Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ bị tưa lưỡi: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Vậy nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh trẻ bị tưa lưỡi như thế nào. Mẹ hãy cùng tìm hiểu rõ để giúp bé thoát khỏi tình trạng khó chịu này và chăm sóc con tốt nhất nhé!

1. Tưa lưỡi là gì?

Bệnh tưa lưỡi (oral thrush/mouth thrush), hay còn gọi là bệnh đẹn, bệnh nấm lưỡi ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng nấm men gây ra bởi vi khuẩn có tên Candida albicans. Tưa lưỡi thường xảy ra ở trẻ sơ sinh bú mẹ; hoặc trẻ bắt đầu ăn dặm trong giai đoạn đầu.

Tưa lưỡi là những màng màu trắng xuất hiện ở niêm mạc miệng, tập trung ở mặt trên lưỡi. Chúng bám khá chặt vào niêm mạc gây vướng víu, đau rát, khiến trẻ khó chịu, khó nuốt, kém ăn. Khi trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi (nấm lưỡi), mẹ sẽ thấy lưỡi của bé dễ bị đóng trắng nhiều nhất

Một trong những đối tượng bị tưa lưỡi phổ biến nhất là trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ. Khi nhìn vào khoang miệng bé, mẹ sẽ thấy mặt lưỡi bị phủ một lớp màu trắng như hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi sau đây:

trẻ bị tưa lưỡi
Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi: Tưa lưỡi có thể chuyển biến nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Bé bị tưa lưỡi có ảnh hưởng gì không?

Trẻ bị tưa lưỡi HIẾM KHI gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng tưa lưỡi không được cải thiện, bé sẽ cảm thấy rất khó chịu, đau, biếng bú; hoặc khóc khi bú khiến bé bị sụt cân, quấy khóc.

Nếu trẻ bị tưa lưỡi có hệ thống miễn dịch yếu, bệnh tưa miệng có thể để lại hậu quả nặng nề hơn. Trong những trường hợp này, tưa lưỡi bị nhiễm trùng có thể lây lan sang đường tiêu hóa, máu, phổi, gan; và các cơ quan khác của cơ thể.

2. Nguyên nhân tại sao trẻ bị tưa lưỡi?

Trẻ bị nấm miệng hay trẻ bị tưa lưỡi là do loại vi khuẩn có tên Candida albican, thường sống trong khoang miệng hoặc hệ tiêu hóa.

Bình thường nấm Candida albican được cân bằng nên không gây nên bất cứ ảnh hưởng nào cho bé. Nhưng nếu hệ thống miễn dịch của trẻ suy yếu; loại nấm này phát triển bùng nổ sẽ khiến trẻ bị tưa lưỡi.

Ngoài ra, có nhiều yếu tố khác giải thích tại sao trẻ bị tưa lưỡi:

 

  • Do vi rút: Trong trường hợp này thì cả lưỡi và lợi không chỉ xuất hiện lớp màng trắng mà còn có cả những vết loét nhỏ ở phía dưới. Bé thường chảy nhiều nước dãi, hơi thở hôi và thậm chí bé bị sốt cao.
  • Mẹ bị nhiễm nấm: Nếu mẹ đang bị nhiễm nấm Candida thì có thể lây sang bé khi cho bé bú. Một trường hợp khác là bé bị lây nhiễm trong ca sinh; trường hợp này chỉ gặp ở những trẻ sinh thường. Bởi nếu mẹ bị nhiễm nấm Candida ở vùng âm đạo khi mang thai thì sẽ lây cho bé khi vượt cạn.
  • Không giữ gìn vệ sinh khoang miệng cho bé: Sau khi cho bé bú hoặc ăn dặm nếu mẹ không vệ sinh kỹ; lâu ngày sẽ khiến lưỡi bé bị đóng trắng, xuất hiện các mảng bám.

3. Dấu hiệu và triệu chứng trẻ bị tưa lưỡi

hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi
Hình ảnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh: Tình trạng này xảy ra khá phổ biến

 

Theo các bác sĩ nhi khoa, trẻ bị tưa lưỡi có những dấu hiệu như sau:

  • Khi quan sát trong miệng bé, mẹ sẽ thấy nhiều đốm hoặc mảng trắng giống như cặn sữa đông, phô mai trên bề mặt lưỡi.
  • Lúc này, bé có thể không muốn bú sữa hoặc ăn do bị đau rát, khó chịu. Một số trẻ bị tưa lưỡi quấy khóc.

4. Bé bị tưa lưỡi phải làm sao? 

Như đã nói ở trên trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi là hiện tượng thường gặp, không nguy hại. Tuy nhiên nếu mẹ chủ quan, hoặc sử dụng sai phương pháp, ví dụ như nhiều mẹ còn tìm mọi cách để cạo chúng đi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé.

Vậy nên nếu lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng quá nhiều, tự điều trị tại nhà không khỏi thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh lây lan qua  những nơi khác.

Điều quan trọng nhất là mẹ phải tìm hiểu và có các biện pháp phòng tránh trẻ bị tưa lưỡi cho bé ngay từ khi chào đời.

Cách rơ lưỡi cho trẻ bị tưa lưỡi hiệu quả

trẻ bị tưa lưỡi hình 4
Hình ảnh rơ lưỡi cho trẻ bị tưa lưỡi: Sử dụng miếng gạc rơ lưỡi để vệ sinh răng miệng cho bé

Để loại bỏ tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng như bé yêu ở độ tuổi ăn dặm thì các an toàn, được các mẹ sử dụng nhiều nhất là rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý.

  • Mẹ chỉ cần sử dụng miếng gạc rơ lưỡi chất lượng.
  • Rửa tay sạch sẽ, sau đó đeo miếng gạc vào tay.
  • Nhúng vào dung dịch nước muối sinh lý pha loãng.
  • Rồi cho tay vào miệng mẹ và massage nhẹ nhàng khắp khoang miệng.

(*) Lưu ý là mẹ cần thực hiện một cách nhẹ nhàng, đồ dùng vệ sinh kỹ càng, không để bé nuốt nước muối. Thực hiện khi bé đang đói bụng, tốt nhất là vào buổi sáng. Mẹ TUYỆT ĐỐI không được dùng mật ong đánh tưa lưỡi cho bé. Bởi trẻ em dưới 1 tuổi có nguy cơ rất cao nhiễm độc tố botulinum trong mật ong tác động lên dây thần kinh cơ, gây liệt…

>> Mẹ xem thêm: Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày mọc răng không sốt

5. Biện pháp phòng ngừa trẻ bị tưa lưỡi 

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó để tránh cho trẻ bị tưa lưỡi; mẹ cần thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Rơ lưỡi cho bé 2 lần/ ngày bằng nước ấm.
  • Vệ sinh đầu ti sạch sẽ trước chi cho con bú.
  • Vệ sinh miệng cho bé trước và sau khi bú hay ăn dặm.
  • Cho bé ăn các loại quả có tính lạnh như dưa hấu, lê, xoài, chuối…
  • Tiệt trùng bình sữa, núm vú, các dụng cụ, đồ chơi bé sử dụng kỹ càng.

Mẹ hãy nắm rõ cách phòng tránh cũng như chữa trị đúng cách khi trẻ bị tưa lưỡi để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé.