Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi: Sự phát triển và cách chăm sóc

Bảy ngày là khoảng thời gian không dài nhưng đủ để mẹ chứng kiến những biến chuyển của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi so với mốc thời gian trẻ 1 tuần tuổi. Mặt khác, nếu đây là lần đầu sinh em bé, những gì mẹ trải qua luôn đầy mới mẻ, thú vị, kể cả tiếng khóc hoặc những âm thanh phát ra từ bé. Mẹ cũng sẽ thấy sau ngày thứ bảy, bé sẽ bú nhiều hơn và quấy khóc hơn. 

Đặc biệt, với những mẹ chuẩn bị sinh em bé; mẹ cần biết các đặc điểm, sự phát triển ở trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi cũng như các bất thường ở bé 2 tuần tuổi để có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc chăm sóc bé sau này.

1. Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi
Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi biết làm những gì?

1.1 Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

Nếu những ngày đầu sau sinh bé bị sụt cân sinh lý thì khoảng ngày thứ 10, bé sẽ trở lại cân nặng lúc sinh. Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi tăng bao nhiêu cân? Câu trả lời đó là, một số bé có thể nặng hơn trọng lượng lúc sinh một chút. Nhưng từ thời điểm này trở đi, bé sẽ phát triển rất nhanh. Một tuần bé thể tăng 200-300g và đến cuối tháng, bé có thể dài hơn 4,5-5cm so với lúc mới chào đời. 

>> Xem thêm:

1.2 Tiêu hóa: Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi không đi ngoài có sao không?

Nhiều mẹ thấy bé không đi ngoài và cảm thấy lo lắng. Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi không đi ngoài lên đến 3 ngày thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Tần suất đi ngoài của trẻ phụ thuộc vào tuổi và chế độ ăn uống. Việc trẻ sơ sinh hai ba ngày không đi ngoài hầu hết không phải là vấn đề nghiêm trọng và không cần điều trị.

Thông thường, trẻ được bú sữa mẹ sẽ không gặp các vấn đề về táo bón. Nếu mẹ cảm thấy lo lắng về việc trẻ không đi ngoài, mẹ có thể hỏi bác sĩ để xem có những cách can thiệp cho con hay không.

>> Mẹ xem thêm:

1.3 Vẻ ngoài bé 2 tuần tuổi

Do ảnh hưởng của quá trình sinh nở, em bé chào đời có thể bị trầy xước nhẹ hoặc bầm tím trên mí mắt. Một số trẻ sơ sinh cũng có thể bị vỡ mạch máu trong mắt do tác động của các cơn co thắt khi chuyển dạ. Những vết bầm này hoặc các đốm đỏ trong mắt sẽ mờ dần hoặc biến mất ở tuần thứ hai.

1.4 Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi hay vặn mình

Bé 2 tuần tuổi thường hay vặn mình, mặt đỏ lên trong khi thức giấc hoặc khi ngủ. Đây là một hiện tượng khá phổ biến của trẻ sơ sinh vài tuần tuổi tới 2 tháng; bé sẽ không vặn mình nhiều khi được 3 đến 4 tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi hay vặn mình là biểu hiện sinh lý bình thường. Nguyên nhân do trẻ chưa quen với cuộc sống ở bên ngoài tử cung của mẹ; các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Do đó, trẻ thường có những biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên vì phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích.

Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi hay vặn mình có thể đến từ bệnh lý:

>> Mẹ có thể tham khảo: Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình cực hiệu quả mẹ cần biết!

1.5 Các mốc phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

So với giai đoạn 1 tuần tuổi thì trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi đã có thêm nhiều phản xạ tự nhiên đến từ bản năng sinh tồn. Đó là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển tốt về mặt thể chất và tinh thần.

  • Biết tìm kiếm và ngậm bắt vú mẹ.
  • Biết mút tay.
  • Biết nắm tay.

Khi mẹ đặt một ngón tay vào bàn tay bé, bé sẽ nắm lại rất chắc.

  • Phản xạ khi sợ hãi, nhất là khi nghe tiếng ồn.
  • Lúc này, tay chân bé sẽ bung rộng, chới với. Bé cũng có thể giật mình thức dậy khỏi giấc ngủ ngắn. Vì vậy, mẹ nên quấn chặt hai tay bé sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.
  • Cong ngón chân. Khi vuốt lòng bàn chân của bé, ngón chân cái sẽ cong lên về phía đầu bàn chân, các ngón chân còn lại xòe ra.
  • Thức trong thời gian dài hơn.
  • Nâng đầu lên trong thời gian ngắn.
  • Nhìn chăm chú vào khuôn mặt của mẹ từ một khoảng cách gần, tương đương với khoảng cách bú mẹ.
  • Khóc khi bé khó chịu, hoặc đói.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh giật mình có đáng lo ngại không và cách khắc phụcCác mốc phát triển của trẻ

2. Các vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

2.1 U mạch (hemangioma)

U mạch có thể xuất hiện ngay sau sinh, sau 1, 2 tuần hoặc 6 tháng đầu đời. Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi bỗng nổi lên vết bớt lạ thì mẹ nhớ cho con đi khám để được chẩn đoán và điều trị. Tuy u mạch chỉ là một khối u lành tính nhưng vẫn cần phải theo dõi.

2.2 Vấn đề về thính giác

Đối với trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi, trong quá trình chăm sóc, mẹ cần quan sát, để ý nhằm kịp thời phát hiện các bất thường ở con. Một trong những điều mẹ cần quan tâm là thính giác của bé. Nếu mẹ thấy bé dường như không phản ứng gì với tiếng động lớn, khó đánh thức để bú, hay đau đớn, quấy khóc một cách vô cớ, hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.

2.3 Trẻ sơ sinh bị đau bụng

Nếu bé khóc trong nhiều giờ liên tục, sau khi đã loại trừ các nguyên nhân tã bẩn, bé đói thì khả năng có thể trẻ sơ sinh bị đau bụng. Theo chuyên gia, tuy không chắc trẻ sơ sinh khóc vì đau bụng nhưng thực tế cho thấy có từ 5-20% trẻ sơ sinh bị đau bụng vào một thời điểm nào đó.

Mẹ hãy thử massage bụng cho bé một cách nhẹ nhàng. Nếu sau đó bé vẫn quấy khóc thì cần theo dõi thêm và nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

Mẹ có thể dựa vào các hướng dẫn bên dưới mẹ có thể sắp xếp lịch sinh hoạt trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi:

3.1 Dinh dưỡng của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

Mẹ sẽ có cảm giác trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi bú mẹ không ngừng. Mỗi cữ bú thường cách nhau 2-3 giờ và kéo dài khoảng 15 phút đến gần 1 tiếng. Vì vậy, nếu bé bú lúc 2 giờ sáng và bú gần 1 tiếng thì cữ ăn tiếp theo vào khoảng 4 giờ sáng. 

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ mẹ đã biết chưa?

Giai đoạn tăng trưởng tăng vọt – Growth spurt là gì?

Ở giai đoạn này, việc cho con bú gần như là công việc toàn thời gian của mẹ vì bé đang bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt (growth spurts) – đây là giai đoạn mà mẹ cảm thấy con đột ngột tăng cân, dài hơn rất nhiều và chu vi vòng đầu lớn thêm một cách thật ấn tượng.

>> Để biết growth spurt là gì, mẹ có thể xem thêm tại đây.

Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi uống bao nhiêu sữa?

Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi uống bao nhiêu sữa là câu hỏi của rất nhiều mẹ. Thật khó để biết chính xác lượng sữa con bú. Tuy nhiên, theo hệ thống nhi khoa Riley’s Children Health, trẻ cần uống lượng sữa từ 60 đến 90 ml trong một lần bú mẹ. Ngoài ra, mẹ có thể theo dõi số lượng tã thải ra để đảm bảo rằng bé bú đủ. Thường bé sẽ thay ít nhất 6 đến 8 chiếc tã mỗi ngày.

Theo thời gian bé lớn dần thì tần suất ăn của bé sẽ thưa hơn.

Mặc dù sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, nhiều trẻ phải bú sữa công thức. Với trẻ bú sữa công thức, giấc ngủ của trẻ sẽ lâu hơn do trẻ no lâu hơn. Theo đó, trẻ cần bú ít nhất bốn hoặc năm giờ một lần.

Đừng để con khóc mới cho bé bú vì điều đó sẽ làm cả mẹ và con căng thẳng. Hãy để ý các dấu hiệu sau để biết con muốn được bú:

  • Thức giấc.
  • Tay chân khua khoắng liên tục.
  • Đưa ngón tay hoặc cả nắm tay vào miệng.
  • Mút môi hoặc lưỡi.
  • Di chuyển liên tục, không chịu nằm yên một chỗ.
  • Quay về phía vú mẹ khi mẹ bế.
  • Thở dài, thút thít hoặc phát ra những âm thanh nhỏ khác.
  • Mặt mũi khó chịu.
  • Vặn vẹo, quấy khóc.

>> Mẹ có thể xem thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn với 7 bí quyết vàng, mẹ đã biết chưa?

3.2 Tương tác với trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

  • Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi bắt đầu nhìn mẹ nhiều hơn. Đây là cơ hội để mẹ mỉm cười và trò chuyện với bé. Giao tiếp bằng mắt và bằng lời nói chính là cách tuyệt vời để gắn kết với bé sơ sinh. Mặt khác, cách tương tác này cũng là một trong những phương pháp dạy trẻ sơ sinh thông minh.
  • Ngoài ra, mẹ hãy thường xuyên massage cho bé nhằm kích thích sự phát triển của cơ quan xúc giác nói riêng và não bộ của bé nói chung. Massage cho bé sơ sinh còn giúp bé giảm căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch, thở đều nhịp hơn, v.v.

[inline_article id=13565]  

Tương tác với trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

3.3 Thời gian tắm và giấc ngủ

Mặc dù trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi sẽ có những lúc tỉnh táo hơn so với tuần đầu tiên sau sinh nhưng nhu cầu ngủ của bé vẫn rất nhiều, có thể lên đến 18 giờ một ngày. Bên cạnh đảm bảo bé luôn bú đủ và ngủ ngon giấc, mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi đúng cách.

Nên có thời gian tắm cố định trong ngày để giúp bé học cách điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể. Nhiều chuyên gia về giấc ngủ khuyên mẹ không nên cho trẻ bú như một cách để dỗ trẻ ngủ (mặc dù ở độ tuổi này, đây là điều khó tránh khỏi). Thay vào đó, hãy thử tắm và massage cho trẻ sơ sinh ngay trước lúc mẹ muốn cho bé ngủ.

Một số kinh nghiệm tắm cho trẻ sơ sinh hy vọng sẽ giúp ích cho mẹ trong việc chăm sóc bé yêu:

3.4 Chăm sóc vùng kín của trẻ 2 tuần tuổi

Một số bé sơ sinh gái xuất hiện máu hoặc dịch ở vùng kín làm mẹ hốt hoảng. Đây chỉ là hiện tượng bình thường không đáng lo, do ảnh hưởng bởi nội tiết tố bé nhận được từ người mẹ trong thai kỳ. 

Đối với bé trai, nếu chưa cắt bao quy đầu thì mẹ chỉ cần rửa sạch bộ phận này của bé với nước ấm, không cần kéo ra để vệ sinh. Nếu bé đã cắt bao quy đầu, mẹ sẽ thấy có vảy cứng vàng trên dương vật trong tuần đầu tiên. Đừng lo lắng. Chỉ cần mẹ vệ sinh cho con đúng cách như bác sĩ hướng dẫn là được.

3.5 Chăm sóc, vệ sinh rốn

Dây rốn của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi có thể vẫn chưa rụng. Trong vùng rốn sẽ còn dính lại một chút xíu da khô, phần còn lại của cuống rốn. Mẹ đừng nên tác động mà hãy giữ cho rốn khô ráo. Nếu cần, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Mẹ cũng đừng lo khi thấy vết máu nhỏ trên tã của bé. Chỉ cần vệ sinh cẩn thận và làm khô bằng cây tăm bông gòn sau khi tắm bé là được.

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, mẹ lưu ý:

  • Chuẩn bị các dụng cụ chăm sóc rốn: cồn 70 độ, bông vô trùng, gạc vô trùng. Các dụng cụ này rất dễ tìm, hầu hết các nhà thuốc hiện tại đều có bán.
  • Mẹ cần phải rửa tay thật sạch với xà phòng và có thể rửa lại thêm một lần nữa với cồn 70 độ.
  • Kiểm tra những dấu hiệu bất thường tại khu vực rốn của trẻ như cuống rốn mềm nhũn, có dịch mủ chảy ra, mùi hôi, vùng da xung quanh sưng nề đỏ…
  • Lấy bông vô trùng thấm nước muối sinh lý rồi lau xung quanh rốn. Miếng bông đầu tiên sẽ lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn. Miếng bông tiếp theo sẽ dùng để lau vòng quanh rốn (vị trí rốn tiếp xúc với da bụng). Sau đó, dùng miếng bông khác lau phần da xung quanh rốn.
  • Sau khi lau xong, để rốn trẻ khô tự nhiên mà không cần sử dụng băng rốn cho bé.

>> Mẹ xem thêm: Có nên giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh để ‘giữ vía’ cho con thông minh?

3.6 Thay tã

Sau khi đi hết phân su, bé sẽ đi ngoài ít nhất 3 lần mỗi ngày phân lỏng, màu vàng và “hạt cải”. Mẹ đừng tưởng bé bị tiêu chảy mà đó là do bé bú mẹ nên phân bé hơi lỏng. Khi bé khóc, mẹ nhớ kiểm tra tã để nếu tã ướt, bẩn thì thay ngay cho bé. Điều này vừa giúp giữ cho bé sạch sẽ lại thoải mái, không khó chịu.

>> Mẹ có thể tham khảo: Nên cho trẻ mặc tã đến khi nào? 5 cách bỏ tã cho bé

Không để trẻ ở một mình

3.7 Hạn chế người đến thăm

Do hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi còn non yếu, chưa hoàn thiện nên mẹ cần hạn chế việc đến thăm, tiếp xúc với hai mẹ con trong lúc này. Tuy bạn bè, người thân có thiện chí tốt nhưng an toàn của bé vẫn là trên hết.

3.8 Không để trẻ ở một mình

Không bao giờ để trẻ một mình trên giường hoặc những nơi có khoảng cách với mặt đất. Mẹ nghĩ rằng bé chưa biết lật, bò nên sẽ không thể di chuyển xa. Nhưng thực tế hành động quẫy đạp, giật mình vẫn có thể làm bé rơi khỏi giường.

Ngoài ra, nếu bé nằm trong cũi thì vẫn phải có người trông, đề phòng những trường hợp như con nôn, trớ, sặc sữa, bị khăn quấn gây ngạt

4. Lời khuyên của bác sĩ để trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi phát triển tốt

Những tuần đầu cho con bú, mẹ sẽ cảm thấy ngực căng, cứng, nóng. Mẹ nên tiếp tục cho con bú vì đây chỉ là biểu hiện thông thường. Sự căng cứng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và sẽ giảm bớt khi cơ thể mẹ quen dần với việc cho con bú.

Một số cách giảm đau ngực cho mẹ trong giai đoạn này:

  • Tắm nước ấm.
  • Đắp gạc ấm hoặc một chiếc khăn ngâm nước nóng đã được vắt khô lên ngực trước khi cho con bú.
  • Nặn một ít sữa trước khi cho bú. Ngực đầy sữa có thể làm trẻ ngậm núm vú khó khăn hơn, khiến bé đặt miệng ở sai vị trí, bé không thể bú được sữa, dẫn đến đau nhức mô ngực.
  • Mặc loại áo ngực chuyên dụng cho trẻ bú.
  • Cho bé bú mỗi hai đến ba giờ. Đừng né tránh việc cho bú vì cơn đau bởi càng cho bé bú nhiều, ngực mẹ càng thấy dễ chịu hơn.
  • Uống thật nhiều nước để giữ cơ thể cân bằng và duy trì sản xuất sữa.
  • Luân phiên đổi bên ngực cho bé bú.
  • Đắp gạc mát lên ngực sau khi cho con bú. Mẹ cũng có thể thử bằng một túi đá bào hoặc rau quả đông lạnh.

Đau bụng ở trẻ sơ sinh

>> Mẹ có thể xem thêm: Cho con bú đúng cách: Là bản năng đó nhưng cũng phải học!

Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi thật sự không hề đơn giản phải không mẹ? Hành trình phía trước vẫn còn rất dài. Hy vọng niềm hạnh phúc nhìn thấy con thay đổi mỗi ngày sẽ giúp mẹ vượt qua những đau đớn về thể chất, mệt mỏi về tinh thần ở giai đoạn sau sinh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị đau bụng có nguy hiểm đến tính mạng không?

Trẻ sơ sinh bị đau bụng rất khó phát hiện vì bé còn quá nhỏ để có thể nói cho cha mẹ biết. Nếu bé khóc liên tục mà không rõ lý do thì có thể đó là dấu hiệu trẻ sơ sinh đang bị đau bụng. Đau bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải là biểu hiện của một bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến căng thẳng cho cha mẹ và gây bất lợi cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng nguyên nhân do đâu?

Khóc là một bản năng ở trẻ sơ sinh để hướng sự chú ý của cha mẹ đến nhu cầu của mình. Thông thường, bé khóc hờn lâu nhất chỉ khoảng 3 giờ/ngày khi được 6 tuần tuổi.

Sau đó con chỉ khóc một hoặc hai giờ một ngày khi con được 3 – 4 tháng. Những khoảng thời gian còn lại con sẽ chơi ngoan và không quấy khóc nữa. Điều này hoàn toàn tự nhiên và không có gì đáng lo ngại.

Tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện từ 2 đến 3 tuần sau khi sinh. Và điều này sẽ tự biến mất khi bé được 3 đến 4 tháng tuổi. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị đau bụng chiếm tới 30%; có nghĩa đau bụng ở trẻ sơ sinh là một tình trạng khá phổ biến.

Nhưng nếu bé khóc không ngừng và không thể dỗ được mà không có lý do; có thể trẻ bị đau bụng. Đau bụng ở trẻ sơ sinh không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Nhưng nó có thể tiềm ẩn những bệnh lý mà cha mẹ không biết.

Một số bệnh lý khiến cho trẻ sơ sinh bị đau bụng

Mặc dù tình trạng đau bụng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Nhưng nó có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Dưới đây là một số bệnh lý khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng cha mẹ cần lưu ý nhé!

1. Trào ngược dạ dày thực quản 

Trẻ nhỏ bị đau bụng có thể do bị trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dạ dày di chuyển ngược lên thực quản; gây ra những cơn đau bụng cho trẻ sơ sinh. 

2. Hệ tiêu hóa non nớt

Trẻ sơ sinh có hệ thống tiêu hóa vô cùng non nớt. Vì thế bất cứ thứ gì bé ăn vào đều sẽ nhanh chóng chuyển đến ruột ngay cả khi nó chưa được dạ dày nghiền nát hoàn toàn. Điều này, có thể dẫn đến sự hình thành khí hư gây ra nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng.

Hệ tiêu hóa kém cũng khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng

3. Dị ứng sữa mẹ khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng

Một số trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm. Đôi khi bé không hấp thụ được đường sữa hoặc bị dị ứng sữa mẹ. Do đó, khi bé bú sữa mẹ, bé có thể bị đau bụng. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng mẹ nên lưu ý. 

4. Cơ địa nhạy cảm 

Nhiều người cho rằng những em bé nhạy cảm thường hay khóc để giải tỏa căng thẳng về thể chất. Và đau bụng thường diễn ra phổ biến hơn ở những em bé dễ bị căng thẳng. Bởi những tiếng động và âm thanh lạ sẽ khiến trẻ bị giật mình.

5. Nuốt phải nhiều không khí trong khi ăn 

Khi ăn, bé có thể bị nuốt phải không khí gây nên tình trạng đầy hơi; đau bụng. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng dẫn đến khó chịu, quấy khóc.

6. Chế độ ăn uống và lối sống của mẹ khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng

Một số chuyên gia cho rằng, trẻ bị đau bụng cũng có thể xuất phát từ chế độ ăn uống và lối sống của người mẹ trong khi mang thai. Ví dụ, phụ nữ hút thuốc khi mang có khả năng sinh con bị đau bụng. Hoặc mẹ hút thuốc trong thời gian cho con bú cũng có thể gây đau bụng cho bé.

7. Mất cân bằng vi khuẩn lành mạnh 

Những trẻ sơ sinh bị đau bụng thường có hệ vi sinh đường ruột không giống với những trẻ sơ sinh khác. Điều này có nghĩa rằng đã có sự mất cân bằng vi khuẩn lành mạnh ở trẻ sơ sinh bị đau bụng.

Mặc dù hầu hết các trường hợp khóc không ngừng ở trẻ sơ sinh thường liên quan đến đau bụng. Nhưng cha mẹ cũng cần xem xét tới các nguy cơ khác bé có thể gặp phải. Chẳng hạn như thoát vị, nhiễm trùng dạ dày hoặc các bệnh khác… Điều quan trọng đối với cha mẹ là xác định các dấu hiệu và triệu chứng trẻ sơ sinh bị đau bụng.

[inline_article id=211608]

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng thường gặp

Cha mẹ có thể dựa vào cách nhận biết bé sơ sinh bị đau bụng dưới đây để biết tình trạng sức khỏe của con.

1. Bé khóc khác thường 

Cha mẹ thường có thể tìm thấy sự khác biệt rõ ràng giữa khóc đau bụng và khóc bình thường. Trẻ nhỏ bị đau bụng thường phát ra những tiếng khóc to, the thé (khóc thét), khóc liên tục, khó dỗ dành.

2. Khóc từng cơn cùng một lúc 

Trẻ sơ sinh bị đau bụng thường chủ yếu vào khoảng giữa trưa và đau nhiều hơn vào buổi tối. Khi cha mẹ đã cố gắng dỗ dành bé; cho bé ăn; ru bé ngủ nhưng bé không ngưng khóc. Đây là dấu hiệu trẻ đang bị đau bụng.

Bé khóc theo cơn có thể là dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị đau bụng
Cha mẹ cần biết cách nhận biết trẻ sơ sinh bị đau bụng

3. Tư thế cơ thể khi bé khóc

Khi trẻ bị đau bụng, trong khi khóc bé thường cong lưng, ưỡn ngực và nắm chặt tay. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị đau bụng có xu hướng hít nhiều không khí. Vì vậy bé sẽ ợ nhiều hơn bình thường.

Cha mẹ cũng có thể dựa vào các dấu hiệu cơ thể khác khi bé khóc như khuôn mặt đỏ ửng; bụng cứng hơn. Nếu bé khóc kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé tới bác sĩ thăm khám để chẩn đoán chính xác các tình trạng mà bé có thể gặp phải nhé!

>> Mẹ có thể xem thêm bài viết: Khóc dạ đề bao lâu thì hết? Cách chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao?

1. Cho bé uống men vi sinh

Probiotic là một loại men vi sinh lợi khuẩn, rất tốt cho ruột của bé. Vì thế mẹ có thể cho bé uống men vi sinh theo kê đơn của bác sĩ. Nó sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh; tránh khỏi tình trạng đau bụng và khóc kéo dài.

2. Thuốc giảm đau hoặc thuốc đau bụng

Cha mẹ tuyệt đối không được mua thuốc cho bé ở các nhà thuốc. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ và cho bé uống thuốc giảm đau hoặc thuốc đau bụng theo kê đơn của bác sĩ. Trong thời gian này, cha mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước hơn để giúp thải độc ruột tốt hơn. 

3. Dùng sữa công thức

Phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị đau bụng do dị ứng sữa mẹ? Mẹ có thể cho bé uống sữa công thức theo kê đơn của bác sĩ. Công thức sữa thủy phân giúp bé tiêu hóa dễ dàng; làm giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.

4. Sau mỗi lần bú hãy vuốt lưng và bụng cho bé

Trẻ sơ sinh có xu hướng hít phải nhiều không khí trong khi bú. Không khí này bị mắc kẹt và khiến cho trẻ bị đau bụng. Để đẩy khí ra ngoài, sau khi bú, mẹ có thể thực hiện vuốt lưng và bụng cho bé. Mẹ hãy đặt bé ở tư thế thẳng đứng và nhẹ nhàng vuốt lưng và bụng sau mỗi lần bú để giúp bé ợ hơi tốt hơn.

5. Áp dụng bài tập gập gối nhẹ nhàng cho bé

Bài tập gập gối hoặc đẩy đầu gối rất hiệu quả trong việc làm giảm các vấn đề về khí và đau bụng ở trẻ sơ sinh. Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa rồi gập gối của bé, sau đó đẩy về phía bụng. Mẹ có thể cho bé thực hiện bài tập này 4 đến 5 lần mỗi ngày.

6. Dùng dầu để massage cơ thể cho bé sơ sinh bị đau bụng

Massage giúp giảm tình trạng đau bụng ở trẻ

Massage cho trẻ nhỏ với dầu rất hiệu quả trong việc tránh trẻ bị đau bụng. Bên cạnh đó, xoa bóp giúp tiêu hóa tốt hơn và cũng ngăn ngừa sự hình thành khí.

Mẹ có thể làm ấm bất kỳ loại dầu massage dành cho trẻ sơ sinh nào (ô liu, hạnh nhân, dầu tràm…). Sau đó, mẹ hãy massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.

7. Tắm nước ấm cho trẻ sơ sinh bị đau bụng

Tắm cho trẻ sơ sinh với nước ấm là một cách tuyệt vời để giúp bé giảm đau bụng; giúp thư giãn cơ thể và ngủ ngon hơn. Mẹ hãy đổ đầy nước ấm vào chậu tắm cho bé. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng vuốt ve bụng bé để khí đẩy khí ra ngoài giúp mẹ hết đau bụng.

8. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của mẹ

Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị đau bụng? Mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của người mẹ có thể giúp giảm đau bụng ở trẻ sơ sinh. Điều này có thể có hiệu quả trong trường hợp người mẹ cho con bú đang hút thuốc; hoặc ăn một chế độ ăn kiêng có thể gây khó chịu cho trẻ.

Khi nào trẻ sơ sinh bị đau bụng nên đến gặp bác sĩ? 

Đau bụng không phải là một loại bệnh nghiêm trọng, nhưng khi có những dấu hiệu dưới đây cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay:

  • Nếu bé bị tiêu chảy hoặc có dấu vết máu trong phân.
  • Nếu bé bị sốt 38 độ C trở lên.
  • Nếu bé không chịu ăn hoặc tăng cân đúng tiêu chuẩn.
  • Nếu bé bị nôn trớ thường xuyên.
  • Nếu bé bị chướng căng bụng.
  • Nếu bé thường xuyên trong trạng thái buồn ngủ hoặc lờ đờ.
  • Nếu bạn thấy bé hay bị đau ốm hoặc có thể đã bị bất kỳ thương tích nào.

Xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị đau bụng không hề đơn giản. Cha mẹ nên giữ bình tĩnh, đưa bé đến bác sĩ thăm khám. Nếu là trẻ bị đau bụng bình thường; thì có thể sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà. Nhưng nếu là đau bụng do bệnh lý thì phải đưa bé tới bệnh viện để điều trị theo kê đơn của bác sĩ.  

Hy vọng với những thông tin về trẻ sơ sinh bị đau bụng, MarryBaby có thể cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho các cha mẹ. Nếu muốn biết thêm nhiều kiến thức về cách nuôi dạy con nhỏ hãy tham khảo trên Marrybaby nhé.