Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh đòi bế và quấy khóc nhiều? Có nên chiều theo?

Trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế là một trong những vấn đề khiến bố mẹ khá đau đầu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nên bạn cần biết rõ vì sao trẻ khóc quấy để có cách xử lý phù hợp.

Trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế có đáng lo ngại?

Trẻ sơ sinh khóc quấy là một loại phản ứng bản năng. Thông qua việc này, bé muốn biểu đạt tâm tình của mình với mẹ và những người xung quanh. Đây cũng là cách trẻ giao lưu với bố mẹ và là ngôn ngữ đặc biệt để thể hiện yêu cầu hoặc phản ứng đối với những kích thích từ môi trường.

Thực tế trẻ khóc cũng là một hoạt động chủ yếu khi còn nhỏ và là cơ hội giúp trẻ luyện tập. Trẻ khóc liên tục khiến lồng ngực và bụng lớn hơn, hầu họng cũng phát triển nhanh hơn. Vì vậy, trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế không quá đáng lo ngại nhưng bố mẹ phải biết cách quan sát để tìm nguyên nhân cụ thể, xử lý thỏa đáng.

Thông thường, nếu không do nguyên nhân bệnh lý thì ở góc độ nào đó, trẻ khóc có thể tăng cường luyện tập cho các cơ thần kinh, giúp phổi giãn nở. Đồng thời hoạt động “khóc” còn thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng tốc độ và hiệu quả của quá trình trao đổi chất.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có đáng lo không? Mẹo xử lý

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế

3. Trẻ khóc do sinh lý

Đặc điểm chung của trẻ sơ sinh khóc quấy do yếu tố sinh lý thường là tiếng khóc từ nhẹ nhàng chuyển dần sang “vang” hơn, tiếng khóc trong trẻo và không kèm theo những biểu hiện bệnh lý khác.

bế con vào lòng 3

  • Trẻ khóc do đói, khát

Thông thường trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi rất hay khóc vì đói và khát, chẳng hạn như sữa mẹ không đủ, sữa bột pha quá loãng hay thời gian giãn cách giữa hai cữ sữa quá dài đều có thể khiến trẻ bị đói. Ngoài ra, nếu thời tiết nóng làm trẻ đổ nhiều mồ hôi, cơ thể mất nước và miệng khô do khát cũng khiến trẻ sơ sinh khóc đòi bế để phát tín hiệu cho cha mẹ.

  • Con đang sợ hãi

Trẻ nhỏ khi sợ hãi và không thấy người thân bên cạnh sẽ khóc và mong được người lớn che chở, bảo vệ. Trong trường hợp này, bố mẹ cần vỗ về bé, giúp bé trấn an và yên tâm hơn.

  • Trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế do cơ thể nóng hoặc lạnh, ẩm ướt hay ngứa ngáy

Tình trạng quấn tã cho trẻ sơ sinh không đúng cách và giữ vệ sinh không hợp lý sẽ gây ẩm thấp đối với làn da non nớt của trẻ. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị côn trùng như muỗi, kiến cắn gây đau ngứa cũng sẽ dễ khóc quấy vì khó chịu. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý nhiệt độ trong phòng của bé, không nên quá nóng hay quá lạnh đều khiến trẻ không dễ chịu mà khóc quấy.

  • Trẻ khóc do quần áo không vừa vặn

Trẻ sơ sinh cũng khóc để phản ứng lại nếu mẹ mặc quần áo quá chật gây khó thở hoặc do những sợi lông từ khăn quấn kích thích da của bé. Vì vậy, mẹ nên chú ý lựa chọn chất liệu cũng như kích thước quần áo phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì? Làm gì để trẻ bớt quấy khóc khi mọc răng?

  • Trẻ khóc đòi tiểu tiện, đại tiện

Trẻ dù còn rất nhỏ nhưng sau vài lần thực hiện việc tiểu tiện, đại tiện cũng sẽ ghi nhớ lại quá trình này. Vì vậy, sau đó trẻ có thể dùng tiếng khóc để biểu thị nhu cầu cần giải quyết. Thậm chí khi đang ngủ nửa đêm, do bàng quang căng đầy mà trẻ có thể òa khóc lên theo phản xạ của cơ thể.

  • Trẻ khóc do mất cảm giác an toàn

Trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế còn có thể do xung quanh không có ai khiến trẻ cảm thấy sợ hãi vì vùng an toàn vốn có bị biến mất. Lúc này, trẻ sẽ khóc lên như một cách vừa thể hiện cảm xúc bất an vừa để thu hút sự chú ý của người lớn.

2. Trẻ khóc do bệnh lý

Đặc điểm của tiếng khóc khi trẻ bị bệnh thường là rất dữ dội, thời gian kéo dài, tiếng khóc nghe chói tai hoặc trầm đục và có những triệu chứng khác kèm theo. Điển hình là một số vấn đề sau đây sẽ khiến trẻ dễ khóc quấy hơn.

  • Trẻ khóc do viêm loét khoang miệng

Dù trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ hoặc kết hợp uống sữa công thức thì vấn đề trẻ bị nhiệt miệng cũng có thể xảy ra. “Nóng trong người” rất dễ gây viêm loét niêm mạc miệng của trẻ và gây đau. Đây cũng là một trong những nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ khóc quấy nhiều hơn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mẹo cai sữa bằng trứng, bé bỏ bú nhẹ nhàng không quấy khóc

  • Trẻ khóc do nghẹt mũi

Cảm ho, sổ mũi cũng là căn bệnh phổ biến dễ xảy ra ở trẻ nhỏ. Khi nghẹt mũi, đường hô hấp gặp trở ngại, khó thở nên trẻ khóc để biểu đạt sự khó chịu. Ngoài ra, việc bất cẩn làm trẻ bị sặc khi bú sữa cũng sẽ tác động đến hô hấp của trẻ.

  • Trẻ khóc do bệnh ở não bộ

Xuất huyết màng cứng hoặc viêm màng não ở trẻ sơ sinh thường gây ra những trận khóc dữ dội, đứt quãng do các cơn đau ở đầu. Một số trẻ lớn hơn còn có biểu hiện dùng tay tự vỗ vào đầu hoặc đụng đầu vào tường để giải tỏa đau đớn và khó chịu này. Người lớn cần sớm phát hiện vấn đề ở não bộ của trẻ để điều trị kịp thời, tránh để biến chứng nguy hiểm.

  • Trẻ khóc tổn thương ở da

Dù là vết thương ngoài da hay do tình trạng viêm loét, bong tróc đều khiến trẻ có thể bị đau hoặc ngứa ngáy. Trẻ thường có biểu hiện dùng tay quơ quào vào cơ thể và khóc quấy liên tục không yên. Làn da của trẻ sơ sinh rất non yếu và nhạy cảm nên trong quá trình chăm sóc, mẹ cần tỉ mỉ, cẩn thận hơn để bảo vệ da cho bé.

  • Trẻ khóc do ký sinh trùng

Các loại giun sán ký sinh vào ban đêm thường bò ra ngoài cửa hậu môn để đẻ trứng, kích thích xung quanh vùng hậu môn và cả bộ phận sinh dục nên gây ngứa ngáy cực kỳ. Đây là nguyên nhân dễ làm trẻ có hiện tượng khóc quấy vào ban đêm.

  • Trẻ khóc do viêm niệu đạo hoặc nứt hậu môn

Các vấn đề như viêm niệu đạo, viêm bàng quang hoặc nứt hậu môn đều gây đau đớn khi trẻ tiểu tiện, đại tiện mà khóc nhiều hơn. Thậm chí trẻ còn có biểu hiện “cự tuyệt” không muốn giải quyết nhu cầu vì cảm giác đau khó chịu.

  • Trẻ khóc do đau bụng

Đây là nguyên nhân khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bất kể là đau bụng vì bệnh lý nào cũng đều khiến trẻ khóc dữ dội và liên tục. Đối với trường hợp này, bố mẹ cần quan sát them các triệu chứng khác để phán đoán nguồn gốc gây bệnh, nếu thấy khó khăn thì tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ quấy khóc khi ngủ: 7 lý do thường gặp và cách xoa dịu con

Trẻ sơ sinh khóc đòi bế cha mẹ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế rốt cục có nên bế ngay lập tức không? Chuyên gia tâm lý trẻ em cho biết: Khi trẻ khóc, nếu không có các triệu chứng bệnh tật khác thì tốt nhất hãy để trẻ phát tiết tâm trạng, cảm xúc của mình qua tiếng khóc.

Trước khi bạn bế trẻ lên thì cần phải xác định nhu cầu của trẻ là gì qua hành vi khóc quấy đó.

Nếu trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế do nhu cầu sinh lý thì sau khi thỏa mãn nhu cầu mà trẻ vẫn còn khóc thì mới cần bố mẹ ôm ấp, vỗ về. Ngoài ra, đối mặt với tình trạng hay khóc quấy của trẻ, người lớn cần nhẫn nại và tiếp nhận mọi cảm xúc của trẻ bằng tình yêu thương vô điều kiện. Nếu bạn tỏ ra cáu gắt hay lớn tiếng, trẻ sẽ có cảm giác sợ hãi, mất an toàn trong tâm lý non nớt. Điều này chẳng những không làm trẻ ngưng khóc mà còn để lại ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ lớn lên.

Bên cạnh đó, nếu trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế chỉ là phản xạ theo thói quen thì bạn có thể áp dụng phương pháp “trì hoãn”, ví dụ lần đầu trẻ khóc khoảng 5 phút thì bạn sẽ bế lên dỗ dành, lần thứ hai hãy kéo dài 10 phút, lần thứ ba là 15 phút… Đôi khi sự “chậm trễ” vài phút cũng đủ để trẻ khóc mệt và tự đi vào giấc ngủ mà không cần sự can thiệp của ai.

[inline_article id=186003]