Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé lại ít đạp hơn?

Tuy nhiên, sau khi được chỉ định tiêm trưởng thành phổi, một số thai phụ nhận thấy dấu hiệu thai nhi ít đạp. Vậy tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé ít đạp? Bài viết này MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề trên nhé.

Bác sĩ chỉ định tiêm trưởng thành phổi khi nào?

Bác sĩ thường chỉ định tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai phụ có nguy cơ sinh non, thường quy đối với những trường hợp thai từ 24 – 34 tuần, trong một số trường hợp có thể mở rộng đến khoảng 37 tuần. Bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố nguy cơ, tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và thai nhi để đưa ra quyết định phù hợp nhất và đưa ra thời điểm cụ thể về việc sử dụng thuốc trưởng thành phổi.

>> Bạn có thể xem thêm: Gò bụng liên tục có phải sắp sinh không? Nhận biết về cơn gò tử cung

Thuốc trưởng thành phổi hoạt động như thế nào?

Tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé ít đạp? Thuốc trưởng thành phổi hoạt động như thế nào?
Tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé ít đạp? Thuốc trưởng thành phổi hoạt động như thế nào?

Thuốc trưởng thành phổi hoạt động bằng cách kích thích sự trưởng thành của phổi thông qua quá trình tổng hợp protein chất hoạt động bề mặt phế nang ở phổi thai nhi trong thời gian ngắn, cho phép tăng khả năng thích nghi với việc thở bằng không khí. Hay hiểu đơn giản hơn là thuốc trưởng thành phổi giúp phổi của trẻ trưởng thành sớm hơn so với tuổi thật của trẻ, nhằm ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị khó thở, gặp các vấn đề về hệ hô hấp và duy trì sự sống khi trẻ chào đời ở tuổi non tháng.

Tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé lại ít đạp?

Sau khi tiêm mũi trưởng thành phổi, một số thai phụ nhận thấy thai nhi ít đạp hẳn. Vậy tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé lại ít đạp hơn? Theo nghiên cứu về tác dụng của việc sử dụng betamethasone (một loại thuốc trưởng thành phổi) trên thai phụ có nguy cơ sinh non của tác giả J B Derks, E J Mulder, G H Visser cho biết; sau khi tiêm trưởng thành phổi thai nhi giảm nhịp tim, nhịp thở và sự vận động do ảnh hưởng của thuốc đến não của thai nhi (3).

Sự suy giảm hoạt động này khiến cho nhiều người lo sợ việc thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sử dụng thuốc trưởng thành phổi. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ thoáng qua và sẽ biến mất sau đó. 

Tốt nhất, khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường sau khi tiêm trưởng thành phổi bạn cần báo với bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành một số bước kiểm tra và chẩn đoán tình hình sức khoẻ của thai nhi.

Tại sao em bé ít đạp sau tiêm trưởng thành phổi?

Hai chủ đề “tại sao em bé ít đạp sau tiêm trưởng thành phổi?”“tiêm trưởng thành phổi con chậm tăng cân” đang được nhiều bà mẹ thảo luận sôi nổi trên cộng động MarryBaby. Bạn cũng có thể đăng ký làm thành viên trên cộng động MarryBaby và cùng tham gia thảo luận với chúng tôi. 

Những lưu ý trước khi tiêm trưởng thành phổi

Sau khi tìm hiểu vấn đề tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé lại ít đạp hơn; chúng ta cần tìm hiểu thêm về những lưu ý sau:

  • Chỉ nên dùng thuốc trưởng thành phổi khi mang thai dưới sự giám sát của bác sĩ: Với sự giám sát của bác sĩ, việc điều trị với thuốc trưởng thành phổi sẽ chính xác và an toàn hơn.
  • Thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh lý và các loại thuốc bạn đang dùng: Bạn cần thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh lý như đông máu, tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh gan. Ngoài ra, bạn cũng cần cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang dùng.
  • Cho bác sĩ biết nếu bạn có dị ứng với bất kỳ loại thuốc hay thành phần nào của thuốc

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị tê tay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tóm lại, tại sao tiêm thuốc trưởng thành phổi khiến em bé ít đạp? Điều này là do sự phản ứng của thuốc ảnh hưởng đến não bộ khiến thai nhi ít vận động. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ thoáng qua và sẽ biến mất thôi. Mẹ không nên quá lo lắng nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Tiêm trưởng thành phổi ở trẻ có nguy cơ sinh non: Lợi và hại

Tiêm trưởng thành phổi là một phương pháp quan trọng giúp trẻ gia tăng khả năng sống sót; và giảm sự ảnh hưởng của các biến chứng do sinh non gây ra. Các mẹ cùng MarryBaby tìm hiểu về lợi ích, bất cập và những biến chứng khi tiêm trưởng thành phổi để chuẩn bị tốt hơn cho việc đón con chào đời nhé!

Tiêm trưởng thành phổi là gì?

Tiêm trưởng thành phổi là phương pháp giúp phổi thai nhi phát triển nhanh chóng hơn; giúp giảm nguy cơ trẻ sinh non bị suy hô hấp do phổi chưa phát triển chức năng đầy đủ. Phương pháp này cũng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hệ thống, xuất huyết não, chậm phát triển, tử vong ở trẻ sinh non, trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng.

Thuốc tiêm trợ phổi hiện nay là các thuốc thuộc nhóm corticosteroid. Có hai loại thuốc trợ phổi thường dùng là betamethatsone (2 liều 12mg tiêm bắp, mỗi liều cách 24 giờ); hoặc dexamethasone (4 liều 6mg tiêm bắp, mỗi liều cách 12 giờ). Ưu điểm của hai loại thuốc này là:

  • Khả năng ức chế miễn dịch yếu.
  • Tác dụng kéo dài hơn hydrocortison.
  • Thuốc qua nhau thai tốt.
  • Thuốc không tồn tại lâu trong hệ tuần hoàn của trẻ (40 giờ).
tiêm trưởng thành phổi là gì
Tiêm trưởng thành phổi giúp giảm nguy cơ trẻ sinh non bị suy hô hấp do phổi chưa phát triển chức năng đầy đủ

Cơ chế hoạt động của thuốc trưởng thành phổi

Khi mẹ bầu được tiêm thuốc trợ phổi; thuốc sẽ theo các mạch máu chuyển đến cơ thể thai nhi và tác động theo nhiều cách:

  • Tăng khả năng sản xuất surfactant, chất chỉ có đủ sau tuần thai 32. Surfactant có vai trò làm giảm sức căng bề mặt của lớp dịch phế nang, chống lại lực đàn hồi của phổi. Nếu không sản xuất đủ surfactant, phổi có nguy cơ bị xẹp, dẫn đến suy hô hấp.
  • Tăng thể tích phổi.
  • Giảm lượng chất lỏng trong phổi.
thuốc trợ phổi hoạt động như thế nào
Thuốc tiêm trợ phổi sẽ theo các mạch máu chuyển đến cơ thể thai nhi và tác động theo nhiều cách khác nhau.

Tác dụng của tiêm trưởng thành phổi?

Tiêm trưởng thành phổi trong giai đoạn từ tuần 25 đến 33 của thai kỳ có thể tăng tốc độ phát triển phổi của em bé rất nhiều. Điều này gia tăng cơ hội sống sót của trẻ sinh non. Ngoài ra, một số lợi ích khác khi tiêm trưởng thành phổi bao gồm:

  • Giảm nguy cơ trẻ sinh non gặp phải những vấn đề về phổi như suy hô hấp, đặc biệt là những bé chào đời sớm.
  • Nguy cơ chảy máu trong não thấp hơn nhiều.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh đường ruột nghiêm trọng được gọi là viêm ruột hoại tử.
  • Giúp phổi của trẻ hoạt động tốt hơn sau chào đời.
  • Giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ gặp phải các vấn đề về ruột hoặc chảy máu não.

Liệu trình tiêm trưởng thành phổi thứ hai có thể được xem xét nếu liều đầu tiên cách hơn 2 tuần, trẻ vẫn non tháng và có nguy cơ sinh non. Những nghiên cứu cho thấy tiêm thuốc trợ phổi lần thứ hai cũng có thể có những lợi ích: làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp và các hậu quả nghiêm trọng khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách điều trị dây rốn quấn cổ 2 vòng chưa? Tìm hiểu ngay!

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi?

Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, những trường hợp được bác sĩ chỉ định tiêm trưởng thành phổi bao gồm:

  • Một đợt corticosteroid duy nhất được khuyến cáo cho thai phụ từ 24 đến 33 tuần 6 ngày có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày, bao gồm cả vỡ ối và đa thai. Có thể xem xét với trường hợp thai tuần 23 tuỳ vào nguyện vọng gia đình, tình trạng vỡ ối, số lượng thai. Nghiên cứu mới gần đây cho biết thậm chí có thể sử dụng cho tuần thai 22
  • Một đợt betamethasone duy nhất được khuyến cáo cho thai phụ giữa tuần 34 và 37 có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày, và chưa từng điều trị đợt corticosteroid nào trước đó. 
  • Không khuyến cáo việc điều trị lặp lại định kỳ hay đa liều (nhiều hơn 2 đợt)
  • Nên cân nhắc việc lặp lại điều trị corticosteroid đợt 2 với thai phụ dưới 34 tuần có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày, với điều kiện cách đợt điều trị trước trên 14 ngày. Một đợt điều trị corticosteroid khẩn cấp có thể được cân nhắc (cách liều trước 7 ngày) nếu có chỉ định lâm sàng. 
  • Lợi ích của việc tiêm nhắc lại hay tiêm khẩn cấp corticosteroid cho thai non tháng vỡ ối vẫn còn đang bàn cãi

Trong các trường hợp nêu trên, mẹ bầu cần nhập viện để bác sĩ theo dõi. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, thuốc trợ phổi nên được tiêm ít nhất 24 giờ trước khi sinh và không quá 1 tuần trước ngày em bé chào đời. Thời điểm tiêm corticosteroid cho trẻ sinh non là yếu tố quyết định sự thành công của phương pháp này. Nếu các mũi tiêm được tiêm hơn 1 tuần trước khi sinh; tác dụng sẽ bị giảm thiểu.

>> Bạn có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết

Biến chứng khi tiêm trưởng thành phổi

1. Biến chứng khi tiêm trưởng thành phổi đối với trẻ

Hiện chưa có bằng chứng cụ thể về những tác dụng tiêu cực trẻ có thể gặp phải nếu mẹ tiêm trưởng thành phổi trong thai kỳ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũ hơn chỉ ra rằng thai nhi tiếp xúc với các đợt tiêm thuốc trợ phổi lặp đi lặp lại trong tử cung có nhiều khả năng bị giảm cân nặng, chiều dài và chu vi vòng đầu khi sinh.

Mặc dù trẻ sơ sinh được điều trị có nhiều khả năng có kích thước nhỏ hơn khi sinh ra, nhưng không có tác hại lâu dài nào được tìm thấy.

Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi các chuyên gia trường Đại học Oulu, Phần Lan cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêm trưởng thành phổi và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em. Một vài chuyên gia cũng lo ngại việc sử dụng thuốc trợ phổi liều cao trong một thời gian dài có thể gây hại cho sự phát triển não bộ của trẻ.

>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng dưới bên trái khi mang thai: Coi chừng bị biến chứng thai kỳ

biến chứng khi tiêm trưởng thành phổi
Chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra những biến chứng nghiêm trọng của tiêm thuốc trợ phổi đối với sức khỏe của mẹ và bé.

2. Biến chứng khi tiêm trưởng thành phổi đối với mẹ

Nghiên cứu đã không chứng minh được tiêm thuốc trợ phổi trước sinh gây hại cho người mẹ; ngoài việc gây đau hoặc sưng cục bộ tại chỗ tiêm. Ngoại lệ là ở những bà mẹ đã trải qua nhiều đợt điều trị bằng tiêm thuốc trợ phổi, một số mẹ chia sẻ rằng họ gặp vấn đề về giấc ngủ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều bà mẹ có con sinh non cũng gặp vấn đề với giấc ngủ.

Một số biến chứng khác có thể gặp ở thai phụ sinh con non:

  • Tăng đường huyết nhẹ sau mũi tiêm đầu tiên 12 giờ và kéo dài trong khoảng 5 ngày. Vì vậy, tầm soát tiểu đường thai kỳ nên thực hiện trước khi tiêm thuốc; hoặc sau đó 5 ngày để có kết quả chính xác. Với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nặng cần ở lại để theo dõi.
  • Bạch cầu tăng 30% sau 24 giờ và trở lại bình thường sau 3 ngày.

Ngay khi có dấu hiệu dọa sinh non, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc giảm cơn gò tử cung hoặc tiêm trưởng thành phổi.

Ngoài những trường hợp dọa sinh non, tiêm trưởng thành phổi cũng được chỉ định trong những trường hợp suy dinh dưỡng bào thai, mẹ bầu lớn tuổi, trường hợp đa thai. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tìm hiểu những ưu, khuyết điểm và biến chứng khi tiêm trưởng thành phổi trước khi quyết định tiêm.