Tuy nhiên, sau khi được chỉ định tiêm trưởng thành phổi, một số thai phụ nhận thấy dấu hiệu thai nhi ít đạp. Vậy tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé ít đạp? Bài viết này MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề trên nhé.
Bác sĩ chỉ định tiêm trưởng thành phổi khi nào?
Bác sĩ thường chỉ định tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai phụ có nguy cơ sinh non, thường quy đối với những trường hợp thai từ 24 – 34 tuần, trong một số trường hợp có thể mở rộng đến khoảng 37 tuần. Bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố nguy cơ, tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và thai nhi để đưa ra quyết định phù hợp nhất và đưa ra thời điểm cụ thể về việc sử dụng thuốc trưởng thành phổi.
>> Bạn có thể xem thêm: Gò bụng liên tục có phải sắp sinh không? Nhận biết về cơn gò tử cung
Thuốc trưởng thành phổi hoạt động như thế nào?
Thuốc trưởng thành phổi hoạt động bằng cách kích thích sự trưởng thành của phổi thông qua quá trình tổng hợp protein chất hoạt động bề mặt phế nang ở phổi thai nhi trong thời gian ngắn, cho phép tăng khả năng thích nghi với việc thở bằng không khí. Hay hiểu đơn giản hơn là thuốc trưởng thành phổi giúp phổi của trẻ trưởng thành sớm hơn so với tuổi thật của trẻ, nhằm ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị khó thở, gặp các vấn đề về hệ hô hấp và duy trì sự sống khi trẻ chào đời ở tuổi non tháng.
Tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé lại ít đạp?
Sau khi tiêm mũi trưởng thành phổi, một số thai phụ nhận thấy thai nhi ít đạp hẳn. Vậy tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé lại ít đạp hơn? Theo nghiên cứu về tác dụng của việc sử dụng betamethasone (một loại thuốc trưởng thành phổi) trên thai phụ có nguy cơ sinh non của tác giả J B Derks, E J Mulder, G H Visser cho biết; sau khi tiêm trưởng thành phổi thai nhi giảm nhịp tim, nhịp thở và sự vận động do ảnh hưởng của thuốc đến não của thai nhi (3).
Sự suy giảm hoạt động này khiến cho nhiều người lo sợ việc thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sử dụng thuốc trưởng thành phổi. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ thoáng qua và sẽ biến mất sau đó.
Tốt nhất, khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường sau khi tiêm trưởng thành phổi bạn cần báo với bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành một số bước kiểm tra và chẩn đoán tình hình sức khoẻ của thai nhi.
Hai chủ đề “tại sao em bé ít đạp sau tiêm trưởng thành phổi?” và “tiêm trưởng thành phổi con chậm tăng cân” đang được nhiều bà mẹ thảo luận sôi nổi trên cộng động MarryBaby. Bạn cũng có thể đăng ký làm thành viên trên cộng động MarryBaby và cùng tham gia thảo luận với chúng tôi.
Những lưu ý trước khi tiêm trưởng thành phổi
Sau khi tìm hiểu vấn đề tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé lại ít đạp hơn; chúng ta cần tìm hiểu thêm về những lưu ý sau:
- Chỉ nên dùng thuốc trưởng thành phổi khi mang thai dưới sự giám sát của bác sĩ: Với sự giám sát của bác sĩ, việc điều trị với thuốc trưởng thành phổi sẽ chính xác và an toàn hơn.
- Thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh lý và các loại thuốc bạn đang dùng: Bạn cần thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh lý như đông máu, tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh gan. Ngoài ra, bạn cũng cần cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang dùng.
- Cho bác sĩ biết nếu bạn có dị ứng với bất kỳ loại thuốc hay thành phần nào của thuốc
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị tê tay: Nguyên nhân và cách khắc phục
Tóm lại, tại sao tiêm thuốc trưởng thành phổi khiến em bé ít đạp? Điều này là do sự phản ứng của thuốc ảnh hưởng đến não bộ khiến thai nhi ít vận động. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ thoáng qua và sẽ biến mất thôi. Mẹ không nên quá lo lắng nhé.