Nếu trẻ bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Để trị cho trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người dứt điểm; hãy cùng tìm hiểu các tình trạng trẻ em bị dị ứng thường gặp trước nhé.
Tình trạng trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người thường gặp
Dị ứng là tình trạng phản ứng của hệ miễn dịch chống lại những chất lạ có thể gây hại cho cơ thể. Tình trạng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cụ thể:
- Dị ứng thực phẩm: Trẻ có thể bị dị ứng đạm sữa bò, trứng, cá, hải sản có vỏ, đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, lúa mì, mè,…
- Dị ứng với môi trường sống: Môi trường sống thường là tác nhân chủ yếu khiến trẻ bị dị ứng. Nếu có trẻ nhỏ, cha mẹ hãy luôn làm sạch bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng, gián,… Những tác nhân khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, nổi mẩn đỏ…
- Các loại dị ứng khác: Trẻ có thể bị dị ứng do côn trùng đốt, dị ứng với thuốc (chẳng hạn như thuốc kháng sinh và một số loại thuốc không kê đơn). Trẻ cũng có thể bị dị ứng với các hóa chất trong một số sản phẩm như mỹ phẩm, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu,…
>> Bạn có thể xem thêm: Trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không? Dấu hiệu dị ứng ở trẻ mẹ cần biết
Trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao?
Khi trẻ em bị ngứa nổi cục hay còn gọi là trẻ bị dị ứng nổi mề đay sẽ khiến cho bạn cảm thấy lo lắng. Trước tiên, nếu bạn không rõ nguyên nhân của tình trạng này thì nên sắp xếp thời gian đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ khám sức khỏe và chẩn đoán nguyên nhân. Không nên tự ý chữa bệnh cho con tại nhà.
1. Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân
Trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Nếu con bạn có các triệu chứng dị ứng kèm các triệu chứng giống cảm lạnh kéo dài hơn 1-2 tuần hoặc bị cảm lạnh vào cùng một thời điểm trong năm; bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện một số xét nghiệm nhằm giúp tìm ra nguyên nhân.
Phương pháp bác sĩ có thể áp dụng là xét nghiệm da để tìm nguyên nhân trẻ bị dị ứng do thực phẩm và môi trường. Ngoài ra, trẻ còn có thể thực hiện thêm xét nghiệm máu nếu đang bị bệnh về da hoặc đang sử dụng một số loại thuốc điều trị.
2. Các cách điều trị cho trẻ em bị ngứa nổi cục mề đay
Sau khi đã được chẩn đoán nguyên nhân, trẻ bị ứng ứng mẩn ngứa phải làm sao? Bạn phải tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Dưới đây là một số cách điều trị bác sĩ có thể áp dụng cho con bạn.
2.1 Uống thuốc kháng histamin
Bác sĩ có thể kê đơn cho con bạn uống thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa mắt, chảy nước mũi, hắt hơi, cũng như dấu hiệu ngứa da và nổi mề đay.
Tuy nhiên, có một số loại thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ. Do đó, nếu con bạn phải đi học thì cần lưu ý với bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.
2.2 Dùng corticosteroid xịt mũi
Phải làm sao khi trẻ bị dị ứng mẩn ngứa có kèm sổ mũi? Bạn có thể dùng chai xịt mũi corticosteroid để kiểm soát các triệu chứng dị ứng mãn tính. Khi dùng thuốc này, bạn nên sử dụng hàng ngày để đạt được hiệu quả tối ưu nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng yên tâm vì loại thuốc này an toàn khi sử dụng cho trẻ em trong thời gian dài.
>> Bạn có thể xem thêm: Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì trong hiệu quả “trong nháy mắt”?
2.3 Tránh những tác nhân gây dị ứng
Liệu pháp để giúp trẻ giảm bị dị ứng là tránh các tác nhân gây dị ứng. Bạn có thể áp dụng các mẹo dưới đây:
- Trẻ dị ứng thức ăn: Khi bạn đã biết trẻ bị dị ứng những loại thực phẩm nào thì hãy loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày của trẻ.
- Trẻ dị ứng với lông thú cưng/vật nuôi: Bạn nên tìm cho thú cưng một người chủ mới nếu trẻ bị dị ứng với chúng. Hoặc khi đi ra ngoài đường, bạn cũng nên chú ý tránh để trẻ tiếp xúc gần với thú cưng nhé.
- Trẻ dị ứng với sâu bọ trong nhà: Trong trường hợp này, bạn nên tiêu diệt tận gốc các ổ sâu bọ trong nhà, bảo quản thực phẩm trong hộp kín và xử lý thức ăn thừa cẩn thận tránh kích thích sâu bọ xuất hiện.
- Trẻ dị ứng mạt bụi: Những mạt bụi thường xuất hiện ở nơi ẩm ướt hoặc có nhiều vảy da người, nhất là nơi giường nằm, drap giường, mền và bao gối. Do đó, bạn nên thường xuyên giặt drap giường, mền và bao gối khoảng 1-2 tuần/lần nhé.
- Trẻ em bị dị ứng với nấm mốc: Bạn nên tránh cho trẻ chơi ở những nơi có nhiều lá úa hoặc khu vực ẩm mốc ít dọn dẹp. Ngoài ra, việc bạn cho thú cưng đi dạo ngoài trời cũng có thể là tác nhân mang phấn hoa và nấm mốc vào nhà gây dị ứng cho trẻ đấy nhé.
- Trẻ dị ứng với các chất gây dị ứng ngoài trời: Bạn có thể sử dụng máy lọc không khí trong nhà. Khi về đến nhà, bạn nên cho trẻ tắm ngay để loại bỏ các chất gây dị ứng khỏi bề mặt da và tóc. Đối với trẻ bị dị ứng phấn hoa thì tránh để trẻ chơi ở những cánh đồng cỏ cao hoặc vườn hoa.
>> Bạn có thể xem thêm: Mày đay do dị ứng thời tiết: Làm thế nào để trẻ bớt khó chịu?
2.4 Tiêm phòng dị ứng
Nếu việc áp dụng các cách điều trị trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người ở trên không hiệu quả thì bạn nên cho trẻ tiêm phòng. Bạn có thể xin tư vấn từ bác sĩ để thực hiện phương pháp này giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng ở trẻ.
[inline_article id=299375]
Tóm lại, trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Bạn nên cho trẻ đi khám sức khoẻ, thực hiện xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Song, bạn cũng có thể tham khảo 10+ cách chữa mề đay cho trẻ tại nhà để áp dụng cùng với các cách trên nhé.