Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Thai nhi bị tràn dịch màng phổi và những điều mẹ cần biết

Thai nhi bị tràn dịch màng phổi là bệnh lý có thể đe dọa tính mạng của bé bất kỳ lúc nào. Cùng MarryBaby tìm hiểu về tình trạng này để mẹ bầu được phát hiện sớm; và nhận những phác đồ điều trị phù hợp từ bác sĩ.

Tràn dịch màng phổi thai nhi là gì?

Tràn dịch màng phổi thai nhi (Feta Pleural Effusion – FPE) là hiện tượng có sự tích tụ chất lỏng trong các lớp mô bao quanh màng phổi của thai nhi.

Lượng chất lỏng cao có thể dẫn đến suy tim thai và giảm sản phổi (phổi kém phát triển).

Có một số nguyên nhân tiềm ẩn khiến thai nhi bị tràn dịch màng phổi. Ví dụ, một số điều kiện y tế như bạch huyết bất thường (chylothorax); hoặc suy tim thai. Các nguyên nhân khác bao gồm bất thường nhiễm sắc thể, nhiễm trùng; hoặc các vấn đề về phổi khác. Thậm chí, trong nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.

[inline_article id=233507]

Cách chẩn đoán thai nhi bị tràn dịch màng phổi?

Tình trạng này có thể được phát hiện khi mẹ bầu đi siêu âm định kỳ.

Các bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá toàn diện; và kiểm tra bổ sung để có thêm thông tin về tình trạng của thai nhi; và xác định bất kỳ biến chứng thai kỳ nào khác.

Thử nghiệm có thể bao gồm:

  • Siêu âm giải phẫu để chẩn đoán, đánh giá mức dịch xung quanh phổi và đánh giá các nguy cơ đối với thai nhi.
  • Chụp cộng hưởng từ để biết thêm thông tin chi tiết về mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
  • Siêu âm tim thai để đánh giá cấu trúc và chức năng tim thai.
  • Chọc dò nước ối và phân tích nhiễm sắc thể để tìm các dị tật nhiễm sắc thể.

Trong một số trường hợp, thai nhi bị tràn dịch màng phổi không được chẩn đoán cho đến khi trẻ ra đời. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Hụt hơi.
  • Thở nhanh.
  • Khó cho ăn.
  • Sốt.
  • Ho.

"Cách

Đối với các trẻ sơ sinh bị tràn dịch màng phổi; bác sĩ sẽ nghe phổi của bé bằng ống nghe. Nếu bác sĩ cho rằng con có dịch trong phổi; hoặc nếu con có các triệu chứng của tràn dịch màng phổi; các xét nghiệm sau đây có thể được thực hiện để chẩn đoán chính xác, bao gồm:

  • X-quang ngực.
  • Chụp cắt lớp vi tính.
  • Siêu âm.

3. Thai nhi bị tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?

Nếu thai nhi bị tràn dịch màng phổi sớm trong 3 tháng đầu của thai kì thì rất ít khả năng điều trị dứt điểm; sau khi sinh ra, bé có thể có một số dị tật bẩm sinh; và thậm chí gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên đó chỉ là trường hợp hiếm; tin vui là, hầu hết các trường hợp thai nhi bị tràn dịch màng phổi đều không quá nghiêm trọng; không cần phải điều trị đặc biệt; và trong nhiều trường hợp còn có thể tự biến mất.

Thai nhi được chẩn đoán tràn dịch màng phổi thường không cần phải có kế hoạch sinh đặc biệt; trừ khi được bác sĩ chỉ định.

[inline_article id=276058]

Những tiên lượng y khoa mẹ cần biết:

  • Thai nhi bị tràn dịch màng phổi thường biểu hiện suy hô hấp nặng lúc sinh. Điều này có thể do tràn dịch chèn ép trực tiếp vào phổi; hay do thiểu sản phổi thứ phát khi bị chèn ép lâu dài trong lồng ngực.
  • Tiên lượng phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ thiểu sản phổi. Tiên lượng tốt khi thai nhi bị tràn dịch đơn độc, một bên (không kèm phù thai nhi); và tràn dịch ở gần cuối thai kỳ.
  • Tiên lượng xấu khi tràn dịch có kèm phù thai nhi; hay có dị tật đi kèm; và thiểu sản phổi hiện diện. Nhìn chung, diễn tiến lâm sàng của tình trạng này khó dự đoán.

Cách khắc phục thai nhi bị tràn dịch màng phổi

1. Trường hợp nào cần can thiệp?

Mẹ bầu và bé sẽ được theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ với bằng cách siêu âm thường xuyên để đánh giá lượng chất lỏng tích tụ; và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của thai nhi.

Bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp hút hết chất lỏng dư thừa trong ngực thai nhi nếu:

  • Thai nhi có nguy cơ bị suy phổi hoặc tim (hydrops).
  • Đa ối xảy ra (quá nhiều nước ối); làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non.
  • Tràn dịch màng phổi biệt lập chiếm hơn 50% lồng ngực em bé.
  • Kích thước của tràn dịch màng phổi tăng nhanh; tim và các cơ quan khác dịch chuyển sang một bên của khoang ngực (lệch trung thất).
Trường hợp nào cần can thiệp tình trạng tràn dịch màng phổi?
Trường hợp can thiệp tình trạng tràn dịch màng phổi nếu ảnh hưởng lớn sức khỏe em bé

2. Quy trình và biện pháp can thiệp

Nếu cần can thiệp bào thai, bác sĩ có thể khuyến nghị các bước điều trị như sau:

  • Chọc hút lồng ngực thai nhi: Trong quy trình siêu âm có hướng dẫn xâm lấn tối thiểu; một cây kim mỏng sẽ được đặt qua tử cung của người mẹ; và vào ngực của thai nhi để hút chất lỏng ra ngoài. Trong quá trình này, một mẫu dịch ngực và nước ối có thể được lấy để xét nghiệm nhằm giúp xác định nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi; và xác định bất kỳ tình trạng hoặc sự bất thường của thai nhi.
  • Đánh giá phổi của thai nhi xem có tái nở sau khi nội soi lồng ngực hay không: Đây là quá trình theo dõi xem sự tích tụ nhanh chóng của chất lỏng. Nếu chất lỏng nhanh chóng tích tụ trở lại; bác sĩ sẽ cân nhắc đặt một ống dẫn lưu để ngăn ngừa sự tích tụ lặp lại; đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
  • Đặt ống dẫn lưu màng phổi: Dưới hướng dẫn của siêu âm; một ống nhựa nhỏ, được gọi là ống dẫn lưu hoặc ống thông; được đặt trong lồng ngực của thai nhi; với một đầu trong khoang ngực và đầu kia kéo dài ra khoang màng ối; cho phép dẫn lưu màng phổi liên tục.

Bằng cách rút hết chất lỏng tích tụ, thai nhi sẽ giảm được áp lực lên phổi và tim, cải thiện sự phát triển của phổi; chức năng tim và sức khỏe của thai nhi.