Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị trúng gió nôn phải làm sao? Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý

Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em bị trúng gió nôn nhiều ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi thất thường, trẻ em không được giữ ấm cẩn thận, ăn uống không khoa học,… Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao?

1. Tình trạng trẻ bị trúng gió là gì?

[key-takeaways title=”Tình trạng trẻ bị trúng gió là gì?”]

Theo Tây y, trúng gió là hiện tượng cảm mạo. Còn Đông y thì được hiểu theo nghĩa thời khí, tức là do thời tiết khí hậu gây nên.

[/key-takeaways]

Dù tên gọi là gì, thì tình trạng khiến trẻ bị trúng gió và nôn là khi cơ thể trẻ gặp gió lạnh đột ngột, chưa kịp thích ứng và xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông bị hở và đi vào đường hô hấp. Từ đó dẫn đến các triệu chứng cảm lạnh hoặc nguy hiểm hơn là bị liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 (bảy) và đau thắt lưng.

Bé bị trúng gió là hiện tượng gì? Trúng gió là hiện tượng cơ thể cảm thấy ớn lạnh, sốt, chóng mặt, nhức mỏi, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, uể oải…
Trúng gió là hiện tượng cơ thể cảm thấy ớn lạnh, sốt, chóng mặt, nhức mỏi, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, uể oải…

2. Biểu hiện, dấu hiệu trẻ bị trúng gió

Mặc dù, nguyên nhân khiến bé bị trúng gió và cảm cúm thường khá giống nhau, nhưng biểu hiện của bệnh và cách chữa trị lại hoàn toàn khác nhau. Thế nên mẹ cần nắm rõ các triệu chứng để không nhầm lẫn giữa các tình trạng.

Các biểu hiện khi trẻ bị trúng gió thường gặp bao gồm:

  • Chóng mặt, sổ mũi, hắt hỏi, nôn mửa.
  • Khi bị bệnh trúng gió, trẻ thường cảm thấy ớn lạnh sau gáy, sống lưng và cả chân, tay nữa.
  • Trường hợp nặng hơn, trẻ bị trúng gió còn bị nôn nhiều, sốt ngoài rét trong, mệt lả, chảy nước mũi, đau bụng và tiêu chảy.

[summary title=””]

Trường hợp bé bị cảm lạnh nôn trớ sau đó bé bị hôn mê và co cứng toàn thân, mẹ cần đưa tới bệnh viện gần nhất để được sơ cứu kịp thời.

[/summary]

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị trúng gió nôn nhiều

Để biết trẻ bị trúng gió và nôn nhiều phải làm sao, trước hết mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng của con là gì. Nguyên nhân chính của bệnh này được cho là do sự thay đổi về thời tiết.

Những thời điểm trẻ dễ bị trúng gió thường thấy là:

  • Thời tiết có mưa nhiều, diễn ra dài ngày và có gió lạnh.
  • Các vùng khí hậu lạnh, những ngày nhiệt độ xuống thấp đột ngột.
  • Thời tiết giao mùa, thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng.

Việc nhận diện các dấu hiệu trẻ bị trúng gió là vô cùng hữu ích, khi mẹ tìm hiểu trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị trúng gió, sốt nôn nhiều, chân tay lạnh mẹ phải làm sao?

4. Cách xử lý khi trẻ bị trúng gió nôn nhiều

Dưới đây là một số cách xử trí cho ba mẹ khi trẻ bị trúng gió nôn nhiều:

  • Nếu khi mắc các triệu chứng cảm lạnh, trẻ bị nôn nhiều không sốt, có nghĩa là tình trạng bệnh của con chỉ mới dừng ở thể nhẹ. Cha mẹ nên để bé nghỉ ngơi đầy đủ, tránh để con hoạt động quá nhiều.
  • Khoảng thời gian 30-60 phút sau khi nôn trớ, không nên cho trẻ ăn hoặc uống bất kì thứ gì, nếu không, trẻ sẽ tiếp tục nôn ói.
  • Lúc này, cha mẹ hãy xoa bụng bé một cách nhẹ nhàng, bé có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng nếu bé muốn ngủ và ở một mình thì cha mẹ hãy nên đáp ứng mong muốn của trẻ.
  • Tiếp đến, cha mẹ nên cho con ăn thực phẩm nhẹ và nhạt như một vài chiếc bánh quy, bánh mì, vài miếng chuối hoặc bơ… Tránh các món ăn có nhiều gia vị, nhiều axit hoặc nhiều chất béo bởi chúng sẽ khiến bé bị đầy bụng và kích thích nôn nhiều hơn.
  • Những ngày tiếp theo, cha mẹ nên cho trẻ ăn những bữa ăn nhỏ và nhẹ. Nếu trẻ vẫn bị nôn sau khi ăn, hãy kiểm tra lại thức ăn và thay đổi loại thức ăn khác.
  • Cha mẹ lưu ý, không nên ép trẻ ăn quá nhiều, bởi dạ dày của trẻ lúc này rất cần thời gian để hồi phục.
Cách xử lý khi trẻ bị trúng gió nôn nhiều là cha mẹ hãy để bé được nghỉ ngơi nhiều hơn, giảm các hoạt động thể lực và hạn chế các món ăn nhiều chất béo, gia vị, dầu mỡ...
Cách xử lý khi trẻ bị trúng gió nôn nhiều là cha mẹ hãy để bé được nghỉ ngơi nhiều hơn, giảm các hoạt động thể lực và hạn chế các món ăn nhiều chất béo, gia vị, dầu mỡ…

4.1 Xử lý trúng gió theo phương pháp Tây y

Theo Tây y: Với trẻ nhỏ tuổi hay trẻ 8 tuổi bị nôn, bị trúng gió kèm theo một số biểu hiện khác, bác sĩ thường chỉ định cho trẻ uống thuốc cảm chứa paracetamol và bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin tham khảo. Trước khi cho con dùng thuốc, ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị.

>> Mẹ có thể quan tâm: Trẻ bị nổi hạch ở cổ, lành hay ác tính?

4.2 Xử lý trúng gió theo phương pháp Đông y

Theo Đông y: Nếu kiêng dè sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dân gian và được đánh giá là khá hiệu quả trong giai đoạn đầu của bệnh:

  • Cạo gió giải cảm: Sử dụng các đồ vật bằng bạc nhỏ cùng với lòng trắng trứng gà có thể giúp bạn xác định trẻ đang bị cảm gió hay cảm nắng. Cho trẻ vào phòng nghỉ thoáng mát, tránh gió, nhẹ nhàng cạo ở vùng cổ, bụng, lưng, chân và tay. Đồ bạc màu đỏ là cảm nắng, màu đen là cảm gió. Tuy nhiên, nên hạn chế cạo gió ở trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ vì có thể gây tổn thương da cho trẻ.
  • Làm nóng cơ thể trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo ấm, nằm ở nơi kín gió, tránh gió lùa. Đồng thời, cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống một chút trà gừng/nước ấm hoặc xoa bóp để làm nóng phần gan bàn chân, hai bàn tay và bụng hay cho trẻ ăn cháo hành, tía tô.
  • Cho trẻ ngửi tinh dầu để lưu thông khí huyết giúp thư giãn tinh thần, không bị choáng váng và nhức đầu. Massage phần thái dương, hai bên sau tai và ấn huyệt nhân trung.

[summary title=””]

Bé bị trúng gió nôn nếu không được chữa trị và chăm sóc kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng của trẻ và cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, nôn nhiều, co giật… Nếu đã xử lý theo cách này mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, trẻ vẫn tiếp tục khó thở, lờ đờ, không tỉnh lại thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

[/summary]

chăm sóc trẻ bị cảm gió
Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao theo Đông y và Tây y

5. Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao để ngăn ngừa?

Nhiều bố mẹ cũng băn khoăn trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao để ngăn ngừa? Để tránh những rủi ro trẻ trúng gió nôn, ói, mệt lả, bảo vệ sức khỏe trẻ, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng tránh trúng gió cho trẻ như sau:

  • Theo dõi dự báo thời tiết, nhất là thời điểm giao mùa và mùa đông, khi nhận thấy có sự thay đổi thời tiết, lập tức phải giữ ấm những vùng dễ nhiễm lạnh như tai, cổ và bàn chân cho trẻ. Nếu trẻ nghỉ ngơi trong phòng điều hòa cần cần tránh luồng khí lạnh. Nhắc trẻ chịu khó đứng dậy đi lại, thường xuyên vận động vai, gáy, cổ để máu huyết lưu thông.
  • Không nên cho trẻ tắm sau 21 giờ: Khi tắm cần tránh nơi có gió lùa, lau người khô nhanh để không bị mất nhiều nhiệt và cảm lạnh kể cả mùa hè.

>> Mẹ xem thêm: Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt

Câu hỏi thường gặp

Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao để mau khỏi bệnh?

Khi trẻ bị trúng gió, cha mẹ hãy giữ cho cơ thể của trẻ được làm ấm, bằng cách cho trẻ uống một ít nước gừng, thao dầu vào phần lòng bàn chân, xoa bóp nhẹ nhàng. Khi quan sát thấy trẻ đã dần tỉnh táo trở lại, cha mẹ hãy nấu một ít cháo, có thể là cháo thịt bầm với hành hoặc là cháo trắng nóng…

Bên cạnh đó, cha mẹ hãy giữ vệ sinh khu vực trẻ nằm nghỉ luôn đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, rửa mũi cho trẻ bằng nước sinh lý 0,9%, chườm ấm hạ sốt, rửa tay rửa chân và vệ sinh cơ thể cho trẻ để vi khuẩn không xâm nhập. Cha mẹ lưu ý, không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ.

Kết luận

Tóm lại, điều quan trọng mà cha mẹ cần nhớ đó là chủ động phòng tránh, bằng cách giữ ấm cơ thể cho con trong những ngày trời gió lạnh; cho con ăn đủ chất, đủ lượng, hoạt động thể chất thường xuyên để tăng sức đề kháng và thể lực. Hy vọng nội dung bài viết giúp cha mẹ biết phải làm sao khi trẻ bị trúng gió và nôn nhiều.

[summary title=””]

Chuyên mục ‘Sức khỏe trẻ em‘ đăng tải những nội dung, kiến thức về sức khỏe trẻ em, từ những bệnh thông thường đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.

[/summary]

[inline_article id=189657]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt, ăn vào là nôn: nguyên nhân, cách xử lý

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt là một hiện tượng phổ biến. Mỗi khi con bị như vậy, cha mẹ thường lo lắng và thắc mắc nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục như thế nào.

Trong bài viết, cha mẹ sẽ hiểu những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt; đồng thời biết cách xử lý tình trạng này.

1. Nguyên nhân trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Trẻ có thể bị nôn do nhiều nguyên nhân, có một số nguyên nhân là hiện tượng bình thường; nhưng một số mẹ cần phải lưu tâm. Bởi có lúc, trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể là dấu hiệu bệnh lý của một số căn bệnh khá nguy hiểm. Lúc này, cha mẹ cần phải lo lắng và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Sau đây là một vài nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt.

1.1 Viêm dạ dày ruột và ngộ độc thực phẩm

Bé 3 tuổi ăn vào là bị nôn có thể do tình trạng ngộ độc thực phẩm. Một số vi khuẩn như salmonella, e coli, listeria,… thường ẩn trong thực phẩm mà mắt thường không nhìn thấy được. Chính chúng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ; khiến trẻ 3 tuổi ăn vào là bị nôn.

Khi bị nhiễm độc thực phẩm, trẻ 3 tuổi sẽ nôn nao, nôn ói, tiêu chảy hoặc đau bụng (cũng có khi sau 1 hoặc 2 ngày triệu chứng mới xuất hiện); hoặc trẻ 3 tuổi ăn vào là bị nôn, ọe liên tục.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi?

1.2 Tắc ruột khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Tắc ruột là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ, tuy nhiên rất nguy hiểm. Trẻ 3 tuổi có thể bị tắc ruột vì dạ dày còn nhỏ; bã thức ăn quá lớn không đi qua được. Trẻ bị tắc ruột thường bị nôn kèm đau bụng dữ dội, vã mồ hôi,…

Lúc đầu bé nôn ra thức ăn; sau đó là dịch mật, dịch tiêu hóa. Nếu nghi ngờ bé bị tắc ruột, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt
Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể do tắc ruột

1.3 Lồng ruột

Trẻ 3 tuổi bỗng nhiên bị nôn ói, không sốt nhưng không muốn uống nước; bị đau bụng không đi tiêu được có thể là biểu hiện của lồng ruột và cần được điều trị cấp cứu.

Biểu hiện đi kèm đó là bé 3 tuổi thường co chân về phía bụng, người nhợt nhạt, có thể có máu trong phân, phân lỏng.

1.4 Dị ứng thực phẩm khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Một trong những nguyên nhân gây nôn ở trẻ 3 tuổi là dị ứng thực phẩm. Một số loại đồ ăn sau bé thường bị dị ứng: sữa bò, đậu phộng, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt điều…), hải sản, lúa mì, cá, trứng…

Bé 3 tuổi bị dị ứng thực phẩm thường nôn ói kèm theo ho, nổi mề đay, khó nuốt, nặng hơn là khó thở.

>> Mẹ xem thêm: Bé bị đi tướt nên ăn gì? Gợi ý mẹ thực phẩm giúp con nhanh hết

1.5 Cúm dạ dày (hoặc viêm dạ dày do vi-rút)

Cúm dạ dày còn gọi là viêm dạ dày. Đây là một loại bệnh lý liên quan tới nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus rota hoặc norovirus gây ra.

Trẻ 3 tuổi có thể bị lây bệnh theo các cách sau:

  • Bé tiếp xúc với người có bệnh.
  • Bé ăn thức ăn có vi-rút.
  • Tay bé chạm vào bề mặt có chứa virus, sau đó tay chưa rửa mà đưa lên miệng hoặc mũi.

Biểu hiện của cúm dạ dày, thông thường, xuất hiện từ 12-48 giờ sau khi bé tiếp xúc và nhiễm vi-rút. Triệu chứng của bệnh là bé bị nôn nhiều; kèm đau bụng và đôi khi là bị tiêu chảy.

Với bệnh này, chỉ cần uống thuốc hoặc nghỉ ngơi; vệ sinh cơ thể sạch sẽ là trẻ có thể khỏe hơn sau từ 1-3 ngày.

1.6 Trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Một số trẻ hay 3 tuổi có thể hay bị nôn, trào ngược axit, đặc biệt là về ban đêm. Ăn tối sớm và tránh thức ăn cay và cà ri vào ban đêm có thể hữu ích.

>> Mẹ xem thêm: Bé 2 tuổi bị chướng bụng đầy hơi, khó tiêu, mẹ phải làm sao?

1.7 Trẻ 3 tuổi ăn quá nhiều

Một trong những lý do khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt là do trẻ ăn uống quá nhiều. Lúc này, lượng thức ăn con nạp vào người đã vượt ngưỡng cho phép; bụng không thể chứa được nên phản ứng bình thường của cơ thể là phải nôn ra. Một số trẻ 3 tuổi hay bị nôn về đêm lúc đang ngủ là vì thức ăn quá mức cho phép, và dạ dày bé chưa tiêu hóa hết.

Hiện tượng trẻ 3 tuổi nôn ói do ăn nhiều không xảy ra thường xuyên và cũng không đáng lo ngại.

Trẻ 3 tuổi ăn quá nhiều
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cũng khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

1.8 Sử dụng thuốc cũng có thể gây ra tình trạng trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể là do việc bé sử dụng một số loại thuốc khi bụng đang đói.

Mẹ lưu ý một số loại thuốc sau có thể gây nôn ở trẻ:

  • Codeine
  • Erythromycin
  • Viên bổ sung sắt
  • Một vài loại thuốc trị hen suyễn, chẳng hạn như acetaminophen.

Vậy nên, trước khi cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc nào, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

1.9 Chấn thương đầu

Chấn thương đầu cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt. Hiện tượng nôn do chấn thương đầu rất nguy hiểm, thế nhưng, bé 3 tuổi thường hay mắc phải do lứa tuổi này con rất hiếu động, chạy nhảy nhiều nên dễ bị va, té ngã.

Ngoài bị nôn nhiều, bé bị chấn thương đầu có các triệu chứng sau:

  • Đau đầu (đầu có thể sưng hoặc không)
  • Lờ đờ, nói lắp
  • Khó đi lại
  • Khó thức dậy
  • Mất ý thức hoặc mờ tầm nhìn

Nếu con bạn bị ngã, đầu bị va mạnh, kèm các triệu chứng trên, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chụp chiếu kiểm tra. Bố mẹ cũng cần lưu ý rằng những triệu chứng này có thể xuất hiện muộn sau khi bé va chạm đầu (từ 24-72 giờ), thế nên không được chủ quan nhé.

1.10 Nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai là một bệnh phổ biến khác ở trẻ 3 tuổi. Điều này là do ống tai của chúng nằm ngang chứ không phải dọc như ở người lớn.

Nếu con bị nhiễm trùng tai; chúng có thể bị buồn nôn và nôn mà không bị sốt. Điều này xảy ra do nhiễm trùng tai có thể gây chóng mặt và mất thăng bằng.

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh và trẻ em đều tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần đến gặp bác sĩ nhi khoa trong trường hợp con cần dùng thuốc kháng sinh để làm sạch nhiễm trùng.

1.11 Chứng đau nửa đầu làm cho trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Mẹ đừng nghĩ chỉ có người lớn mới bị chứng đau nửa đầu.

Từ 18 tháng, trẻ có thể bị đau nửa đầu. Đến thời điểm hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa phát hiện ra cụ thể vì sao trẻ mắc chứng này (có thể do di truyền hoặc nhiều nguyên nhân khác). Bị chứng này, trẻ 3 tuổi có thể bị đau đầu kèm nôn ói, chóng mặt, buồn nôn, hoặc nhạy cảm với mùi và âm thanh cùng nhiều biểu hiện khó chịu khác.

Vậy, sau khi đã tìm hiểu được các nguyên nhân trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt, cha mẹ cần phải làm gì?

2. Cách khắc phục trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

cách khắc phục trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt
Điều đầu tiên cần làm khi trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt đó là theo dõi dấu hiệu mất nước và bù nước cho con

Một số cách sau người lớn có thể áp dụng để khắc phục chứng nôn nhiều ở trẻ 3 tuổi:

2.1 Theo dõi dấu hiệu mất nước của trẻ 3 tuổi

Một số dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ 3 tuổi bị mất nước như sau:

  • Khô miệng và lưỡi.
  • Không có nước mắt khi khóc.
  • Giảm đi tiểu hoặc tã khô.
  • Mắt và má trũng.
  • Khóc nhiều.
  • Cáu gắt.
  • Da sun lại từ từ khi bị chèn ép.

Nếu trẻ 3 tuổi của cha mẹ có dấu hiệu này, cần đưa trẻ bị thăm khám bác sĩ để có phương pháp can thiệp kịp thời.

2.2 Cho trẻ 3 tuổi bù nhiều nước

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt, uống nước có thể giúp bé làm dịu cơn nôn. Hơn nữa nếu trẻ nôn kèm tiêu chảy thì cơ thể sẽ bị mất nước trầm trọng, lúc này, cần cho bé uống nhiều nước.

Nếu con không thể uống một lượng lớn, hãy chia nhỏ lượng nước và cho bé uống trong nhiều lần (nhấp thành ngụm nhỏ). Nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, nước hoa quả hoặc bổ sung thêm oresol bù nước theo đúng liều lượng quy định.

>> Mẹ xem thêm: Khi trẻ bị trúng thực nên làm gì trước hết?

2.3 Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày của trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Để dạ dày của con hoạt động hiệu quả, mẹ không nên ép bé ăn một lượng lớn thức ăn mà cần phải chia nhỏ các bữa ăn. Tốt nhất, nên cho con ăn ngày 5 bữa (3 bữa chính và 2 bữa phụ), mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 giờ. Việc làm này sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, sau khi mới ăn xong, nên cho nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hoặc chạy nhảy.

2.4 Thay đổi thực đơn

thay đổi thực đơn

Với trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt, mẹ hãy thay đổi thực đơn cho con. Hạn chế thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, nhiều chất đạm, nhiều đường hoặc đồ cay nóng. Khuyến khích con ăn thực phẩm như chuối, cháo, súp, khoai tây nghiền, ngũ cốc…

Ngoài ra, nếu trẻ bị dị ứng, mẹ cần cho trẻ ăn và quan sát xem bé có bị dị ứng hay không. Bất kỳ loại thức ăn, đồ uống nào không phù hợp với cơ địa con, mẹ loại bỏ ra khỏi thực đơn của trẻ.

2.5 Tạo khu vực vui chơi an toàn cho trẻ 3 tuổi

Để tránh con có thể bị ngã, bị chấn thương khi nô đùa, chạy nhảy; cha mẹ cần tạo một môi trường vui chơi an toàn cho trẻ. Khu vực ấy cần loại bỏ những vật nguy hiểm cho bé như bàn ghế có cạnh sắc nhọn, những vật dụng bằng kim loại…

>> Mẹ xem thêm: Trẻ nuốt kẹo cao su có sao không và hướng xử trí

2.6 Phòng ngừa lây nhiễm khi trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Với các trường hợp trẻ bị nôn do siêu vi, vi trùng sẽ dễ lây nhiễm thành dịch. Do đó, cha mẹ cần cẩn thận trong quá trình chăm sóc trẻ, tránh lây nhiễm cho bản thân, người trong gia đình và trẻ khác

Chú ý rửa tay thường xuyên trước và sau khi chăm sóc trẻ; Giữ trẻ ở nhà cho đến khi trẻ hết nôn 24 giờ.

3. Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt, khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Khi chăm sóc trẻ 3 tuổi nôn nhiều, nếu con có hiện tượng nôn kèm các triệu chứng sau thì người lớn cần đưa bé tới gặp bác sĩ:

  • Trong chất dịch nôn có màu xanh hoặc lẫn máu.
  • Nôn ói kéo dài trong vòng 24 giờ.
  • Nôn kèm đau bụng dữ dội và có thể có sốt cao (trên 38,5ºC).
  • Đi tiêu ra máu.
  • Có dấu hiệu mất nước nặng: môi khô, không chảy nước mắt khi khóc, không đi tiểu trong vòng 6-8 giờ…
  • Quấy khóc bất thường hoặc người lờ đờ, ngủ li bì.

[inline_article id=292949]

Trên đây là những thông tin hữu ích mà bố mẹ cần biết về vấn đề trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt. Nếu bạn bé lên 3 nhà mình có tình trạng này, bố mẹ nhớ không được chủ quan, coi thường mà cần phải tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục để con luôn được khỏe mạnh nhé.