Điều này khiến không ít phụ huynh lo lắng trẻ bị sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Con bị sổ mũi lâu ngày phải làm sao?
Mẹ đừng lo lắng nhé! Hãy để MarryBaby giúp mẹ giải quyết phiền muộn này.
1. Trẻ bị sổ mũi do đâu?
Chảy nước mũi (Runny Nose) là hiện tượng chất nhầy chảy ra khỏi mũi. Sổ mũi, nghẹt mũi dễ khiến trẻ khó thở, khò khè, bú khó, quấy khóc… Trẻ bị sổ mũi lâu ngày có thể do nhiều nguyên nhân. Cha mẹ muốn biết trẻ bị sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không thì hãy xem qua nguyên nhân của nó trước nhé:
Viêm mũi không do môi trường như khói hoặc ô nhiễm.
Khi các mô ở phía sau mũi ở trẻ em bị phình to.
Polyp mũi khiến cho mô mũi to giống như quả nho trong niêm mạc mũi.
Dị vật chèn ép, chẳng hạn như hạt lạc hoặc hạt cườm, gây tắc nghẽn và tiết dịch nhầy có mùi hôi ở mũi.
U nang hoặc khối u ở mũi.
Vách ngăn mũi lệch (hai bên mũi phải và trái được ngăn cách bởi một vách ngăn bằng xương và sụn gọi là vách ngăn mũi. Đôi khi, vách ngăn có thể nghiêng về một bên nhiều hơn, gây tắc nghẽn).
Dựa theo những nguyên nhân khiến trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài ở trên, chắc hẳn cha mẹ cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không.
Sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa và nhiều bệnh lý khác.
Do đó, khi thấy trẻ sổ mũi trên 3 ngày không khỏi hoặc nước mũi đổi màu; cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để có thăm khám thích hợp. Không nên tự ý dùng kháng sinh cho con.
3. Trẻ bị sổ mũi lâu ngày có phải là triệu chứng của Covid-19 không?
Câu trả lời là có. Sổ mũi là một trong các triệu chứng của Covid-19. Vì vậy, trẻ bị sổ mũi lâu ngày có thể là triệu chứng của Covid-19 nếu trẻ có thêm các biểu hiện như ho, sốt, mất vị giác, khứu giác.
Còn trẻ bị sổ mũi lâu ngày do Covid-19 co nguy hiểm không? Câu trả lời là không nguy hiểm. Hiện nay, cha mẹ có thể tự chữa Covid tại nhà cho trẻ bằng việc trẻ mắc bệnh gì thì cho trẻ uống thuốc đấy.
4. Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài cần làm gì?
Trẻ bị sổ mũi lâu ngày sẽ không có nguy hiểm nếu cha mẹ:
Cho trẻ uống nhiều nước vì chảy mũi nhiều có thể khiến trẻ bị mất nước.
Dùng nước muối sinh lý xịt mũi để giúp giảm các triệu chứng. Hạn chế sử dụng thuốc xịt thông mũi. Nếu xịt phải dựa theo hướng dẫn trên nhãn bao bì.
Dùng máy tạo độ ẩm phun sương ở đầu giường để tạo độ ẩm nếu không khí khô hanh.
Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc có thể nhỏ nước muối sinh lý. Cha mẹ có thể đặt con nằm xuống, cẩn thận nghiêng đầu bé sang một bên, nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi phía trên.
Vứt khăn giấy đã sử dụng sau khi xì mũi hoặc lau mũi.
Cho trẻ tránh xa những người bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng.
Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ.
Ho và hắt hơi vào bên trong khuỷu tay, không vào lòng bàn tay.
Làm sạch và khử trùng các bề mặt bàn và ghế, đồ chơi, tay nắm cửa và đồ đạc.
Trẻ bị sổ mũi lâu ngày sẽ không có nguy hiểm nếu cha mẹ áp dụng những biện pháp điều trị đúng cách. Đồng thời cha mẹ hãy phòng chống bệnh sổ mũi để con được vui chơi, hoạt động thoải mái cùng các bạn khác nhé!
Vậy bé bị sổ mũi phải làm sao? Và có cách nào để phòng ngừa tình trạng tái phát hay không? Nội dung dưới đây sẽ giúp mẹ có cái nhìn rõ hơn về tình trạng trẻ bị sổ mũi, cũng nhu giúp mẹ biết cách chăm sóc con khi bé bị sổ mũi.
1. Nguyên nhân khiến bé bị hắt hơi sổ mũi
Các nguyên nhân phổ biến khiến bé bị hắt hơi sổ mũi đó là:
Trẻ bị nhiễm lạnh: Bé bị sổ mũi thường đa phần là do cảm lạnh. Thời tiết chuyển mùa là thời điểm các bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp gây sổ mũi, nghẹt mũi. Thế nhưng, cũng có một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến trình trạng này như dị ứng, nghẹt mũi sơ sinh, cảm cúm…
Không khí khô: Bộ phận niêm mạc của trẻ nhỏ rất nhạy cảm với không khí khô. Vào những ngày tiết trời khô hanh, trẻ sẽ ít tiết dịch mũi khiến cho bộ phận niêm mạc trở nên yếu và khô đi. Từ đó gây ra các biểu hiện như bé bị sổ mũi, cảm cúm, khịt mũi, mệt mỏi,…
Chất gây dị ứng: Những tác nhân gây dị ứng như gió, khói bụi, lông vật nuôi, nấm mốc,… khi đi vào niêm mạc mũi sẽ gây ra hiện tượng kích ứng. Ngoài triệu chứng hắt hơi, sổ mũi thì các bé còn có thể bị phát ban, nổi mẩn hoặc ngứa da.
Trẻ bị cảm cúm: Thời điểm từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm là khoảng thời gian mà bé dễ bị sổ mũi và cảm cúm nhất. Những trẻ có sức đề kháng yếu rất dễ bị cảm cúm trong thời gian này.
Do virus gây ra: Niêm mạc mũi là nơi cư trú của nhiều loại virus nguy hiểm. Khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết lạnh khô hanh; chúng sẽ phát triển mạnh và làm trẻ bị cảm hoặc viêm mũi họng.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi cũng có thể là do con bị lạnh khi nằm điều hòa; hoặc bị lây bệnh cảm từ người thân trong gia đình, người đến chơi, thăm nom. Sổ mũi ở trẻ sơ sinh là một triệu chứng rất phổ biến; và thường là không nghiêm trọng.
Bé bị sổ mũi có thể đi kèm với các triệu chứng khác, bao gồm hắt hơi, ho và ngứa da quanh mũi hoặc mặt.
Nếu bé bị sổ mũi kéo dài, nó không chỉ gây khó chịu mà còn khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ. Khi bị bội nhiễm dễ dẫn tới biến chứng bé bị viêm họng, viêm phế quản; viêm tai giữa nếu không được can thiệp điều trị. Khi mẹ quan sát thấy những triệu chứng đi kèm với việc bé bị sổ mũi; hãy đưa bé đi thăm khám với bác sĩ ngay nhé.
2. Biểu hiện khi bé bị sổ mũi
Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, có thể kèm theo nghẹt mũi; hắt hơi và chảy nước mũi trong. Đó là những trường hợp thông thường và nguyên nhân đa phần là do virus. Tuy nhiên, ở một số trẻ, sau đó có thể bị chảy mũi xanh; đặc là do bội nhiễm vi khuẩn.
Nếu thấy diễn tiến của bé có vẻ nghiêm trọng hơn, bé bỏ chơi, quấy khóc kèm theo tiêu chảy, sốt cao (trên 38,5ºC), buồn nôn; cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để được điều trị bằng thuốc.
3. Bé bị sổ mũi mẹ phải làm sao?
Các mẹ thường thắc mắc rằng, trẻ sơ sinh và các bé nhỏ bị sổ mũi thì phải làm sao? Trước hết, mẹ cần quan sát xem tình trạng chảy nước mũi; hay trẻ bị nghẹt mũi có nặng hay không; việc ăn uống và chất lượng giấc ngủ đang như thế nào. Nếu con của mẹ đang ở mức độ bệnh tình nhẹ, thì cũng không cần quá lo lắng.
Vậy bé bị sổ mũi ở mức độ nhẹ mẹ phải làm sao? Mẹ chỉ cần chú ý đến việc giữ ấm; độ ẩm; và nhiệt độ phòng phù hợp cho trẻ khi ngủ. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tham khảo một số cách để làm cho bệnh tình của con được sớm thuyên giảm, mà không cần dùng thuốc.
3.1 Dùng dụng cụ hút mũi và nhỏ nước muối sinh lý
Trường hợp trong mũi của bé có dịch màu trắng trong (dịch mũi); cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ mỗi bên mũi 3 – 4 giọt; và nhỏ mỗi ngày 4 – 5 lần. Hoặc nếu lo lắng và ngại thực hiện, mẹ có thể đưa con đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi; hoặc bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng.
Hướng dẫn nhỏ nước muối sinh lý khi bé bị sổ mũi:
Mẹ nhớ làm ấm lọ nước muối sinh lý trước khi sử dụng.
Đặt trẻ nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra phía sau sao cho thấp hơn chân.
Nhỏ nước muối sinh lý đã được làm ấm vào từng bên mũi. Với trẻ dưới 1 tuổi chỉ nhỏ 2 – 3 giọt, với trẻ lớn hơn có thể nhỏ 4 – 5 giọt.
Đợi khoảng 30 giây để nước muối thấm và loang đều bên trong hốc mũi.
Hướng dẫn sử dụng dụng cụ hút mũi khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi:
Làm sạch hốc mũi: Trường hợp trẻ đã biết xì mũi, mẹ chỉ cần khuyến khích con xì dịch mũi ra khăn. Ngược lại, nếu con còn nhỏ và chưa thể xì mũi, cha mẹ nên xem thêm cách sử dụng dụng cụ bóng hút mũi để hút đàm nhớt trong mũi của con.
Cách thực hiện: Mẹ bóp nhẹ bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, đồng thời dùng tay bịt mũi bên kia và lập tức buông bóng phình ra. Khi đó, đàm nhớt trong mũi của con sẽ được hút vào bóng hút mũi.
Vệ sinh dụng cụ: Sau khi sử dụng xong, mẹ thực hiện xả dịch ra khỏi bóng; và thực hiện vệ sinh dụng cụ hút.
Số lần thực hiện: Mẹ có thể áp dụng 3 – 4 lần mỗi ngày cho tới khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi.
3.2 Uống nhiều nước
Khi bé bị sổ hắt hơi và sổ mũi mẹ nên cho con uống nhiều nước; hoặc sữa; hoặc các loại nước trái cây dạng lỏng để bù lại nước cho con. Mục đích là để làm cho dịch mũi của trẻ trở nên loãng và dễ làm sạch hơn.
LƯU Ý: Nếu đang cho con bú thì mẹ cần tránh ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo vì “mẹ ăn gì, con ăn nấy”. Những chất này khi hấp thu qua sữa sẽ làm tăng độ quánh của đàm nhớt ở trẻ.
Hơi nước gừng ấm khi hít vào sẽ giúp làm lỏng dịch mũi; giúp dịch mũi của bé bị sổ mũi dễ dàng tự chảy ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn.
3.4 Tư thế ngủ
Gối đầu hơi cao một chút giúp giảm sung huyết mũi, làm mũi bớt nghẹt. Cho bé nằm nghiêng sẽ giúp nước mũi chảy ra ngoài dễ dàng hơn.
[inline_article id=241148]
3.5 Thay đổi tư thế và massage mũi cho bé
Khi bé bị sổ mũi, mẹ có thể massage mũi cho bé hoặc thay đổi tư thế ngủ của con. Nếu bé bị nghẹt mũi trái, hãy cho bé nằm nghiêng qua bên phải; và ngược lại. Nguyên lý là “nước chảy chỗ trũng” và máu cũng thế. Bên mũi nào ở cao sẽ ít bị ứ máu hơn nên ít nghẹt hơn.
Khi bé bị sổ mũi, khó thở, mẹ dùng ngón trỏ day nhè nhẹ vào huyệt nghinh hương ở chân của cánh mũi hai bên, mỗi lần chừng vài phút, ngày 3-4 lần, sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cũng có thể dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ, vuốt dọc lên một cách nhẹ nhàng sát 2 bên sống mũi. Thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ giúp mũi trẻ thở thông hơn.
Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ cũng nên xoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân bé, massage vài phút, cũng như nên xoa dầu vào lưng và ngực bé để làm ấm và hỗ trợ hô hấp cho bé.
Nên nhớ, trước khi đi ngủ, mẹ nên đeo tất cho bé đỡ lạnh chân nhé, vì gan bàn chân với cái mũi nó “thân” với nhau lắm.
Dành cho các bé đã lớn: Dùng 1/2 củ tỏi (chọn tỏi có tép nhỏ), nướng tỏi vừa vàng tới cho dậy mùi, bóc vỏ, giã nhuyễn.
Lấy 10-15 lá húng quế, giã nhỏ ra trộn chung với tỏi nướng.
Cho 1-2 thìa cà phê nước sôi vào, chắt lấy nước và cho uống hết một lần.
Uống ngày 2-3 lần như vậy sẽ giúp con giảm sổ mũi nhanh hơn.
4. Trẻ bị sổ mũi có cần uống thuốc không?
Khi thấy trẻ bị sổ mũi các mẹ cũng thắc mắc là có cần cho con uống thuốc không. Thông thường, trẻ bị sổ mũi sẽ có thể hết với những phương pháp tự nhiên nêu trên.
Tuy nhiên, nếu mẹ thấy trẻ bị sổ mũi kèm các dấu hiệu bị ho trầm trọng; hoặc trẻ bị sổ mũi và khó thở (đặc biệt là bé dưới 3 tháng tuổi). Mẹ cần cho bé thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.
LƯU Ý: mẹ tuyệt đối KHÔNG tự ý cho trẻ bị sổ mũi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
5. Bé bị sổ mũi khi nào cần đi khám bác sĩ?
Thông thường trẻ bị sổ mũi cũng sẽ không cần tới gặp bác sĩ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp dưới đây, mẹ nên ưu tiên hỏi ý kiến bác sĩ.
Trẻ bị sổ mũi kèm sốt cao (>38 độ C) trên 2 ngày.
Có những triệu chứng cúm kèm theo như bỏ chơi, bỏ ăn, nôn ói, quấy khóc liên tục
Có triệu chứng sổ mũi do cơ địa viêm mũi dị ứng.
Ở trẻ lớn hơn một chút, có thể do V.A quá phát.
Nghi ngờ dị vật lọt vào mũi: Bị cảm thường, trẻ sẽ sổ mũi cả 2 bên. Nếu chỉ sổ mũi 1 bên, kèm nghẹt mũi và chảy mũi dai dẳng, thậm chí dịch mũi lẫn máu mủ thì nên nghĩ tới khả năng bé tự nhét vật nhỏ gì đó vào trong mũi của mình.
Tình trạng bé bị sổ mũi là rất phổ biến đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi; nhưng mẹ có thể phòng ngừa tình trạng cảm lạnh cho con bằng các cách sau:
Không sử dụng các đồ cá nhân chung với con.
Hạn chế cho bé tiếp xúc với những người chăm sóc đang bị cảm lạnh.
Hai mẹ con và những người chăm sóc con phải đảm bảo vệ sinh tay chân sạch sẽ.
Đảm bảo tiêm phòng các loại vắc xin cả gia đình (Vắc xin cảm cúm, vắc xin COVID – 19).
Đeo khẩu trang ở nơi đông người (trẻ trên 2 tuổi cũng có thể đeo khẩu trang một cách an toàn).
Nội dung trên là tất cả những gì cha mẹ cần biết để phòng ngừa và điều trị khi bé bị sổ mũi. Một điều nữa mà cha mẹ cũng cần lưu ý, đó là tăng cường quan tâm đến việc ăn uống; giữ ấm và đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho con.