Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Điều trị tiền sản giật cho bà bầu như thế nào?

Theo các chuyên gia sản khoa, ước tính có khoảng 3 – 5% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật. Vậy tiền sản giật là gì và có dễ điều trị không? Mời các mẹ tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1/ Tiền sản giật là gì?

Trước khi muốn biết cách điều trị tiền sản giật, mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu xem tình trạng này là gì nhé.

Tiền sản giật là một hội chứng tăng huyết áp ở thai phụ, kèm tiểu đạm (tiểu protein) xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này còn có thể đi kèm với những dấu hiệu của tiền sản giật gây tổn thương các cơ quan khác như gan, thận, phổi, thần kinh.

Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong cả mẹ và bé. Phát hiện sớm các dấu hiệu và điều trị tiền sản giật kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu các biến chứng này.

cách điều trị tiền sản giật

2/ Triệu chứng

Để điều trị tiền sản giật hiệu quả thì việc nhận biết sớm tiền sản giật thông qua các triệu chứng cũng rất quan trọng. Các triệu chứng mà mẹ bầu có thể gặp khi mắc tiền sản giật như:

  • Tăng huyết áp
  • Sưng ở mặt, chân hoặc tay
  • Tăng cân nhanh
  • Xuất hiện cơn đau đầu dai dẳng
  • Tầm nhìn thay đổi hoặc mất thị lực
  • Buồn nôn và nôn mửa đột ngột
  • Đau bụng trên, thường là dưới bờ sườn bên phải
  • Khó thở

>>> Mẹ có thể xem thêm: Phù chân khi mang thai tháng thứ 8 và nguy cơ tiền sản giật

3/ Chẩn đoán tiền sản giật

Mẹ bầu sẽ được bác sĩ chẩn đoán tiền sản giật nếu có tăng huyết áp từ tuần thứ 20 của thai kỳ và có ít nhất một trong những điều kiện dưới đây:

  • Protein hiện diện trong nước tiểu mẹ (tiểu đạm)
  • Các dấu hiệu cho thấy bị thận bị suy
  • Số lượng tiểu cầu trong máu thấp
  • Tăng men gan
  • Dịch trong phổi (phù phổi)
  • Đau đầu mới khởi phát không đáp ứng với thuốc giảm đau
  • Rối loạn thị lực, nhìn mờ mới xuất hiện

Với mỗi điều kiện trên sẽ có những tiêu chuẩn để đánh giá riêng, mà chỉ có bác sĩ mới xem xét được cho các mẹ. Vì vậy các mẹ cần khám thai định kỳ, để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

4/ Điều trị tiền sản giật

Điều trị tiền sản giật sẽ tập trung vào việc hạ huyết áp và kiểm soát các triệu chứng khác.

Cách duy nhất để điều trị dứt điểm tiền sản giật là sinh con. Trong một số trường hợp, sau khi cân nhắc kĩ các yếu tố, bác sĩ sẽ cho khởi phát chuyển dạ sớm, tức sinh chủ động mà không đợi đến chuyển dạ tự nhiên. Sinh non (trước 37 tuần) có thể gây nguy hiểm cho em bé, nhưng đôi khi là cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Với những mẹ thuộc nhóm nguy cơ cao bị tiền sản giật, các chuyên gia khuyến cáo có thể sử dụng aspirin liều thấp và bổ sung canxi để dự phòng. Tuy nhiên các mẹ không nên tự ý sử dụng, mà cần có sự đồng ý và tư vấn của các chuyên gia sản khoa.

Đối với tiền sản giật nhẹ

điều trị tiền sản giật

Mẹ bầu mắc tiền sản giật ở mức độ nhẹ thì chưa có chỉ định dùng thuốc chống tăng huyết áp. Nhưng cần theo dõi thai kỳ đều đặn và thường xuyên qua các lần khám thai. Tại các lần khám này:

  • Huyết áp của mẹ sẽ được kiểm tra xem có tăng hay không
  • Kiểm tra protein trong nước tiểu
  • Mẹ sẽ được hỏi có các triệu chứng gì mới phát sinh không

Tùy thuộc vào triệu chứng và tình hình của thai phụ, mẹ bầu sẽ được yêu cầu đi khám thai ít nhất 3 tuần một lần nếu tuổi thai vào khoảng 24- 32 tuần. Sau tuần 32 của thai kỳ, tần suất tái khám có thể dày hơn.

Mẹ sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi nhiều, chế độ ăn giàu đạm, rau cải, theo dõi huyết áp tại nhà với nhật ký ghi lại diễn biến huyết áp 2 lần mỗi ngày hay gần hơn. Không được dùng thuốc lợi tiểu, an thần. Bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách phát hiện các dấu hiệu nặng. Ngay khi có những dấu hiệu này cần báo ngay cho chuyên gia y tế.

Đối với tiền sản giật nhẹ, các bác sĩ sẽ đề nghị sinh con vào lúc thai đủ 37 tuần. Vì lúc này thai nhi đã có thể sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Việc ở lại lâu hơn trong cơ thể thai phụ chỉ làm tăng nguy cơ cho mẹ và bé.

Điều trị tiền sản giật nặng

Để điều trị tiền sản giật nặng, mẹ bầu có thể phải nhập viện để được theo dõi kĩ hơn. Vì thường trong trường hợp này, tiền sản giật thường có xu hướng nặng dần lên, mẹ bầu sẽ khó có thể về nhà cho đến khi em bé được sinh ra.

Lúc này các thuốc điều trị tiền sản giật nặng có thể được sử dụng, bao gồm:

  • Thuốc chống tăng huyết áp
  • Thuốc chống co giật, như magie sulfat (MgSO4), để ngăn ngừa co giật
  • Corticosteroid để thúc đẩy sự trưởng thành phổi ở em bé trước sinh

Nếu mẹ bầu bị tiền sản giật nặng, các bác sĩ có thể sẽ đề nghị sinh em bé trước 37 tuần. Thời gian cụ thể và phương pháp sinh (sinh thường qua ngã âm đạo hay sinh mổ) sẽ tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như sự sẵn sàng của em bé.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Tiền sản giật sau sinh và các biến chứng nguy hiểm

Sau sinh

Mẹ bầu cần được theo dõi chặt chẽ về huyết áp và các dấu hiệu khác của tiền sản giật sau sinh. Trước khi xuất viện, các mẹ sẽ được bác sĩ dặn dò các dấu hiệu cần phải tái khám của tiền sản giật sau sinh như đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực, đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn.

[inline_article id=264680]

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Dấu hiệu tiền sản giật các mẹ bầu cần lưu ý để phát hiện kịp thời

Theo các chuyên gia sản khoa, ước tính có khoảng 3 – 5% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật. Việc nhận biết các dấu hiệu tiền sản giật giúp chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, giúp giảm nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và bé.

1/ Tiền sản giật là gì?

Trước khi muốn biết dấu hiệu tiền sản giật là gì, các mẹ cùng tìm hiểu xem căn bệnh này là gì nhé.

Tiền sản giật là một hội chứng tăng huyết áp ở thai phụ, kèm tiểu đạm (tiểu protein) xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này còn có thể đi kèm với những dấu hiệu của tiền sản giật gây tổn thương các cơ quan khác như gan, thận, phổi, thần kinh.

dấu hiệu của tiền sản giật

Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong cả mẹ và bé. Phát hiện sớm các dấu hiệu tiền sản giật là cách tốt nhất để giảm thiểu các biến chứng này.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Tiền sản giật sau sinh và các biến chứng nguy hiểm

2/ Nguyên nhân của tiền sản giật

Đầu thai kỳ, các tế bào lá nuôi sẽ xâm nhập vào các mạch máu xoắn của tử cung, nhằm mở rộng lòng mạch máu giúp đưa máu đến nhau thai một cách hiệu quả. Ở phụ nữ gặp hội chứng này, những mạch máu này dường như không phát triển hoặc vận hành đúng chức năng. Chúng hẹp hơn các mạch máu bình thường, khiến lượng máu chảy qua bị hạn chế. Từ đó, ảnh hưởng tới sự điều tiết của cả cơ thể mẹ, biểu hiện ra thành các dấu hiệu của tiền sản giật. Nguyên nhân của sự phát triển bất thường này là do:

  • Lưu lượng máu đến tử cung không đủ
  • Tổn thương mạch máu
  • Các bệnh về hệ thống miễn dịch
  • Một số gen bất thường

Sự xâm nhập không bình thường của các nguyên bào nuôi.

3/ Yếu tố nguy cơ của tiền sản giật

Ngoài việc quan tâm tới các dấu hiệu tiền sản giật, các mẹ cũng cần biết những yếu tố nguy cơ khiến các chị em tăng khả năng mắc tiền sản giật so với một sản phụ bình thường. Các yếu tố nguy cơ của tiền sản giật đã được nhận diện, bao gồm:

  • Con so (mang thai con đầu)
  • Béo phì
  • Đa thai
  • Mẹ lớn tuổi
  • Tiền căn từng bị tiền sản giật trong lần mang thai trước
  • Tăng huyết áp mạn, đái tháo đường, bệnh thận, Lupus
  • Tiền sử gia đình có mẹ hoặc chị em gái bị tiền sản giật

4/ Dấu hiệu của tiền sản giật

Tăng huyết áp

Đây là dấu hiệu đầu tiên và phổ biến của hội chứng tiền sản giật. Huyết áp vượt quá 140/90 mmHg hoặc cao hơn và được ghi nhận trong hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất bốn giờ thì được xem là bất thường. Tuy nhiên, các mẹ thường ít có thói quen thoi dõi huyết áp tại nhà, nên dấu hiệu tiền sản giật này thường được phát hiện khi thăm khám thai định kỳ.

Sưng ở mặt hoặc tay

Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu bị sưng ở mặt, đặc biệt là quanh mắt hoặc tay thì cần hết sức lưu tâm. Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Tuy nhiên, triệu chứng phù còn gặp trong nhiều tình trạng khác khi mang thai, các mẹ cần được thăm khám kĩ để tìm ra nguyên nhân.

Tăng cân nhanh

Trong thời gian bầu bí, mức độ tăng cân của các mẹ bầu sẽ diễn ra tương đối chậm và đều. Thế nên nếu nhận thấy mình tăng cân quá nhanh (1.5 – 2kg/tuần hoặc 5kg/tháng) mà không có nguyên do cụ thể, hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và đánh giá tình hình.

dấu hiệu tiền sản giật

Xuất hiện cơn đau đầu dai dẳng

Thực tế là có không ít bà bầu bị đau đầu khi mang thai, một số người bị đau đầu thường xuyên hơn so với người khác. Trong trường hợp bạn bị một cơn đau đầu tấn công và đã uống thuốc giảm đau nhưng không thấy bớt, đừng chần chừ gì nữa mà hãy đến bệnh viện ngay vì đây là dấu hiệu tiền sản giật phổ biến.

Tầm nhìn thay đổi hoặc mất thị lực

Tầm nhìn thay đổi và mất thị lực là dấu hiệu tiền sản giật không nên bỏ qua. Do đó, nếu mẹ bầu bỗng dưng nhận thấy mình bị hoa mắt hay nhận thấy có các đốm sáng trong tầm nhìn hoặc bị mất thị lực, hãy thông báo cho người thân biết để được đưa đến bệnh viện ngay.

Buồn nôn và nôn mửa đột ngột

Nếu bạn đã trải qua giai đoạn nghén và đã hết nôn ói nhưng lại bỗng có cảm giác buồn nôn hay nôn mửa thì nên chú ý. Buồn nôn và nôn mửa đột ngột có thể là dấu hiệu tiền sản giật khi mang thai.

Đau bụng trên, thường là dưới bờ sườn bên phải

Bạn có cảm giác bị đau bụng trên phía gan  nhưng nguyên nhân không phải do ợ nóng càng không phải là do bé cưng chòi đạp? Hãy lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. Hãy đến bệnh viện nếu cơn đau không thuyên giảm trong thời gian ngắn.

Khó thở

Nếu bạn bỗng dưng thở hổn hển, cảm thấy khó thở, thở hụt hơi… hãy đến bệnh viện để được chăm sóc kịp thời. Việc bỗng dưng khó thở có thể là một dấu hiệu tiền sản giật liên quan tới phổi.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi mẹ đã biết chưa?

4/ Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu của tiền sản giật

Trước khi mang thai, mẹ bầu nên thay đổi chế độ ăn uống (giảm mặn tối đa), tập thể dục đều đặn để giúp giảm cân, tránh béo phì, có chỉ số BMI phù hợp.

Khi có thai, các chị em cần theo dõi khám thai định kỳ thật đều đặn theo lịch.

Suốt thời gian có thai, mẹ bầu nên sắp xếp để giảm bớt công việc, có đủ thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đủ chất dinh dưỡng.

dấu hiệu tiền sản giật ở bà bầu

Khi có tình trạng cao huyết áp, các mẹ cần tuân theo sự hướng dẫn điều trị và chăm sóc của các bác sĩ chuyên khoa.

Khi nằm viện, cần chú ý theo dõi các dấu hiệu nặng của  tiền sản giật mà bác sĩ dặn dò. Khi có một trong các dấu hiệu nêu trên phải báo ngay cho nhân viên y tế (nữ hộ sinh, bác sĩ) để được điều trị kip thời.

[inline_article id=297449]

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Sản giật là gì? – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Vậy thực sự thì sản giật là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng này? Bệnh nguy hiểm như thế nào tới mẹ và bé? Điều trị có dễ dàng không? Mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1/ Sản giật là gì?

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị, đầu tiên các mẹ cần biết sản giật là gì?

Sản giật là tình trạng sản phụ mắc hội chứng tiền sản giật lên cơn co giật, hôn mê sâu đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi. Đây là một trong những biến chứng hiếm gặp, nhưng rất nặng của tiền sản giật. Cơn co giật có thể xảy ra trước sinh (từ tuần 20 trở đi), trong lúc sinh hoặc cũng có thể sau khi sinh.

Tiền sản giật là một hội chứng tăng huyết áp ở thai phụ, kèm tiểu đạm (tiểu protein) xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này còn có thể đi kèm với những dấu hiệu của tiền sản giật gây tổn thương các cơ quan khác như gan, thận, phổi, thần kinh.

2/ Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của sản giật là gì?

Sau khi đã tìm hiểu sản giật là gì? Vậy tình trạng này gây ra bởi những nguyên nhân nào?

Các nguyên nhân gây ra tình trạng sản giật vẫn chưa được chỉ ra rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng nó là tổng hòa của các yếu tố như di truyền, phản ứng miễn dịch của cơ thể, nội tiết, dinh dưỡng, xâm lấn nguyên bào nuôi bất thường (một loại tế bào trong quá trình hình thành nhau thai), rối loạn đông máu, tổn thương mạch máu, nhiễm trùng…

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Tiền sản giật sau sinh và các biến chứng nguy hiểm

Tuy nhiên, với các mẹ có các yếu tố nguy cơ sau, khả năng mắc sản giật và tiền sản giật sẽ cao hơn so với người bình thường:

  • Con so (mang thai con đầu)
  • Béo phì
  • Đa thai
  • Mẹ lớn tuổi
  • Tiền căn từng bị tiền sản giật trong lần mang thai trước
  • Tăng huyết áp mạn, đái tháo đường, bệnh thận, Lupus
  • Tiền sử gia đình có mẹ hoặc chị em gái bị tiền sản giật.

3/ Triệu chứng sản giật là gì?

sản giật và tiền sản giật là gì

Các triệu chứng sản giật thai phụ mắc phải có thể là:

  • Co giật: Biểu hiện bởi 1 hoặc nhiều cơn co giật. Mỗi cơn co giật thường kéo dài 60 – 75s, bắt đầu ở mặt sau đó lan ra toàn thân. Hô hấp của bệnh nhân sẽ bị gián đoạn trong quá trình co giật.
  • Hôn mê sâu: Bệnh nhân hôn mê, bất tỉnh trong một khoảng thời gian, không ý thức được sự việc xung quanh từ khi lên cơn co giật. Vì vậy sau khi tỉnh lại thì thai phụ sẽ không nhớ gì về sự việc đã xảy ra.
  • Kích động: Sau giai đoạn hôn mê, bệnh nhân tỉnh lại. Thai phụ lúc này có thể có triệu chứng kích động, chống đối.

Vì sản giật là biến chứng gây ra bởi tiền sản giật. Các thai phụ cũng có thể có triệu chứng của tiền sản giật từ trước như:

  • Tăng huyết áp
  • Sưng ở mặt hoặc tay (phù tay chân hay phù toàn thân).
  • Tăng cân nhanh
  • Xuất hiện cơn đau đầu dai dẳng, không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường.
  • Tầm nhìn thay đổi, nhìn đôi, nhìn mờ hoặc mất thị lực
  • Buồn nôn và nôn mửa đột ngột
  • Đau bụng trên, thường là dưới bờ sườn bên phải
  • Khó thở.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Điều trị tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần biết để tránh biến chứng cho mẹ và con

4/ Chẩn đoán sản giật

Một thai phụ mang thai trên 20 tuần co giật không rõ nguyên nhân, chẩn đoán đầu tiên mà các bác sĩ cần nghĩ tới chính là sản giật. Trong trường hợp co giật đi kèm với các triệu chứng sốt, hoặc xảy ra sau chấn thương, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm như chọc dò dịch não tủy, CT scan sọ não để loại trừ những nguyên nhân không phải là sản giật.

Trong trường hợp co giật mà thai phụ có tiền sử hoặc đã được chẩn đoán mắc tiền sản giật trước đó, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm để đánh giá mức độ nặng. Đối với thai phụ chưa từng chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm xem thai phụ có mắc hội chứng này không. Các xét nghiệm đó có thể là: Định lượng đạm trong nước tiểu, công thức máu, chức năng đông máu, chức năng thận, chức năng gan…

5/ Biến chứng của sản giật là gì?

Vậy biến chứng của sản giật là gì, có nguy hiểm không, chắc hẳn là thắc mắc tiếp theo của nhiều mẹ.

Tuy hiếm gặp, nhưng sản giật có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tổn thương thần kinh vĩnh viễn do co giật tái phát hoặc chảy máu nội sọ.
  • Suy thận cấp, thậm chí suy thận mãn.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Gây nên tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, nhau bong non , thiểu ối.
  • Tổn thương gan.
  • Rối loạn đông cầm máu.
  • Tăng nguy cơ sản giật/ tiền sản giật ở lần mang thai tiếp theo.
  • Tử vong ở mẹ và thai nhi: Sản giật là nguyên nhân chiếm tới 13% trường hợp tử vong ở mẹ trên toàn thế giới.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Rối loạn đông máu khi mang thai có nguy hiểm không?

6/ Điều trị sản giật như thế nào?

Sản giật là gì

Nguyên tắc trong điều trị tiền sản giật – sản giật là : “Ưu tiên mẹ, có chiếu cố đến con”. Thường với các trường hợp tiền sản giật có dấu hiệu nặng, có nguy cơ xảy ra biến chứng sản giật sẽ được theo dõi rất sát sao trong thai kỳ. Mẹ bầu cần phải nhập viện để theo dõi cho tới khi sinh con. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định sinh con sớm. Chỉ định sẽ được bác sĩ cân nhắc trên yếu tố tuổi thai và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Để dự phòng co giật, có thể sử dụng thuốc chống co giật MgSO4. Các thai phụ có huyết áp cao cần sử dụng thuốc làm giảm huyết áp.

Nếu thai phụ được chẩn đoán là tiền sản giật ở mức độ nhẹ, có thể theo dõi tình trạng huyết áp của mẹ và dùng thuốc để ngăn bệnh chuyển thành biến chứng sản giật. Việc sử dụng thuốc và theo dõi huyết áp giúp giữ tình trạng của mẹ an toàn cho tới khi em bé đủ trưởng thành để chào đời.

[inline_article id=210842]

Hi vọng bài viết đã cung cấp thông tin đầy đủ cho các mẹ về tình trạng sản giật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị. Tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tất tần tật những biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần biết để cảnh giác

Các mẹ bầu đều không giống nhau và một số chị em gặp nhiều khó khăn so với những mẹ khác, bao gồm cả các biến chứng thai kỳ.

Dưới đây là những biến chứng thai kỳ phổ biến nhất, có ảnh hưởng đến mẹ và bé trong suốt hành trình này.

Biến chứng thai kỳ là gì?

Biến chứng thai kỳ (tai biến sản khoa) là những mối đe dọa lớn đến sức khỏe và cuộc sống của sản phụ cũng như thai nhi. Tai biến sản khoa đặc biệt nguy hiểm, có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ mà không tiên lượng trước được.

Bất kỳ người mẹ nào cũng có nguy cơ đối diện với các biến chứng khi mang thai. Vì vậy, việc dự phòng và sớm đưa ra những biện pháp ngăn ngừa, can thiệp kịp thời đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho sản phụ lẫn thai nhi.

Biến chứng thai kỳ

10 biến chứng thai kỳ thường gặp ở mẹ mang đơn thai

1. Sảy thai

Đa số các ca sảy thai diễn ra trong khoảng 20 tuần đầu thai kỳ và hơn 80% các ca sảy thai diễn ra trước tuần thai thứ 12.

Đa số trường hợp sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên là do các bất thường nhiễm sắc thể trong trứng đã thụ tinh. Âm đạo rỉ máu hoặc chảy máu thường là dấu hiệu đầu tiên của sảy thai, vì vậy nếu nhận thấy những hiện tượng này, mẹ hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

2. Sinh non

Mẹ có thể thấy xuất hiện các cơn co thắt thường xuyên làm cho cổ tử cung giãn nở và mở rộng trước 36 tuần thai. Đây là dấu hiệu mẹ có khả năng sinh non và nếu chào đời vào lúc này, em bé được xem là thiếu tháng.

Sinh non và thiếu tháng là nguyên nhân của nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe hoặc thậm chí có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh.

3. Tiền sản giật, biến chứng thai kỳ vô cùng nguy hiểm

Tiền sản giật là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ mang thai. Nếu có huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau 20 tuần thai, mẹ sẽ được chẩn đoán tiền sản giật.

Hầu hết các mẹ bầu có triệu chứng tiền sản giật nhẹ gần ngày lâm bồn nhưng em bé vẫn sẽ chào đời khỏe mạnh nếu mẹ được chăm sóc đúng cách.

Tuy nhiên, tiền sản giật ở mức độ nặng sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

4. Thiếu ối

Túi ối đầy chất lỏng trong bụng mẹ có chức năng bảo vệ và hỗ trợ em bé phát triển. Thiểu ối là tình trạng khi túi ối có quá ít chất lỏng. Khoảng 4% phụ nữ mang thai có nồng độ nước ối ít tại một số thời điểm trong thai kỳ, thường là ở tam cá nguyệt thứ ba.

Nếu gặp trường hợp thiểu ối, mẹ cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận để đảm bảo thai nhi vẫn phát triển bình thường và mẹ sẽ lâm bồn vào giai đoạn gần cuối thai kỳ.

5. Biến chứng tiểu đường thai kỳ

Ước tính có khoảng 2-10% các bà mẹ tương lai bị tiểu đường trong giai đoạn mang thai. Con số này không lớn nhưng đủ nghiêm trọng để các mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám và kiểm tra lượng đường huyết vào tuần thứ 24-28 của thai kỳ.

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ sẽ được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Hầu hết mẹ bầu có thể giữ lượng đường huyết trong tầm kiểm soát với chế độ ăn uống chuyên biệt và tập thể dục để sinh con khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nếu tình trạng tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát tốt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho em bé.

Đối với các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ, có khoảng 25-50% nguy cơ mẹ sẽ chuyển sang tiểu đường loại 2 trong tương lai mặc dù nguy cơ này có thể được giảm đáng kể bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý và lối sống lành mạnh.Biến chứng thai kỳ

6. Thai ngoài tử cung

Khi trứng thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung sẽ được gọi là thai ngoài tử cung. Vì đa phần các ca mang thai ngoài tử cung đều nằm ở ống dẫn trứng nên chúng còn có tên là “thai ống dẫn trứng”.

Trong trường hợp này, điều quan trọng là phải phát hiện sớm bởi vì phôi thai phát triển có thể làm vỡ ống dẫn trứng, gây chảy máu bên trong cơ thể dẫn đến tử vong.

Không có cách nào để cấy ghép thai ngoài tử cung vào trong tử cung nên sớm kết thúc thai kỳ là lựa chọn duy nhất cho mẹ.

7. Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai ở vị trí thấp hơn bình thường, nằm bên cạnh hoặc bao quanh cổ tử cung. Mẹ có thể không cần quá lo lắng khi được chẩn đoán nhau tiền đạo ở giai đoạn sớm của thai kỳ.

Tuy nhiên, nếu nhau thai vẫn tiếp tục ở vị trí thấp trong suốt thời gian mang thai có thể gây chảy máu dẫn đến sinh non và các biến chứng khác.

Vị trí nhau thai sẽ được kiểm tra khi siêu âm giữa thai kỳ nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ thai phụ vẫn còn nhau tiền đạo khi đến thời điểm vượt cạn. Sản phụ có nhau tiền đạo khi lâm bồn sẽ cần phải sinh mổ.

8. Nhau thai bám thấp

Nhau thai bám thấp gây ảnh hưởng tới khoảng 5% phụ nữ vào tuần thứ 18-20 của thai kỳ. Thông thường, nhau thai bám ở phần trên của tử cung hoặc dọc theo mào trước hay mào sau, thay vì nằm ở phía dưới tử cung.

Một bà mẹ đã từng gặp phải vấn đề này cho biết ở tuần thứ 19, chị đi siêu âm và phát hiện nhau thai nằm cách cổ tử cung 3cm. Sau đó chị đi siêu âm đều đặn hàng tháng và được khuyên nên thư giãn và tránh nâng xách vật nặng không cần thiết.

Vào tuần thứ 36, nhau thai của chị đã di chuyển xa khỏi cổ tử cung. May thay là chị có thể sinh con một cách tự nhiên và không hề gặp tác dụng phụ nào.

9. Chứng nghén cận ngày sinh

Đa số các mẹ bầu bị ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên nhưng một số ít thai phụ (0,3-1,5%) phải chịu đựng những triệu chứng ốm nghén suốt thai kỳ. Tình trạng này khiến người mẹ không hấp thu đủ nước và chất dinh dưỡng.

Các hormone thai kỳ ảnh hưởng tới não và trong một vài trường hợp, thường là với trường hợp đa thai, một lượng hormone lớn được sản sinh khiến não bộ và cơ thể khó thích ứng kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xét nghiệm nhiễm trùng đường tiết niệu.Biến chứng thai kỳ

10. Đau khung xương chậu

Đối với một vài phụ nữ mang thai, xương chậu có thể phát triển quá sớm hoặc quá xa gây nên các cơn đau hông, đau xương chậu, đùi trên và đáy chậu.

Hormone sinh dục nữ sẽ tác động làm mềm các mô liên kết để chuẩn bị cho việc sinh con. Nếu bạn bị đau khung xương chậu, có thể là do lượng hormone cao trong cơ thể.

11. Nhiễm trùng khi mang thai

Mang thai là thời điểm nhạy cảm của người phụ nữ, lúc này hệ miễn dịch của người mẹ phải “gồng gánh” để bảo vệ cho cả mẹ và bé nên dẫn đến việc bị “quá tải” không đủ sức để bảo vệ cơ thể một cách tối ưu.

Thêm vào đó, sự thay đổi của nội tiết tố cùng sinh lý đã tác động không nhỏ đến sức khỏe, khiến bà bầu dễ bị nhiễm trùng hơn.

Trong đó, các loại nhiễm trùng mà mẹ bầu dễ mắc phải trong thời kỳ mang thai đó là: viêm âm đạo, Rubella, liên cầu khuẩn nhóm B, viêm gan B/C, nhiễm trùng đường tiết niệu, thủy đậu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục…

12. Suy thai, biến chứng thai kỳ nguy hiểm

Là một quá trình bệnh lý do tình trạng thiếu oxy của thai nhi, khi thai còn nằm trong buồng tử cung. Suy thai sẽ gây những biến đổi trên cử động thai và nhịp tim thai.

13. Thai tăng trưởng chậm

Hội chứng thai tăng trưởng chậm (IUGR) hay còn gọi là nhỏ so với tuổi thai, suy dinh dưỡng thai nhi hay suy nhau thai. Đây là tình trạng sự tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế khiến cân nặng của trẻ nhỏ hơn so với bình thường.

12 biến chứng thai kỳ dễ gặp ở các mẹ mang thai đôi

Khi tử cung chứa thêm một bào thai trong giai đoạn mang thai đôi, ngoài tiền sản giật giống như thai đơn, mẹ bầu gia tăng khả năng mắc phải một số biến chứng thai kỳ sau:

1. Sinh non

Nếu mẹ bầu sinh con trước thời điểm tròn 37 tuần mang thai, tình trạng này được gọi là sinh non. Thời gian thai nghén giảm sút, khi bạn ấp ủ thêm một bào thai trong tử cung. Nghiên cứu kết luận gần 60% nguy cơ với thai đôi là sinh non.

Chuyển dạ sớm do vỡ ối non. Kết quả là ca sinh bắt đầu khi thai kỳ chưa tới 37 tuần. Cơ thể của cặp song sinh sinh non không phát triển tốt. Các bộ phận không hoàn toàn hoàn thiện và hai bé thường nhỏ người cũng như nhẹ cân.

Lưu ý:

  • Hai bé cần được chú ý chăm sóc y khoa về ăn uống, hô hấp, chống chọi với nhiễm trùng và giữ ấm.
  • Những em bé sinh non dễ bị vi trùng lây nhiễm tấn công và vì thế các bé cần được chăm sóc y tế đặc biệt.
  • Các bé sinh non song sinh thường cần được chăm sóc trong NICU (phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh).

    Biến chứng thai kỳ
    Mẹ mang thai đôi sẽ gặp nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm hơn bình thường

2. Trẻ sinh ra nhẹ cân

Bác sĩ thường liên kết trọng lượng lúc chào đời thấp của hai bé song sinh với tình trạng sinh non. Trẻ sinh non có cân nặng khi mới chào đời dưới 2,5kg thường có nguy cơ cao gặp những biến chứng về sức khỏe lâu dài như giảm thính lực, thị lực yếu, bại não và chậm phát triển trí tuệ.

3. Hạn chế tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Một trong các biến chứng xảy ra với thai đôi là tốc độ phát triển của hai bé bắt đầu chậm lại ở tuần 30-32. IUGR xảy ra trong giai đoạn đó khi nhau thai không thể điều chỉnh thêm bất kỳ sự phát triển nào cho cặp thai đôi.

Vì cả hai bé đua nhau lấy cho đủ lượng dưỡng chất, cơ thể của mẹ không thể xử lý quá trình tăng trưởng nữa. Bác sĩ phụ khoa phát hiện sự tấn công của IUGR qua siêu âm và đo kích cỡ bụng mẹ.

4. Nguy cơ biến chứng đái tháo đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một điều xảy ra phổ biến ở thai kỳ đôi. Cơ thể của mẹ trải nghiệm sự gia tăng đột ngột lượng đường huyết. Một số yếu tố khác gây đái tháo đường thai kỳ ở thai kỳ đôi bao gồm kích cỡ nhau thai lớn hơn và nồng độ hormone nhau thai cao.

5. Nhau thai đứt rời

Đứt nhau thai nhiều khả năng xảy ra ở thai đôi khi so sánh với thai kỳ đơn. Nguy cơ tiền sản giật tăng cao dẫn đến vỡ ối và bất ngờ đứt nhau thai.

Đứt nhau thai gây ra tình trạng nghiêm trọng, trong đó nhau thai rời khỏi thành tử cung trước khi em bé chào đời. Nhau thai đứt rời hầu hết xảy ra trong ba tháng cuối thai kỳ, gây khó khăn cho việc sinh thường.

Bác sĩ thường kết nối tình trạng đứt nhau thai với thói quen hút thuốc, dùng thuốc có hại và ăn uống thiếu dinh dưỡng. Mẹ có thể khắc phục tình trạng nhau thai đứt rời trong thai kỳ đôi bằng cách ăn uống lành mạnh và làm theo các chỉ dẫn chăm sóc tiền sản thích hợp.

6. Thai chết lưu – biến chứng thai kỳ nguy hiểm

Thai chết lưu trong tử cung hiếm khi xảy ra. Bác sĩ phụ khoa sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và quyết định xem có cần can thiệp y khoa hay không.

Nếu thai đôi của bạn thuộc dạng hai buồng ối và bạn có cặp sinh đôi khác trứng, vậy thì không cần thực hiện sự can thiệp này ngay. Nếu thai kỳ của bạn có một màng đệm đơn, biện pháp sinh ngay lập tức được khuyến nghị để đề phòng thai chết lưu.

7. Khiếm khuyết bẩm sinh

Thai đôi làm tăng các nguy cơ xuất hiện các điểm dị thường bẩm sinh ở hai bé sinh đôi mới chào đời. Một số khiếm khuyết bẩm sinh phổ biến thường thấy là những điểm khác thường ở tim, dị tật ống thần kinh và các rối loạn dạ dày-ruột.Biến chứng thai kỳ

8. Hội chứng truyền máu song thai

Đây là một biến chứng thai kỳ cũng là tình trạng y khoa thường chỉ xảy ra với các cặp sinh đôi cùng trứng chung một bánh nhau. Các mạch máu trong nhau cung cấp máu và oxy từ bào thai này sang bào thai kia.

Trong hội chứng này, máu chuyển từ bào thai này sang bào thai kia thông qua những liên kết mạch máu chung. Theo thời gian, một bào thai (thai nhận máu) được truyền một lượng máu dư thừa hơn so với bào thai còn lại. Nó làm quá tải hệ thống tim mạch và tăng lượng nước ối.

Bào thai cho máu không nhận đủ lượng máu cần thiết, vì thế có ít nước ối hơn. Bác sĩ điều trị hội chứng truyền máu song thai trong thời kỳ thai nghén bằng cách rút bớt lượng ối dư.

9. Dây rốn quấn cổ

Các mối rối dây rốn bên trong túi màng ối do các cặp thai đôi dùng chung. Trong trường hợp đó, bác sĩ theo dõi tốc độ tăng trưởng của hai bào thai suốt ba tháng cuối thai kỳ.

Nếu có bất kỳ tình huống phức tạp nào xảy ra, bác sĩ sẽ đề nghị chọn cách sinh sớm.

10. Sinh mổ

Các vị trí bào thai bất thường thường gia tăng khả năng sinh mổ. Nhưng trong hầu hết trường hợp, một bé trong cặp sinh đôi chào đời qua đường âm đạo và điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí của hai bào thai.Biến chứng thai kỳ

11. Xuất huyết sau khi sinh 

Vùng nhau thai lớn và tử cung căng phồng quá mức đẩy bạn vào nguy cơ xuất huyết hậu sản cao. Có thể bạn phải nếm trải tình trạng chảy máu nghiêm trọng trong và sau ca sinh.

Những lưu ý khi mang thai đôi

Những bí quyết hữu ích giúp bạn khỏe khoắn trong thai kỳ đôi:

  • Làm quen với các dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng sinh sớm cũng như tiền sản giật.
  • Tổng trọng lượng bạn tăng thêm suốt thai kỳ đôi, đặc biệt là trước 20 tuần rất quan trọng. Bạn cần đạt được cân nặng lành mạnh để giảm nguy cơ sinh non và cân nặng thấp ở bé mới chào đời.
  • Nhớ duy trì chế độ ăn cân bằng và uống nhiều nước để cơ thể luôn giữ ẩm. Cơ thể gọn gàng và khỏe khoắn giúp bạn đương đầu hiệu quả với biến chứng thai kỳ tiềm năng liên quan đến thai đôi.
  • Vì lượng máu lưu thông tăng lên xảy ra ở thai kỳ đôi, lượng sắt của mẹ bất ngờ sụt giảm. Có thể bạn mắc bệnh thiếu máu cấp tính gây hại cho cả mẹ lẫn bào thai đang phát triển. Bác sĩ sẽ khuyên nạp các viên bổ sung sắt đều đặn.
  • Nhớ khám thai đều đặn. Bác sĩ thăm khám thường xuyên kiểm tra để theo dõi sức khỏe của thai nhi và bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào.

[inline_article id=2339]

Biến chứng thai kỳ có thể xảy ra với bất cứ phụ nữ nào, vì vậy bạn nên chăm sóc sức khỏe sinh sản thật kỹ lưỡng để giúp quá trình mang thai và sinh nở diễn ra thuận lợi nhé.

MarryBaby

Nguồn:

https://www.nichd.nih.gov/health/topics/pregnancy/conditioninfo/complications

2. Pregnancy Complications

https://www.cdc.gov/reproductivehealth/maternalinfanthealth/pregnancy-complications.html

3. 4 Common Pregnancy Complications

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/staying-healthy-during-pregnancy/4-common-pregnancy-complications

4. Pregnancy complications

https://www.womenshealth.gov/pregnancy/youre-pregnant-now-what/pregnancy-complications

5. PREGNANCY COMPLICATIONS

https://www.marchofdimes.org/complications/pregnancy-complications.aspx#

6. Complications of Pregnancy

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=complications-of-pregnancy-85-P01198

Truy cập ngày 27/8/2021

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ

Tiền sản giật được cho là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ. Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, cả mẹ và bé đều có thể gặp nguy ngay lập tức. Hãy cùng tìm hiểu tiền sản giật là gì, nguyên nhân và biểu hiện tiền sản giật để tìm cách phòng ngừa biến chứng này.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật thường xảy ra trong thời kỳ mang thai (khoảng 20 tuần tuổi). Nguyên nhân được nghĩ đến là do thất bại sự xâm nhập của các nguyên bào nuôi vào động mạch tử cung khiến cho lòng động mạch tử cung hẹp lại, lượng máu tới cung cấp cho thai giảm.

Chứng tiền sản giật có biểu hiện giống với phù nề trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, tiền sản giật thường đi kèm với các triệu chứng tăng huyết áp và protein trong nước tiểu. Khi có những dấu hiệu này, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để kịp thời đưa ra những phương án điều trị.

Tiền sản giật vô cùng nguy hiểm cho cả bạn và thai nhi. Đối với thai nhi có thể gây thai chậm tăng trưởng trong tử cung, dẫn tới suy thai, sinh non. Bé sinh ra chậm phát triển hơn so với những bé khác. Đối với thai phụ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến co giật, hôn mê, phù phối cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong.

Tiền sản giật là gì? Khám thai thường xuyên để phòng tránh tiền sản giật
Khám thai định kỳ để phòng tránh tiền sản giật khi mang thai

Nguyên nhân gây tiền sản giật khi mang thai

Nguyên nhân của tiền sản giật chưa được xác định rõ. Bệnh này dễ gặp ở người mang thai con so khi còn quá trẻ hoặc quá lớn tuổi (dưới 20 hoặc trên 40 tuổi), những người mang đa thai.

Ngoài ra, thai phụ cũng dễ bị tiền sản giật nếu gặp các trường hợp dưới đây:

  • Bị một số chứng rối loạn như máu khó đông, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ trước đó.
  • Có người thân trong nhà bị tiền sản giật như bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột,…
  • Bị béo phì, thừa cân trong thai kỳ.
  • Thiếu máu cục bộ tử cung – nhau.

Một nguyên nhân khác cũng có thể là do các tác nhân chế độ dinh dưỡng khi mang thai kém hoặc phải làm các việc nặng nhọc.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

Nhận diện dấu hiệu tiền sản giật

nhận biết dấu hiệu tiền sản giật
Nhận biết dấu hiệu tiền sản giật

Khi khám thai định kỳ vào tuần 20 của thai kỳ, nếu các chỉ số huyết áp đo được đột ngột tăng cao thì rất có thể đây là biểu hiện của tiền sản giật. Cụ thể:

  • Huyết áp tối đa > 140mmHg và huyết áp tối thiểu > 90mmHg
  • Biểu hiện toàn thân phù, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu có đạm niệu > 0,3g/l
  • Tiền sản giật nặng là khi huyết áp tối thiểu >110mmHg. Đạm niệu > 3g/l, thiểu niệu < 100ml/4 giờ.
  • Kèm theo đó là các triệu chứng nhức đầu, mờ mắt, đau vùng thượng vị, phù phổi cấp, suy tim, phù chân.

Ngoài ra còn có các dấu hiệu của tiền sản giật nặng đi kèm cơn co giật. Cơn co giật được mô tả bắt đầu rung rung ở mặt, một vài giây sau đó co cứng toàn thân do co cơ toàn thân, giai đoạn này kéo dài trong 15 – 20 giây, bất ngờ hàm mở ra và khép lại rất mạnh và ngay sau đó mí mắt cũng vậy.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dấu hiệu tiền sản giật các mẹ bầu cần lưu ý để phát hiện kịp thời

Điều trị khi bị tiền sản giật

1. Điều trị tiền sản giật nhẹ

  • Có thể điều trị và theo dõi ngoại trú bằng cách đo huyết áp 2 lần 1 ngày.
  • Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái.
  • Theo dõi hàng tuần, nếu nặng lên phải nhập viện và điều trị tích cực.
  • Uống đủ nước (2 – 2,5l nước mỗi ngày), ăn tăng đạm và ăn nhạt.

2. Điều trị tiền sản giật nặng

điều trị tiền sản giật

Phải nhập viện, theo dõi huyết áp và được điều trị tích cực. Theo dõi huyết áp 4 lần/ngày, cân nặng và protein niệu hàng ngày, xét nghiệm đếm tiểu cầu, Hct, siêu âm và theo dõi tim thai liên tục.

Điều trị nội khoa

  • Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái.
  • Thuốc an thần: Diazepam tiêm hoặc uống.
  • Sử dụng Magnesium Sulfate.
  • Thuốc hạ huyết áp sử dụng khi có huyết áp cao (160/110mmHg).
  • Thuốc có tác dụng làm giãn các tiểu động mạch, tăng lưu lượng máu đến tim, thận và bánh rau.
  • Thuốc lợi tiểu: chỉ sử dụng khi có đe dọa phù phổi cấp và thiểu niệu.

Điều trị sản khoa và ngoại khoa

  • Nếu tiền sản giật nặng không đáp ứng với điều trị hoặc xảy ra sản giật thì chấm dứt thai kỳ với mọi tuổi thai.

Biến chứng của tiền sản giật

1. Biến chứng tiền sản giật cho mẹ

  • Hệ thần kinh trung ương sản giật: Phù não, xuất huyết não – màng não.
  • Mắt: Phù võng mạc, mù mắt.
  • Thận: Suy thận cấp.
  • Gan: chảy máu dưới bao gan, vỡ gan, suy gan.
  • Tim, phổi: suy tim cấp, phù phổi cấp (gặp trong tiền sản giật nặng).
  • Huyết học: Rối loạn đông – chảy máu, giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch, giảm tiểu cầu.
  • Tăng huyết áp mạn, viêm thận mạn.

2. Biến chứng tiền sản giật cho thai nhi:

3. Biến chứng tiền sản giật cho mẹ và thai nhi

Tiền sản giật nặng có thể tiến triển thành hội chứng HELLP (gây tan huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu), có thể đe dọa tính mạng cho cả mẹ và con.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tất tần tật những biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần biết để cảnh giác

Phòng ngừa tiền sản giật

phòng ngừa tiền sản giật

  • Lên lịch khám thai sản định kỳ ngay từ sớm để có thể phát hiện những nguy cơ của tiền sản giật. Tiền sản giật nếu có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, kết quả thường khả quan hơn.
  • Khi phát hiện cơ thể có các biểu hiện phù ở tay, chân, tăng cân nhiều, kèm theo các dấu hiệu cơ năng như đau đầu, đau bụng, cao huyết áp, nước tiểu có nhiều chất đạm… bạn hãy nghĩ ngay đến tiền sản giật và nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ.
  • Bạn nên chú ý tránh các yếu tố có nguy cơ dẫn đến tiền sản giật như: không có con quá sớm hoặc quá muộn, nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn quá mặn, không làm việc nặng nhọc, quá sức trong thời kỳ mang thai.
  • Nếu tiền sản giật nhẹ bạn có thể nghỉ ngơi tại nhà, kiểm tra huyết áp thường xuyên. Trong thời kỳ này bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhạt, nghỉ ngơi đầy đủ, khi ngủ nằm nghiêng để cung cấp máu cho thai nhi dễ dàng hơn.
  • Nếu tiền sản giật nặng bạn cần đến sự can thiệp và hỗ trợ của bác sĩ. Lúc này bạn cần nhập viện để các bác sĩ theo dõi tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

[inline_article id=298731]

Chính vì tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ nên mẹ đừng bỏ lỡ bất kỳ cuộc hẹn nào với bác sĩ. Ngay từ những tháng đầu thai kỳ, mẹ nên thực hiện các xét nghiệm tầm soát tiền sản giật để chủ động phòng ngừa, điều trị. Trong 3 tháng cuối, khi có những biểu hiện bất thường liên quan đến tiền sản giật như phù chân, bạn nên khám thai thường xuyên để được bác sĩ tư vấn.