

Bị ốm khi mang thai là điều các mẹ bầu lo sợ. Mẹ bầu không biết nên dùng những loại thuốc nào để giảm những triệu chứng của bệnh mà lại không gây hại như gây ra dị tật bẩm sinh hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của em bé.

Để giảm đau và cảm thấy thoải mái hơn trong suốt thai kỳ, mời bạn xem các khuyến nghị từ Marry Baby đối với một số loại thuốc được cho là an toàn. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng các loại thuốc không cần thiết trong ba tháng đầu tiên. Đó là khi các cơ quan của thai nhi phát triển nhanh chóng, khiến chúng cực kỳ dễ bị tổn thương trước các nguy cơ tiềm tàng của thuốc.

Đồng thời, bạn không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào mà không do bác sĩ chỉ định. Khi bị cảm, sốt, táo bón… hãy đi khám bác sĩ để được kê toa thuốc an toàn, tránh nghe theo lời người nọ người kia và tự ý mua thuốc về uống mẹ nhé!

1. Thuốc uống cho bà bầu giảm đau: Tylenol

Chườm lạnh và nghỉ ngơi có thể giúp giảm đau cơ và đau đầu khi mang thai, nhưng nếu cần giảm đau thêm, bác sĩ có thể khuyên dùng acetaminophen (thành phần hoạt chất trong Tylenol). Nếu uống theo liều lượng khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng, mẹ bầu sẽ ổn.

Các loại thuốc giảm đau khác như ibuprofen (hay còn gọi là Motrin hay Advil) và Naproxen (còn gọi là Aleve) thì cần cẩn trọng. Advil có thể làm cho một mạch chính trong tim của em bé bị đóng sớm và gây ra các vấn đề phát triển trong giai đoạn sau của thai kỳ.

Hơn nữa, một số nghiên cứu cho rằng dùng thuốc aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) lúc sắp thụ thai hoặc trong thời gian đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh.

2. Thuốc chữa chứng táo bón: Metamucil, Colace, Citracel, Milk of Magnesia, Dulcolax

Nếu việc đi tiêu khó khăn, nguyên nhân có thể là do sự tăng vọt của hormone progesterone làm chậm các tế bào cơ trơn. Bạn có thể uống thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận tràng, nhưng hãy cố gắng tăng lượng chất xơ bằng cách ăn nhiều trái cây, rau và uống nhiều nước. Tập thể dục nhẹ nhàng cũng có thể giúp ngăn ngừa táo bón.

Nếu tình trạng chưa giảm, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc nhuận tràng nhiều chất xơ như Metamucil hoặc Fiberall.

3. Thuốc uống cho bà bầu chữa cảm lạnh: Benadryl, Sudafed, thuốc xịt mũi Afrin, Claratin, Robitussin DM, thuốc ho nước

Rất ít phụ nữ vượt qua chín tháng mà không có triệu chứng cảm lạnh hoặc dị ứng. Cách an toàn nhất là thử các biện pháp không dùng thuốc: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước – đặc biệt là nước ấm – và sử dụng thuốc xịt mũi nước muối để giúp giảm nghẹt mũi.

Nếu các triệu chứng cảm lạnh hoặc dị ứng khiến bạn mất ăn, mất ngủ thì sao? Khá nhiều thuốc không kê đơn cho cảm lạnh thông thường được cho là an toàn. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị phối hợp như dành cho cả sổ mũi, ho và sốt. Nếu chỉ có một triệu chứng, bạn hãy cho bác sĩ biết về tình trạng mình đang gặp phải để được kê toa thuốc phù hợp.

4. Thuốc chữa cúm: Tamiflu

Hệ thống miễn dịch của bạn giảm sút nhiều, do đó, cúm có thể tấn công mạnh hơn và thậm chí dẫn đến viêm phổi hoặc tử vong trong những trường hợp nặng. Đó là lý do tại sao việc tiêm vắc-xin cúm rất quan trọng.

Tuy nhiên, nếu bạn đã bị cúm, bác sĩ có thể phải cho bạn dùng Tamiflu để giảm bớt các triệu chứng. Tamiflu được cho là an toàn đối với phụ nữ mang thai. Và nếu không uống thuốc khi bị cúm, nguy hiểm do bệnh gây ra còn cao hơn so với việc uống thuốc.  

5. Thuốc chữa chứng khó tiêu và ợ nóng: Tums, Maalox, Mylanta, Pepcid

Sự xuất hiện của progesterone lại gây ợ nóng bằng cách tác động đến các tế bào cơ trơn và cơ thắt giữa dạ dày với thực quản làm hình thành axit. Và tử cung đang phát triển cũng ép dạ dày gây chứng ợ nóng.

Thuốc uống cho bà bầu

Trước khi bạn dùng Prilosec hoặc một loại thuốc theo toa khác trong khi mang thai, hãy hỏi bác sĩ các loại thuốc không kê đơn an toàn cho bà bầu sử dụng.

Ngoài ra, hãy chia nhỏ các bữa, và tránh xa các thực phẩm giàu dầu mỡ, chiên hoặc cay, thường gây kích ứng dạ dày. Cách ngủ nghiêng cũng có thể ngăn chặn tình trạng trào thực phẩm vào thực quản, gây ợ nóng.

6. Thuốc uống cho bà bầu chữa nhiễm trùng: Penicillin

Nếu bị nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn hoặc UTI cần dùng kháng sinh, bác sĩ có thể cho bạn dùng penicillin.

Theo các thống kê, chưa có bất kỳ dị tật bẩm sinh hay các vấn đề nào gây ra cho mẹ và bé liên quan đến penicillin. Đây là thuốc cho bà bầu sử dụng an toàn. Song bạn cũng không tự ý dùng nếu không có chỉ định của bác sĩ. 

7. Thuốc chữa nhiễm trùng do nấm: Monistat, Gynelotrimin

[inline_article id=188650]

Nhiễm trùng nấm men là khá phổ biến trong khi mang thai. Tình trạng này sẽ không gây hại cho em bé nhưng lại gây khó chịu, ngứa ngáy cho mẹ bầu.

Kem trị nấm dạng thoa âm đạo monistat, gynelotrimin ở liều lượng thấp không ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Các thuốc uống Diflucan hoặc Fluconzaole lại có thể khiến mẹ bầu sinh con bị dị tật bẩm sinh. Vì thế, bạn không nên tự ý mua bất cứ thuốc nào về dùng, mà chỉ dùng khi bác sĩ chỉ định và đừng quên hỏi về những rủi ro cho thai nhi (nếu có).

Uyên Hồ

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thuốc cho bà bầu giúp chữa những bệnh thường gặp khi mang thai

Mẹ bầu có thể tham khảo thông tin về những loại thuốc cho bà bầu an toàn dưới đây để cảm thấy thoải mái hơn khi dùng thuốc trong thai kỳ.

1. Dùng thuốc cho bà bầu để chữa cơn đau nhức

Thuốc cho bà bầu: Panadol, Paracetamol hay còn gọi là acetaminophen.

Bầu nên uống thuốc đúng theo hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ.

Mẹ bầu tuyệt đối không nên uống các loại thuốc giảm đau khác như ibuprofen hoặc naproxen, đặc biệt vào tam cá nguyệt thứ 3, bởi có thể làm sụt giảm lượng nước ối trong tử cung, gây áp lực cho bé con trong bụng. Uống ibuprofen trong 3 tháng đầu còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch của thai nhi, đồng thời gây ra các nguy cơ tiềm ẩn khác trong những tháng còn lại của thai kỳ.

[inline_article id = 292090]

2. Thuốc chữa chứng táo bón khi mang thai

Thuốc cho bà bầu: Metamucil, Colace, Citracel, Magnesia dạng sữa, Dulcolax.

Táo bón khi mang thai là hệ quả của hormone progesterone tác động lên các cơ trơn, làm chậm quá trình đưa chất thải ra ngoài. Các loại thuốc trên nằm trong danh sách đèn xanh an toàn cho bà bầu, giúp làm mềm chất thải, nhuận tràng. Tuy nhiên, trước khi có ý định dùng thuốc thang, bà bầu nên cố gắng trị táo bón bằng mẹo tự nhiên như ăn nhiều chất xơ từ rau quả và trái cây.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết

3. Thuốc cho bà bầu chữa chứng khó tiêu và ợ nóng

Thuốc cho bà bầu: Tums, Maalox, Mylanta, Pepcid. Tuy nhiên, nên thận trọng với Pepcid do vẫn chứa thành phần có hại cho thai nhi.

Lại là progesterone một lần nữa, gây ra chứng ợ nóng khó chịu trong thai kỳ. 4 loại thuốc liệt kê ở trên là loại thuốc trị khó tiêu khá nhẹ, vì vậy bạn nên thử dùng trước khi sử dụng các sản phẩm được kê toa. Ngoài ra, bà bầu nên cố gắng chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, để hạn chế tình trạng dạ dày trống rỗng, tăng nguy cơ trào ngược, đau rát cổ và ngực.

4. Thuốc cho bà bầu chữa bệnh viêm nhiễm

Thuốc cho bà bầu: amoxiciline hoặc ampicilline.

Nếu bị cảm hay viêm họng, penicillin chính là lựa chọn lý tưởng nhất trong những loại thuốc ho cho bà bầu. Với “gia đình” họ thuốc penicillin, bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Chưa từng có bất kỳ dị tật bẩm sinh nào của thai nhi gây ra bởi tác động của loại thuốc này.

Bà bầu nên tránh dùng tetracyline và doxycyline vì sẽ tác động đến màu răng của bé sau khi sinh.

thuốc cho bà bầu, uống thuốc khi mang thai
Bà bầu nên uống thuốc sau khi đã được bác sĩ chỉ định

5. Thuốc trị nấm âm đạo

Thuốc cho bà bầu: Monistat, Gyne-lotrimin.

Nấm âm đạo không phải bệnh hiếm gặp trong thai kỳ, đặc biệt khi “cô bé” trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều do lưu lượng máu tăng lên. Cảm giác khó chịu và ngứa ngáy có thể làm dịu bằng hai loại thuốc bôi dạng kem này. Đúng rằng vẫn có một sự hấp thụ nhất định của kem vào máu nhưng nó quá yếu để có thể gây ảnh hưởng đến bé con theo chiều hướng tiêu cực. Thuốc uống trị nấm âm đạo như Diflucan là biệt dược của Fluconazole hoặc Fluconazole theo khảo sát cho thấy đã gây ra rất nhiều ca dị tật bẩm sinh ở thai nhi, mẹ bầu tuyệt đối không nên dùng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thuốc đặt âm đao trị nấm cho bà bầu và những điều mẹ nên biết!

6. Thuốc cho bà bầu trị chứng cảm lạnh thông thường

Thuốc cảm cho bà bầu: Một số thuốc vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng do có thành phần gây dị tật thai nhi.

Nếu chỉ bị nhức đầu và nghẹt mũi, bà bầu không nhất thiết phải mua thuốc trị ho. Nên tìm mua đúng loại cho mối quan tâm cụ thể của bạn. Để giảm ho, chọn loại thuốc có thành phần dextromethorphan hoặc DM giúp giảm ho, guaifenesin giúp nới lỏng chất nhầy, Pseudoephedrine và phenylephrine hoặc PE giúp thông mũi.

[inline_article id =174314]

7. Thuốc trị bệnh cúm cho bầu

Thuốc cho bà bầu: có thể sử dụng Paracetamol để hạ sốt trong trường hợp cúm.

Hệ thống miễn dịch của mẹ bầu trong thời gian mang thai bị suy giảm rất nhiều. Vì vậy không có gì lạ khi virus cúm có thể dễ dàng tấn công bạn bất cứ lúc nào, và rất dễ dẫn đến tử vong với những trường hợp nhiễm bệnh nặng.

Cúm khác với cảm lạnh thông thường, vì gây sốt, nhiều khi sốt cao. Nhiệt độ cơ thể thai nhi vốn dĩ đã cao hơn mẹ bầu, do đó khi nhiệt độ mẹ tăng, rất dễ con sẽ đối mặt với nguy cơ bị dị tật bẩm sinh trong các tháng đầu và nguy cơ mẹ sinh non trong những tháng cuối. Paracetamol được xem là thuốc trị cúm an toàn nhất cho bà bầu trong thai kỳ.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu bị Covid-19 uống thuốc gì đảm bảo an toàn không gây biến chứng cho cả hai mẹ con?

8. Đối với bệnh có từ trước

(Chẳng hạn như trầm cảm, hen suyễn, động kinh, cao huyết áp mãn tính, tiểu đường)

Thuốc cho bà bầu: Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ dẫn cách dùng thuốc an toàn nhất cho bà bầu trong thai kỳ để vừa đảm bảo sức khỏe của bạn vừa giữ an toàn cho bé con.

Với những bà bầu mắc các bệnh trên trước khi mang thai, mục tiêu là cung cấp lượng thuốc tối thiểu để kiểm soát bệnh và tránh rủi ro cho thai nhi.

Trên đây chỉ là danh sách thuốc cho bà bầu tham khảo. Nếu có ý định dùng, mẹ bầu tốt nhất vẫn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống. Tùy theo cơ địa và hiện trạng sức khỏe của mỗi người, ảnh hưởng và tác động của thuốc là khác nhau. Mẹ bầu nên cố gắng ăn uống, ngủ nghỉ và vận động điều độ để tăng cường sức khỏe, tránh xa bệnh tật. Có như vậy, sẽ chẳng phải lăn tăn về chuyện uống thuốc khi mang thai.