Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao? Cách chăm sóc bé ho khàn tiếng

Ngoài ra, trẻ bị khàn tiếng và ho còn có thể là triệu chứng của viêm họng; hoặc là dấu hiệu của viêm thanh quản cấp nếu để lâu ngày. Vậy trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao? MarryBaby sẽ mách cha mẹ cách giải quyết.

1. Dấu hiệu trẻ bị ho và khàn tiếng

Khan tiếng, khàn tiếng ở trẻ là hiện tượng chất giọng bị thay đổi về âm vực, âm sắc; nhất là ở âm vực cao làm giọng nói trở nên rè. Với những trẻ 6 tháng tuổi bị ho khàn tiếng sẽ khóc và quấy nhiều hơn; vì bé chưa biết nói nên chỉ có thể khóc để giao tiếp với mẹ.

Sau đây là một số dấu hiệu khi trẻ bị khàn tiếng và ho:

  • Trẻ bị khàn tiếng và ho thường có các biểu hiện như: sốt nhẹ, ho khan, khản đặc giọng, có đờm khò khè.
  • Nhịp thở của bé ho đờm khàn tiếng thường không đều đặn và thở nhanh; đặc biệt là lúc ngủ cha mẹ thấy hơi thở bé nặng nề hơn.
  • Nếu trẻ bị ho khàn tiếng lâu ngày có thể dẫn đến mất giọng; nói không thành hơi, người mệt mỏi; họng bé đau rát mỗi khi nói hoặc ăn uống.

Thường trẻ bị ho khàn tiếng kéo dài từ 1-3 ngày; có thể kèm theo sốt hoặc không sốt. Nếu trẻ ho đờm khàn tiếng có sốt thường sẽ sốt về đêm nên mẹ cần chú ý hơn.

Dấu hiệu nhận biết
Trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao để nhận biết? Dấu hiệu là gì?

2. Nguyên nhân trẻ bị khàn tiếng, ho và khản giọng khi nói

Có rất nhiều nguyên nhân vì sao trẻ bị khàn tiếng, khản giọng và ho. Hiểu được lý do sẽ giúp cha mẹ biết trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao. Sau đây là một vài bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng này.

2.1 Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản (bronchiolitis) là bệnh nhiễm trùng phổi cấp tính. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và đầu xuân ở trẻ dưới 2 tuổi.

Viêm tiểu phế quản có thể nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường bởi các triệu chứng tương đối giống nhau. Do đó, cha mẹ thường chủ quan, không đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời khiến các vấn đề đường hô hấp trở nên tệ hơn theo thời gian.

Một số dấu hiệu cảnh báo khi trẻ bị khàn tiếng và ho do viêm tiểu phế quản:

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Bé ho nhiều, có đờm, khàn tiếng.
  • Mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, khó chịu.
  • Thở nhanh hoặc thở khò khè kèm theo tình trạng tím, rút lõm lồng ngực.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị ho khàn tiếng do viêm tiểu phế quản phải làm sao?

2.2 Viêm thanh quản khiến trẻ bị khàn tiếng và ho

Viêm thanh quản (laryngitis) là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh bị viêm hoặc nhiễm trùng; dẫn đến giọng nói bị khàn. Viêm thanh quản có thể là cấp tính hoặc mạn tính.

Viêm thanh quản ở trẻ là do:

  • Viêm nhiễm ở đường mũi họng không được điều trị.
  • Trẻ hay la hét, hét to, khóc to cũng làm dây thanh quản căng lên gây viêm thanh quản.

Trẻ bị khàn tiếng ho do viêm thanh quản phải làm sao để nhận biết?

  • Quan sát biểu hiện ban đầu: Bị viêm mũi thông thường, sổ mũi nước trong, rồi nước mũi đục; trẻ ho, khàn tiếng, hoặc có biểu hiện đau tai.
  • Đi thăm khám bác sĩ từ sớm: Đừng chờ đến khi trẻ lên cơn khó thở, phải cấp cứu nhanh mới không ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì viêm thanh quản cấp gây phù nề nhanh nên trẻ không thể thở được.

Khi có những dấu hiệu trên; cha mẹ nên đưa ngay tới bệnh viện để kiểm tra vì nguy cơ cao trẻ đang bị viêm thanh quản cấp.

>> Trẻ bị khàn tiếng, ho và sốt cao phải làm sao: Trẻ sốt cao 40 độ: Cha mẹ cần làm gì?

tre bi ho khan tieng
Phải làm sao để biết trẻ bị ho khàn tiếng do viêm thanh quản? Biểu hiện ban đầu là trẻ bị khàn tiếng và ho

2.3 Viêm xoang

Viêm xoang (sinusitis) cũng làm trẻ bị khàn tiếng và ho. Bệnh này thường chia làm 2 loại: viêm xoang cấp tính (kéo dài tối đa 12 tuần); và viêm xoang mãn tính (kéo dài trên 12 tuần).

Ngoài trẻ bị ho khàn tiếng do bệnh viêm xoang còn có dấu hiệu:

  • Giảm khả năng ngửi.
  • Trẻ ho có đờm sổ mũi kèm sốt.
  • Ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Dịch ở mũi có thể chảy xuống cổ họng.
  • Nghẹt mũi, xuất hiện dịch đặc và có màu trong mũi.
  • Đau nhức ở các xoang mũi, đau đầu, đặc biệt là vùng trán.

>> Trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao: Các loại lá an toàn để tắm cho bé

 2.4 Trẻ bị khàn tiếng và ho do dị ứng

Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch khi có chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Các chất lạ này thường không gây hại đến sức khỏe, bao gồm: bụi bẩn, phấn hoa, lông thú cưng, một số loại thực phẩm như đậu phộng, sữa, hải sản…

Tuy nhiên, dị ứng có thể khiến dây thanh quản sưng, kích ứng dẫn đến tình trạng ho đờm khàn tiếng. Ngoài ra, trẻ bị khàn tiếng và ho do dị ứng có những triệu chứng khác như:

  • Đỏ, ngứa, chảy nước mắt. Da nổi mẩn đỏ, khô, ngứa.
  • Ngứa mũi, tai hoặc vòm miệng; chảy nước mũi, hắt hơi.
  • Các triệu chứng hen suyễn như: khó thở, ho, thở khò khè.
  • Trong trường hợp nặng hơn, trẻ có thể khó thở, nôn mửa, tiêu chảy, tụt huyết áp, ngất xỉu…

2.5 Trào ngược thực quản 

Đối với trẻ nhỏ, cơ vòng thực quản chưa phát triển đầy đủ. Khi trẻ ăn quá nhiều, vừa ăn vừa khóc, cười, nói; hoặc chạy nhảy, nô đùa, thức ăn, dịch vị có thể trào ngược trở lại vào thanh quản, họng gây tắc nghẽn. Vậy trẻ bị khàn tiếng và ho do trào ngược thanh quản phải nhận biết làm sao?

Trẻ thường xuất hiện những triệu chứng:

  • Đau tai.
  • Nôn mửa.
  • Ho đờm khàn tiếng.
  • Nghẹt mũi, tiếng thở ồn ào, thở khò khè.
  • Đau họng, họng bị tắc nghẽn khiến trẻ khó nuốt.

>> Mẹ phải làm sao khi trẻ bị ho, khàn tiếng và sốt: Mẹ có nên bật quạt?

3. Trẻ bị khàn tiếng và ho phải làm sao?

Nhiều trường hợp trẻ bị khàn tiếng và ho, sốt nhẹ, khàn tiếng; cha mẹ đừng chủ quan cho rằng trẻ chỉ bị viêm họng. Trẻ cần thăm khám bác sĩ để xác định rõ bé có đang bị bệnh viêm thanh quản cấp hay không. Nếp không cấp cứu kịp thời sẽ gây ngưng thở.

[key-takeaways title=”Khi nào nên đưa trẻ đi bệnh viện ngay?”]

  • Khó thở hoặc khó nuốt xảy ra.
  • Khàn giọng kéo dài hơn 2 tuần.
  • Triệu chứng của trẻ trở nên tồi tệ hơn.
  • Cha mẹ nghĩ rằng con cần được kiểm tra.

[/key-takeaways]

Cách chăm sóc bé bị ho và khàn tiếng:

  • Cho trẻ húp cháo hoặc nước ấm như nước luộc gà, nước táo.
  • Tránh cho trẻ hắng giọng; vì sẽ làm trẻ bị khàn giọng nhiều hơn.
  • Không để không khí trong nhà quá khô; cha mẹ hãy sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Cho trẻ bị khàn tiếng, ho và sốt nghỉ ngơi; cha mẹ cân nhắc cho bé nghỉ học nếu cần.
  • Dặn trẻ hạn chế hoặc không la hét, nói, cười lớn tiếng vì nó có thể làm căng dây thanh âm.
  • Tránh đưa trẻ đến môi trường có yếu tố kích thích ho khan tiếng như khói thuốc, bụi bẩn, v.v.
  • Cha mẹ nên tránh cho trẻ ở môi trường quá lạnh, đặc biệc mà không nên sử dụng điều hòa khi trẻ đang bị bệnh.

Ngoài ra, đừng quên cho trẻ uống nhiều nước để cổ họng luôn dễ chịu và làm dịu các cơn ho nhanh hơn.

>> Xem thêm: Cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả, mẹ cần nằm lòng

tre bi ho khan tieng 1
Trẻ 2-3 tuổi bị khàn tiếng và ho phải làm sao? Hay đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám nếu trẻ bị khàn tiếng và ho kéo dài

>> Trẻ chỉ bị ho khan tiếng bình thường phải làm sao? Các món nên ăn và nên kiêng

4. Mẹo dân gian trị trẻ bị ho đờm và khàn tiếng tại nhà

Cha mẹ cũng có thể trị những cơn ho bằng biện pháp dân gian sau:

  • Mật ong và chanh tươi: Sử dụng 1/3 trái chanh tươi cắt nhỏ, thêm 1 thìa súp mật ong, ngâm khoảng 1 giờ sau đó cho trẻ ngậm. Bài thuốc này cung cấp dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể trẻ bị khàn tiếng và ho chống lại bệnh viêm họng.
  • Mật ong hấp lá hẹ: 3 lá hẹ thái nhỏ, trộn đều 1 thìa súp mật ong, đun cách thủy cho tới khi lá hẹ chín nhừ.  Để ấm, cho trẻ ngậm 5 phút sau đó nhắc trẻ nhai và nuốt. Mỗi ngày dùng 3 lần.
  • Vỏ cam nướng: Sử dụng vỏ cam tươi, quay trong lò vi sóng hoặc nướng lên cho trẻ ăn dần trong này. Hoặc cũng có thể pha trà nóng cho trẻ uống vào mỗi sáng sau khi thức dậy.
  • Gừng tươi: Tương tự như vỏ cam, bố mẹ có thể pha trà gừng nóng cho trẻ uống. Nếu sợ cay, bố mẹ có thể dùng loại trà mà trẻ thích và cho thêm vài lát gừng thái chỉ cũng giúp trị trẻ bị khàn tiếng và ho thành công.
  • Kết hợp chanh và muối: Dùng 1 quả chanh tươi rửa sạch, để nguyên vỏ, đợi ráo nước rồi đem thái thành lát mỏng. Cho trẻ ngậm trực tiếp 1 lát chanh với ít muối, nuốt nước cốt chanh trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng nghệ: Rửa sạch nghệ tươi, cạo vỏ, đem giã nhuyễn. Rồi sau đó, cho 2 thìa mật ong vào nghệ đã giã, trộn đều rồi chắt lấy nước. Cho trẻ uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê, thực hiện đều đặn đến khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn.

>> Trẻ bị khàn tiếng và ho phải làm sao: Cách chưng lê trị ho cho bé

Mẹo dân gian giúp giảm tình trạng
Theo dân gian trẻ 2-3 tuổi bị khàn tiếng và ho phải làm sao?

Tóm lại, trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao? Đôi khi, hiện tượng bé ho đờm khàn tiếng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên cha mẹ nên theo dõi thường xuyên để có thể biết tình trạng bệnh. Đồng thời, hãy tìm ra nguyên nhân để có những phương pháp điều trị trẻ bị khàn tiếng và ho hiệu quả; tránh những diễn biến xấu.