Categories
Năm đầu đời của bé

Hướng dẫn chăm sóc và sự phát triển của trẻ 13 tuần tuổi

13 tuần tuy không dài nhưng đủ giúp mẹ hiểu ý thành viên “ốc tiêu” nhất trong nhà. Hẳn lúc đầu mẹ sẽ rất ngạc nhiên về tốc độ phát triển của trẻ 13 tuần tuổi. Nhưng rồi mẹ sẽ quen với thực tế là trẻ lớn lên và thay đổi gần như mỗi ngày.

Sự phát triển của trẻ 13 tuần tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 13 tuần tuổi

Trẻ 13 tuần tuổi hay trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu và dài thế nào? Trung bình cân nặng của con sẽ dao động trong khoảng 5,8kg-6,4kg, chiều dài 60cm đến 61,5cm. Thường các bé trai sẽ nhỉnh hơn một chút so với các bé gái.

Mẹ có thể xem bảng chiều cao và cân nặng của trẻ để theo dõi sự phát triển của con hàng tháng. 

Song ở độ tuổi này trẻ trồi sụt liên tục nên mẹ không cần quá lo lắng. Con có thể tăng cân nhanh nhưng chỉ cần một đợt cảm lạnh là sụt cân đến xót lòng. Tuy vậy, sau đợt bệnh con lại bắt kịp đà tăng trưởng nếu mẹ chăm con đúng cách.

Điều mẹ quan tâm là khi các chỉ số của con ở ngưỡng suy dinh dưỡng (<-2SD) hay béo phì (>+2SD). Lúc này, chắc chắn mẹ phải nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để cải thiện tình trạng này ở trẻ.

2. Các mốc phát triển của trẻ 13 tuần tuổi

Trẻ 13 tuần tuổi đã có những phát triển đáng kể về hành vi và nhận thức. Nếu theo dõi sự phát triển của bé từ tuần thứ nhất, mẹ sẽ thấy sự lớn lên của bé được tính theo ngày. Vậy trẻ 13 tuần tuổi hay trẻ 3 tháng tuổi biết làm những gì?

  • Bé đã biết mỉm cười “xã giao” với người lạ, đặc biệt là khi ai đó trò chuyện với bé. 
  • Khả năng nghe và tương tác của trẻ 13 tuần tuổi cải thiện đáng kể. Bé có thể nói chuyện “o o” không ngừng với người ngồi trước mặt.
  • Nếu không thấy mẹ, bé sẽ dõi mắt tìm kiếm hoặc gào khóc. Và bạn nhỏ sẽ cười toe toét ngay khi mẹ hiện ra mà quên rằng mình đang khóc. 
  • Bé có thể nhận biết mùi hương của mẹ hoặc người nuôi dưỡng. Mặc dù khả năng này đã có ngay từ khi mới sinh nhưng theo thời gian, bé đã trở thành “chuyên gia” về mùi hương.
  • Trẻ 13 tuần tuổi có thể ngẩng đầu thẳng một góc 90 độ. Nhưng cũng có bé làm được điều này sớm hoặc muộn hơn. 
  • Khi nằm sấp, bé có thể trườn người lên trên nếu muốn tiếp cận mục tiêu, chẳng hạn như các món đồ chơi.
  • Bé có thể ngồi, giữ đầu khá cứng với sự trợ giúp của mẹ hoặc người lớn.
  • Ở thời điểm 3 tháng tuổi, bé có thể chịu được trọng lượng cơ thể trên đôi chân của mình. Mẹ có thể kiểm tra khả năng này của bé bằng cách giữ trẻ ở tư thế đứng.
  • Thị lực của trẻ 13 tuần tuổi đã cải thiện đáng kể. Bé có thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách 15cm-40cm.
  • Bé có thể kiểm soát hoạt động của tay, chân thông qua việc cầm, nắm, đạp, đá… Bé biết ngậm tay để xoa dịu bản thân.
  • Bé có thể tập trung nhìn vào một điểm mà không còn bị “lác mắt”. Ngoài ra, bé có thể theo dõi chuyển động của người, vật theo một góc ngang 180 độ.

Các mốc phát triển của trẻ 12 tuần tuổi

3. Các vấn đề thường gặp ở trẻ 13 tuần tuổi

1. Tưa lưỡi

Bệnh tưa lưỡi tên khoa học là Kahcs, còn gọi là nấm lưỡi trẻ em. Nó thường xảy ra ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoặc trẻ bắt đầu ăn dặm giai đoạn đầu.

Tưa lưỡi chính là những màng màu trắng xuất hiện ở niêm mạc miệng, tập trung ở mặt trên lưỡi. Chúng bám khá chặt vào niêm mạc gây vướng víu, đau rát, khiến trẻ khó chịu, khó nuốt, kém ăn.

Để loại bỏ tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn, các mẹ thường sử dụng cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý.

  • Mẹ chỉ cần sử dụng miếng gạc rơ lưỡi chất lượng.
  • Rửa tay sạch sẽ, sau đó đeo miếng gạc vào tay
  • Nhúng vào dung dịch nước muối sinh lý pha loãng
  • Rồi cho tay vào miệng mẹ và massage nhẹ nhàng khắp khoang miệng

Lưu ý là mẹ cần thực hiện một cách nhẹ nhàng, đồ dùng vệ sinh kỹ càng, không để bé nuốt nước muối. Thực hiện khi bé đang đói bụng, tốt nhất là vào buổi sáng. Tuyệt đối không được dùng mật ong đánh tưa lưỡi cho bé. Bởi trẻ em dưới 1 tuổi có nguy cơ rất cao nhiễm độc tố botulium trong mật ong tác động lên dây thần kinh cơ, gây liệt…

Hướng dẫn chăm sóc trẻ 13 tuần tuổi

1. Dinh dưỡng

Khi trẻ được 3 tháng tuổi, hơn một nửa số bà mẹ vẫn duy trì nguồn sữa mẹ cho con. Đặc biệt, con số này ngày càng tăng do mẹ ý thức được lợi ích của sữa mẹ với trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, trẻ càng lớn thì mẹ càng gặp nhiều khó khăn trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ, bao gồm cả việc đi làm trở lại hoặc mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe phải dùng thuốc.

Nếu mẹ gặp bất kỳ trở ngại nào, hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Trong trường hợp phải điều trị bệnh, hãy nói rõ tình trạng để bác sĩ kê đơn thuốc dành cho mẹ đang cho con bú.

2. Hoạt động cho bé 13 tuần tuổi

Bé sẽ bắt đầu sử dụng nụ cười như một cách để thu hút sự chú ý của mẹ. Mẹ hãy đáp lại bằng cách trò chuyện với bé. Sự tương tác này không chỉ giúp con học cách giao tiếp mà còn để bé cảm nhận tình yêu, sự quan tâm của mẹ với con. 

Mẹ có thể rèn luyện sự phối hợp tay, mắt cho bé bằng cách treo các món đồ chơi lủng lẳng trước mặt và để bé cố gắng với lấy. Mẹ đừng quên khen ngợi bé bằng lời nói và vỗ tay khích lệ để con có động lực hơn nhé. 

Ngoài ra, đọc truyện cho bé nghe là cách để con tăng vốn từ vựng, tìm hiểu thế giới xung quanh cũng như quen dần với ngữ điệu của lời nói. Những cuốn sách khổ lớn có hình vẽ, màu sắc tươi vui, nội dung đơn giản sẽ phù hợp với bé. Khi đọc sách cho con nghe, mẹ đừng quên chỉ vào hình ảnh minh họa để con sớm hình thành những nhận thức ban đầu về sự vật, hiện tượng.

>> Mẹ có thể xem thêm: 7 điều cần biết khi đọc sách cho trẻ sơ sinh để tăng IQ tối đa

Mẹ cũng đừng quên hát cho trẻ 13 tuần tuổi nghe thường xuyên. Thông qua cách tương tác này, bé có thể hấp thu vốn từ vựng và phát triển khả năng ngôn ngữ. Hơn nữa, một số bài hát sôi động còn kích thích bé vận động tay chân liên tục, kỹ năng quan trọng để phát triển thể chất.

Để giúp trẻ 13 tuần tuổi rèn luyện kỹ năng vận động, bên cạnh cho bé nghe nhạc, mẹ có thể nhẹ nhàng vỗ hai bàn tay của bé vào nhau hoặc di chuyển cánh tay của bé lên, xuống và sang ngang. Rồi mẹ tiếp tục cho bé đạp xe đạp bằng hai chân. Đừng quên có những biểu cảm hài hước để bé hào hứng hứng nhập cuộc cùng mẹ.

3. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 13 tuần tuổi

trẻ 12 tuần tuổi còn ngủ thêm 4,5 giờ vào ban ngày

Trẻ 13 tuần tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Ở giai đoạn 13 tuần tuổi, bé có thể ngủ một giấc dài từ 7 đến 9 tiếng vào ban đêm, chẳng hạn nếu bé đi ngủ lúc 7 giờ tối thì bé sẽ thức dậy lúc 2 giờ hoặc 4 giờ sáng hôm sau. Mặc dù điều này có thể làm mẹ mệt mỏi vì giữa đêm phải dậy cho con bú và chơi với bé nhưng so với giai đoạn sơ sinh thì bé đã bớt “làm phiền” mẹ lắm rồi.

Nhiều mẹ cứ nghĩ cho con ngủ muộn hơn vào buổi tối để bé ngủ một giấc đến sáng cho đỡ mệt. Nhưng sự cố tình trì hoãn này có thể làm bé quấy khóc, mệt mỏi, gián đoạn lịch trình ngủ của trẻ và khiến trẻ ngủ ít hơn. 

Vậy trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Ngoài thời gian ngủ kéo dài vào ban đêm, hầu hết bé còn ngủ thêm khoảng 5 giờ vào ban ngày, chia thành ba đến bốn giấc ngắn.

4. Tiêm ngừa

Thời điểm trẻ 13 tuần tuổi hay 3 tháng tuổi, bé sẽ uống và tiêm nhắc lại một số vắc-xin sau:

Mẹ không nên cho bé đi tiêm ngừa nếu bé mắc các bệnh nhiễm khuẩn, sốt (≥ 37,5°C), rối loạn thần kinh, mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao…

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy, sốt, nôn… thì cần hoãn lại việc uống vắc-xin ngừa bại liệt.

Mặt khác, sau tiêm ngừa, mẹ cần cho bé ở lại cơ sở y tế theo dõi như khuyến cáo. Mẹ cũng cần bình tĩnh xử trí trường hợp trẻ gặp một phản ứng phụ sau khi tiêm như sốt nhẹ, đau, quấy khóc, sưng nhẹ tại vị trí tiêm… Những triệu chứng này sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày.

Tuy nhiên, nếu bé có các biểu hiện bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, bỏ bú, tím tái, khó thở… thì mẹ cần cho con đến bệnh viện gấp.

Tiêm ngừa cho trẻ 13 tuần tuổi

5. Xử lý những lời khuyên không mong đợi

Khi mẹ có con nhỏ, tất cả mọi người “trên thế giới” dường như đều muốn có ý kiến:

  • “Bé không nên mặc áo len”
  • “Bé sẽ không lớn nhanh và khỏe mạnh nếu không cho bé ăn các thức ăn cứng từ bây giờ”
  • “Nếu để bé ngậm núm vú thì sẽ hư răng”…

Dù những lời khuyên đúng hay sai, tất cả là sự xâm phạm đời tư khiến mẹ rất khó chịu.

Mẹ nên ứng xử thế nào trong tình huống này? Trước hết, đừng quá chú tâm những gì mẹ nghe được. Hãy cảm ơn họ nhưng chỉ nên làm những gì mẹ nghĩ là tốt nhất cho con mình. Nếu có gì băn khoăn, hãy tìm hiểu thêm thông tin từ những nguồn đáng tin cậy, tránh sa đà vào các cách chăm con theo kinh nghiệm dân gian chưa được kiểm chứng có thể gây hại cho bé.

6. Cách chăm sóc làn da cho bé 3 tháng tuổi

Sau đây là một số chỉ dẫn để mẹ biết cách chăm sóc làn da cho bé 3 thánh tuổi:

  • Cho bé bú đủ sữa, uống đủ nước: Với trẻ 13 tuần tuổi, mẹ chỉ cần cho con bú đủ lượng sữa theo định lượng.
  • Chú ý tránh bị tác động bởi côn trùng: Chỉ cần một tác động nhẹ của muỗi, kiến, rệp… làn da trẻ sẽ nhanh chóng phản ứng bằng những nốt mẩn đỏ, thậm chí sưng phù và gây khó chịu cho trẻ.
  • Lựa chọn sản phẩm tắm gội cho bé kỹ càng: Chọn sản phẩm phù hợp tháng tuổi và tốt nhất là sản phẩm không chứa hương liệu.
  • Duy trì số lần tắm hợp lý: Với bé còn ở độ tuổi sơ sinh, mẹ chỉ cần tắm 3-4 lần/ tuần là đủ. Sử dụng sản phẩm không phù hợp, tắm quá nhiều làm mất chất bảo vệ làn da, khiến da trở nên khô, không còn mịn màng.
  • Làm sạch ở những bộ phận cơ thể khó: mẹ nên chú ý tắm sạch những nơi có nhiều nếp nhăn như nách, cổ, bẹn, đằng sau tai, bộ phận sinh dục… Bởi những nơi này thường tích tụ nhiều mồ hôi, vi khuẩn dễ sinh sôi và sinh mùi.

Cách chăm sóc làn da cho bé 3 tháng tuổi

Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 13 tuần tuổi phát triển tốt

1. Lưu ý với mẹ khi chăm sóc trẻ 13 tuần tuổi

Mặc dù tốc độ phát triển ở trẻ 13 tuần tuổi mỗi bé là không như nhau nhưng mẹ cần nhận biết các dấu hiệu cảnh báo chậm phát triển ở trẻ 13 tuần tuổi để có sự can thiệp từ sớm, chẳng hạn:

  • Bé chậm phản ứng, ít cười, không biết hóng chuyện hoặc không biết cách tương tác với mọi người. 
  • Bé không thể ngẩng đầu trong thời gian nằm sấp.
  • Bé không biết cầm, nắm, với lấy đồ vật. 
  • Bé không phản ứng với tiếng động, âm thanh lớn.

2. Lưu ý dành cho mẹ

Nếu tâm trạng của mẹ ngày càng tệ hơn khi nuôi con trong giai đoạn này thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn vì có đến 10–20% các bà mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Chứng trầm cảm này có thể kéo dài trong vòng hai tuần cho đến một năm và đó là một căn bệnh thật sự, cần được điều trị.

Khi trẻ 13 tuần tuổi, nếu mẹ vẫn chưa thể tìm lại sự cân bằng, hãy tự kiểm tra bằng những câu hỏi sau. Mẹ có:

  • Vấn đề về giấc ngủ?
  • Cảm thấy kiệt sức mọi lúc?
  • Mất cảm giác ngon miệng?
  • Lo lắng về những điều nhỏ nhặt?
  • Tự hỏi khi nào mình sẽ lại có thời gian cho bản thân?
  • Nghĩ rằng bé sẽ tốt hơn khi không có mình?
  • Lo lắng chồng sẽ mệt mỏi khi thấy mình như vậy?
  • Nghĩ rằng người khác làm mẹ tốt hơn mình?
  • Khóc vì những điều nhỏ nhặt?
  • Không còn thích thú với những thứ mình từng thích?
  • Cách ly bản thân khỏi bạn bè và người xung quanh?
  • Sợ khi ra khỏi nhà hoặc ở một mình?
  • Bị cảm giác lo lắng tấn công?
  • Nóng giận vô cớ?
  • Khó tập trung?
  • Nghĩ rằng mình có điều gì sai?
  • Cảm giác mình sẽ luôn ở trong tình trạng này và không bao giờ khá hơn?

Nếu mẹ trả lời “có” với 3 câu hỏi hoặc nhiều hơn, hãy đến bác sĩ để được tư vấn và chữa trị.

các bà mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh

Có thể nói, khi trẻ 13 tuần tuổi, nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu quan trọng, cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của bé. Vì vậy, mẹ cũng như bố nhớ dành thời gian trò chuyện với con nhé.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ?

Vậy trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cho mẹ biết trẻ 3 tháng tuổi ngu bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ. Đồng thời mẹ cũng biết cách lên lịch trình ăn ngủ cho bé 3 tháng như thế nào là tối ưu nhất.

1. Trẻ 3 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ?

Theo nghiên cứu của Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ – NIH, trẻ 3 tháng tuổi cần ngủ khoảng 14 – 17 tiếng trong 1 ngày. Lẽ nhiên là bé sơ sinh 3 tháng sẽ không ngủ một lèo 8 tiếng đồng hồ.

Giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi sẽ luân phiên việc thức và ngủ trong vài tiếng; suốt ngày đêm. Và cữ ngủ của trẻ 3 tháng tuổi khoảng 3-5 giấc ngủ khác nhau trong ngày.

Hãy nhớ rằng mỗi trẻ sơ sinh đều khác nhau; và mỗi trẻ đều đạt đến các mốc thời gian ngủ theo tốc độ của riêng mình. Vì vậy, một số bé có thể bắt đầu ngủ xuyên đêm sớm; nhưng những bé khác có thể vẫn thức vài giờ một lần trong đêm.

Những thắc mắc khác của mẹ bỉm bao gồm:

  • Thời gian thức của trẻ 3 tháng tuổi? Bé sẽ thức khoảng từ 7 – 10 tiếng/ngày.
  • Khi nào biết trẻ 3 tháng tuổi ngủ ít vào ban ngày? Vào ban ngày, mỗi lần ngủ của bé cần tầm từ 1-2 tiếng. Nếu mẹ thấy bé ngủ ít hơn thời gian này; có thể đây là dấu hiệu cho thấy trẻ 3 tháng tuổi ngủ ít vào ban ngày.
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ? Theo nghiên cứu là khoảng từ 14-17 giờ mỗi ngày

2. Lịch ăn, ngủ của bé 3 tháng tuổi mẹ nào cũng cần biết

Khi 3 tháng tuổi, trẻ sẽ ổn định hơn rất nhiều về mọi mặt. Bé bú nhiều sữa hơn trong một lần và ít bú đêm hơn, giấc ngủ sâu và dài hơn.

Vào lúc này, các giấc ngủ của bé sẽ đi vào giờ giấc hơn, không giống ba tháng đầu đời. Thay đổi này cho thấy bé đã sẵn sàng để có nhịp sinh học rõ ràng hơn trong chu kỳ giấc ngủ.

Do đó, mẹ không chỉ cần biết trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ; mà còn cần bắt đầu tập cho bé thói quen ăn, ngủ nhất định. Một lịch trình giấc ngủ ban ngày phù hợp sẽ đặt nền tảng cho giấc ngủ ban đêm tốt hơn.

2.1 Lịch ăn, ngủ tham khảo cho bé 3-4 tháng tuổi “có ngủ trưa”

Lịch ăn, ngủ trình này phù hợp cho những em bé có xu hướng ngủ trưa liên tục trong thời gian dài hơn (khoảng 60 đến 90 phút mỗi lần).

  • 7:30 sáng: Thức dậy trong ngày và bú lần đầu.
  • 9 giờ sáng: Giấc ngủ ngắn đầu tiên trong ngày.
  • 10 giờ sáng: Thức dậy và được cho ăn.
  • 11:30 sáng: Giấc ngủ ngắn thứ hai trong ngày.
  • 12:30 trưa: Thức dậy và được cho ăn.
  • 2 giờ chiều: Giấc ngủ ngắn thứ ba trong ngày.
  • 3:30 chiều: Thức dậy và được cho ăn.
  • 5 giờ chiều: Giấc ngủ ngắn cuối cùng trong ngày.
  • 6 giờ chiều: Thức dậy và được cho ăn.
  • 7 giờ tối: Bắt đầu chuẩn bị đi ngủ.
  • 7:30 tối: Giờ đi ngủ (2-3 lần cho ăn qua đêm).
bé 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ?

2.2 Lịch ăn, ngủ tham khảo cho bé 3 tháng tuổi “ít ngủ trưa”

Tổng thời gian ngủ trưa có thể thay đổi từ ngắn nhất là 30 phút đến nhiều nhất là 1 giờ.

  • 7 giờ sáng: Thức dậy trong ngày và bú lần đầu tiên.
  • 8 giờ sáng: Giấc ngủ ngắn đầu tiên trong ngày.
  • 8:45 sáng: Thức dậy và được cho ăn.
  • 10:15 sáng: Giấc ngủ ngắn thứ hai trong ngày.
  • 11 giờ sáng: Thức dậy và được cho ăn.
  • 12:30 trưa: Giấc ngủ ngắn thứ ba trong ngày.
  • 1 giờ chiều: Thức dậy và được cho ăn.
  • 2 giờ chiều: Giấc ngủ ngắn thứ tư trong ngày.
  • 3 giờ chiều: Thức dậy và được cho ăn.
  • 5 giờ chiều: Giấc ngủ ngắn cuối cùng trong ngày.
  • 5:30 chiều: Thức dậy và được cho ăn.
  • 7 giờ tối: Bắt đầu thói quen đi ngủ.
  • 7:30 tối: Giờ đi ngủ (2-3 lần cho ăn qua đêm).

Qua giai đoạn 3 tháng, các vấn đề mới sẽ phát sinh như giấc ngủ chập chờn, quấy khóc do mọc răng, tăng trưởng nhanh chóng… Với trẻ nhỏ, những sự thay đổi này là hoàn toàn bình thường nhưng với các bậc cha mẹ thì chưa hẳn vậy.

>> Cùng chủ đề: 10 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

3. Vấn đề giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi và cách xử lý cho mẹ

những vấn đề giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi
Ngoài việc biết trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ, mẹ cũng cần biết cách giải quyết những vấn đề giấc ngủ của bé nữa!

3.1 Bé 3 tháng nên cho ngủ riêng hay ngủ chung?

Mẹ tuyệt đối không cho bé nằm chung giường với mình; vì nguy cơ ngạt thở và gây nguy hiểm cho bé. Các chuyên gia cũng khuyến nghị, trẻ dưới 3 tháng tuổi vẫn nên nằm chung phòng; bé hoàn toàn có thể tự ngủ riêng khi được 3 tuổi.

Trong quá trình nuôi con, mẹ hãy tập cho bé thói quen và giờ ngủ mà mẹ mong muốn. Để con dễ đi vào giấc ngủ, mẹ có thể tắm, vỗ về, ôm ấp hay bật nhạc nhằm tạo sự thoải mái cho bé.

>> Xem thêm: Trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng là phù hợp với sự phát triển?

3.2 Trẻ không thể ngủ ngon giấc là do đâu?

Trẻ 3 tháng tuổi bắt đầu bú ít hơn vào ban đêm. Việc bú muộn vào giữa đêm có thể khiến trẻ ngủ không yên giấc. Lúc này, mẹ cho con bú 4 lần/ngày.

Mẹ hãy giảm số lần cho con bú muộn bằng cách đảm bảo bé bú đủ cả ngày và tăng khoảng cách giữa các lần cho con bú đêm. Ngoài ra, bé nên mặc áo quần mềm mại để ngủ thoải mái hơn.

[inline_article id=203434]

3.3 Quấy khóc khi ngủ do mọc răng phải làm sao?

Nếu bé chảy nước dãi hay cắn đồ hoặc cáu kỉnh vào ban ngày, đó có thể là do bé đang mọc răng. Một số bé mọc răng đầu tiên rất sớm, bắt đầu từ tháng thứ 2 – thứ 3. Trước khi cho bé ngủ, hãy thử đưa cho bé các loại ngậm nướu để bé vừa nghịch, vừa giảm cơn ngứa nướu răng. Như vậy, bé cũng sẽ thoải mái hơn khi ngủ.

3.4 Hiện tượng hồi quy giấc ngủ là gì?

Nhiều mẹ không chỉ muốn biết trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ; mà còn thắc mắc về hồi quy giấc của bé. Đây là tình trạng bé đột nhiên hay thức giấc ở tháng thứ 3; và không có gì lạ.

Hiện tượng hồi quy giấc ngủ này thường xảy ra từ tháng thứ 3 đến thứ 4. Đây là dấu hiệu bé đã phát triển tốt về trí tuệ, thể chất cũng như cho thấy chu kỳ giấc ngủ của bé đang trưởng thành.

Hy vọng qua bài viết, mẹ đã hiểu trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ. Và cách giải quyết vấn đề giấc ngủ bé thường gặp nhé!

[key-takeaways title=”Bài viết liên quan chủ đề trẻ 3 tháng ngủ bao nhiêu tiếng là đủ:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc có đáng lo không? Nguyên nhân do đâu?

Thông thường, trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc và không cần điều trị. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể giúp con giảm lượng tóc rụng và đẩy nhanh tốc độ mọc tóc bằng cách chăm sóc da đầu cho bé đúng cách.

1. Triệu chứng trẻ 3 tháng bị rụng tóc

Tình trạng rụng tóc ở trẻ thường xảy ra trong 6 tháng đầu đời, đặc biệt là ở khoảng tháng thứ 3. Ở một số trẻ, tóc mới sẽ mọc lên ngay khi tóc cũ rụng nên bạn sẽ không thấy rõ sự khác biệt. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ có tốc độ mọc lại tóc chậm nên ba mẹ có thể quan sát rõ rệt được tình trạng rụng tóc.

Một số triệu chứng cha mẹ thường thấy là:

  • Tóc vương trên tay sau khi bạn vuốt đầu con
  • Có tóc trong chậu tắm hoặc trên khăn tắm sau khi bạn tắm gội cho con
  • Tóc vương ở những nơi trẻ tựa đầu như gối, nôi hoặc xe đẩy hay vai áo cha mẹ.

2. Trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc có đáng lo không?

Rụng tóc là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là dấu hiệu bình thường về mặt sinh lý của trẻ; nên việc trẻ bị rụng tóc trong 6 tháng đầu đời thì hoàn toàn không có gì đáng lo. Bên cạnh đó, phần tóc bị rụng này của trẻ còn được gọi là “tóc máu”.

Tóc máu là lớp tóc đầu tiên của trẻ sơ sinh từ khi bé còn trong bụng mẹ. Từ tuần thai thứ 24 trở đi, tóc máu được hình thành và cứ thế phát triển dài ra cho đến khi bé chào đời. Sau đó tóc sẽ ngả sang màu vàng và rụng dần khi bé được 4-5 tuổi. Vậy nên, nếu phần tóc này của trẻ bị rụng khi trẻ chỉ 3 tháng tuổi thì cũng không sao và tóc mới sẽ tự mọc lại sau đó.

Vậy khi nào trẻ 3 tháng tuổi bị rụng là có liên quan đến bệnh lý? Nếu có thì nguyên nhân là do đâu và làm sao để phân biệt?

3. Nguyên nhân trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc

Nguyên nhân trẻ 3 tháng tuổi bị tụng tóc
Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi bị tụng tóc

3.1 Trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc do sinh lý

Lượng hormone trong cơ thể bé khi bé đang trong bụng mẹ và sau khi chào đời đã chênh lệch khá nhiều dẫn đến nhiều thay đổi ở trẻ, kể cả vấn đề rụng tóc. Thông thường, trẻ mới sinh sẽ rụng một phần hoặc toàn bộ tóc trong 6 tháng đầu đời, đặc biệt là vào tháng thứ 3 mà dân gian hay gọi là rụng tóc máu. Sau đó, tóc bé sẽ mọc lại hoàn toàn khi được 1 tuổi.

Bên cạnh đó, trẻ nằm nhiều, nằm cọ xát đầu vào gối/nệm cũng gây ra rụng tóc. Hơn nữa, chân tóc của bé ở giai đoạn này vẫn chưa chắc chắn nên rất dễ gãy rụng khi bị tác động. Vậy nên, nếu trẻ 3 tháng bị rụng tóc do sinh lý thì cũng không có gì đáng lo ngại. Cha mẹ có thể yên tâm nhé!

3.2 Trẻ bị rụng tóc do bệnh lý

Trẻ bị rụng tóc có thể do một số vấn đề sức khỏe như:

  • Các rối loạn tuyến nội tiết: Các tình trạng như suy giáp hay suy tuyến yên có thể khiến trẻ bị rụng tóc nhiều.
  • Nhiễm trùng: Nấm da đầu là một tình trạng nhiễm trùng thường gặp ở bé có thể gây rụng tóc, bong tróc da đầu, ngứa và mẩn đỏ da đầu…

3.3 Trẻ bị rụng tóc do căng thẳng, áp lực

Theo thống kê lâm sàng, trẻ bị căng thẳng thần kinh hoặc sợ hãi thường xuyên cũng dẫn đến tình trạng rụng tóc ở trẻ. Đây là lý do các thành viên trong gia đình cần chủ động giữ bầu không khí hòa thuận, vui tươi, tạo môi trường sống tích cực cho trẻ nhỏ.

[inline_article id=251793]

3.4 Trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc do gối nằm không thích hợp

Việc cho trẻ nhỏ sử dụng gối nằm có chất liệu và kiểu dáng không phù hợp, bé sẽ dễ bị nóng và đổ mồ hôi khiến da đầu ngứa ngáy, có thể dẫn đến rụng tóc. Tình trạng này nếu kéo dài còn có thể khiến trẻ bị viêm nhiễm trực khuẩn.

3.5 Trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc do thiếu dinh dưỡng

Một trong những nguyên nhân thường thấy khiến trẻ bị rụng tóc là thiếu canxi. Ngoài ra, tình trạng rụng tóc còn có thể do thiếu một số dưỡng chất khác như vitamin D, vitamin A, sắt, kẽm…

[key-takeaways title=”Bài viết cùng chủ đề trẻ 3 tháng:”]

[/key-takeaways]

4. Cách cải thiện và ngăn rụng tóc cho trẻ 3 tháng

Cách cải thiện và ngăn rụng tóc cho trẻ 3 tháng
Cách cải thiện và ngăn rụng tóc cho trẻ 3 tháng tuổi

Hầu hết các trường hợp trẻ bị rụng tóc đều không cần điều trị và sẽ tự hết trong vài tháng. Vì sau đó tóc bé sẽ mọc lại trong khoảng thời gian từ tháng thứ 6 đến tháng 12. Bên cạnh đó, để cha mẹ có thể yên tâm nhiều hơn về tình trạng này; đồng thời cha mẹ có thể giúp trẻ đỡ bị rụng tóc bằng những cách sau đây:

  • Chọn gối nằm phù hợp và thường xuyên trở đầu cho con.
  • Vệ sinh khăn trải giường, khăn gối cho trẻ để đảm vệ sinh cho con.
  • Trong trường cha mẹ lo lắng trẻ bị rụng tóc do bệnh lý thì nên đưa con đi khám sớm.
  • Ba mẹ có thể lấy khăn ướt thấm dầu gội đầu rồi nhẹ nhàng massage da đầu của trẻ.
  • Nếu trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc do thiếu chất dinh dưỡng; thì mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng của mình để cải thiện chất lượng sữa khi cho con bú.
  • Cho bé sử dụng dầu gội cho trẻ sơ sinh để tránh gây kích ứng da đầu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên gội đầu cho trẻ từ 2 đến 3 lần một tuần; vì việc gội đầu quá thường xuyên có thể gây khô da đầu.

Tóm lại, tình trạng trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc là không có gì đáng lo ngại. Điều cha mẹ cần quan tâm hơn đó là tạo điều kiện cho trẻ luôn được phát triển toàn diện; từ dinh dưỡng cho đến cả tinh thần của trẻ.