Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì? Làm sao để phân biệt ngủ ngáy sinh lý và ngủ ngáy bệnh lý? Cách trị ngủ ngáy nào hiệu quả? MarryBaby sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề này nhé.
Hiện tượng ngủ ngáy ở trẻ em là gì?
Ngủ ngáy ở trẻ em là hiện tượng trẻ phát ra âm thanh khó chịu trong lúc ngủ. Khi hít thở trong lúc ngủ, lượng khí đi qua vùng họng hẹp ở mũi, miệng hoặc họng, khiến các niêm mạc mô xung quanh rung lên, tạo ra tiếng ngáy.
Trẻ em ngáy ngủ là bệnh gì? Có thể chia tình trạng ngủ ngáy ở trẻ em thành hai loại là ngủ ngáy sinh lý và ngủ ngáy bệnh lý.
1. Ngủ ngáy sinh lý:
Trẻ sơ sinh có khoang mũi nhỏ, hẹp nên dễ gây ma sát với không khí khi trẻ hít thở. Điều này dẫn đến hiện tượng trẻ phát ra tiếng ngáy trong khi ngủ. Đây là tình trạng ngủ ngáy sinh lý ở trẻ nhỏ, thường không gây nguy hiểm. Khi trẻ càng lớn, khoang mũi rộng ra thì hiện tượng này cũng sẽ dần mất đi.
2. Ngủ ngáy bệnh lý:
Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì? Nếu trẻ trên 3 tuổi mà vẫn ngủ ngáy thường xuyên, kèm theo những dấu hiệu dưới đây thì được xem là ngủ ngáy bệnh lý.
- Tiếng ngáy to, ngáy ngủ với tần suất hơn 3 ngày trong tuần.
- Tình trạng ngáy ngủ vẫn tiếp diễn sau khi áp dụng các cách chữa ngủ ngáy tại nhà.
- Ngáy ngủ quá nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến trẻ thiếu ngủ, người mệt mỏi, uể oải, ăn uống kém.
- Trẻ xuất hiện chứng đái dầm vào ban đêm, mặc dù trước đây không hề có.
- Trẻ có dấu hiệu khó thở khi ngủ.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ ngáy ở trẻ em
Nếu trẻ mắc chứng ngủ ngáy do bệnh lý, có thể kể đến một số nguyên nhân như:
1. Hen suyễn
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ngáy trong khi ngủ. Khi bị hen suyễn, đường hô hấp của trẻ sẽ bị kích thích, tăng tiết dịch, từ đó dễ gây ngủ ngáy. Mẹ có thể lưu ý các dấu hiệu khi bé ngủ ngáy do hen suyễn gồm:
- Bé thở khò khè cả lúc thức và lúc ngủ.
- Cơ thể thường mệt mỏi, chán ăn, không muốn vận động.
- Thường xuyên ho trong lúc ngủ.
- Thường bị các bệnh nhiễm trùng hoặc cảm lạnh và rất lâu hồi phục.
2. Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì? Có thể nguyên nhân đến từ cảm cúm
Cảm cúm là bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Trẻ bị cảm cúm thường có triệu chứng như ho, sốt, ớn lạnh, đau họng, đau nhức cả cơ thể. Cảm cúm khiến cho đường thở của bé bị tắc nghẽn, dẫn đến phát ra tiếng ngáy khi ngủ.
Mẹ có thể phòng bệnh cảm cúm cho bé bằng cách giữ ấm cơ thể bé khi trời lạnh, vệ sinh cơ thể, nhất là tai mũi họng.
3. Viêm amidan
Amidan của trẻ khi bị viêm sẽ sưng to, đau nhức và cản trở đường hô hấp, khiến trẻ nhỏ ngủ ngáy. Trẻ bị viêm amidan thường có các triệu chứng như:
- Sốt, đau họng, chảy nước mũi, nước mắt.
- Ho, dễ nôn trớ.
- Amidan sưng, đỏ, xuất hiện các mảng trắng ở cuống họng.
- Miệng hôi, đôi khi có phát ban.
Khi bị viêm amidan, tùy theo tình trạng viêm, trẻ có thể được chỉ định điều trị bằng kháng sinh. Trong trường hợp amidan sưng tấy nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể sẽ can thiệp bằng các biện pháp như nạo, cắt amidan.
4. Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì? Dị ứng
Một số trẻ có cơ địa dị ứng với các tác nhân lạ từ môi trường bên ngoài như bụi, phấn hoa, thời tiết, thức ăn. Dị ứng thường gây viêm, tắc nghẽn mũi, cản trở đường thở khiến trẻ phát ra tiếng ngáy lúc ngủ.
Nếu trẻ gặp phải các triệu chứng nặng do dị ứng gây ra như sốt, nổi ban, khó thở, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
5. Ngưng thở khi ngủ
Trẻ sơ sinh có nguy cơ gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở gây tắc nghẽn đường hô hấp, khiến trẻ ho, thở khò khè và ngáy khá to khi ngủ.
Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể thay đổi môi trường ngủ của trẻ (cho trẻ nằm nghiêng, không chèn nhiều chăn, gối xung quanh), giảm cân nếu trẻ béo phì, hạn chế cho trẻ tiếp xúc khói thuốc.
6. Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến trẻ nhỏ ngáy khi ngủ như: Trẻ béo phì, trẻ bị dị tật đường hô hấp bẩm sinh, Dị dạng lệch vách ngăn, polyp mũi.
Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Ngủ ngáy sinh lý là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ và tự biến mất khi trẻ lớn. Tuy nhiên, với các trường hợp ngáy ngủ do bệnh lý, mẹ nên tìm ra nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Hiện tượng ngáy ngủ nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thậm chí khó chịu, quấy khóc trong khi ngủ.
Việc thiếu ngủ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, trí tuệ sa sút, kém tập trung, chậm tăng trưởng. Ngoài ra, ngáy ngủ bệnh lý có thể tác động xấu đến hệ hô hấp của trẻ, nguy cơ gây ra tổn thương về tim mạch, thậm chí dẫn đến ngưng thở hoặc tử vong.
Vì vậy, mẹ cần quan sát trẻ và đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện có những dấu hiệu của ngáy ngủ bệnh lý.
Cách trị ngủ ngáy
Mẹ có thể hạn chế tình trạng ngủ ngáy ở trẻ bằng các cách chữa ngủ ngáy sau
1. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
- Cho trẻ bú hoặc uống đủ nước để làm loãng dịch nhầy trong mũi, giúp đường thở được thông thoáng hơn.
- Duy trì trọng lượng thích hợp cho trẻ, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
- Sử dụng các thực phẩm ít béo như dầu cá, đậu phụ, mật ong. Những thực phẩm này vừa tốt cho trẻ thừa cân, vừa giúp làm mềm, thư giãn cổ họng, không khí lưu thông trong khi hít thở.
- Mẹ nên bổ sung cho trẻ những vitamin và khoáng chất quan trọng khác như: Vitamin nhóm B, crom, lysine giúp bé ăn ngon, tăng cường sức đề kháng, ít ốm vặt.
- Hạn chế cho trẻ bú quá no hoặc dùng các thực phẩm làm từ bơ vào trước giờ đi ngủ. Các loại thực phẩm này có thể kích thích làm tăng chất nhầy trong đường thở, dễ khiến trẻ ngáy khi ngủ.
- Cho trẻ tránh xa khói thuốc lá.
2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là phương pháp hữu hiệu để giảm ngủ ngáy đặc biệt khi trẻ bị ngáy ngủ do béo phì. Chế độ luyện tập thể dục thường xuyên kết hợp ăn uống hợp lý sẽ giảm mỡ vùng hầu họng, giúp đường thở thêm thông thoáng.
3. Môi trường ngủ an toàn
Mẹ có thể giúp trẻ giảm ngủ ngáy bằng cách thay đổi tư thế ngủ như cho trẻ nằm nghiêng, kê gối để nâng cao đầu và vai của bé. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, mẹ không nên chèn quá nhiều ga, gối, gấu bông, chăn màn xung quanh môi trường ngủ của bé để hạn chế gây ngạt thở trong khi ngủ.
4. Vệ sinh tai mũi họng
Việc vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối sinh lý sẽ giúp giảm và đẩy các dịch nhầy ra khỏi mũi, họng.
5. Giữ vệ sinh không gian sống của trẻ
Phòng ngủ của trẻ nên được giữ thông thoáng, có độ ẩm nhất định, thường xuyên lau chùi, vệ sinh để hạn chế bụi bẩn.
Mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong phòng, giúp bé dễ hít thở hơn khi ngủ. Nếu trẻ có tiền sử hen suyễn, dị ứng, mẹ nên lưu ý hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng để không bị tái phát.
6. Cách chữa ngủ ngáy ở trẻ bằng phẫu thuật
Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì? Nếu trẻ ngủ ngáy do nguyên nhân bệnh lý như dị tật đường hô hấp, viêm amidan cấp, trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật để chữa trị.
Hy vọng các thông tin chia sẻ ở trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì và cách trị ngủ ngáy. Bất cứ khi nào phát hiện thấy dấu hiệu bất thường ở trẻ hay ngáy ngủ, mẹ cần đưa bé đi đến cơ sở y tế ngay nhé.
Xem thêm: