Thủy ngân là kim loại nặng chứa độc tính cao gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu nhiễm phải, đặc biệt là ở những đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh. Nếu chẳng may trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân thì bố mẹ nhận biết ra sao và xử trí thế nào để con không bị nguy hiểm?
Những ca ngộ độc thủy ngân nghiêm trọng có tỷ lệ tử vong cao nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Bài viết sau đây MarryBaby đề cập đến chủ đề trẻ sơ sinh nhiễm độc thủy ngân với các nội dung chính sau:
- Nguyên nhân gây ngộ độc thủy ngân
- Trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân nguy hiểm thế nào?
- Hướng xử lý và biện pháp phòng ngừa nhiễm độc thủy ngân.
Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!
Nguyên nhân gây ngộ độc thủy ngân ở trẻ sơ sinh
Thủy ngân là gì? Theo Cục Quản lý Môi trường Y tế (trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam) cho biết, thủy ngân (ký hiệu hoá học Hg) là kim loại nặng, ánh bạc, tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng và rất dễ bay hơi (hơi không màu, không mùi nên khó phát hiện).
Về bản chất, hơi thủy ngân rất nguy hiểm với sức khỏe con người. Kim loại này thường giải phóng từ chất thải môi trường hoặc tích lũy trong thức ăn và gián tiếp đi vào cơ thể người qua đường ăn uống.
Hai nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh nhiễm độc thủy ngân bao gồm:
- Trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân khi bú mẹ: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi mẹ ăn phải các loại thực phẩm nhiễm thủy ngân, nguồn sữa có thể bị ảnh hưởng. Lượng thủy ngân tích lũy trong cơ thể mẹ có thể theo dòng sữa, khiến trẻ bị nhiễm và ngộ độc thủy ngân.
- Nhiễm thuỷ ngân do các nguyên nhân khác: Trên thực tế, thủy ngân rất dễ đi qua nhau thai và lắng đọng ở mô thai nhi. Điều này có thể khiến trẻ sinh ra gặp một số bất thường như chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ. Trẻ cũng có thể tiếp xúc với thủy ngân trong các tình huống như vỡ nhiệt kế, đeo trang sức hoặc dùng các sản phẩm chăm sóc đã nhiễm thuỷ ngân, sống gần môi trường khu công nghiệp bị ô nhiễm…
Trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân nguy hiểm thế nào?
Biểu hiện và mức độ nguy hiểm khi ngộ độc thủy ngân ở trẻ sẽ khác nhau tùy theo nồng độ Hg tích lũy trong cơ thể, cường độ tiếp xúc và cả dạng thủy ngân gây ngộ độc. Cụ thể như sau:
[key-takeaways title=””]
Thủy ngân hữu cơ (Methylmercury): Là dạng mà mọi người có thể tiếp xúc qua việc ăn uống. Thai nhi là đối tượng dễ ảnh hưởng nhất. Trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân hữu cơ trong thời gian dài (phơi nhiễm qua đường sữa mẹ) có nguy cơ:
- Mắc chứng bệnh Minamata – một dạng bệnh thần kinh do nhiễm độc thủy ngân
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, đồng thời gây ảnh hưởng đến miệng, cơ hàm và răng.
- Methylmercury cũng có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Thủy ngân nguyên tố (dạng lỏng): Trẻ nhiễm thủy ngân dạng này có nguy cơ:
- Cản trở sự phát triển của trẻ giai đoạn đầu.
- Khó khăn trong vấn đề nhận thức, kỹ năng vận động tinh, nhận thức về không gian thị giác.
[/key-takeaways]
Một số triệu chứng khi hít phải thủy ngân cấp tính phụ huynh có thể dễ bắt gặp ở trẻ như là: Sốt, khó thở, tim đập nhanh, ra nhiều mồ hôi, tăng tiết nước bọt, nhược cơ, nhạy cảm với ánh sáng, da đỏ hồng bất thường (ở các vùng như má, mũi)…
Thủy ngân trong nhiệt kế có nguy hiểm không?
Bên cạnh nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân, nhiều phụ huynh cũng quan tâm thủy ngân trong nhiệt kế có nguy hiểm không hay liệu trẻ hít phải thủy ngân trong nhiệt kế có sao không?
[quotation title=””]
Các bác sĩ cho biết, thủy ngân trong nhiệt kế tồn tại dưới dạng lỏng, mỗi thanh nhiệt kế chứa khoảng 0,5 – 1,5g kim loại này. Khi nhiệt kế vỡ, giọt thủy ngân vương ra ngoài sẽ chuyển sang dạng khí gây độc. Chưa kể, thủy ngân trong nhiệt kế lại là dạng nguyên chất nên độc tính càng cao hơn, nhất là với đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu vô tình hít phải.
[/quotation]
Tuy hơi thủy ngân gây độc, nhưng kim loại này dưới dạng lỏng rất kém hấp thu ở hệ tiêu hóa và thường được thải tự nhiên ra ngoài khi đường ruột khỏe mạnh. Ngưỡng gây độc cho cơ thể khi nuốt phải thủy ngân vào khoảng > 4-5 micromol/lít hoặc >1.6 microgram/kg/ngày (Theo nghiên cứu từ FAO/WHO Joint Expert Committee on Food Additives).
Việc nuốt phải thủy ngân dù không quá nguy hiểm như khi hít hơi thủy ngân, nhưng trong tình huống vỡ nhiệt kế, bố mẹ cần tuân theo các nguyên tắc an toàn sau:
- Đeo găng tay cao su và khẩu trang y tế để dọn thủy ngân
- Thao tác xử lý cần dứt khoát để tránh các giọt thủy ngân phân ly
- Mở cửa xung quanh cho thoáng khí và loại bỏ các dụng cụ (kể cả quần áo) sau khi đã dọn thủy ngân để tránh làm trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân.
Hướng xử lý và cách phòng ngừa trẻ sơ sinh nhiễm độc thủy ngân
Khi phát hiện con bị nhiễm thủy ngân, phụ huynh cần làm theo những điều sau:
- Nhanh chóng đưa trẻ khỏi khu vực có độc tố
- Cởi bỏ quần áo trẻ đang mặc để thay bằng bộ quần áo sạch khác
- Rửa da và mắt bé bằng nước sạch
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kịp thời tiên lượng và xử lý.
Các biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân bao gồm:
- Mẹ đang cho con bú không nên ăn hải sản sống
- Mẹ cho con bú nên giảm tần suất tiêu thụ các loại cá có nguy cơ nhiễm thủy ngân như cá rô phi, cá ngừ, cá thu, cá mú…
- Thận trọng với các sản phẩm có chứa thủy ngân, tốt nhất nên để xa tầm tay trẻ, không để trẻ chơi đùa với nhiệt kế.
- Khi đo nhiệt độ cho trẻ phải luôn ở cạnh và theo dõi con trong suốt thời gian đo đến khi có kết quả. Mẹ có thể thay nhiệt kế thủy tinh bằng nhiệt kế điện tử để tránh trường hợp sơ ý làm vỡ nhiệt kế thủy ngân.
[inline_article id=333121]
Kết luận
Vừa rồi là những thông liên quan đến chủ đề trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân. Hy vọng thông qua bài viết, các bậc phụ huynh đã có thêm cho mình một số kiến thức hữu ích cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Chuyên mục Sự phát triển của trẻ của MarryBaby thường xuyên đăng tải những chủ đề hấp dẫn liên quan đến cách nuôi dạy con trẻ. Các bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn y khoa MarryBaby. Mời bạn ghé thăm chuyên mục của chúng tôi để cùng trao đổi, thảo luận, cũng như cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm con cực hữu ích nhé!
[inline_article id=334034]