Thông thường, trẻ em hay nháy mắt không được xếp vào danh mục bệnh gì mà chỉ được gọi là tật. Nháy mắt hay chớp mắt liên tục là những cử động không có chủ ý, thường xảy ra ở cả hai bên mắt, do co thắt cơ dưới da mi, cơ vòng mi phần trước sụn và cung mày. Thế nhưng nếu trẻ em hay nháy mắt thì cha mẹ cần cân nhắc. Đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh.
Trẻ em hay nháy mắt thường đi kèm triệu chứng gì, là bệnh gì?
Khi chớp mắt là tật, là thói quen thường bắt đầu từ ý thích của trẻ. Ở độ tuổi dễ bị ảnh hưởng “tâm lý đám đông”, trẻ nhiều khi thích chớp mắt liên lục chỉ vì thấy bạn bè thường xuyên làm vậy và cũng muốn bắt chước cho vui.
Hiện tượng nheo mắt, chớp mắt của trẻ thường đi kèm với một số biểu hiện dưới đây:
- Trẻ thường dụi mắt: Có thể do mắt bị khô hoặc do bệnh viêm kết mạc, hay cũng có thể là do căng tức mắt.
- Trẻ có biểu hiện nhìn sát màn hình, để đồ vật gần sát với mình để có thể quan sát kỹ hơn, rõ hơn. Chẳng hạn như trẻ ngồi sát tivi, ngồi sát máy tính, sát màn hình điện thoại,…
- Hai mắt của trẻ không nhìn thẳng, hoặc có thể nhìn về các hướng khác nhau. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng mắt lác, những trẻ mắc tật khúc xạ, bị nhược thị một mắt, đẻ non hoặc bị biến chứng bệnh bại não,… có nguy cơ cao bị mắt lác.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?
Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì?
Nếu tật chớp mắt ở trẻ xuất phát từ thói quen thì sẽ tự khỏi sau vài tháng, lâu hơn khoảng một năm nhưng nếu đó là dấu hiệu của tổn thương thị lực thì bạn cần cẩn trọng.
Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì?
1. Rối loạn tạm thời về mắt
Nếu cha mẹ thường xuyên bắt gặp trẻ đang bình thường bỗng nhiên nháy mắt liên tục, hãy nghĩ đến tình trạng rối loạn tạm thời về mắt mà các bác sĩ nhãn khoa thường nhắc đến. Quá vui mừng hoặc bị căng thẳng tâm lý cũng là nguyên nhân khiến trẻ lặp lại hiện tượng này.
Về vấn đề sức khỏe, dấu hiệu này không gây tổn hại và cũng không cần điều trị, vì sau khoảng 2- 3 năm sẽ tự biến mất.
[video-embeb title=’Hội chứng TIC ở trẻ em có dấu hiệu như thế nào?’ description=” url=’https://youtube.com/embed/zLbKMe0Hu-M”>’ ][/video-embeb]
2. Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì? Hội chứng tăng động
Nếu đi kèm các triệu chứng như khịt mũi, khạc nhổ, nháy cơ mặt, liên tục hoạt động thì chớp mắt là dấu hiệu thêm vào cho thấy trẻ đang bị tăng động. Bạn cần theo dõi thêm để kịp thời chữa trị.
3. Khô mắt
Khi đôi mắt bị khô, động thái nheo và chớp mắt liên tục khiến trẻ cảm thấy có vẻ dễ chịu hơn và giảm được sự ngứa ngáy, khó chịu. Trong trường hợp này, bạn cần sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để trị được tật nháy mắt cũng như bệnh về mắt.
4. Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì? Hội chứng Tourette
Đây là một trong những hội chứng thường xuất hiện khi trẻ ở trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học. Nguyên nhân là do bị rối loạn thần kinh, triệu chứng thường thấy là mắt nháy thường xuyên. Theo thời gian, bệnh sẽ tự mất đi nên bạn không cần quá lo lắng. Có một số loại thuốc ức chế biểu hiện của bệnh nhưng cần có sự chỉ định cuộc bác sĩ trước khi sử dụng.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sưng mắt là do đâu? Cha mẹ có nên lo lắng?
5. Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì? Dị ứng, thị lực kém
Khi gặp các tác nhân từ môi trường xung quanh như bụi bẩn, phấn hoa thì chớp mắt là phản xạ tự nhiên chống lại các tác nhân dị ứng. Thị lực kém cũng, thiếu vitamin A cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chớp mắt.
6. Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì? Các tật khúc xạ
Các tật khúc xạ mắt gồm cận thị, viễn thị; hoặc loạn thị có thể khiến trẻ nháy mắt liên tục.
>> Cha mẹ có thể tham khảo thêm: Trẻ nháy mắt liên tục, thái quá là do đâu? Có cần đi khám?
Một số liệu pháp chữa trị bệnh nháy mắt ở trẻ em
Sau khi biết trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì, cha mẹ cần có phương pháp chữa trị phù hợp cho các loại bệnh.
Dù không phải là một tật về mắt nghiêm trọng nhưng bạn cũng không nên chủ quan, vẫn cần đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa để sớm phát hiện những tổn thương thực thể, bệnh viêm mắt của trẻ.
Nếu là triệu chứng của các bệnh lý liên quan, trẻ cần được áp dụng một số liệu pháp tâm lý để điều trị tật. Trẻ cần hiểu được nháy mắt nhiều là một hành động không đẹp, có thể gây tổn thương thị giác. Ở độ tuổi teen, thái độ hợp tác của trẻ không phải là không có, phần còn lại là do cách bạn tiếp cận giải thích.
[inline_article id=260337]
Nếu trẻ cảm thấy tự ti vì nháy mắt nhiều, trấn an và giúp trẻ bình tĩnh, cùng hiểu về tật là con đường nhanh nhất dẫn đến hiệu quả điều tri.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bổ sung vitamin A đầy đủ, đưa trẻ khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh về mắt sớm nhất có thể.