Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh: Tác dụng, liều dùng và lưu ý

Nội dung bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh là thuốc gì?

Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh hay thuốc đạn hạ sốt (Acetaminophen Rectal) thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau được chỉ định sử dụng trong các trường hợp như: đau cơ, đau đầu, đau lưng, viêm khớp, cảm lạnh, đau răngsốt.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ khác nhau như miếng dán hạ sốt cho trẻ, thuốc hạ sốt dạng gói, dạng siro, viên uống và viên đặt hậu môn… Trong những loại này, không có loại nào được cho là tốt nhất mà bác sĩ sẽ thường chỉ định sử dụng dựa trên triệu chứng, thể trạng và tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ.

[quotation title=”Theo thông tin từ Bộ Y tế”]

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau khiến bạn khó lựa chọn khi cần thiết. Bộ Y tế khuyến khích bạn nên chọn paracetamol (còn gọi là acetaminophen). Vì paracetamol có tác dụng nhanh, an toàn, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.

[/quotation]

Ngoài paracetamol, thị trường còn có một số sản phẩm thương mại khác tùy theo nhãn hàng sản xuất, ví dụ như: Hapacol, Tylenol, Efferalgan, Panadol…

Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh là thuốc gì
Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường được dùng khi trẻ không hoặc khó tiếp nhận thuốc bằng đường uống

Liều dùng thuốc hạ sốt nhét (đặt) hậu môn cho trẻ sơ sinh

Để biết chính xác liều dùng, đặc biệt là khi dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Thông tin dưới đây chỉ mang tính tham khảo, có thể không phù hợp trong nhiều trường hợp. Vì thế, bạn cần xác nhận với bác sĩ để biết liều lượng thích hợp với trẻ.

Đối với thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ sơ sinh, tùy từng thể trạng và cân nặng của bé mà bác sĩ sẽ chọn loại thuốc phù hợp cùng với liều dùng cụ thể. Dưới đây là các loại thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ:

Hướng dẫn cách đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn cho trẻ

Thuốc đặt hậu môn là một dạng thuốc sẽ tan chảy sau khi được đặt vào trực tràng. Dược chất sẽ đi theo đường trực tràng từ dưới, hấp thu vào tĩnh mạch và sau đó được đưa đến gan để tuần hoàn vào máu và phát huy tác dụng.

Hướng dẫn cách nhét (đặt) thuốc hạ sốt vào hậu môn cho trẻ từng bước chi tiết:

  • Bước 1: Cha mẹ rửa tay bằng xà phòng và rửa lại bằng nước ấm thật sạch và vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn của trẻ.
  • Bước 2: Đặt trẻ nằm nghiêng, quay lưng về phía người đặt thuốc. Đặt chân dưới của trẻ duỗi thẳng, chân trên co về phía trước bụng.
  • Bước 3: Nâng nhẹ phần mông trên để bộc lộ vùng trực tràng.
  • Bước 4: Tháo vỏ thuốc và đặt đầu nhọn của viên thuốc hướng về phía trực tràng.
  • Bước 5: Dùng 1 ngón tay đẩy nhẹ thuốc sâu vào trực tràng khoảng 2cm (khoảng 1/2 đốt ngón tay). Ấn giữ nhẹ 2 phần mông trong vài giây.
  • Bước 6: Giữ trẻ nằm nghiêng, thẳng chân trong vòng 15 phút để viên thuốc không bị rơi ra ngoài, đồng thời đảm bảo dược chất được giải phóng dần trong vùng trực tràng.
  • Bước 7: Rửa sạch lại tay bằng xà phòng và nước ấm.

Trường hợp, nếu sau khi đặt thuốc 15 phút mà trẻ đi đại tiện, cha mẹ sẽ cần đặt lại một viên khác. Vì khả năng cao là thuốc chưa kịp hoàn tan hoàn toàn.

Hướng dẫn cách đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn cho trẻ (Tham khảo từ Bệnh viện Nhi Đồng Trung Ương)
Hướng dẫn cách nhét (đặt) thuốc hạ sốt vào hậu môn cho trẻ – Tham khảo từ Bệnh viện Nhi Đồng Trung ương

Lưu ý khi sử dụng

  • Thuốc đặt hậu môn thường hơi mềm và dễ chảy nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng. Do vậy, cha mẹ hãy đặt thuốc vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản thuốc.
  • Không tự ý kết hợp thêm các loại thuốc khác, kể cả thuốc tây y, đông y hay bất kỳ loại thuốc truyền miệng dân gian
  • Sau khi sử dụng thuốc đặt hậu môn nhưng tình trạng sốt vẫn không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khác kỹ hơn.
  • Không bẻ viên thuốc làm đôi để dễ nhét vào hậu môn cũng như không nhét một lần nhiều hơn 1 viên vào hậu môn.

[key-takeaways title=””]

Quan trọng: Không phải trường hợp trẻ bị sốt nào cũng cần được điều trị. Theo thông tin khuyến nghị từ Stanford Medicine Children’s Health, bản chất của mọi cơn sốt ở trẻ không hẳn là có vấn đề sức khỏe. Vì sốt là biểu hiện của cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng của cơ thể. 

[/key-takeaways]

Do đó, bạn không cần điều trị khi trẻ bị sốt, trừ những trường hợp sau đây thì sẽ bắt đầu can thiệp:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi sốt kéo dài hơn 3 ngày.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt trên 38 độ.
  • Trẻ từ 2 tuổi sốt kéo dài trên 72 giờ (3 ngày) không đáp ứng thuốc hạ sốt.
  • Sốt kèm theo các triệu chứng khác như co giật, đau họng, phát ban, nôn ói, tiêu chảy, ngủ li bì, khóc dai…
Lưu ý khi sử dụng thuốc nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh
Lưu ý khi sử dụng thuốc nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh: Nên đưa bé đến gặp bác sĩ đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc khi trẻ đã sốt kéo dài trên 3 ngày

[key-takeaways title=”Nội dung liên quan đến trẻ bị sốt cha mẹ nên đọc thêm:”]

[/key-takeaways]

Thắc mắc liên quan đến thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh

Sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cách nhau bao lâu?

Trong bài viết hỏi đáp bác sĩ: Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cách nhau bao lâu, dược sĩ Lê Thị Mai trả lời thắc mắc như sau:

  • Đối với trẻ em, liều dùng Efferalgan dạng viên đặt hậu môn được khuyến cáo trong khoảng 10-20 mg/kg cân nặng/liều. Chính vì vậy, tùy theo cân nặng của bé mà sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp.
  • Cách nhau mỗi 4-6 giờ, cha mẹ có thể đặt 1 lần cho bé và không quá 5 lần trong vòng 24h. 
  • Nếu dùng kết hợp cả thuốc hạ sốt đường uống, cha mẹ cũng cần lưu ý việc uống thuốc hạ sốt bao lâu thì nhét hậu môn. Trong trường hợp này, khoảng cách dùng thuốc đúng sẽ là 4-6 giờ. Vì hiệu quả ở hai đường dùng là như nhau.

Kết luận

Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh là một dạng thuốc thường được sử dụng khi trẻ còn nhỏ hoặc trẻ không thể sử dụng thuốc qua đường uống. Thuốc cũng mang lại tác dụng tương tự như đường uống, có hiệu quả hạ sốt nhanh và tương đối an toàn, dễ sử dụng.

Hy vọng, qua bài viết này cha mẹ đã hiểu được tác dụng của thuốc và cách sử dụng loại thuốc này khi trẻ bị sốt.

Cha mẹ xem thêm các bài viết về sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

[summary title=””]

Chuyên mục ‘Sức khỏe trẻ em‘ thường xuyên đăng tải các bài viết về về sức khỏe trẻ em, từ những bệnh thông thường đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Từ đó giúp mẹ biết cách chăm sóc để trẻ luôn khỏe mạnh.

[/summary]