Trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không? Sữa bột, sữa công thức cung cấp cho con yêu nhiều chất dưỡng chất thiếu yếu nhưng lại dễ gây dị ứng sữa cho bé yêu. Dị ứng sữa có thể khiến cho bé phát ban, cảm lạnh, đau bụng và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác.
Vậy làm thế nào để nhận biết mức độ nguy hiểm để đưa ra phương pháp xử lý triệu chứng thường gặp này?
Dị ứng sữa là gì?
Dị ứng là phản ứng phòng vệ của hệ thống miễn dịch của cơ thể lên một vật thể lạ (trong trường hợp này là các protein trong sữa). Điều này có nghĩa khi trẻ uống sữa, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ nhầm các protein là các kháng thể lạ gây hại cho cơ thể và bắt đầu hoạt động để chống lại chúng, gây nên các biểu hiệndị ứng sữa ở trẻ.
Tương tự cơ thể trẻ sẽ khó hấp thu các protein có trong sữa bột công thức, đi kèm là các phản ứng dị ứng nên trẻ có thể bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng. Tùy thuộc vào dấu hiệu bé dị ứng sữa công thức mà ta xác định mức độ nghiêm trọng của phản ứng. Thông thường trẻ bị dị ứng với protein trong sữa bò cũng sẽ phản ứng với các loại protein trong sữa cừu và sữa dê.
>> Mẹ có thể xem thêm: Dị ứng đạm bò ở trẻ: Cách giúp bố mẹ nhận biết và xử lý
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết dị ứng sữa
Trẻ dưới 3 tuổi thường nhạy cảm với các chuỗi protein trong sữa. Hiện tượng này xảy ra do hệ miễn dịch của bé nhận biết sai lầm về protein trong sữa là chất có hại.
Hai loại protein gây nên dị ứng sữa bao gồm casein và whey. Cơ thể của trẻ sẽ tự vệ bằng cách phản ứng lại các protein này, gây nên tình trạng dị ứng ở các bộ phận khác như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp…
Bố mẹ thường không chú ý đến các dấu hiệu nhận biết của dị ứng sữa. Vì thế, hiện tượng này dẫn đến các biểu hiện như phản ứng dị ứng chậm và phản ứng dị ứng nhanh:
- Phản ứng dị ứng nhanh: xuất hiện bất chợt với các dấu hiệu như ói, thở khò khè, mặt sưng, phát ban đỏ hoặc thậm chí là dị ứng toàn thân.
- Phản ứng dị ứng chậm: là biểu hiện nhẹ, không rõ ràng và thường gặp nhất với tình trạng trẻ cảm thấy khó chịu, bứt rứt, ói mửa, đau bụng, tăng cân chậm và đại tiện ra phân lỏng. Các dấu hiện trên rất khó nhận biết do nó cũng có thể xuất hiện trong các bệnh lý khác.
>> Mẹ có thể xem thêm: Dị ứng sữa: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cho trẻ
Trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không?
Trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không? Ngoài những triệu chứng và dấu hiệu nhẹ cho thấy trẻ bị dị ứng sữa thì còn có thể gây nên một số các trường hợp sau:
- Bệnh tiêu chảy
- Trào ngược dạ dày – thực quản
- Viêm đỏ quanh hậu môn – tầng sinh môn…
Cách điều trị trẻ dị ứng sữa?
Dị ứng sữa sẽ gây ra không ít phiền toái cho trẻ nhỏ và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu bố mẹ chưa nắm được cách xử lý đúng cách. Dưới đây là cách bước cần thiết để cải thiện tình trạng dị ứng sữa của bé con:
Ngừng cho con uống sữa bò, sữa công thức: Khi bé có phản ứng dị ứng nhanh, mẹ nên chuyển sang dùng sữa đậu nành để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
Nếu bé vẫn bị dị ứng với protein trong sữa đậu nành: Ở thể phản ứng nhanh, khoảng 10% trẻ bị dị ứng với sữa đậu nành. Trong khi đó, ở thể phản ứng chậm có tới 50% trẻ bị dị ứng.
>> Mẹ có thể xem thêm: Bé bị dị ứng sữa có nguy hiểm không?
Khi con tiếp tục dị ứng sữa đậu nành, mẹ có thể mua các thực phẩm có thành phần protein thấp, ít gây dị ứng như sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa có công thức Non-dairy hay Pareve.
Mẹ có thể cho em uống nhóm thực phẩm trên ít nhất từ 2 tháng đến 1 năm. Sau thời gian này, bé có thể uống lại sữa bò để xem có bất dung nạp với protein trong sữa nữa không. Trong trường hợp con vẫn dị ứng thì cứ 3-6 tháng, mẹ cho bé uống lại sữa bò.
Đối với trẻ sơ sinh, bé có thể chuyển sang uống sữa mẹ. Tuy nhiên, protein của thực phẩm có chứa sữa trong thực đơn của mẹ có thể đi qua đường sữa mẹ, từ đó gây nên tình trạng dị ứng ở bé.
Vì thế, mẹ nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có chế độ ăn uống phù hợp cho mẹ sau sinh và bé.
Phòng tránh dị ứng sữa ở bé
Khi chọn lựa các sản phẩm sữa bột, sữa công thức, mẹ nên xem xét các thương hiệu có tiếng cũng như xem các thành phần dinh dưỡng trên hộp sữa.
Khi bé bị dị ứng sữa, mẹ nên thông báo cho bảo mẫu, người giúp việc hay cô giáo biết về tình trạng bệnh để tránh cho trẻ uống sữa hoặc thực phẩm có chứa sữa.
Ngoài ra, mẹ cũng nên chuẩn bị 1 số thuốc chống dị ứng tại nhà trong trường hợp cấp bách. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc phù hợp.
Dị ứng sữa là triệu chứng phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi nhưng mẹ cũng nên kịp thời đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất khi bé bị sốc phản vệ cấp tính.
[inline_article id=4829]
Qua đây chắc hẳn bạn đã biết trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không rồi đúng không nào. Hệ miễn dịch quá nhạy cảm đến protein trong sữa khiến trẻ dễ bị dị ứng sữa. Với các chia sẻ về dấu hiệu và cách điều trị, bố mẹ có thể dễ dàng xử trí kịp thời khi chăm sóc bé. Mong rằng thiên thần nhỏ nhà bạn sẽ luôn phát triển toàn diện và khỏe mạnh.