Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

TOP 25 loại trái cây tốt cho bà bầu mẹ không nên bỏ qua

Những loại trái cây tốt cho bà bầu là gì? Trong chế độ ăn cho bà bầu, trái cây là thành phần không thể thiếu. Chọn đúng loại trái cây giàu dinh dưỡng vừa cung cấp vitamin và khoáng chất lại còn giúp thai nhi thông minh từ trong bụng mẹ.

Tại sao bà bầu nên ăn trái cây?

Nguồn vitamin và khoáng chất phong phú là đặc trưng nổi bật của trái cây, nhất là hàm lượng vitamin C. Trái cây có hàm lượng chất béo thấp, nhiều nước và chất xơ, là người bạn thân thiết giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra nhịp nhàng hơn. Trái cây cũng có hàm lượng đường tự nhiên cao, hàm lượng muối thấp, thích hợp dùng làm một bữa ăn nhẹ.

Đó là lý do trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai luôn góp mặt các loại hoa qua cho bà bầu.

Giá trị dinh dưỡng của trái cây, hoa quả trong thai kỳ

Với hàm lượng vitamin và khoáng chất khá cao, trái cây là món không thể thiếu nếu mẹ bầu muốn có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong suốt thai kỳ.

Một số dưỡng chất thiết yếu trong trái cây bao gồm:

Beta-carotene: Thành phần vitamin quan trọng rất cần thiết cho sự phát triển mô và các tế bào của thai nhi, thị giác và hệ thống miễn dịch.

Giàu chất xơ: Hoa quả còn giúp cơ thể mẹ bầu tránh được việc tăng cân khi mang thai quá nhiều do lượng chất xơ trong trái cây giúp mẹ no lâu, giảm cảm giác thèm ăn.

Đặc biệt, chất xơ còn giúp hỗ trợ đường tiêu hóa, ngăn ngừa triệu chứng táo bón khó chịu. Một lát dưa sau khi ăn hoặc một chén dâu tây giữa bữa không chỉ giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết mà còn giúp mẹ bầu duy trì và ổn định cân nặng trong suốt thai kỳ.

Vitamin C: Vitamin C trong trái cây rất quan trọng đối với sự phát triển xương và răng, cũng như các mô liên kết collagen. Kali ổn định huyết áp và axit folic cho bà bầu ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh.

Khẩu phần trái cây, hoa quả tốt cho thai phụ mỗi ngày

Cố gắng bổ sung khoảng 500g trái cây và khoảng 700g rau củ quả trong thực đơn hằng ngày. Nên ưu tiên các loại rau có màu xanh đậm, vàng, cam và đỏ.

Với những loại trái cây tốt cho bà bầu thì mẹ nên mua những loại trái cây tươi. Đối với những mẹ bầu lười ăn trái cây, mẹ bầu có thể thử những cách sau:

  • Trái cây mua về nên rửa sạch, gọt sẵn, đựng trong hộp và để tủ lạnh, phòng trường hợp mẹ đang lười nhưng muốn ăn vặt
  • Thêm một chút dầu oliu hoặc sữa chua sẽ giúp bạn đổi vị và làm món trái cây hấp dẫn hơn
  • Để trái cây ở những nơi dễ thấy
  • Bạn cũng có thể uống nước ép hoặc sinh tố trái cây để đổi khẩu vị thay vì chỉ ăn trực tiếp hoa quả.

>> Xem thêm: Tổng hợp 10 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Những loại trái cây tốt cho bà bầu

Khi tìm kiếm những loại trái cây tốt cho bà bầu trong thai kỳ, bạn đừng bỏ qua 20 loại hoa quả sau:

1. Trái cây tốt cho bà bầu: Đu đủ chín

trái cây tốt cho bà bầu: đu đủ chín

Trong đu đủ chứa nhiều vitamin A, C, canxi, sắt… nhưng không chứa nhiều tinh bột. Do đó, đu đủ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi nhưng lại không làm mẹ lên cân nhanh.

2. Những loại trái cây tốt cho bà bầu không thể thiếu chuối chín

Ăn chuối khi mang thai giúp mẹ bầu hạn chế những khó chịu do ốm nghén mang lại. Ngoài ra, hàm lượng kali cao trong chuối giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng phù nề, chuột rút khi mang thai.

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn chuối khi đói vì có thể làm phá vỡ sự cân bằng magie và canxi trong máu.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có nên ăn quả bầu, thắc mắc của nhiều chị em trong thai kỳ

3. Họ hàng nhà cam

Với hàm lượng vitamin C thuộc dạng cao “ngất ngưởng”, họ hàng nhà cam được biết đến như một loại trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.

Không chỉ vậy, với vị chua đặc trưng, cam, quýt còn là món “cứu nguy” cho những mẹ bầu ốm nghén, giúp hạn chế triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và thèm ăn của mẹ.

>> Xem thêm: Bầu ăn cam có tốt không? 13 tác dụng không ngờ của cam, mẹ đã biết chưa?

4. Những loại trái cây tốt cho bà bầu: Kiwi

Kiwi là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu. Là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong 27 loại quả, kiwi với hơn 80 dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, nổi tiếng là loại quả “vàng” cho sức khỏe mẹ bầu. Hàm lượng axit folic “cao ngất” trong kiwi giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi.

Ngoài ra, ăn một quả kiwi mỗi giúp tăng cường hệ miễn dịch của thai nhi, giảm nguy cơ bị hen suyễn và eczema sau khi sinh.

Kiwi, trái cây tốt cho bà bầu: kiwi
Nằm trong “top” những loại trái cây chứa nhiều axit folic, ăn kiwi khi mang thai giúp ngăn ngừa những biến chứng trong thai kỳ

5. Hoa quả tốt cho bà bầu: Lựu

Chứa nhiều chất chống oxy hóa, lựu là “ứng cử viên” sáng giá giúp bảo vệ làn da của mẹ bầu, và ngăn ngừa tình trạng rạn da khi mang thai.

Theo nghiên cứu, ăn lựu khi mang thai có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển hệ xương của thai nhi. Đồng thời giúp cải thiện hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

6. Quả dứa (quả thơm)

Thật đáng tiếc nếu mẹ bầu bỏ qua dứa trong thai kỳ của mình. Dứa cung cấp 100% các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu ăn một lượng vừa phải, dứa không gây hại mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé.

7. Bơ là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu

Nằm trong danh sách những loại trái cây tốt cho bà bầu nên ăn, bơ chứa nhiều vitamin A, B, C, kali và folate, cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Hàm lượng chất béo trong bơ cũng giúp cơ thể nâng cao khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

>> Xem thêm: Tiết lộ thời điểm bà bầu ăn bơ giúp ngừa dị tật thai nhi

8. Nho, một loại hoa quả tốt cho bà bầu

nho là trái cây tốt cho bà bầu

Ngoài lượng vitamin A dồi dào giúp ích cho quá trình trao đổi chất, bà bầu ăn nho còn bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi khác cho cơ thể như folate, kali, phốt pho…

9. Cherry

Cherry là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu. Loại trái cây này cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất làm tăng khả năng đề kháng, giải nhiệt. Quả cherry có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư, quả việt quất ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng ở bàng quang, quả dâu tây thì cung cấp vitamin C, chất xơ cho cơ thể,…

10. Ổi

Ăn ổi khi mang thai làm tăng mức độ hemoglobin trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu chất sắt, triệu chứng thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Hàm lượng chất xơ cao trong ổi có ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ và táo bón khi mang thai.

11. Mơ, một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu

Mơ chua cung cấp nhiều vitamin A, protein, sắt canxi. Beta-caroten có trong mơ chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể giúp bảo vệ mắt, phòng ngừa bệnh về da. Mẹ bầu có thể yên tâm ngăn ngừa hiện tượng táo bón nếu chịu khó ăn loại quả này.

Tuy nhiên, mẹ nên ăn mơ dạng ngâm và mứt thay vì ăn tươi vì nó sẽ ảnh hưởng đến răng, làm trầm trọng hơn bệnh cảm cúm, đau dạ dày, thủy đậu.

12. Táo 

táo là trái cây tốt cho bà bầu

Bữa sáng kết thúc bằng một trái táo thơm ngon, tức là mẹ đã chọn bổ sung rất nhiều loại vitamin và khoáng chất như axit maclic, tannin… Ngoài ra, ăn nhiều táo có thể giữ dáng mẹ bầu, tránh thừa cân, béo phì đồng thời giúp thai nhi có sức đề kháng tốt ngay từ trong bụng mẹ nữa đấy. Để đổi khẩu vị mẹ có thể ép lấy nước nguyên chất hoặc kết hợp cùng một số loại quả khác như dâu, đào.

13. Xoài

Xoài cũng là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu. Nhiều vitamin A, C, beta-caroten, công dụng của xoài đối với sức khỏe không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cơ địa nhiệt, nên hạn chế ăn nhiều, đặc biệt vào mùa nóng, vì rất dễ làm tăng lượng đường trong máu và khiến da nổi mụn.

14. Lê

Lê giàu chất xơ, vì vậy rất tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu, giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa mẹ bầu bị táo bón. Ngoài ra, vitamin C chứa nhiều trong loại quả thanh ngọt này còn  trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, có tác dụng làm mát, giảm sốt, trị ho. Do đó, khi cảm thấy mệt mỏi, có dấu hiệu sốt hay viêm họng, mẹ bầu có thể uống nước ép trái lê để cảm thấy dễ chịu hơn.

15. Dâu tây

Vào mùa dâu tây, mẹ đừng quên bổ sung loại quả này vào thực đơn ăn sáng nhé. Hương vị ngọt dịu, chua nhẹ và chứa lượng lớn cacbonhydrat, vitamin B, C, kẽm, folate, kali, mangan, chất xơ, dâu tâu giúp bảo vệ sức khỏe, vẻ đẹp của mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của bé yêu trong suốt thai kỳ. Với dâu tây mẹ có thể ăn tươi, ép lấy nước, xay sinh tố đều rất thơm ngon và bổ dưỡng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu uống nước dừa có tác dụng gì? Khi nào nên uống nước dừa?

16. Những loại trái cây tốt cho bà bầu: Dưa hấu

Dưa hấu chứa lycopene, một chất dinh dưỡng tuyệt vời có thể giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tim hiệu quả. Loại quả này tuy ít calo nhưng nhiều nước. Nếu mẹ bầu chọn dưa hấu cho bữa sáng nghĩa là đã bổ sung lượng nước tự nhiên sẽ giúp mẹ đủ no cho đến khi bạn ăn bữa phụ.

17. Việt quất (Blueberry)

Chỉ cần 2 quả việt quất mỗi ngày, mẹ bầu đã bổ sung một lượng vitamin C tương đương với 20 quả táo cho cơ thể. Bên cạnh đó, việt quất cũng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác, giúp tăng cường sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, hàm lượng omega 3 dồi dào trong việt quất cũng là tiền đề cơ bản giúp thai nhi phát triển não và hệ thần kinh của mình.

Việt quất là trái cây tốt cho bà bầu

18. Chanh tươi

Trong số những loại trái cây tốt cho bà bầu thì chanh tươi được xem là loại trái cây không thể thiếu. Chanh là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin và chất khoáng như vitamin A, C, thiamin, niacin, canxi, folate, phốtpho, magiê, đồng, mangan, axit panthothenic, vitamin B6, riboflavin và không chứa chất béo. Những chất này tăng cường mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết bên trong, đồng thời có vai trò lớn trong việc duy trì huyết áp ổn định khi mang thai.

19. Hồng xiêm (sabôchê) là trái cây tốt cho bà bầu 

Trong thành phần dinh dưỡng của hồng xiêm còn chứa nhiều tannin và polyphenolic, có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Chất khoáng góp phần hình thành nhiều loại enzyme cần thiết cho dạ dày của mẹ, từ đó điều chỉnh quá trình trao đổi chất và giúp thai nhi hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Lượng canxi 21 mg, sắt 0,80 mg, photpho 12 mg có trong 100 g hồng xiêm giúp bổ sung lượng vitamin cần thiết để phòng tránh thiếu máu. Bên cạnh đó, lượng vitamin B5, B6, B3… có trong quả hồng xiêm giúp cho hệ thần kinh phát triển và giúp bà bầu thể ngủ sâu giấc hơn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đồ ăn vặt cho bà bầu ngon, bổ theo từng giai đoạn

20. Quả mãng cầu ta cũng là loại trái cây tốt cho bà bầu 

Thành phần dinh dưỡng trong 100gr thịt quả na như sau: 64kcal, 82,5gr nước, 1,6gr protein, 35mg canxi, 45mg phốt pho, 36mg vitamin C, cùng nhiều vitamin nhóm B rất tốt cho sức khỏe bà bầu.

Bà bầu ăn mãng cầu ta thường xuyên có thể “hạn chế” được chứng ốm nghén trong những tháng đầu của thai kỳ, giảm thiểu các cơn buồn nôn, hoa mắt và chóng mặt, cảm giác tê chân cũng như điều chỉnh tâm ký cho mẹ.

Nếu không muốn tăng cân, bạn có thể tham khảo các loại trái cây ít đường sau nhé. 

Bà bầu nên ăn hoa quả gì? Trái cây ít đường no bụng mà không sợ tăng cân

Ngoài những loại trái cây tốt cho bà bầu, các mẹ còn quan tâm đến các loại trái cây ít đường cho bà bầu. Sau đây là các loại trái cây ít đường cho bà bầu ngon và bổ dưỡng:

1. Dâu tây

Giống như nhiều loại quả mọng khác, dâu tây có nhiều chất xơ và rất ít đường. Hàm lượng đường trong loại trái cây này chỉ khoảng 8g/8 quả dâu tây cỡ trung bình. 

Do đó, dâu tây thật lý tưởng cho việc giảm cân của bạn. Ngoài ra,đây còn là loại trái cây rất giàu vitamin C nên tốt cho da và ngăn ngừa lão hóa.

Dâu tây là những loại trái cây ít đường
Dâu tây là một trong những loại trái cây ít đường tốt cho chế chệ giảm cân của bạn

2. Dâu tằm 

Dâu tằm được trồng lâu đời ở Việt Nam và gắn với nghề nuôi tằm, dệt vải. Loại trái cây này tuy rất phổ biến nhưng người Việt dùng trong thuốc Đông y nhiều hơn là ăn hàng ngày. 

Hàm lượng đường trong dâu tằm rất nhỏ, chỉ khoảng 4-5g/100g quả. Song hàm lượng chất xơ của loại trái cây này lại rất cao, chiếm tới 5,3g/100g quả. Cũng với lượng quả trên, dâu tằm còn chứa 1,39g protein và rất giàu chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. 

Tất cả những điều này khiến quả dâu tằm rất nên được đưa vào chế độ ăn giảm cân của bạn. 

3. Chanh và chanh dây là trái cây tốt cho bà bầu rất dễ mua

Hai loại trái cây này rất giàu vitamin C và ít đường. Mặc dù vậy, không mấy người ăn cả quả chanh mà thường phải chế thành các món khác vì vị của nó rất chua. Các món ngon từ chanh phổ biến có thể kể đến như nước chanh, sinh tố chanh leo, siro chanh, kem chanh… 

Song điều đáng nói là mặc dù chỉ chứa 2g đường/ mỗi quả nhưng các món từ chanh, hay chanh dây lại thường pha với nhiều đường. Vì thế, bạn nên chọn cách dùng hai loại trái cây này sao cho có lợi cho việc giảm cân nhé.

Một số gợi ý tuyệt vời để thêm chanh vào chế độ giảm cân như dùng cho món salad, hoặc dùng làm gia vị chua cho các món ăn hàng ngày. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn rau muống được không? Ăn sai cách sẽ gây hại cho con!

4. Đào 

Quả đào có vị ngọt thanh, phổ biến ở vùng khí hậu ôn đới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Một quả đào cỡ trung bình chỉ chứa khoảng 13g đường.

Thật khó để từ chối loại trái cây này vì vị giòn, ngọt thanh và mùi hương thật sự quyến rũ. Nhất là khi quả đào còn có thể giúp bạn giảm cân và đẹp da nữa. 

Tuy nhiên, những người ghiền món trà đào thì nên cân nhắc nhé. Vì món này thường rất ngọt, có thể không có ích cho việc giảm cân của bạn.

Đào là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu ít đường rất tốt cho chế độ ăn giảm cân của bạn.

5. Dưa lưới 

Dưa lưới có vị ngọt thanh và mùi thơm dịu mát. Loại trái cây này phổ biến và được yêu thích rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. 

Hàm lượng đường trong dưa lưới rất thấp chỉ 11g/11g quả. Song loại quả này lại giàu kali, vitamin C và sắt. Nhờ thế dưa lưới trở thành lựa chọn yêu thích của những người mắc bệnh tiểu đường và béo phì. 

6. Bưởi là một trong các loại trái cây rất tốt cho bà bầu 

Cùng họ với cam, bưởi rất giàu vitamin C và ít đường. Một nửa quả bưởi cỡ trung bình chỉ  chứa khoảng 11g đường. Điều này rất có lợi cho việc giảm cân của bạn. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn bưởi có tốt không? Lợi ích gì với phụ nữ mang thai

7. Bơ

Có lẽ, bơ ít đường nhất trong số các loại quả, gần như không có đường. Mặc dù bơ chứa nguồn chất béo dồi dào nhưng là chất béo thực vật có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bơ còn giàu chất xơ nên bạn không lo ăn bơ sẽ bị béo đâu nhé. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để thai nhi khỏe mạnh?

8. Cam 

Có thể nói cam là loại trái cây hoàn hảo nhất với sức khỏe con người. Ngoài cung cấp nguồn vitamin C dồi dào, cam còn giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, chất chống viêm và nước giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, với hàm lượng đường thấp, nên loại quả này còn tuyệt vời để bạn thêm vào chế độ giảm cân nữa. 

Kết hợp các loại trái cây ít đường vào chế độ ăn uống của bạn

Trái cây có thể được kết hợp vào mỗi bữa ăn.

Bất kể hàm lượng đường của nó là gì, trái cây nên là một phần của kế hoạch ăn uống cân bằng và lành mạnh.

Cam là một trong  ít đường

Hy vọng những loại trái cây tốt cho bà bầu ít đường cho bà bầu trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn được loại phù hợp nhất với mình. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu ăn lựu được không và có tốt cho thai kỳ không?

Vậy nếu mẹ bầu ăn lựu được không và có tốt cho sức khoẻ không? Để biết có bầu ăn lựu có tốt không, chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé.

Bà bầu ăn lựu được không?

Khi có bầu ăn lựu được không? Bà bầu ăn lựu tốt không? Câu trả là, phụ nữ có thai vẫn có thể ăn được trái lựu. Hiện nay, MarryBaby chưa tìm thấy bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho việc mẹ bầu không được ăn lựu trong thai kỳ.

Bạn có thể tiêu thụ quả lựu trực tiếp hoặc ép nước để uống. Mặc dù, bạn được ăn lựu khi mang thai nhưng cũng không nên ăn quá nhiều trái cây này. Vì nếu bạn ăn quá nhiều một loại trái cây có thể dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng bên trong cơ thể.

Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều lựu trong thời gian dài thì có dẫn đến các biến chứng sau:

  • Gây ra các cơn co thắt tử cung sớm: Nếu phụ nữ tiêu thụ chiết xuất từ quả lựu, nó có thể gây ra các cơn co thắt tử cung sớm. Điều này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
  • Dư calo: Lượng calo của quả lựu ở mức cao nên sẽ phù hợp với người gặp hạn chế trong việc ăn uống hàng ngày. Nhưng với người bình thường thì có sẽ bị dư calo dẫn đến tăng cân quá mức.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn đu đủ xanh được không? 5 lý do không nên ăn kẻo hại thai nhi

Dinh dưỡng từ quả lựu đối với sức khoẻ

ăn lựu khi mang thai
Khi có bầu ăn lựu được không và bầu ăn lựu tốt không? Bà bầu có thể ăn lựu và rất tốt cho sức khoẻ thai kỳ.

Khi có bầu không những được ăn lựu mà nó là trái cây tốt cho bà bầu. Trong 100g lựu sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng sau cho cơ thể:

  • Nước: 77.9g
  • Protein: 1.67g
  • Carbohydrate: 18.7g
  • Chất xơ: 4g
  • Đường: 13.7g
  • Canxi: 10mg
  • Sắt: 0.3mg
  • Vitamin C: 10.2mg

Liên quan đến vấn đề bầu ăn lựu được không; bạn có thể xem thêm bầu ăn bí đao được không? trên MarryBaby nữa nhé.

Những lợi ích cho sức khoẻ từ quả lựu

Sau khi bạn đã biết bà bầu có được ăn lựu không hay bầu ăn lựu tốt không; bạn cũng nên biết thêm những lợi ích từ loại trái cây tốt cho bà bầu này nhé.

  • Tốt cho hệ tim mạch: Lựu có chất chống oxy hóa làm giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim.
  • Giảm huyết áp: Uống nước ép lựu có thể giúp giảm huyết áp cao và ức chế hoạt động của ACE trong huyết thanh.
  • Cải thiện mật độ xương: Ăn lựu có thể giúp tăng hàm lượng canxi trong xương ở phụ nữ mang thai và ngăn ngừa sự loãng xương.
  • Giúp chống lại sự lão hoá: Các chất chống oxy hóa có trong quả lựu có thể giúp sửa chữa mọi tổn thương ở tế bào và bảo vệ não của trẻ khỏi mọi tổn thương.
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Lựu cung cấp Vitamin C dồi dào cần thiết cho phụ nữ mang thai. Điều này giúp tổng hợp sắt từ các thực phẩm được tiêu thụ từ đó giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, thường dẫn đến sinh non.
  • Giảm đau do chuột rút khi mang thai: Kali là một khoáng chất khác cần thiết cho phụ nữ mang thai. Nếu bạn uống nước ép lựu hàng ngày có thể đảm bảo cung cấp đủ kali cho cơ thể giúp giảm đau tức thì khỏi chứng chuột rút liên quan đến thai kỳ.
  • Hỗ trợ cho hệ tiêu hoá hoạt động: Trong trái lựu chứa nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và các rối loạn tiêu hóa khác. Bằng cách kích thích nhu động ruột, chất xơ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động một cách trơn tru.
  • Hỗ trợ sự phát triển trí não của thai nhi: Folate là yếu tố cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi. Một ly nước ép lựu có thể đáp ứng khoảng 10% nhu cầu folate hàng ngày của bạn. Việc bổ sung Folate sẽ giúp hỗ trợ sự phát triển của ống thần kinh và hệ thần kinh giúp trí não của thai nhi phát triển.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn bơ được không? Những lưu ý cho bầu khi ăn bơ

Cách bổ sung lựu trong thực đơn hàng ngày

bầu ăn lựu được không
Bà bầu ăn lựu được không? Bà bầu có thể ăn lựu kèm với salad

Bên cạnh việc tìm hiểu có bầu ăn lựu được không; bạn cũng cần biết thêm các cách bổ sung loại trái cây tốt cho bà bầu này trong thực đơn hàng ngày.

  • Ăn lựu tươi trực tiếp: Bổ lựu và thưởng thức hạt như các loại trái cây khác
  • Ăn kèm với salad: Rắc hạt lựu lên salad để món khai vị hoặc tráng miệng của bạn thêm dưỡng chất.
  • Chế biến thành nước sốt: Nước ép lựu còn được sử dụng để trộn chung với nước sốt nướng thịt cũng rất ngon.
  • Ép nước uống: Cắt trái lựu làm đôi, tách hạt ra khỏi vỏ, dùng muỗng lớn ép hạt lựu ra nước. Phần nước ép này mẹ bầu có thể ăn kèm sữa chua, hoặc uống kèm các loại sinh tố khác.

>> Bạn có thể xem thêm: 14 nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp mẹ khỏe con thông minh

Bà bầu ăn lựu con có má lúm đồng tiền không?

Ngoài vấn đề bầu được ăn lựu không; dân gian còn truyền miệng việc bà bầu ăn con lựu có má lúm đồng tiền. Ông bà xưa cho rằng, bà bầu ăn lựu sẽ giúp con có má lúm đồng tiền khi sinh ra. Hoặc ba mẹ cột cân xứng hai trái lựu trước cửa nhà sẽ giúp em bé sinh ra có má lúm đồng tiền duyên dáng.

Nhưng quan niệm này của ông bà xưa hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh. Do đó, mẹo bà bầu ăn lựu có má lúm đồng tiền cho con chỉ là thông tin được truyền miệng và có độ chính xác không cao đâu bạn nhé.

[inline_article id=323124]

Như vậy, bạn đã biết trong thai kỳ bà bầu ăn lựu được không rồi. Lựu là một loại trái cây tốt cho bà bầu. Do đó, trong thai kỳ bạn có thể ăn loại quả này để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn nhiều sẽ dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng đấy nhé.