Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng? Thực đơn 1 tuần cho mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát bằng chế độ ăn uống thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho bạn và thai nhi. Do đó, nhiều người băn khoăn không biết tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng để không làm tăng đường huyết. Bài viết này MarryBaby sẽ gợi ý cho bạn thực đơn sáng 1 tuần cho bà bầu tiểu đường thai kỳ nhé.

Nguyên tắc lên thực đơn bữa sáng cho bà bầu bị tiểu đường

Trước khi tìm hiểu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng; bạn cần hiểu rõ những nguyên tắc lên thực đơn bữa sáng cho bà bầu bị tiểu đường trong phần dưới đây:

  • Không nên ăn quá nhiều trong bữa sáng: Thay vì ăn nhiều trong 3 bữa chính, bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ để không làm tăng đường huyết quá nhiều sau khi ăn và hạ đường huyết quá nhanh lúc đói.
  • Chế độ ăn khi bị tiểu đường thai kỳ: Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng? Bạn nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, yaourt, sữa không béo, không đường. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn thực phẩm ít gây tăng đường huyết như gạo lứt, các loại đậu, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt.

>> Bạn có thể xem thêm: Vì sao mẹ cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng? Dưới đây sẽ là gợi ý về bữa sáng cho bà bầu bị tiểu đường.

1. Ngày 1: Phở bò + 200g táo

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng?
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng? Bạn có thể dùng phở bò

Bạn nên dùng phở bò vào buổi sáng để cung cấp năng lượng và dưỡng chất thiết yếu cho hai mẹ con. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn thêm 1 trái táo khoảng 200g.

1.1 Nguyên liệu phở bò

  • Gia vị
  • 2 miếng hoa hồi 
  • 1 cây quế 
  • 1 miếng thảo quả 
  • 1 củ gừng 
  • Xương bò
  • 2 củ hành tây 
  • 2 củ hành tím 
  • 250g bánh phở
  • 100g rau và giá
  • 100g thịt bò, bò viên

1.2 Cách nấu phở bò

  • Bước 1: Xương bò rửa sạch, cho vào nồi nước cùng với 2 muỗng canh muối và 1 nhánh gừng cắt lát rồi đun sôi.
  • Bước 2: Khi nước sôi, bạn trở đều các mặt xương bò rồi chần xương bò thêm 5 phút. Sau đó, bạn vớt xương bò ra, rửa sạch lại với nước rồi ngâm vào nước lạnh.
  • Bước 3: Bạn rửa phần thịt bò với muối sau đó để ra rổ cho ráo nước.
  • Bước 4: Hành tây và hành tím cắt gốc, bóc vỏ, rửa sạch và thấm khô mặt. Tiếp đến, cho hành tây, gừng và hành tím vào chảo hoặc vỉ nướng để nướng cháy xém 2 mặt cho dậy mùi thơm, cạo bỏ phần cháy đen rồi rửa sạch.
  • Bước 5: Đặt nồi lên bếp với lửa lớn rồi cho 6 lít nước dùng cùng phần xương đã chần, hành tây, hành tím và gừng nướng vào. Sau đó, bạn đun đến khi nước sôi lớn, thì cho thảo quả, quế, hoa hồi vào nồi, nêm 2 muỗng canh muối và 2 muỗng canh hạt nêm vào nước dùng.
  • Bước 6: Khi nước sôi lại lần nữa, bạn hạ lửa nhỏ, vớt bỏ phần bọt nổi trên mặt nước, tiếp tục ninh xương bò trong khoảng 4 tiếng rồi hạ lửa nhỏ để nước chỉ sôi nhẹ lăn tăn.
  • Bước 7: Sau đó, bạn mở nắp ra và cho phần thịt bò vào hầm trong 30 phút rồi vớt ra ngoài.
  • Bước 8: Tếp tục hầm nước lèo trên lửa nhỏ từ 2.5-3 tiếng. Sau khi phần nước trong lại, bạn nêm 2 muỗng canh nước mắm và 1 muỗng canh đường cùng các gia vị cho vừa ăn.
    Bước 9: Phần thịt bò sau khi vớt ra thì rửa sạch, để ráo nước. Kế đến, bạn lạng bỏ phần mỡ và gân trắng rồi cắt miếng thật mỏng theo thớ ngang và cho ra đĩa riêng.
  • Bước 10: Phần bò viên vì đã được luộc chín nên bạn chỉ cần rửa sơ và để cho ráo nước.
  • Bước 11: Bắc một nồi nước lên bếp và đặt 1 cái rây lọc lên thành nồi để trụng sơ bánh phở rồi vớt ra tô, lấy giá trụng với phần nước đang sôi để ăn kèm với phở.
  • Bước 12: Bạn cho vào tô bánh phở, thịt bò, bò viên và nước dùng đang sôi vào rồi thưởng thức cùng rau và giá trụng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn bún đậu mắm tôm được không?

[recommendation title=””]

[/recommendation]

2. Ngày 2: Cháo yến mạch nấu với thịt nạc và cải bó xôi + khoai lang + lê

Bị tiểu đường thai kỳ bữa sáng nên ăn gì? Ăn cháo yến mạch được không?
Bị tiểu đường thai kỳ bữa sáng nên ăn gì? Ăn cháo yến mạch được không?

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Bạn nên ăn cháo yến mạch nấu với thịt nạc và cải bó xôi. Sau đó, bạn ăn thêm 100g khoai lang và 200g lê để tráng miệng.

2.1 Nguyên liệu nấu cháo yến mạch

  • Gia vị
  • 90g thịt nạc
  • 60g yến mạch 
  • 100g cải bó xôi

2.2 Cách nấu cháo yến mạch

  • Bước 1: Cải bó xôi rửa sạch rồi cắt vừa ăn hoặc băm nhỏ.
  • Bước 2: Thịt nạc rửa sạch rồi băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. 
  • Bước 3: Yến mạch ngâm với nước trong 10-15 phút cho nở rồi rửa sạch.
  • Bước 4: Cho yến mạch vào nồi nấu cùng 250ml nước cho nở.
  • Bước 5: Khi yến mạch đã nở đều, bạn cho rau và thịt nạc vào nấu cùng.
  • Bước 6: Khi cháo đã chín đều thì nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Kế đến, bạn múc cháo ra tô và thưởng thức. 

>> Bạn có thể xem thêm: Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không? Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu

[recommendation title=””]

  • Khoai lang và lê giúp bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hoá cho mẹ bầu tốt hơn.
  • Cháo yến mạch nấu với thịt nạc và cải bó xôi cung cấp một lượng vitamin, chất khoáng, chất xơ và chất chống oxy hoá quan trọng cho cơ thể. 

[/recommendation]

3. Ngày 3: Bắp luộc + trứng luộc + salad trộn bơ + thanh long

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì cho bữa sáng? Ăn bắp luộc được không?
Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì cho bữa sáng? Ăn bắp luộc được không?

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì cho bữa sáng? Bạn có thể ăn bắp và trứng luộc cùng với salad bơ và tráng miệng với 80g thanh long. 

3.1 Nguyên liệu 

  • Gia vị
  • Chanh 
  • Dầu oliu
  • 2 trái bắp
  • 80g trái bơ
  • 2-3 trái trứng gà
  • 200g xà lách, cà chua

3.2 Cách chế biến 

  • Bước 1: Bạn bắt 2 nồi nước khác nhau để luộc chín bắp và trứng gà rồi vớt ra để nguội. Trứng gà lột vỏ.
  • Bước 2: Làm sạch phần rau xà lách, cà chua và bơ. Sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn.
  • Bước 4: Cho toàn bộ số rau xà lách, cà chua và bơ vào tô. Sau đó, bạn cho vào vài giọt chanh, 1 ít muối và 1 muỗng canh dầu olive rồi trộn đều. 
  • Như vậy bạn đã hoàn thành bữa sáng cho bà bầu bị tiểu đường gồm bắp luộc, trứng luộc, salad trộn bơ.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn ngô có tốt không? 8 lợi ích cực tốt cho mẹ và thai nhi

[recommendation title=””]

Bắp và trứng luộc là những thực phẩm cung cấp protein và các dưỡng chất thiết yếu cho sức khoẻ nhưng không làm cho lượng đường huyết tăng cao. 

Salad trộn bơ và thanh long tráng miệng cung cấp cho bạn một lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp ngăn ngừa một số vấn đề tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ.

[/recommendation]

4. Ngày 4: Bánh mì sandwich ngũ cốc bơ đậu phộng + ½ trái táo + 1 ly sữa tươi không đường

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng? Ăn bánh mì sandwwich ngũ cốc bơ đậu phộng được không?
Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng? Ăn bánh mì sandwwich ngũ cốc bơ đậu phộng được không?

4.1 Nguyên liệu:

  • 160g táo
  • Sữa tươi không đường
  • 3-4 lát sandwich ngũ cốc
  • Bơ đậu phộng không đường

4.2 Cách thực hiện

  • Bước 1: Bạn quệt một ít bơ đậu phộng lên bánh mì sandwich ngũ cốc.
  • Bước 2: Thưởng thức bánh mì với bơ đậu phộng không đường cùng với 1 ly sữa tươi không đường. Sau đó, bạn tráng miệng với 160g táo.

>> Bạn có thể xem thêm: Thực đơn cho bà bầu thừa cân giúp bảo vệ sức khỏe của con

[recommendation title=””]

  • Táo tráng miệng giúp bổ sung thêm một lượng vitamin, khoáng chất, chất chống oxy và chất xơ cho sức khỏe.
  • Sandwich, bơ đậu phộng không đường và sữa tươi không đường là những thực phẩm giúp bổ sung vitamin, khoáng chất và protein cho bạn nhưng không làm cho lượng đường huyết tăng cao sau khi ăn. 

[/recommendation]

5. Ngày 5: Bún bò + ổi

Tiểu đường thai kỳ nên ăn bún bò và ổi

Nếu bị tiểu đường thai kỳ bạn nên ăn gì vào bữa sáng? Bạn có thể ăn một tô bún bò và tráng miệng với 1 trái ổi (khoảng 200g).

5.1 Nguyên liệu chế biến bún bò

  • Chả bò
  • Giò heo
  • Củ gừng
  • 4 cây sả
  • Mắm ruốc
  • 100g nạm bò
  • 1 củ hành tây
  • Tỏi, ớt hiểm, hành tím
  • 150g bún tươi
  • Rau mùi và húng quế
  • 150g hoa chuối và rau muống
  • Màu dầu điều

5.2 Cách nấu bún bò

  • Bước 1: Thịt nạm bò làm sạch rồi cho vào nồi nước cùng ½ củ gừng thái lát rồi luộc. Bạn ninh thịt bò trên lửa nhỏ trong khoảng 2 tiếng cho đến khi dùng đũa xiên qua miếng thịt được tức là thịt đã chín. Sau đó, bạn vớt thịt ra để nguội rồi thái thành lát mỏng.
  • Bước 2: Lấy một ít sả để băm nhuyễn, phần sả còn lại đập dập rồi thái thành từng khúc. Hành tây nửa củ cắt đôi, nửa củ còn lại thái mỏng. Hành lá, mùi tàu, húng quế rửa sạch thái nhỏ. Sau đó, bạn băm nhuyễn thêm 1 củ hành tím, 1 củ tỏi và 1 vài trái ớt hiểm.
  • Bước 3: Hoà 2 muỗng canh mắm ruốc với 100ml nước lạnh. 
  • Bước 4: Bắc chảo lên bếp cho vào 2 muỗng cà phê dầu ăn, phần sả băm nhuyễn phi lên cho thơm. Kế đến, bạn cho thêm 3 muỗng cà phê màu dầu điều, phần củ hành tím, tỏi và ớt đã băm nhuyễn tiếp tục phi cho vàng rồi tắt bếp để có phần ớt sa tế.
  • Bước 5: Giò heo sau khi sơ chế, bạn cho vào nồi nước ninh cùng ½ củ hành tây cắt đôi và phần sả sả đập dập trên lửa nhỏ. Sau đó, vớt lớp bọt trên bề mặt rồi tiếp tục ninh cho đến khi nước lèo trong là được.
  • Bước 6: Lọc phần nước mắm ruốc bỏ lớp cặn đi rồi cho phần nước mắm vào nồi nước dùng. Sau đó, cho 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh muối và nêm nếm cho vừa miệng.
  • Bước 7: Bắc nồi nước lọc lên bếp cho 1 cái rây lên thành nồi, đợi nước sôi thì cho bún tươi vào trụng sơ rồi để qua một cái tô.
  • Bước 8: Bạn cho vào tô bún vài lát thịt nạm bò, chả bò, một ít hành tây, rau mùi và húng quế thái nhỏ rồi chan phần nước lèo lên trên, ăn cùng ớt sa tế tùy thích. 

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn thịt bò được không? Ăn như thế nào mới tốt cho cả mẹ và bé?

[recommendation title=””]

  • Ổi tráng miệng giúp bổ sung thêm một số vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể.
  • Bún bò bổ sung một lượng protein, khoáng chất cũng như chất béo cần thiết cho bạn và thai nhi hoạt động suốt buổi sáng.

[/recommendation]

6. Ngày 6: Bánh mì đen kẹp trứng ốp la + salad cải kale (cải xoăn) trộn trái cây 

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn bánh mì đen kẹp trứng ốp la + salad cải kale (cải xoăn) trộn trái cây 
Thực đơn buổi sáng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn bánh mì kẹp trứng ốp la và salad cải kale trộn trái cây vào bữa sáng.

6.1 Nguyên liệu

  • Gia vị
  • Dầu oliu
  • Mật ong
  • 2 trái trứng gà
  • 1 ổ bánh mì đen
  • 15g phô mai bột
  • 200g dâu tây + cam vàng
  • 150g cải kale và cà chua bi

6.2 Cách chế biến bữa sáng

  • Bước 1: Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn và đập 2 trái trứng gà để chiên ốp la. 
  • Bước 2: Nhặt và rửa sạch phần rau cải kale, cà chua, dâu tây và cam vàng. Sau đó, bạn xắt rau kale, cà chua bi, dâu tây và cam vàng thành từng miếng vừa ăn. Riêng cam vàng thì lấy lại một ít để vắt 2 muỗng nước cốt.
  • Bước 3: Cho 2 muỗng dầu oliu, 2 muỗng nước ép cam, hạt nêm, gia vị, mật ong rồi trộn đều với nhau. Sau đó, cho hỗn hợp vào phần rau kale, cà chua bi, dâu tây và cam đã xắt rồi trộn đều. Cuối cùng bạn rắc thêm phần phô mai bột lên trên salad và thưởng thức cùng với bánh mì đen kẹp trứng ốp la nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn trứng nhiều có tốt không? Muốn tốt cho thai kỳ mẹ nên nắm rõ

[recommendation title=””]

  • Bánh mì đen kẹp trứng là món ăn cung cấp protein, chất béo, tinh bột nhưng lại không chứa quá nhiều calo.
  • Salad cải kale trộn trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru, khỏe mạnh hơn.

[/recommendation]

7. Ngày 7: Yến mạch trộn sữa chua và các loại hạt

Thực đơn ngày 7 cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ: Yến mạch trộn sữa chua và các loại hạt

Tiểu đường thai kỳ bữa sáng nên ăn gì? Bạn nên ăn yến mạch trộn sữa chua và các loại hạt vào bữa sáng để kiểm soát lượng đường huyết trong thai kỳ. 

7.1 Nguyên liệu:

  • 100g mâm xôi
  • 60g yến mạch
  • 100g thanh long
  • 1 hũ sữa chua ít đường 100g
  • 100ml sữa tươi không đường
  • 40g hạt macca, hạnh nhân

7.2 Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho 1 hũ sữa chua không đường vào tô cùng với 3 muỗng cà phê yến mạch và 100ml sữa tươi không đường rồi trộn đều, chờ cho yến mạch nở ra.
  • Bước 2: Sau khi hỗn hợp yến mạch nở ra, bạn cho thêm macca + hạnh nhân, thanh long xắt hạt lựu và trái mâm xôi ở trên. Cuối cùng, bạn có thể thưởng thức món ăn bổ dưỡng này rồi.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống ngũ cốc có tốt không và có an toàn cho thai nhi không?

[recommendation title=””]

  • Sữa chua không đường, sữa tươi không đường và yến mạch cung cấp một lượng canxi, chất xơ và chất chống oxy hóa cho cơ thể.
  • Hạt macca và hạt hạnh nhân giàu vitamin E giúp làn da của bạn đẹp hơn. Ngoài ra, các loại hạt này còn giúp cho lượng đường huyết không tăng cao sau khi bạn ăn. 
  • Thanh long và mâm xôi cung cấp một lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết giúp hỗ trợ cho quá trình tiêu hoá và ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ.

[/recommendation]

Lưu ý cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Sau khi đã biết bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng; bạn cũng cần biết thêm một số lưu ý dưới đây để kiểm soát mức đường huyết được ổn định hơn.

thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường
Bữa sáng tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và lưu ý gì?
  • Giảm thức uống có đường, caffeine và chất kích thích như: Rượu bia, nước ngọt, cà phê, chè đặc, nước ép trái cây ngọt,…
  • Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: da, lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng động vật (gan, tim, thận),…
  • Giảm các thực phẩm nhiều đường: Những thực phẩm nhiều đường có thể làm cho lượng đường huyết trong máu tăng cao sau khi ăn. Do đó, bạn nên tránh các thực phẩm như bánh kẹo, trái cây ngọt, kem, chè…
  • Hạn chế ăn muối: Bạn nên hạn chế ăn mặn, chỉ nên dùng dưới 5g muối/ngày và nên dùng muối iot. Bạn nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối như khô, thịt nguội, mì gói, chao, đồ hộp…
  • Luôn nắm vững nguyên tắc lên thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ: Không chỉ cần phải để ý chế độ ăn vào buổi sáng, bạn cũng cần lưu ý cách chọn thực đơn cho buổi trưa và buổi tối. Hãy tham khảo thêm thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nữa nhé!
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Bạn nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ, kiểm soát glucose huyết tương,… Bạn có thể chọn các bài tập luyện như đi bộ, yoga, bơi lội, khiêu vũ,…

[inline_article id=332235]

Tóm lại, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng? Bạn nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, yaourt, sữa không béo, không đường và thực phẩm ít tăng đường huyết như gạo lứt, các loại đậu, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt. Ngoài ra, bạn nên giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo lại. Bên cạnh đó, bạn nên tăng cường vận động thể chất ít nhất 30 phút/ngày để kiểm soát lượng đường huyết ở mức ổn định nhé.

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, tránh ăn gì và thực đơn gợi ý!

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, không nên ăn gì và thực đơn hàng ngày xây dựng ra sao? Để có thể lên được thực đơn cho thai phụ bị tiểu đường; chúng ta cần tìm hiểu tình trạng tiểu đường thai kỳ là gì trong phần dưới đây của bài viết nhé.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (Gestational diabetes – GD) là tình trạng thai phụ có lượng đường trong máu tăng cao, thường xuất hiện vào giữa thai kỳ từ tuần 24 đến 28.

Tình trạng này xảy ra khi cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố, dẫn đến không thể tạo ra đủ insulin để duy trì mức đường huyết bình thường trong thai kỳ. Insulin là một loại hormone có vai trò phân hủy đường glucose từ thức ăn rồi chuyển đến các tế bào của cơ thể và giữ mức glucose trong máu ở tình trạng ổn định.

[key-takeaways title=””]

Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ còn có nguyên nhân do gen di truyền hoặc bị thừa cân trong thai kỳ với chỉ số BMI lớn hơn 25. Để có thể biết bản thân có bị thừa cân khi mang thai không; bạn có thể sử dụng công cụ tính cân nặng khi mang thai trên website MarryBaby để tính nhé.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Biểu hiện tiểu đường thai kỳ dễ nhận biết nhất cho mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi như thế nào?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?

Tiểu đường thai kỳ có thể gây một số nguy cơ cho mẹ bầu và thai nhi dưới đây: 

1. Đối với mẹ bầu

Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nếu không điều trị kịp thời có thể có những nguy cơ như:

  • Sinh mổ do thai nhi có kích thước quá lớn
  • Tiền sản giật (huyết áp cao khi mang thai)
  • Tình trạng tiểu đường có thể tiếp tục đến sau sinh

2. Đối với thai nhi

Nếu mẹ bầu bị tiểu đường có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi như:

  • Trẻ sơ sinh có thể bị béo phì 
  • Thai nhi có nguy cơ sinh non
  • Có vấn đề về hô hấp khi chào đời
  • Sau khi chào đời, em bé có thể bị tiểu đường tuýp 2
  • Khi chào đời có cân nặng lớn (thai nhi có cân nặng lớn là từ 4kg)
  • Trẻ sơ sinh có thể bị hạ đường huyết. Điều này có thể gây co giật ở trẻ sơ sinh

Ngoài việc tìm hiểu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì; chúng ta cũng cần biết vì sao mẹ cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Điều này sẽ giúp ích cho mẹ bầu chủ động phòng tránh bệnh nếu chưa mắc phải hoặc điều trị kịp thời nếu nhận thấy dấu hiệu bệnh lý.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ NÊN ĂN gì?

Để dễ dàng xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ; chúng ta cần biết mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng ăn gì. Dưới đây là một số thực phẩm mẹ bầu tiểu đường nên ăn:

tiểu đường thai kỳ nên ăn gì
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

1. Dùng thực phẩm có chứa carbohydrate (carbs) lành mạnh

Những thực phẩm chứa carbs sẽ giúp ổn định mức đường huyết. Mẹ bầu có thể chọn các thực phẩm chứa carbs lành mạnh như:

  • Gạo lứt
  • Khoai lang
  • Trái cây tươi
  • Các loại quả mọng
  • Bánh mì nguyên cám
  • Các loại đậu nguyên hạt
  • Sữa chua Hy Lạp hoặc sữa chua không đường

>> Bạn có thể xem thêm: Tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không? Điều mẹ không thể bỏ qua!

2. Thực phẩm không đường

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Cách tốt nhất để giữ đường huyết ở mức ổn định là cắt lượng đường trong khẩu phần ăn. Mẹ bầu có thể thực hiện cắt đường theo phương pháp sau:

  • Dùng nước lọc, trà hoặc cà phê đã khử caffeine thay vì dùng thức uống có đường, nước tăng lực và nước ép trái cây.
  • Dùng thực phẩm sử dụng chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp hoặc không có calo thay vì dùng chất làm ngọt nhân tạo.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm có thành phần chứa đường được viết với tên gọi như sucrose, glucose, dextrose, fructose, lactose, maltose, honey (mật ong), invert sugar (đường nghịch chuyển), syrup (siro), corn sweetener (si-rô ngô) và molasses (mật rỉ).

3. Protein nạc (Lean proteins)

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Protein nạc (Lean proteins)

Những thực phẩm chứa thịt nạc protein sẽ giúp bạn no lâu và cũng có dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, protein nạc còn giúp mẹ bầu trong 3 tháng đầu giảm bớt chứng ốm nghén. Tốt nhất, mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu protein nạc vào bữa sáng như:

  • Trứng
  • Thịt gà
  • Gà tây
  • Sữa tách béo hoặc ít béo

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không?

4. Rau củ không tinh bột

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Mẹ bầu nên ăn các loại rau củ không tinh bột vì ít carbs không lành mạnh nhưng vẫn cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất và chất xơ như:

5. Chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh giúp mẹ bầu cảm thấy no và mang đến lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Vậy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để bổ sung chất béo lành mạnh? Mẹ bầu có thể ăn các thực phẩm sau:

  • Trái bơ
  • Dầu ô liu
  • Hạt giống
  • Quả hạch
  • Bơ các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều,…

Bạn nên tìm hiểu thêm về tình trạng tiểu đường thai kỳ có hết không sau khi biết mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì nhé.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ KHÔNG NÊN ĂN gì?

Nếu mẹ bầu muốn kiểm soát tình trạng tiểu đường thì nên tránh những thực phẩm sau:

  • Kẹo
  • Thức ăn nhanh
  • Đồ uống có cồn
  • Thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm giàu tinh bột như mì ống trắng và gạo trắng
  • Thức uống có đường như soda, nước trái cây và đồ uống ngọt
  • Thực phẩm nướng như bánh nướng xốp, bánh rán hoặc bánh ngọt
  • Ngũ cốc có đường, thanh granola có đường và bột yến mạch có đường

>> Bạn có thể xem thêm: Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Dưới đây là một số thực đơn gợi ý mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể tham khảo. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé. 

1. Buổi sáng

Mẹ bầu có thể ăn các món như:

  • Khoai lang
  • Salad rau củ
  • Trái cây ít ngọt
  • Các loại bún và phở
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Sữa tươi không đường

2. Buổi trưa

Đối với bữa trưa, thay vì ăn cơm với loại gáo trắng thông thường thì mẹ bầu có thể thay thế bằng gạo lứt. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì với gạo lứt? Bạn có thể ăn kèm gạo lứt với các món sau:

  • Cá kho với nghệ/ cà chua/ gừng
  • Canh chua cá lóc/ cá mú/ cá trê
  • Salad rau củ/ xà lách bóp giấm
  • Bông bí/ bông thiên lý/cà chua xào thịt bò

3. Buổi xế

Mẹ bầu có thể ăn một bữa ăn xế nhẹ nhàng với sữa chua không đường, trái cây tươi ít đường, uống trà thảo mộc,…

4. Buổi tối

Để có một buổi tối lành mạnh, mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn gì? Mẹ bầu có thể vẫn ăn gạo lứt kèm với các món ăn mặn như bông cải xào tôm, canh xà lách xoong thịt bò, đậu hũ sốt thịt, trứng chiên khổ qua…

Nếu bạn ngán cơm, bạn có thể chế biến các món ăn từ bún, phở, mì từ gạo lứt như bún bò, phở gà, miến vịt, nui sườn heo, hủ tíu, cháo thịt bằm,… Ngoài ra, bạn có thể ăn bánh mì nguyên cám kèm với các loại bơ ít béo.

[inline_article id=298548]

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong chủ đề mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì rồi. Khi xây dựng thực đơn, mẹ bầu nên dựa trên các nguyên tắc dùng thực phẩm kiểm soát lượng đường và tránh thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu nhé.

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Điều trị tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần biết để tránh biến chứng cho mẹ và con

Trước khi muốn biết cách điều trị tiểu đường thai kỳ, chúng ta cần phải biết tiểu đường thai kỳ là gì?

1/ Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (Gestational Diabetes Melitus) là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai khoảng từ tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể. Do cơ chế giảm sản xuất và đề kháng insulin (một hormone điều hòa đường huyết) khi mang thai.

2/ Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh, đừng ngần ngại đến bác sĩ khám sớm nhất có thể. Các biểu hiện tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Uống nước nhiều, luôn khát nước và đi tiểu nhiều lần
  • Vùng kín bị nấm men, có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu…
  • Các vết trầy xước thường xuất hiện trên cơ thể, và vết thương lâu lành hơn bình thường
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Nước tiểu thấy có kiến bâu vào

3/ Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Một trong những bước để điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả là phải chẩn đoán chính xác tình trạng này.

Xét nghiệm nhằm tầm soát tiểu đường thai kỳ được thực hiện khi thai nhi được 24-28 tuần. Khi thực hiện xét nghiệm này, các mẹ nên để bụng đói (trong vòng 8 tiếng kể từ bữa tối của ngày trước đó) và uống một lượng dung dịch glucose khoảng 75g. Sau đó, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết. Cách một giờ, mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu. Sau 3 lần lấy máu, nếu có 2 kết quả dương tính trở lên, có thể kết luận mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ.

điều trị tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao?

4/ Điều trị tiểu đường thai kỳ

Đường huyết của mẹ quá cao sẽ gây ra những biến chứng cho cả mẹ và con. Vì vậy, mục tiêu của điều trị tiểu đường thai kỳ là ổn định mức đường trong máu của mẹ. Điều này giúp tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay điều trị tiểu đường thai kỳ dựa trên 2 phương thức:

  • Liệu pháp dinh dưỡng nội khoa (điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống và tập luyện thể dục).
  • Thuốc kiểm soát đường huyết.

>>> Có thể mẹ quan tâm: Giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, chi phí rẻ – an toàn cho mẹ và bé

a/ Liệu pháp dinh dưỡng nội khoa

Đây là phương thức điều trị tiểu đường thai kỳ được ưu tiên. Mỗi mẹ bầu sẽ có một chế độ dinh dưỡng riêng dành cho từng cá nhân cụ thể. Các mẹ nên thăm khám để bác sĩ tư vấn và đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mình. Về cơ bản phương thức này bao gồm các yếu tố:

Tính toán tổng năng lượng (calories) nhập vào hằng ngày

Các mẹ cần biết thể trạng của mình là thừa cân, thiếu cân hay bình thường để tính toán lượng calories chính xác cần cung cấp mỗi ngày. Thể trạng có thể biểu hiện qua chỉ số khối cơ thể (BMI).

  • Thiếu cân: BMI của bạn ít hơn 18,5
  • Bình thường: BMI từ 18,5 – 22,9
  • Thừa cân: BMI của bạn bằng hoặc hơn 23 (23 với người châu Á, 25 với người châu Âu).

BMI được tính bằng: Cân nặng / (Chiều cao x Chiều cao)

Ví dụ: Bạn cao 1,58 (m) và nặng 48 (kg) thì BMI của bạn sẽ là: BMI = 48 / (1,58 x 1,58) = 15,35. BMI trung bình nằm trong khoảng từ 18,5 < BMI < 22,9, tức là mẹ đang thiếu cân.

Tổng năng lượng cung cấp được khuyến cáo là 1800-2500 kcal/ngày, tùy thuộc vào cân nặng trước có thai.

  • Đối với những thai phụ tiểu đường thai kỳ thiếu cân trước khi có thai thì cung cấp 30 kcal/kg/ngày.
  • Đối với những thai phụ tiểu đường thai kỳ có cân nặng bình thường trước khi có thai thì cung cấp 24 kcal/kg/ngày.
  • Đối với những thai phụ tiểu đường thai kỳ thừa cân trước khi có thai thì cần cung cấp 12-15 kcal/kg/ngày.

Các mẹ có thể tham khảo cách tính calories trong từng thức ăn qua bài viết: Bà bầu cần bao nhiêu calo mỗi ngày, bạn cập nhật ngay nhé!

Tuy nhiên, bất kể chế độ dinh dưỡng để điều trị tiểu đường thai kỳ thế nào thì vẫn cần cung cấp tối thiểu 175 gr carbohydrate, 71 gr protein, 28 gr chất xơ mỗi ngày và không nên cung cấp dưới mức 1200 kcal/ngày.

Phân bổ các bữa ăn hợp lý

điều trị tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu nên phân bổ thức ăn thành 5-7 bữa trong ngày thay vì 3 bữa chính với nhiều thức ăn.
Trong số đó có 3 bữa ăn chính và 2-4 bữa ăn nhẹ, cách nhau mỗi 2-3 giờ. Việc điều chỉnh chế độ ăn cần dựa vào kết quả theo dõi đường huyết, sự ngon miệng và diễn biến cân nặng của thai phụ.

Phân bổ các đại chất

3 nguồn thức ăn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể là: Đường (carbonhydrate), đạm (protein), mỡ (lipid). Để điều trị tiểu đường thai kỳ, không phải là hoàn toàn không ăn các thực phẩm cung cấp đường. Ngược lại, cần phân bổ tỉ lệ các chất lần lượt là 33-40% năng lượng từ đường, 40% từ chất béo và 20% từ chất đạm.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi mẹ đã biết chưa?

Chế độ tập thể dục

Ngoài chế độ ăn, tập thể dục cũng đóng vai trò vào điều trị tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu nên:

  • Vận động khoảng 30 phút/ngày
  • Đi bộ nhanh hoặc tập thể dục vùng cánh tay khi ngồi ghế trong 10 phút sau mỗi bữa ăn
  • Những mẹ bầu có thói quen tập thể dục tích cực trước khi mang thai được khuyến khích duy trì chế độ vận động giống như trước khi mang thai trong thai kỳ.

b/ Thuốc kiểm soát đường huyết

Thuốc kiểm soát đường huyết được bác sĩ kê đơn cho các mẹ bầu thất bại trong điều trị tiểu đường thai kỳ bằng liệu pháp dinh dưỡng. Các thuốc này cần kê đơn và sự tuân thủ điều trị nghiêm ngặt. Vì vậy các mẹ bầu nên đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị chẩn và chính xác nhất. Về cơ bản có 2 nhóm thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn cho mẹ bầu.

Insulin

Insulin là hormone tự nhiên của cơ thể, được tổng hợp để điều hòa lượng đường trong máu. Tiểu đường thai kỳ do giảm sản xuất và đề kháng insulin. Vì vậy cung cấp một lượng hormone được tính toán kĩ có thể giúp ổn định mức đường huyết của mẹ. Loại hormone điều trị tiểu đường thai kỳ này được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm. Liều và cách sử dụng sẽ được bác sĩ cá nhân hóa cho mỗi mẹ bầu. Quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có thể cần tiêm insulin đến hết thai kỳ.

điều trị tiểu đường thai kỳ

Các kiểm soát đường huyết bằng đường uống

Những loại thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ khác ngoài insulin như metformin hay glyburide. Cả hai đều là thuốc dạng uống. Thuốc kiểm soát đường huyết uống dễ dung nạp, rẻ tiền, ổn định đường huyết và khống chế sự tăng cân của mẹ tốt hơn khi sử dụng insulin. Tuy nhiên ở Việt Nam, Bộ Y tế vẫn chưa cho phép việc dùng các thuốc uống để điều trị tiểu đường thai kỳ, do thiếu các số liệu về tính an toàn dài hạn. Vì vậy insulin vẫn là ưu tiên hàng đầu trong điều trị tiểu đường thai kỳ khi liệu pháp dinh dưỡng thất bại.

[inline_article id=74020]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản mẹ bầu có thể áp dụng ngay!

Để biết chính xác mẹ bầu có mắc bệnh tiểu đường hay không thì nên kiểm tra chỉ số đường huyết. Những mẹ bầu chưa thể đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thì cũng có thể thực hiện tại nhà. Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ đến mẹ bầu cách thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà. Hãy cùng theo dõi nhé.

Khi nào mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) chia sẻ, các mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.

Đặc biệt, các bác sĩ tại bệnh viện Mayo tại Hoa Kỳ cũng khuyến cáo các mẹ bầu thuộc các trường hợp nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ:

  • Thừa cân, béo phì trước khi mang thai.
  • Gia đình có người bị bệnh tiểu đường.
  • Trong lần mang thai trước, mẹ bầu đã bị tiểu đường thai kỳ.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có hết không và ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Hướng dẫn cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà

Nếu mẹ bầu chưa thể đến bệnh viện để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, các mẹ có thể làm việc này tại nhà. Có 2 cách để mẹ bầu làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà gồm: sử dụng máy đo đường huyết và kiểm tra HbA1C.

chỉ số đường huyết

1. Xét nghiệm bằng máy đo đường huyết

Dùng máy đo đường huyết là cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà rất đơn giản. Điều kiện để áp dụng cách thử tiểu đường này là mẹ bầu phải có sẵn máy đo đường huyết và biết cách lấy máu thử tiểu đường. Việc kiểm tra chỉ số đường huyết được tiến hành ngẫu nhiên trong ngày với các bước sau:

-Rửa tay bằng xà phòng và lau khô (hoặc có thể dùng bông gòn thấm cồn chà xát lên ngón tay).

-Lắp kim lấy máu vào ống bút.

-Đặt que thử vào máy đo theo hướng dẫn.

-Thực hiện cách lấy máu thử tiểu đường:

  • Lấy máu rồi bóp nhẹ đầu ngón tay để đẩy máu ra
  • Nhỏ giọt máu vào đầu que thử để kiểm tra kết quả

Nếu kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà có chỉ số đường huyết hiển thị là từ 200mg/dL trở lên tức là có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường; theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC).

2. Xét nghiệm thông qua xét nghiệm HbA1C

tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm HbA1C giờ đây đã có thể thực hiện ở nhà. Nhưng mẹ bầu cũng cần phải sắm một thiết bị đo phù hợp. Các bước thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà cũng tương tự như cách sử dụng máy đo đường huyết.

Điểm khác là sau khi lấy mẫu, một vài thiết bị sẽ yêu cầu phải trộn mẫu với dung dịch đệm theo máy rồi mới cho hỗn hợp này vào que thử và đọc kết quả. Tùy vào thiết bị mẹ bầu sử dụng mà cách đọc kết quả cũng khác nhau. Có loại sẽ hiển thị trên màn hình như máy đo đường huyết; loại khác thì phải so sánh màu sắc hỗn hợp máu và dung dịch đệm rồi tra trong bảng kết quả.

Cách lấy kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà HbA1C là nếu chỉ số HbA1C từ 6.5% trở lên nghĩa là có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường; nếu trong khoảng từ 5.7 – 6.4% sẽ là tiền tiểu đường (theo CDC).

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà có thay thế xét nghiệm tại bệnh viện không?

Mặc dù có nhiều cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà nhưng điều này không thể thay thế cho các xét nghiệm tại bệnh viện. Mức đường huyết sẽ dao động khác nhau tại mỗi thời điểm trong ngày và cách thực hiện xét nghiệm tại nhà có thể chưa chính xác nên chưa chắc cho kết quả chính xác 100%. Vì thế, mẹ bầu cũng không nên tin vào kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà cho đến khi có chẩn đoán của bác sĩ.

Nếu mẹ bầu tiến hành một trong 2 xét nghiệm trên và có nguy cơ tiểu đường thai kỳ; thì các bác sĩ sẽ tiến hành thêm những thử nghiệm khác để có kết quả chính xác. Ngoài ra, việc thăm khám cũng sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về mức độ kiểm soát chỉ số đường huyết của mình. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên về cách ổn định mức glucose máu cũng như tần suất để mẹ bầu áp dụng biện pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà.

[inline_article id=255299]

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu hiểu hơn về cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà để có thể tự theo dõi sức khỏe. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề tiểu đường thai kỳ hoặc các chỉ số đường huyết hãy để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ của MarryBaby sẽ giúp giải đáp ngay nhé!

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ ăn dưa hấu được không?

Mùa hè đến, những loại trái cây mọng nước sẽ là thực phẩm được mẹ bầu chọn để bù nước. Nhưng với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn dưa hấu được không? Bài viết này, MarryBaby sẽ đi giải đáp vấn đề này. Hãy theo dõi bài viết này các mẹ nhé!

Nguồn dinh dưỡng có trong dưa hấu

Trước khi tìm hiểu vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn dứa hấu được không; chúng ta cần biết rõ về nguồn dinh dưỡng từ dưa hấu mang lại. Dưa hấu là một loại trái cây có vị ngọt, tính mát và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture/ USDA); dưa hấu gồm các thành phần sau:

  • Calo: 30 calo
  • Nước: 91,4 gram
  • Protein: 0,6 gram
  • Carbs: 7,6 gram
  • Đường: 6,2 gram
  • Chất xơ: 0,4 gram
  • Chất béo: 0,2 gram

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không? Điều mẹ không thể bỏ qua!

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn dưa hấu được không?

tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ăn dưa hấu được không?

Mùa hè là thời gian rất thích hợp để ăn dưa hấu. Thực phẩm này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu trong thai kỳ. Nhưng nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì ăn dưa hấu được không? Đây là câu hỏi được nhiều thai phụ quan tâm nhất.

Theo Defeat Diabetes Foundation (Hội chiến thắng đái tháo đường) cho biết; mặc dù dưa hấu có chỉ số đường huyết (GI)cao nhưng lượng nước trong thực phẩm cũng rất cao nên dưa hấu cũng có chỉ số tải lượng đường huyết thấp (GL) nên nó khá an toàn với người tiểu đường. Tuy nhiên, câu chuyện lại có khác đối với tiểu đường thai kỳ, vì có chỉ số đường huyết cao, lại chứa toàn các loại đường dễ hấp thu nên đường huyết của mẹ bầu sẽ tăng rất nhanh sau ăn, đây lại là vấn đề dễ gây tổn hại đến sức khoẻ thai nhi. Vì thế, mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ vẫn có thể ăn được dưa hấu nhưng cần ăn lượng ít vừa phải kết hợp một số loại trái cây ít ngọt, giàu chất xơ khác.

Như vậy mẹ bầu đã biết tiểu đường thai kỳ thì ăn dưa hấu được không. Dù mẹ bầu bị đái tháo đường có thể ăn được dưa hấu. Nhưng cũng cần lưu ý là tránh uống nước ép dưa hấu (tự ép hay chế biến sẳn); vì có thể lượng đường bổ sung trong nước ép có thể khiến cho lượng đường của thực phẩm tăng lên.

Lưu ý xây dựng chế độ ăn uống khi bị tiểu đường thai kỳ

đái tháo đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ ăn dưa hấu được không và những lưu ý.

Bên cạnh vấn đề tiểu đường thai kỳ thì ăn dưa hấu được không; Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) cũng lưu ý các mẹ bầu cách xây dựng chế độ ăn trong thai kỳ như sau:

  • Mẹ nên bổ sung một lượng vừa phải protein nạc và chất béo lành mạnh trong chế độ dinh dưỡng.
  • Mẹ nên dùng các thực phẩm chứa carbohydrate lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt; thực phẩm giàu chất xơ. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tránh các thực phẩm chứa carbohydrate đơn giản như khoai tây; gạo trắng; kẹo; nước ngọt và đồ ngọt khác.
  • Mẹ nên bổ sung các loại rau có màu đậm như rau bina; bông cải xanh; xà lách; cà rốt và ớt.
  • Mẹ nên ăn trái cây trực tiếp thay vì uống nước ép. Vì chúng có nhiều chất xơ hơn. Nếu uống nước ép, mẹ bầu nhớ không cho thêm đường; và không dùng các loại nước ép đông lạnh hoặc đóng hộp. Vì nước ép tươi sẽ giàu dưỡng chất và tốt hơn các loại đóng hộp.
  • Mẹ có thể bổ sung các sản phẩm từ sữa để bổ sung protein, canxi và phốt pho. Tuy nhiên, mẹ bầu nên dùng sữa hoặc sữa chua ít béo hoặc không béo; tránh sữa chua có đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo.
  • Mỗi ngày, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày; tuyệt đối không bỏ bữa chính và bữa phụ; luôn giữ số lượng và loại thực phẩm (carbohydrate, chất béo và protein) giống nhau hàng ngày để giúp giữ lượng đường trong máu ổn định hơn.

[inline_article id=177992]

Như vậy, MarryBaby đã chia sẻ đến các mẹ bầu câu trả lời tiểu đường thai kỳ thì ăn dưa hấu được không. Nếu còn thắc mắc vấn đề gì về chủ đề này hãy để lại bình luận ngay bài viết. Đội ngũ y bác sĩ của MarryBaby sẽ chia sẻ ngay nhé. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không? Điều mẹ không thể bỏ qua!

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn là một loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ khi mang thai. Nhưng bà bầu tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không? Câu hỏi này sẽ được MarryBaby trả lời trong bài viết sau đây. Cùng theo dõi nhé các mẹ bầu!

Thành phần dinh dưỡng của củ đậu

Trước khi tìm hiểu vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không, chúng ta cần hiểu rõ về các dưỡng chất trong thực phẩm này. Củ đậu là loài cây dây leo có nguồn gốc Trung Mỹ; ở Việt Nam củ đậu còn được gọi là củ sắn, sắn nước… Theo NutritionValue.org, thần phần dinh dưỡng chủ yếu trong 120g củ đậu bao gồm:

  • Carbohydrate: 11g
  • Đường: 2,2g
  • Nước: 108.08 g
  • Protein:0,9g

Các chất dinh dưỡng khác: Sắt; canxi; photpho; magie; kẽm; vitamin A; Vitamin B6, B12; vitamin C, vitamin D; Vitamin E; Vitamin K…

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi mẹ đã biết chưa?

Tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không?

tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không?

Bà bầu ăn củ đậu giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không? Đây cũng là một câu hỏi được nhiều mẹ bầu thắc mắc và quan tâm tâm đến.

Foodrevolution.org cho biết, củ đậu là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Củ đậu giúp hổ trợ lượng đường trong máu; đồng thời tăng độ nhạy cảm với insulin. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ phức tạp, nhiều nước trong củ đậu còn giúp tăng cảm giác no hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Vì thế, bà bầu ăn củ đậu khi bị đái tháo đường thai kỳ thì rất tốt nhé các mẹ.

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng tiểu đường thai kỳ

Bên cạnh vấn đề bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không. Các chuyên gia khuyến cáo: nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý một chế độ ăn uống dựa trên nguyên tắc: đủ chất, cân đối lượng calo dung nạp dựa trên thể trạng và tránh các thức ăn có thể làm tăng nhanh đường huyết sau ăn như:

Hãy luôn giữ lượng đường trong máu ở mức kiểm soát bằng một chế độ ăn uống cân bằng. Bao gồm:

  • Protein nạc như gà; trứng; cá; sữa ít béo…
  • Rau (loại có hàm lượng tinh bột thấp) giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ như bông cải xanh; dưa leo; đậu xanh; hành; ớt rau xà lách xanh…
  • Thực phẩm có chất béo lành mạnh như trái bơ; quả hạch; dầu ô liu; hạt hạnh nhân; đậu phộng; hạt điều…
  • Các thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu; quả mọng; gạo lức; sữa chua Hy Lạp; khoai lang; bánh mì nguyên cám…
  • Tinh bột: bầu tiểu đường thai kỳ vẫn cần chất đường bột để cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng, ăn với lượng vừa phải, nên ăn các loại tinh bột dạng phức tạp, giàu chất xơ.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tránh các đồ uống có đường và thực phẩm chế biến sẵn sẽ không tốt cho sức khỏe.

[inline_article id=265802]

Như vậy mẹ bầu đã biết tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không rồi phải không? Củ đậu rất tốt cho phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nhớ xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có hết không và ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ có tự hết không? Đây là câu hỏi được nhiều thai phụ quan tâm nhất. MarryBaby sẽ chia sẻ đến các mẹ bầu những thông tin về tiểu đường thai kỳ có tự hết không và các vấn đề liên quan. Cùng tham khảo bài viết này nhé!

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Trước khi tìm hiểu vấn đề tiểu đường thai kỳ có tự hết không, mẹ bầu cần biết rõ về bệnh lý này. Bệnh viện Cleveland cho biết, tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ; từ tuần 24 đến 28.

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố và cách cơ thể chúng ta chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Khi mang thai, các hormone có thể can thiệp vào cách hoạt động của insulin; (Hormone insulin phân hủy glucose (đường) từ thức ăn và đưa nó đến các tế bào).

Nếu insulin không hoạt động bình thường hoặc cơ thể không có đủ lượng insulin cần thiết. Đường sẽ tích tụ trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

>> Mẹ bầu có thể tham khảo: Bà bầu thèm ngọt sinh con trai hay gái? Cách dự đoán này có chính xác?

Thai phụ nào dễ bị tiểu đường thai kỳ?

đái tháo đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có hết không? Nếu kiểm soát tốt sẽ tự hết sau sinh.

Bên cạnh vấn đề tiểu đường thai kỳ có tự hết không, mẹ bầu nào dễ mắc bệnh lý này nhất? Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể phát triển ở bất kỳ phụ nữ nào đang mang thai. Nhưng các thai phụ sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Bị bệnh tim.
  • Huyết áp cao.
  • Ít vận động.
  • Béo phì.
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị tiểu đường.
  • Bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Tuổi mang thai lớn hơn 35 tuổi. 
  • Tiền sử sinh con có bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, con bị din tật bẩm sinh, tiền sản giật, đẻ non.
  • Đã từng sinh con nặng từ 4 kg trở lên trước đây.

Tiểu đường thai kỳ có tự hết không?

Các thai phụ đang mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ thường thắc mắc “tiểu đường thai kỳ có tự hết không?” Hầu hết lượng đường trong máu của phụ nữ sẽ giảm xuống sau khi sinh con. Và lượng hormone trong cơ thể cũng trở lại hoạt động bình thường.

Nhưng bệnh viện Cleveland cũng cho biết rằng; có khoảng 50% bệnh nhân tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 sau sinh. Tuy nhiên, chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Như vậy, các mẹ bầu đã biết câu trả tiểu đường thai kỳ có tự hết không rồi phải không?

Những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có hết không? Có nguy cơ phát triển thành tiểu đường loại 2 nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết trong thai kỳ.

Khi đã biết trả tiểu đường thai kỳ có tự hết không, mẹ bầu cũng cần biết thêm những ảnh hưởng của bệnh lý đến mẹ và con. Theo Bộ Y Tế Tiểu Bang Texas (DSHS), nếu mẹ bầu không kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ có thể gặp những rủi ro sau:

Bộ Y Tế Tiểu Bang Texas (DSHS) cũng cho biết, em bé có thể gặp các vấn đề sau:

  • Vàng da
  • Bệnh lý đường hô hấp
  • Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
  • Có nhiều khả năng gặp chấn thương khi sinh thường: tổn thương ở vai; gãy xương đòn; hoặc tổn thương não.
  • Nguy cơ thai chết lưu.
  • Tăng trưởng quá mức và thai to.

Cách kiểm soát lượng đường trong thai kỳ

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) chia sẻ 5 cách kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Lập một kế hoạch ăn uống lành mạnh và cân đối cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày với cường độ trung bình ít nhất 5 ngày/tuần. Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cân bằng lượng thức ăn tiêu thụ.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Đi xét nghiệm bệnh tiểu đường – làm nghiệm pháp tăng đường huyết từ tuần 24 đến 28 trong thai kỳ; từ 6 đến 12 tuần sau khi sinh con, và sau đó định kỳ từ 1 đến 3 năm.

[inline_article id=185164]

Hy vọng bài này sẽ giúp mẹ bầu hiểu đầy đủ về bệnh tiểu đường thai kỳ và biết được tiểu đường thai kỳ có hết không. Nếu mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ hãy đi khám bệnh ngay để được bác sĩ tư vấn và lên phác đồ kiểm soát bệnh nhé. Chúc mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ và tổng hợp những điều mẹ cần biết

Tại sao mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Đây là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, thường xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 đến tuần 28. Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vì vậy, các mẹ bầu nên khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết theo khuyến cáo của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe an toàn cho cả mẹ và bé.

Nguyên nhân và đối tượng bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là kết quả của quá trình rối loạn insulin trong giai đoạn mang thai. Insulin là hormone điều hoà glucose trong máu, giúp vận chuyển glucose vào trong tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể.

Khi mang thai, nhu cầu năng lượng của mẹ bầu lại tăng cao hơn nên nhu cầu lượng glucose cần nạp cũng tăng. Tuy nhiên insulin không phải lúc nào cũng được sản xuất đủ số lượng phù hợp để điều hòa lượng đường.

Ngoài ra để giúp cho sự phát triển của thai nhi mà nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố. Những nội tiết tố này gây tác động tiêu cực đến insulin, gây tình trạng rối loạn nội tiết tố. (1)

Khi lượng insulin không đủ để điều hòa glucose trong máu sẽ dẫn đến tình trạng glucose không được hấp thu vào tế bào và có chỉ số cao hơn so với chỉ số an toàn khi xét nghiệm máu.

Tiểu đường thai kỳ và sự thật mẹ cần biết 1

Thai phụ có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu:

  • Có tình trạng thừa cân trước khi mang thai.
  • Trong gia đình có thành viên mắc bệnh tiểu đường.
  • Phụ nữ bị cao huyết áp, tăng cholesterol, bệnh tim mạch, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
  • Phụ nữ từng sinh con cân nặng lớn (nặng hơn 4.5kg). 
  • Từng bị sẩy thai, sinh con chết lưu.
  • Phụ nữ trên 25 tuổi.

Dấu hiệu mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

  • Uống nước nhiều, luôn khát nước và đi tiểu nhiều lần.
  • Vùng kín bị nấm men, có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu,…
  • Các vết trầy xước thường xuất hiện trên cơ thể, và vết thương lâu lành hơn bình thường
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Nước tiểu thấy có kiến bâu vào.

>>> Mẹ có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết: Biểu hiện tiểu đường thai kỳ dễ nhận biết nhất

Cách test dung nạp đường huyết thai kỳ

Quy trình test tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm nhằm tầm soát biến chứng tiểu đường thai kỳ được thực hiện khi thai nhi được 24-28 tuần. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu tại thời điểm đói, sau đó sẽ chỉ định bạn uống một lượng dung dịch glucose khoảng 75g. Sau đó, cách một giờ, mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu. Sau 3 lần lấy máu, nếu có 2 kết quả dương tính trở lên, có thể kết luận mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ. 

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn

Theo Hiệp Hội Đái tháo Đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết khi mang thai trong ngưỡng an toàn là:

  • Đường huyết đói: ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l).
  • Đường huyết sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l).
  • Đường huyết sau ăn 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l).

[inline_article id= 278914]

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Đái tháo đường thai kỳ là một trong những biến chứng thai kỳ có nguy cơ gây ảnh hưởng nhiều sức khoẻ đến mẹ và bé. Khi lượng đường không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng. Các nguy cơ đối mẹ bầu và thai nhi cụ thể là:

Đối với thai phụ

  • Có nguy cơ bị tiền sản giật sau sinh và rối loạn tăng huyết áp
  • Sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối,… 
  • Sau khi sinh có thể tiếp tục mắc tiểu đường tuýp 2

Đối với thai nhi

  • Sinh non, thiếu tháng
  • Mắc các bệnh suy hô hấp
  • Có nguy cơ béo phì cao
  • Bị hạ đường huyết

Tiểu đường thai kỳ và sự thật mẹ cần biết 2

Khi bị tiểu đường thai kỳ các mẹ nên ăn gì?

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, khi mẹ bầu cũng nên có một chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát đường huyết

Thực đơn dành mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bữa sáng

Một số món ăn đơn giản phù hợp cho bữa sáng:

  • Bánh mì, trứng chiên ăn kèm với rau trộn salad
  • Phở, bún bò, hủ tiếu nên ăn kèm giá đỗ, rau
  • Cháo yến mạch nấu với thịt băm

Một ly sữa không đường sau mỗi bữa sáng giúp cải thiện sức khỏe của mẹ và bé.

Bữa trưa và tối

Thực đơn cho bữa trưa và bữa tối sẽ phong phú và đa dạng hơn nhưng các mẹ chú ý chọn món ăn sao cho vẫn duy trì được lượng tinh bột nhất định. Ngoài ra, các mẹ có thể chọn món ăn phù hợp với sở thích nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết.

  • Sandwich gà ăn kèm cùng salad rau quả
  • Cá hồi nướng kết hợp với súp bí đỏ và bông cải hấp
  • Cơm trắng, canh rau và thịt hầm

>>> Có thể mẹ quan tâm: Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?

Các loại nước uống

Bên cạnh thực đơn ăn uống các thai phụ cũng nên chú ý bổ sung các loại thức uống, nước ép thiên nhiên tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số loại nước ép đơn giản, dễ làm, tốt cho sức khỏe.

  • Nước ép táo: Chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm lượng cholesterol xấu.
  • Nước ép cam: Chứa nhiều Vitamin C, vừa giải khát vừa không làm tăng đường huyết của mẹ.
  • Nước ép lê: Lê là loại quả giàu chất xơ và ít đường, cũng rất tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường.

Bên cạnh đó việc tập luyện đúng cách giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ trong quá trình mang thai cũng giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết tốt hơn

Tiểu đường thai kỳ và sự thật mẹ cần biết 3

Tiểu đường thai kỳ có khỏi không?

Những mẹ từng mắc bệnh nếu không kiểm soát tốt đường huyết, sẽ có nguy cơ cao diễn tiến thành tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh con, hoặc tiếp tục mắc bệnh tiểu đường trong những lần mang bầu sau.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ thì sau khi sinh từ 4-12 tuần cần tiến hành xét nghiệm và kiểm lại một lần nữa để xác định tình trạng của mẹ. Dựa vào đó, các bước chăm sóc sức khỏe tiếp theo được khuyến nghị cho mẹ là:

  • Đường huyết bình thường: Kiểm tra lại tiểu đường từ 1-3 năm/lần.
  • Suy giảm khả năng dung nạp glucose hoặc tiền tiểu đường: Kiểm tra tiểu đường hàng năm. Đồng thời, cần trao đổi với bác sĩ để được gợi ý giải pháp giảm đường huyết về mức an toàn.
  • Tiểu đường: Cần có các tư vấn của bác sĩ về kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường phù hợp.

Để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, mẹ có thể tham khảo các lời khuyên sau:

  • Đạt được chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức khỏe mạnh. Béo phì là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tiểu đường; giảm một vài cân có thể giúp mẹ ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh.
  • Tăng hoạt động thể chất lên 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Mẹ có thể chia hoạt động của mình thành những khoảng thời gian nhỏ hơn — ví dụ: đi bộ nhanh 10 phút/lần, thực hiện 3 lần mỗi ngày.
  • Lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Ăn nhiều loại trái cây và rau quả, hạn chế chất béo đến 30% hoặc ít hơn lượng calo hàng ngày và hạn chế khẩu phần để giảm cân và ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.

Ngay cả khi tình trạng tiểu đường thai kỳ của mẹ có biến mất sau khi sinh con, mẹ vẫn nên duy trì các lời khuyên trên một cách lâu dài, Bởi vì, một nửa số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ tiến triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 về già nếu không có chế độ dinh dưỡng, vận động, cân nặng hợp lý.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Nếu đang lo lắng về chỉ số đường huyết của mình; mẹ bầu cần tham khảo thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối; và bỏ túi một vài lựa chọn lý tưởng cho bữa ăn của mình

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là lượng đường trong máu (glucose) cao; phát triển trong thời kỳ mang thai và thường sẽ hết sau khi sinh. Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ; nhưng phổ biến hơn trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc tam cá nguyệt thứ ba.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các vấn đề cho bạn và con bạn trong khi mang thai và sau khi sinh. Nhưng rủi ro có thể được giảm bớt nếu tình trạng bệnh được phát hiện sớm và quản lý tốt. Đặc biệt là khi mẹ bầu chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong khi bị tiểu đường thai kỳ.

tiểu đường thai kỳ là gì
Tiểu đường thai kỳ khá phổ biến với nhiều chị em

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết các trường hợp tiểu đường thai được phát hiện khi đo đường và kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trong quá trình tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.

Một số phụ nữ có thể xuất hiện các triệu chứng nếu lượng đường trong máu của họ quá cao (tăng đường huyết); chẳng hạn như:

  • Thường thấy khát.
  • Cần đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.
  • Miệng khô.
  • Mệt mỏi.

Nhưng đây cũng là những triệu chứng thông thường khi mang thai; và không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Tốt nhất là mẹ bầu nên nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ nếu mẹ lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào đang gặp phải.

[inline_article id=279910]

Vì sao chế độ dinh dưỡng quan trọng đối với bà bầu tiểu đường?

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng với các loại thực phẩm lành mạnh là điều quan trọng để giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

Ví dụ, chất béo và protein ảnh hưởng đến lượng đường trong máu mẹ bầu trong nhiều giờ; nhưng carbohydrate ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhanh hơn nhiều; dẫn đến tăng đột biến. Do đó, việc điều chỉnh lượng thức ăn giàu carb sẽ rất hữu ích. Giữ số lượng và loại thực phẩm; carbohydrate, chất béo và protein; giống nhau hàng ngày cũng có thể giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.

Đặc biệt hữu ích nếu mẹ bầu ăn ba bữa chính; và hai hoặc ba bữa ăn nhẹ mỗi ngày; để khoảng cách ăn của mẹ bầu không quá lâu; hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu.

Vì sao chế độ dinh dưỡng quan trọng đối với bà bầu tiểu đường
Vì sao chế độ dinh dưỡng quan trọng đối với bà bầu tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ là một “người bạn” không mấy thân thiện, gây cho bà bầu rất nhiều phiền toái như: khó sinh, tiền sản giật và cả những trường hợp nguy hiểm như thai chết lưu, sinh non, v.v.

Không chỉ vậy, theo nghiên cứu, những bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ sau này thường có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn những bé khác. Đồng thời, nguy cơ bị các bệnh hô hấp, vàng da hoặc vấn đề huyết áp của các bé cũng cao hơn nhiều so với bình thường.

>>>> Các mẹ tham khảo thêm Các nguyên tắc ăn uống cần lưu ý khi bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

1. Nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu tiểu đường

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn phù hợp cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên thiếu những thực phẩm sau đây. Cùng xem nhé!

1.1 Khoai lang

Do có nhiều tinh bột và có vị ngọt, khoai lang thường bị nhiều mẹ “loại thẳng tay” trong thực đơn của mình vì sợ “lên đường”. Tuy nhiên, ngược với suy nghĩ của số đông các mẹ; nếu biết cách; khoai lang còn có tác dụng kiểm soát và ngăn ngừa lượng đường huyết trong máu.

Theo nghiên cứu, trong khoai lang có thành phần Caiapo giúp kiểm soát đáng kể lượng đường và cholesterol xấu trong máu.

>> Xem thêm: Bà bầu ăn khoai lang có tốt không? 6 lợi ích tuyệt vời mẹ không nên bỏ qua

1.2 Rong biển

Với hàm lượng đường gần như bằng 0 nhưng lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, rong biển là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của những bà bầu tiểu đường.

Nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu tiểu đường
Rong biển là nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu tiểu đường

Ngoài ra, trong rong biển có các thành phần hoạt tính sinh học giúp ngăn ngừa đái tháo đường. Thông thường, những người bị tiểu đường là do lượng insulin trong cơ thể không đủ để kiểm soát; và chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng hoạt động.

Tuy nhiên, nhờ alginate; một thành phần chiết xuất từ rong biển; cơ thể có thể tiếp tục sản xuất lượng insulin cần thiết; và nhờ vậy có thể kiểm soát được tiểu đường.

1.3 Cà rốt

Vẫn chứa một lượng đường đáng kể, nhưng so với các loại thực phẩm khác; lượng đường trong cà rốt mất nhiều thời gian để chuyển hóa hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ và beta-carotene trong cà rốt cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

1.4 Họ hàng nhà đậu

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Nội Khoa của các nhà khoa học Canada; thực đơn dinh dưỡng với các loại đậu là cách đơn giản nhất để kiểm soát chỉ số đường huyết của cơ thể. Với hàm lượng chất xơ phong phú, đậu giúp cơ thể no lâu và ổn định lượng đường huyết sau khi ăn.

1.5 Mướp đắng

Thành phần charatin trong mướp đắng có khả năng kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Không chỉ tiểu đường thai kỳ; các chuyên gia cũng khuyến cáo những bệnh nhân có bệnh tiểu đường mãn tính cũng nên thêm mướp đắng vào thực đơn mỗi ngày của mình.

Tuy nhiên, với những mẹ bầu nhạy cảm; ăn mướp đắng khi mang thai có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, đau dạ dày. Bà bầu cần hết sức cẩn thận; nhất là với những người lần đầu ăn mướp đắng.

2.  Nhóm thực phẩm bà bầu tiểu đường cần tránh

Bạn nên hạn chế khẩu phần ăn của mình hoặc tránh ăn carbohydrate tinh chế và thực phẩm có nhiều đường nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ vì chúng có thể gây ra mức tăng đột biến không an toàn trong lượng đường trong máu của bạn:

  • Bánh mì trắng, gạo trắng hoặc mì ống không nguyên cám.
  • Nước ngọt.
  • Các loại nước ép trái cây ngọt.
  • Đồ ngọt và món tráng miệng.

[inline_article id=273999]

Mẫu thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Sau đây là thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Kimberly Trout chuyên về sức khỏe phụ nữ tại Đại học Pennsylvania gợi ý. Trout khuyên mẹ bầu nên tuân theo chế độ ăn kiêng này trong suốt thai kỳ.

mẫu thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối khá đa dạng và ngon miệng

1. Ngày 1:

  • Bữa sáng: 2 quả trứng bác + 1 miếng bánh mì nướng + 1 cốc sữa + Cà phê hoặc trà decaf (không đường).
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng: 1/2 quả chuối + 1 que phô mai.
  • Bữa trưa: 0,8 lạng bánh burger chay + rau diếp và cà chua + 1 muỗng cà phê mù tạt + 1 chén cà rốt và bông cải xanh + 1 ly nước sủi bọt có vị chanh.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều: 1 quả cam + 1/2 cốc sữa.
  • Bữa tối: 1 lạng miếng bò hầm + ⅔ chén bông cải xanh + 1 củ khoai tây nướng lớn + 2 thìa kem chua.
  • Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ: 2 thìa bơ đậu phộng tự nhiên + 2 bánh quy giòn graham + ½ cốc sữa.

2. Ngày 2:

  • Bữa sáng: 1 cốc Cheerios + 1 cốc sữa + Cà phê hoặc trà decaf (không đường).
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng: 1 quả táo nhỏ + 10 bánh quy.
  • Bữa trưa: Salad gà nướng: 0,5 lạng gà xé nhỏ + ½ chén rau diếp cắt nhỏ, cà chua, dưa chuột, bông cải xanh, rau bina, ớt chuông và 2 muỗng canh xốt trang trại + 1 chén súp + ½ cốc mơ đóng hộp không đường.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều: ⅓ dưa đỏ + 1 bánh gạo.
  • Bữa tối: 2 cái bánh cua + ⅔ cốc collard xanh + ¾ cốc quả việt quất + ½ cốc sữa.
  • Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ: 2 cốc bỏng ngô với một ít pho mát Parmesan bào.

3. Ngày 3:

  • Bữa sáng: 1 ounce xúc xích thuần chay + 1 bánh nướng xốp tiếng Anh + Cà phê hoặc trà decaf (không đường).
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng: 1 quả cam + 3 bánh quy mặn.
  • Bữa trưa: Gạo và đậu: ½ chén gạo nấu chín và ½ chén đậu pinto trong 2 muỗng cà phê dầu ô liu + ⅔ chén đậu xanh.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều: ¾ cốc nho tươi + ½ cốc sữa.
  • Bữa tối: 4 ounce thịt gà xé sợi + 1 chén bông cải xanh + 1 củ khoai tây nướng lớn + 2 thìa kem chua.
  • Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ: Sandwich phô mai làm từ phô mai + ½ lát bánh mì nguyên cám + ¼ cốc dứa.

4. Ngày 4:

  • Bữa sáng: 2 quả trứng luộc chín + 1 cốc sữa + ½ quả bưởi.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng: 3/4 cốc quả việt quất + 1 cốc sữa chua không béo.
  • Bữa trưa: Bánh mì gà tây với 2 lát bánh mì nguyên cám + 1 phần salad trộn dầu giấm.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều: 2 quả mận nhỏ + ½ cốc sữa.
  • Bữa tối: 1 lạng ức gà nướng + 1 cốc bí ngô hấp bơ.
  • Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ: 1 thanh phô mai que + 3 bánh quy mặn.

5. Ngày 5:

  • Bữa sáng: 1 bánh nướng xốp kiểu Anh nguyên cám + 2 thìa bơ đậu phộng + Cà phê hoặc trà decaf (không đường).
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng: 3/4 cốc quả mọng + 2 thìa quả óc chó cắt nhỏ + 1 cốc sữa chua nguyên chất ít béo.
  • Bữa trưa: Sandwich gà Caprese: 2 lát bánh mì nướng nguyên cám 100%, gà quay đã bỏ da, ½ quả cà chua vừa thái lát, 2 thìa phô mai mozzarella, 1 thìa húng quế tươi cắt nhỏ, 2 lát bơ vừa.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều: ⅓ cốc hummus với 1 cốc rau củ tùy chọn.
  • Bữa tối: 1 lạng cá hồi với đào nướng và pho mát dê phủ rau arugula + ½ chén gạo lứt.
  • Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ: 3 bánh quy giòn với ½ chén phô mai tươi ít béo.

6. Ngày 6:

  • Bữa sáng: 3/4 cốc quả việt quất + 1 cốc sữa chua Hy Lạp nguyên chất không béo.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng: 20 quả hồ trăn + 1 quả lê vừa.
  • Bữa trưa: 2 chén súp rau với 2 muỗng pho mát Parmesan bào nhỏ.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều: 1 lát bánh mì nguyên cám với 1 thìa bơ hạnh nhân.
  • Bữa tối: 1 chén xúc xích gà & ớt + ½ chén gạo lứt đã nấu chín trộn với ½ muỗng cà phê dầu ô liu. và gia vị Ý không thêm muối + 2 chén rau xanh trộn với 2 muỗng xốt dầu giấm Ý.
  • Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ: 1 quả táo vừa có rắc quế + ½ cốc pho mát.

7. Ngày 7:

  • Bữa sáng: ½ chén yến mạch với 3/4 chén quả mâm xôi và 1 muỗng hồ đào cắt nhỏ + 1 cốc sữa.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng: 1 cốc anh đào.
  • Bữa trưa: 1 bánh sandwich rau và bánh mì hummus trên 2 lát bánh mì nguyên cám + 1 chén phở.
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều: 2 thìa bơ đậu phộng tự nhiên + 1 quả táo.
  • Bữa tối: ½ chén Spaghetti bí, thịt viên và sốt marinara + ½ chén rau xanh trộn với 1 muỗng canh dầu giấm Ý.
  • Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ: 1 thanh phô mai + 10 bánh quy

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên cân bằng giữa những thực phẩm có nhiều carbohydrates dạng phức tạp; và ít chất béo bão hòa. Vì so với carbohydrates phức tạp; carbohydrates đơn giản sẽ dễ làm tăng lượng đường trong máu; và khiến bà bầu ăn nhanh, ăn nhiều hơn.

>> Xem thêm: Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn bí đỏ được không?

Nếu khẩu phần như trên quá phức tạp, mẹ bầu đái tháo đường có thể làm theo cách sau. Hãy lấy chế độ ăn thường ngày, tất cả đồ ăn sắp hết lên một chiếc đĩa (hoặc đĩa tưởng tượng), giảm 1/3 – 1/2 lượng cơm, thay vào phần trống bằng thịt, cá, rau củ, như thế sẽ giảm lượng tinh bột, nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Cách hạ đường huyết cho bà bầu ngay tại nhà – Dễ thực hiện, hiệu quả cao

Cách hạ đường huyết cho bà bầu là điều chị em cần quan tâm. Đái tháo đường hay tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở 2 đến 10% trên tổng số phụ nữ mang thai. Tình trạng đường huyết tăng cao có thể gây nguy cơ biến chứng cho mẹ và bé.

Vì thế, MarryBaby gợi ý ngay cho bạn những cách hạ đường huyết cho bà bầu ngay tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng và vận động.

Tình trạng tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai thế nào?

Nhóm người có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ nằm trong độ tuổi 25, thừa cân, có tiền sử gia đình bị đái tháo đường hoặc bản thân đã từng bị đái tháo đường.

Ngoài ra, phụ nữ đã từng sinh con to (lớn hơn hoặc bằng 4kg), thai lưu hoặc sinh con bị dị tật đều có thể mắc đái tháo đường thai kỳ.

cách hạ đường huyết cho bà bầu
Tỷ lệ bà bầu mắc đái tháo đường thai kỳ là 2 – 10%

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?. Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé. Về phần mẹ, có thể xuất hiện các biến chứng tiểu đường thai kỳ như tăng huyết áp, băng huyết, nhiễm trùng, sinh non, tiền sản giật. Nặng hơn nữa thì bị đái tháo đường loại 2 sau khi sinh. 

Đối với thai nhi có nguy cơ chậm phát triển, thai to, rất dễ bị dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tim mạch. Và bé có nguy cơ bị hạ đường huyết sau sinh.

Cách hạ đường huyết cho bà bầu ngay tại nhà

Có 2 cách hạ đường huyết cấp tốc cho bà bầu ngay tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày và vận động.

1. Cách hạ đường huyết cho bà bầu qua chế độ dinh dưỡng

  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày. Mỗi bữa không nên ăn quá no, khoảng cách giữa các bữa ăn không nên quá xa nhau, đều đặn là tốt nhất (2-3 tiếng ăn 1 lần, trừ ban đêm).
  • Nên ăn các thực phẩm chứa ít đường và hạn chế chất béo như thịt nạc, cá, đậu hũ, nấm, sữa tách béo không đường, gạo lứt, khoai lang, yến mạch, rau xanh, trái cây tươi và ít ngọt.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cân bằng lượng đường trong máu…
  • Hạn chế hoặc kiêng các loại thực phẩm gây tăng đường như bánh kẹo, chè, kem, trà sữa, trái cây nhiều đường,…
  • Giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ,…
  • Không uống bia, rượu, đồ uống có ga, nước ép trái cây ngọt.
  • Giảm ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, mì ăn liền,…
cách hạ đường huyết cho bà bầu
Người bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn thức ăn nhanh và nhiều dầu mỡ

2. Cách hạ đường huyết cho bà bầu bằng các bài tập vận động

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh, các bài tập vận động nhẹ nhàng cũng là cách hạ đường huyết cấp tốc cho bà bầu.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn hình thức và cường độ rèn luyện phù hợp. Không luyện tập lúc cơ thể mệt mỏi hoặc đuối sức.

  • Đi bộ: Rất tốt cho mẹ bầu, giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ tim mạch, săn chắc hệ cơ và giúp tử cung co bóp thuận lợi cho việc sinh nở.
  • Chạy bộ nhẹ nhàng: Chạy bộ một cách nhẹ nhàng giúp mẹ kiểm soát đường huyết tốt, giảm nguy cơ viêm tĩnh mạch chân, tăng huyết áp,… Ngoài ra, chạy bộ giúp mẹ củng cố cơ cột sống, duy trì tư thế cần thiết khi mang thai.
  • Yoga: Là bộ môn luyện tập hơi thở cho mẹ bầu, tốt cho hệ hô hấp do cung cấp lượng oxy dồi dào và đào thải khí carbonic mạnh mẽ.
  • Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên: Phụ nữ đang mang thai nên theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên bằng dụng cụ đo đường huyết tại nhà. Nếu lượng đường vượt mức cho phép, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện ngay.
  • Sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết: Có thể kiểm soát đường huyết bằng cách tiêm Insulin. Quá trình sử dụng Insulin cần được theo dõi chặt chẽ và có phác đồ điều trị phù hợp, tránh nguy cơ hạ đường huyết và xảy ra biến chứng.

Cách nhanh nhất để mẹ bầu hạ đường huyết khi bị tiểu đường thai kỳ chính là tuân chủ chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Ngoài ra, mẹ bầu nên nắm vững những thông tin sau đây để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thông tin khác hữu ích cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bên cạnh cách hạ đường huyết cho bà bầu, Marrybaby cung cấp thêm một số thông tin hữu ích khác tốt cho mẹ bầu không may bị tiểu đường thai kỳ.

1. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Bạn nên chọn chế độ ăn lành mạnh như sau:

  • Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau, các loại đậu, các chế phẩm từ sữa, yến mạch, ngũ cốc, các loại hạt,…
  • Ăn nhiều thực phẩm có protein lành mạnh như đậu, cá, gà, hải sản, nấm, các loại hạt (mắc ca, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, đậu phộng,…)
  • Chọn chất béo không bão hòa như dầu phộng, dầu ô liu, trái bơ, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, hạt chia,…

2. Trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường

Trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường gồm có:

  • Cam, quýt, bưởi: giàu vitamin C, các chất chống oxy hóa và axit folic.
  • Kiwi: cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C và axit folic tốt cho mẹ và bé.
  • Lựu: cung cấp axit amin cải thiện hệ tiêu hóa, đào thải cholesterol.
  • Ổi: chứa hàm lượng vitamin C, chất xơ và kali folate dồi dào.
  • Bơ: có lượng chất xơ cao nhưng hàm lượng carbohydrate cực kỳ thấp.
  • Táo: chứa nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa giúp làm giảm nhu cầu sử dụng insulin của mẹ bầu.
cách hạ đường huyết cho bà bầu
Mẹ bầu nên bổ sung vitamin và chất xơ từ các loại trái cây ít đường

3. Đồ ăn vặt cho bà bầu bị tiểu đường

Đồ ăn vặt cho bà bầu bị tiểu đường thường là các loại trái cây (táo, ổi, bơ, cam, quýt,  bưởi, chuối…), phô mai, sữa chua, ngũ cốc, trứng, các loại rau củ quả sấy không đường, bánh biscotti,… Tùy nhu cầu phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên chọn loại đồ ăn vặt phù hợp.

4. Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ được chia thành nhỏ như sau:

  • Bữa sáng: Chọn 1 trong các loại: một phần bún, phở, cháo yến mạch kèm 4 – 5 miếng thịt, 1 quả trứng và rau xanh. Sau 2 tiếng có thể uống 1 hộp sữa pha sẵn không đường hoặc ít trái cây.
  • Bữa trưa/ tối: 1 bát cơm lưng (gạo trắng hoặc gạo lứt) hoặc 1 củ khoai lang (khoảng 150 gram), 1 bát rau đầy (salad trộn hoặc luộc, nấu canh), 150 gram đạm (gà, cá, hải sản, nấm, đậu hủ..) luộc hoặc hấp hoặc nướng, xào ít dầu, chế biến ít gia vị.
  • Bữa phụ chiều/ tối: 1 cốc sữa tươi không đường/trái cây/ hạt ăn dặm hoặc một gói ngũ cốc, bánh quy, granola, sữa chua không đường dành cho người mắc bệnh tiểu đường.

Ghi nhớ thêm một số nguyên tắc:

  • Uống 2-3 lít nước/ngày, uống liên tục từng ngụm, nhai rồi mới nuốt, chứ không nên uống nhiều một lần hoặc lâu lâu mới uống thì không giúp giảm cảm giác đói.
  • Trước ăn 15 phút uống 1 ly nước đầy.
  • Lúc đói cứ ăn không được nhịn, miễn là chọn những loại thức ăn lành mạnh kể trên.
  • Ăn theo thứ tự: rau-đồ ăn-tinh bột
  • Ăn xong nghỉ ngơi 15 phút rồi đi bộ 15 phút.

Ngoài ra, khẩu phần ăn có thể linh động theo cân nặng trước mang thai của từng người, số lượng thai trong bụng, chỉ số đường huyết,… Nếu bạn có huấn luyện viên dinh dưỡng cá nhân hoặc có bác sĩ dinh dưỡng điều chỉnh cho bạn thì càng tốt.

Như vậy bạn đã rõ về cách hạ đường huyết cho bà bầu. Nhìn chung mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cần đặc biệt quan tâm và chú ý đến sức khỏe. Nên đi khám định kỳ để kiểm tra đường huyết. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!