Để chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi một cách tốt nhất, mẹ nên đặc biệt lưu ý những điều sau đây.
1. Sự tăng trưởng của trẻ 3 tháng tuổi
Trẻ 3 tháng sau khi sinh, cân nặng và chiều cao của bé đã tăng hơn nhiều so với lúc mới sinh; cụ thể là tăng gần gấp đôi. Lúc này quần áo của con cũng bắt đầu chật và không thể mặc được nữa. Do đó, cha mẹ thường có cảm giác như con đang phát triển rất nhanh.
Vậy trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg và dài bao nhiêu cm là chuẩn? Mẹ hãy tham khảo bảng chiều cao và cân nặng của trẻ dưới đây.
Dựa theo bảng chiều cao cân nặng dành cho trẻ của Viện Dinh Dưỡng, cân nặng trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ở mức tiêu chuẩn là:
- Cân nặng: Bé trai từ 5 – 6,9kg và bé gái từ 4,7 – 6,2kg.
- Chiều dài: Bé trai từ 58 – 63cm và bé gái từ 57 – 59cm.
Trong giai đoạn này, để có thể tiết kiệm chi phí quần áo của trẻ; cha mẹ chỉ nên mua vừa đủ số lượng phù hợp với chiều dài và cân nặng của bé. Vì bé đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc.
>> Xem thêm: Trẻ 12 tuần tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 3 tháng sau sinh
2. Khả năng phát triển của bé 3 tháng
Trẻ 3 tháng tuổi (12 tuần) biết làm gì? Trẻ 3 tháng tuổi đã đang và sẽ tiếp tục phát triển những kỹ năng vận động, cảm giác, giao tiếp,.. Để biết trẻ 3 tháng tuổi đã phát triển như thế nào, trong quá trình chăm sóc, cha mẹ hãy quan sát những điều sau:
2.1 Bước tiến về vận động
- Trẻ có thể đưa tay vào miệng.
- Trong khi nằm sấp, bé đẩy cánh tay lên.
- Trong khi nằm sấp, bé có thể nâng và giữ đầu.
- Có thể di chuyển bàn tay từ khép lại thành mở ra.
- Di chuyển chân và tay ra khỏi bề mặt khi bị kích thích.
2.2 Bước tiến về cảm giác
- Thích nhiều dạng chuyển động khác nhau.
- Bé có thể giữ đầu tập trung để xem mặt mẹ hoặc đồ chơi.
- Trong khi nằm ngửa, bé cố gắng lấy đồ chơi đặt trên ngực.
- Bé nhìn theo một đồ chơi di chuyển từ bên này sang bên kia.
- Có thể lấy lại bình tĩnh khi được rung, vỗ về và nghe tiếng mẹ thì thầm.
>> Mẹ đọc thêm: Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu – Có nguy hiểm không?
2.3 Bước tiến về giao tiếp
- Cười và biết ê a hóng chuyện.
- Biết giao tiếp bằng ánh mắt
- Quay đầu về phía âm thanh hoặc giọng nói
- Yên lặng hoặc cười đáp lại âm thanh hoặc tiếng nói
- Thể hiện sự quan tâm đến khuôn mặt của mẹ
- Trẻ tạo ra nhiều dạng tiếng và nhịp khóc khác nhau để thể hiện nhu cầu của mình.
>> Mẹ xem thêm:
- Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?
- Dấu hiệu bé sắp biết nói là gì? Cách tập nói cho bé
- Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển cảm xúc và trí tuệ
3. Cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi
3.1 Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bé
Đầu tiên mẹ nên biết cách chăm sóc nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 3 tuổi. Nhu cầu dinh dưỡng là điều cực kỳ quan trọng mẹ cần chú ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi.
Với trẻ 3 tháng tuổi, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và quan trọng nhất với sự phát triển của trẻ. Thậm chí, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Trong trường hợp bất khả kháng, mẹ mới nên cho con uống sữa công thức.
Tần suất và lượng bú của bé 3 tháng tuổi:
- Trẻ 3 tháng tuổi cần được mẹ cho bú khoảng 8 – 10 lần mỗi ngày.
- Mỗi cử bú khoảng 80 – 120ml sữa.
>> Mẹ xem thêm: Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ theo từng tháng tuổi
3.2 Giữ cho trẻ ngủ ngon và sâu giấc
So với trẻ 1 tháng tuổi, trẻ 3 tháng tuổi cần ít thời gian ngủ hơn, chỉ khoảng 15 tiếng/ngày. Bé thường ngủ từ 3 – 4 giấc ban ngày với mỗi giấc khoảng từ 1,5 – 2 tiếng. Vào ban đêm, trẻ có thể ngủ nhiều hơn là từ 10 – 12 tiếng.
Tuy nhiên, giấc ngủ của trẻ có thể không liên tục. Theo thống kê có 95% trẻ dưới 12 tháng tuổi có thể thức dậy ít nhất 3 lần vào mỗi đêm. Tuy nhiên, hiện tượng bé thức dậy vào ban đêm cũng là hoàn toàn tự nhiên và bình thường. Mẹ đã hiểu và hãy cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 3 tuổi thật tốt nhé.
>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?
[inline_article id=32613]
3.3 Chú ý đến vấn đề răng miệng
Sốt, chảy nước dãi, thường xuyên gặm nhấm đồ vật, quấy khóc, chán ăn là những triệu chứng điển hình khi trẻ 3 tháng tuổi bước vào giai đoạn mọc răng sữa. Lúc này, cha mẹ cần giúp con giữ vệ sinh răng miệng và chăm sóc toàn thân. Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.
>> Mẹ có thể tham khảo: Phân biệt trẻ bị sốt mọc răng và sốt bệnh như thế nào?
3.4 Sử dụng những giai điệu quen thuộc
Mẹ nào cũng thích hát, nói chuyện, đọc thơ hay chơi những trò chơi có từ ngữ, giai điệu với con như ú òa, tập tầm vông… Dù chưa hiểu hoàn toàn ngôn ngữ của mẹ, bé có thể cảm nhận được nhịp điệu, tiết tấu, đồng thời rất thích sự lặp đi lặp lại. Chính vì vậy, khi chăm sóc trẻ 3 tháng, mẹ đừng quên sự trợ giúp của âm nhạc, thơ ca, đồng dao… nhé.
>>> Bạn có thể tham khảo: Có nên cho trẻ xem tivi khi bé được 3 tháng tuổi?
3.5 Giao tiếp chậm rãi với bé
Với thiên thần đang hóng chuyện suốt ngày, mẹ nên tăng cường giao tiếp, nói chuyện với bé. Bố cũng thế. Mỗi khi trò chuyện cùng con, mẹ nên nói chậm, dùng nhiều ngữ điệu khác nhau. Điều này không chỉ khiến bé chú ý và cảm thấy thú vị, mà bé con còn đang học hỏi cách giao tiếp đấy mẹ ạ.
3.6 Mỗi ngày đều nên tập nằm sấp
Khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi mẹ đừng quên cho con tập nằm sấp nhé. Cho con nằm sấp giúp bé tăng sức mạnh cho phần thân trên, đặc biệt là khi con nâng đầu và vai dậy. Mẹ đừng quên dành thời gian cho hoạt động thú vị này mỗi ngày nhé. Con sẽ mau biết lật hơn đấy.
[inline_article id=239117]
3.7 Chơi đồ chơi với bé
Với sự tò mò vô hạn của con về màu sắc và âm thanh thì những món đồ chơi đầu tiên như lục lạc hay sách vải chính là lựa chọn hoàn hảo. Bé đang luyện tập kỹ năng cầm, nắm và lắc, đập những món đồ này, đồng thời cũng không ngừng khám phá chúng bằng cách gặm, nhấm nháp. Mẹ sẽ thấy rằng con dường như chơi mãi không chán những món này.
Mẹ lưu ý, với độ tuổi này, những món đồ chơi bằng vải, mềm, rực rỡ và to bản là tốt nhất. Bé rất dễ bị thương nên không thích hợp với những món đồ chơi có góc cạnh, chất liệu cứng. Đồng thời, đồ chơi cần phải có kích thước lớn để tránh con ngậm vào miệng gây hóc, nghẹn.
>> Mẹ xem thêm: Top 15+ món đồ chơi cho trẻ sơ sinh không thể thiếu trong giai đoạn phát triển
3.8 Tắm cho bé đúng cách
Tắm cho trẻ sơ sinh đôi khi trở thành thử thách khó khăn. Mẹ có thể giúp con bớt sợ nước bằng cách luôn kiểm tra nhiệt độ nước sao cho bằng với thân nhiệt của bé, đồng thời tắm cho con thật nhẹ nhàng. Trước giờ tắm, mẹ nên massage để làm ấm cơ thể và tạo sự thoải mái cho bé.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng những miếng decal để dán tường phòng tắm giúp bé con cảm nhận những sắc màu xung quanh. Đồng thời, mẹ cũng nên chú ý chọn loại sữa tắm có độ pH cân bằng, tránh làm khô da con nhé.
4. Lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi
- Trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ nên lưu ý không nên để ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào mắt bé.
- Massage cho bé khi cha mẹ có thời gian. Massage giúp bé dễ đi ngoài, hạn chế tình trạng táo bón.
- Cha mẹ nên dành ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để giao tiếp, trò chuyện với con. Việc này giúp cho trẻ phát triển khả năng giao tiếp tốt hơn.
- Trong giai đoạn này bé chỉ cần sữa mẹ. Thế nên, mẹ không cần pha thêm bất kỳ loại thực phẩm nào trong mỗi cữ bú của trẻ.
- Mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống nước lọc khi con chưa đủ 6 tháng tuổi. Nhưng vẫn có thể dùng khoảng 30ml để tráng lưỡi cho bé.
Qua đây, hi vọng mẹ đã biết được sự phát triển và cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi là như thế rồi. Giai đoạn này là giai đoạn mà trẻ phát triển rất nhanh, nên cha mẹ hãy dành nhiều thời gian bên cạnh con; để không phải bỏ lỡ bất kỳ điều thú vị nào của con nhé.
[key-takeaways title=”Bài viết cùng chủ đề:”]
- Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ?
- Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?
[/key-takeaways]