Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh, theo dõi kỹ, chữa trị nhanh kẻo nguy!

Nếu trẻ bị đau mắt, bố mẹ cần bình tĩnh, xem xét dấu hiệu bệnh để xác định bé bị loại bệnh đau mắt nào. Đồng thời có cách chăm sóc, chữa trị hợp lý để mang lại cửa sổ tâm hồn trong trẻo dễ thương cho bé!

Mức độ nguy hiểm của bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là một việc dễ dàng, đặc biệt là chăm sóc những vấn đề liên quan đến vùng mắt của bé. Đau mắt ở trẻ sơ sinh là một cụm từ dùng để chỉ các loại bệnh liên quan đến mắt.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ mắc các bệnh về mắt như: mắt đổ ghèn nhiều, viêm tắc tuyến lệ, viêm kết mạc mắt, đau mắt đỏ… Những căn bệnh này khá phổ biến, dễ lây lan thành dịch.

Nguy hiểm hơn, nó có thể dẫn tới các biến chứng nặng, có nguy cơ suy giảm thị lực ở trẻ. Nếu không có phương pháp điều trị phù hợp dẫn tới trẻ lâu hồi phục và có thể bị mù lòa.

Các triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ thường đi kèm với một số triệu chứng sau:

  • Mí mắt, tròng mắt đỏ là dấu hiệu nhiễm trùng mắt.
  • Mí mắt sưng, sụp.
  • Mắt bé quá nhạy cảm với ánh sáng do áp lực trong mắt bị gia tăng.
  • Trẻ chảy nước mắt liên tục.
  • Ngứa ngáy khiến bé hay đưa tay dụi mắt.
  • Đồng tử mắt trẻ sơ sinh màu trắng là cảnh báo sớm của bệnh ung thư mắt.
  • Các bé bị bệnh nặng sẽ có màng trong mắt.
  • Mắt bé thường xuyên ra gỉ, ghèn mắt cũng là dấu hiệu mắt trẻ đang có vấn đề bất ổn.

    bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh 1
    Bé có nhiều gỉ vàng ở mắt là dấu hiệu dễ nhận ra nhất khi bị đau mắt

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt

Nguyên nhân chính gây đau mắt đỏ là virus Adenovirus, nhưng cũng có nhiều trường hợp khác là do nhiễm khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn. Những ngày hè hoặc hè chuyển sang thu, khi nhiệt độ lên cao, những cơn mưa xuất hiện và độ ẩm cao là lúc các loại vi sinh vật được tạo điều kiện phát triển thuận lợi nhất. Đây cũng là lúc cơ thể con người dễ sinh mệt mỏi, hệ miễn dịch làm việc ít hiệu quả dẫn đến dễ dàng mắc các bệnh như đau mắt đỏ.

Ngoài ra, việc chủ quan khi để lẫn lộn đồ dùng của bé với những thành viên gia đình khác, ít khi rửa tay, vệ sinh cho con không kỹ hay không chú ý đến việc vệ sinh trong gia đình đều tạo thành những điều kiện khiến bệnh dễ lây lan.

Cách chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là cách chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh, bạn tham khảo nhé.

1. Chắp (lẹo) mắt

Chắp mắt là loại mụn nhỏ mọc ở bờ mi mắt, dưới chân một lông mi. Nguyên nhân chắp là do một loại tuyến nhỏ ở bờ mi bị nhiễm trùng.

Chắp chóng khỏi nhưng dễ bị lại. Muốn trị chắp, mẹ chỉ cần bôi lên chắp loại thuốc pommát kháng sinh. Tất nhiên trước khi thoa, mẹ cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ.

[inline_article id=194983]

2. Ðau mắt đỏ

Một số trường hợp các trẻ nhỏ sẽ vừa bị ho, vừa đau mắt đỏ. Lòng trắng mắt ngứa, hơi sưng và màu đỏ. Khi trẻ hết ho, mắt cũng sẽ tự khỏi.

Nếu trẻ bị đau mắt, lòng trắng mắt có vệt đỏ, luôn chảy nước mắt; buổi sáng mí mắt dính vào nhau, gỉ màu vàng nhiều đến nỗi trẻ không mở mắt được, mẹ phải đưa con đi khám mắt ngay.

Để bé dễ chịu hơn, bạn rửa nhẹ mắt bé bằng nước ấm. Nếu bé mới được mấy tuần tuổi mà đã bị đau mắt như vậy, mẹ phải tìm xem có phải trẻ bị tắc ống lệ đạo (đường dẫn nước mắt) hay không.

3. Chứng đau mắt ở trẻ khi mới sinh

Trẻ sơ sinh bị đau mắt nhỏ thuốc gì? Trẻ ngay sau khi sinh rất dễ bị lây nhiễm chất bẩn hay vi trùng vào mắt. Bởi vậy, khi mới lọt lòng, trẻ thường được các bà đỡ tra thuốc phòng bệnh vào mắt như dung dịch nitrat bạc.

Vì nitrat bạc cũng không diệt được một số vi trùng như trùng bệnh chlamydia, ngày nay người ta thường nhỏ thêm thuốc kháng sinh như cycline.

đau mắt ở trẻ sơ sinh 2
Các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ tra mắt cho bé cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ

4. Trẻ mới sinh bị gỉ ghèn ở mắt

Nhiều em bé mới sinh ra đã bị gỉ ghèn ở mắt, khiến các bà mẹ lo lắng. Khi bé bị thế này, bạn nên làm gì?

Bé bị gỉ ghèn do đâu?

Đây là một chứng nhiễm trùng thông thường, do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng (máu, dịch ối…) chảy vào mắt. Cũng có trường hợp do vệ sinh kém gây ra.

Nhiều trường hợp gỉ đùn dính với lông mi bít kín mắt bé, nếu không vệ sinh kịp thời, gỉ khô đóng tảng lại khiến bé rất khó khăn khi mở mắt ra. Có trường hợp bé bị nhiễm trùng nặng: gỉ đùn có màu vàng như mủ và tình trạng này kéo dài 3-5 ngày không khỏi.

Bạn cần đưa bé đi khám – có thể bé bị các bệnh nặng về mắt nếu không được chữa trị kịp thời.

Mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bị đau mắt nhỏ thuốc gì? Trẻ sơ sinh bị ghèn ở mắt nhỏ thuốc gì? Bạn nên chuẩn bị bông gòn sạch, nhúng vào nước nhỏ mắt mũi 0,9%, sau đó lau mắt cho bé thật nhẹ nhàng. Tuy nhiên, mẹ tránh lau sâu vào trong mắt bé quá kẻo gây tổn thương mắt.

Ngày vệ sinh 2-3 lần hoặc lau nhẹ bất cứ khi nào gỉ đùn ra. Các chị em không nên tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt cho bé. Trên thị trường có những loại thuốc nhỏ mắt có tính năng “rửa mắt”, dành cho trẻ sơ sinh. Để cẩn trọng hơn, bạn nên tư vấn bác sĩ trước khi mua thuốc cho bé.

Phòng ngừa nhiễm trùng mắt cho bé

Để tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh, bạn nên rửa mặt cho bé 6 tháng tuổi trở xuống bằng nước đun sôi để nguội, lau mắt bằng dung dịch nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%. Mẹ nhớ giặt riêng khăn mặt của trẻ và phơi ngoài nắng để diệt khuẩn.

đau mắt ở trẻ sơ sinh 3
Mẹ nên dùng khăn lau mắt riêng cho bé để đảm bảo vệ sinh

Bạn cũng không nên dùng khăn mặt của bé để vệ sinh các vùng cơ thể khác. Để ngừa đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn, chị em cần giúp bé rửa tay với xà bông và nước ấm thường xuyên. Bạn nhớ đừng để bé dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, tăm bông vệ sinh mắt, khăn giấy, gối đầu với người khác.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh những điều sau:

  • Không xông mắt bằng những nguyên liệu như lá trầu: Mẹ không biết được thành phần bên trong lá trầu bao gồm những gì, lá có được đảm bảo vệ sinh hay không. Đôi mắt của trẻ sơ sinh cũng rất nhạy cảm, hơi nóng từ lá trầu có thể khiến tình trạng đau mắt càng nặng hơn.
  • Không nên lau mắt bằng khăn: Sử dụng bông y tế là lựa chọn an toàn nhất, vì bông chỉ dùng một lần rồi bỏ sẽ hạn chế được nguy cơ lây bệnh.
  • Không sử dụng nước muối ăn pha loãng: Muối ăn không phải là lựa chọn tốt để rửa mắt cho bé vì muối có thể lẫn tạp chất, bụi bẩn. Mẹ nên mua nước muối sinh lý từ hiệu thuốc để đảm bảo chăm sóc tốt cho đôi mắt của bé.

Với những cách chữa bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh kể trên, mẹ có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, sau 1, 2 ngày nếu không khỏi hoặc trở nặng, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện khám. Trong thời gian bệnh, mẹ nên cho con bú nhiều, ăn uống đầy đủ để giữ sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch để nhanh bình phục.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Đọc bệnh về mắt trẻ sơ sinh qua dấu hiệu bất thường

Ngoài những nguyên nhân bẩm sinh, mắt trẻ sơ sinh có thể bị tổn thương do va chạm với tay chân, nước rơi vào mắt hay trẻ làm rơi đồ chơi vào mặt… Trẻ sơ sinh mắc bệnh về mắt cần được theo dõi, thăm khám kịp thời nhằm phòng ngừa các rủi ro giảm thị lực của trẻ.Mắt trẻ sơ sinh

Ngay sau khi sinh, trẻ đã có thể gặp những bệnh về mắt. Quan sát thường xuyên mẹ sẽ dễ nhận biết được các bệnh về mắt ở trẻ và dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh

Phần lớn trẻ sơ sinh được sinh ra với đôi mắt khỏe mạnh. Các bé có thể phát hiện luồng ánh sáng ở gần mình. Trong những ngày đầu đời, bé chỉ nhìn được trong phạm vi 25cm và tầm nhìn của bé sẽ được tăng lên nhanh chóng. Ngay trong thời gian đầu tiếp xúc với con, mẹ có thể nhận ra dấu hiệu các bệnh về mắt như:

  • Trẻ sơ sinh bị ghèn mắt, mí mắt đỏ: Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng mắt.
  • Hai mắt không phối hợp cùng nhau: Dấu hiệu rối loạn sự vận động của các cơ mắt.
  • Con ngươi trắng: Cảnh báo ung thư vùng mắt hoặc đục thủy tinh thể.
  • Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt nhiều không phải do bé khóc: Dấu hiệu tắc tuyến lệ.

Các bệnh về mắt trẻ sơ sinh phổ biến

1. Viêm tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân thường gặp nhất khiến mắt của trẻ sơ sinh bị đỏ, nhiều ghèn là do chướng ngại vật trong ống dẫn lệ của bé cản trở nước mắt không thể chảy xuống gây ra tắc nghẽn.

Đây là một bệnh về mắt tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể thường xuyên vuốt dọc sống mũi, từ điểm khởi đầu là khóe mắt của bé đến điểm kết thúc là hai lỗ mũi để giúp làm thông tuyến lệ.

Trong trường hợp trẻ bị tắc tuyến lệ nặng thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và đưa ra chỉ định thích hợp. Mẹ tuyệt đối không nên cho bé thông tuyến lệ ở những địa chỉ không uy tín và không chuyên về nhi khoa.

♦ Dấu hiệu nhận biết:

  • Trẻ khóc không có nước mắt, đồng thời có luồng trào ngược một thứ chất nhầy được sản xuất trong túi lệ. Vùng da ấy có thể nổi ban đỏ do bị kích ứng hoặc cọ xát khi nước mắt rơi xuống.
  • Một dấu hiệu khác của tắc tuyến lệ là trẻ sơ sinh hay bị chảy nước mắt, mắt lúc nào cũng ướt như vừa khóc và có gỉ mắt, đặc biệt khi sáng thức dậy.Viêm tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

2. Đau mắt đỏ (viêm kết mạc)

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ chủ yếu do nhiễm virus, vi khuẩn. Bệnh cũng có thể do dị ứng, do kích ứng (khói, bụi, hóa chất trong bể bơi). Một số loại vi khuẩn có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở và làm tổn thương đôi mắt của bé. Mẹ nên theo dõi kỹ và kiểm tra khả năng nhìn, nhanh chóng phát hiện những bất thường ở đôi mắt của con để tìm cách chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh nhé.

♦ Dấu hiệu nhận biết đau mắt ở trẻ sơ sinh

  • Thời giản ủ bệnh có thể 2-3 ngày hoặc vài tuần, tùy vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Trẻ có các các triệu chứng mệt, ho, sốt, nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ.
  • 5-7 ngày sau một bên mắt bị đỏ, trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt, chảy nước mắt. 3-5 ngày sau mắt còn lại sẽ bị lây bệnh và có các triệu chứng như bên mắt đã bị bệnh.

*Lưu ý: Các mẹ không nên nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh để chữa bệnh đau mắt đỏ nhé. Cách này phản khoa học, có thể khiến tình trạng bệnh của bé thêm nghiêm trọng hơn.Mắt trẻ sơ sinh

3. Lẹo mắt hay mí mắt đỏ

Bệnh liên quan tới việc nhiễm trùng mắt. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng có thể gây kích ứng, làm cho mắt sưng mủ. Bé cảm thấy khó chịu khi bị bệnh. Một số trường hợp, vì không điều trị đúng cách và kịp thời, mắt bé gặp phải tình trạng nhiễm trùng và làm giảm thị lực.

♦ Dấu hiệu nhận biết:

  • Lẹo mắt xuất hiện khi vi khuẩn làm tổ tại một trong các tuyến dầu nhỏ ở chân lông mi, chẳng hạn như staphylococcus aureusinfect.
  • Khi bị nhiễm vi khuẩn, vùng mí mắt bị đau, đỏ, sưng mủ hay phồng nước.
  • Nhìn kỹ vào mắt bé, mẹ sẽ thấy chỗ sưng có thể có rỉ dịch màu vàng hay trắng, mí mắt của bé trông có vẻ dày lên.

4. Lác mắt, lé mắt

Các cơ mắt của trẻ sơ sinh chưa phối hợp tốt với nhau có thể làm cho mắt bé trông như bị lé hay lác. Tuy nhiên, sau một thời gian, đôi mắt sẽ trở lại bình thường.

Đối với trẻ trên 1 tuổi, tình trạng hai mắt không phối hợp đồng bộ, khi thì tụ lại một chỗ, khi thì nhìn về các hướng rời rạc với nhau có thể là hậu quả của cận thị, loạn thị và viễn thị. Do đôi mắt thường xuyên phải điều chỉnh dẫn đến tình trạng thị lực sút kém (nhược thị), bé chỉ còn nhìn được với thị lực 2-3/10 và phát hiện càng muộn thì tình trạng càng nặng.

Nếu thật sự trẻ bị lác mắt, bác sĩ sẽ hướng dẫn phương pháp điều trị và luyện tập mắt. Băng kín bên mắt không bị tật lại để luyện tập cho mắt kia, cho bé đeo mắt kính đặc biệt để điều chỉnh hướng nhìn.Lác mắt, lé mắt ở trẻ

5. Đau mắt thông thường

Rất nhiều trẻ sơ sinh đau mắt khi bé bị ho với các triệu chứng như lòng trắng mắt ngứa, hơi sưng và có màu đỏ. Khi bé hết ho, mắt cũng khỏi. Trường hợp này mẹ có thể dùng thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh, do bác sĩ chỉ định, để giúp con điều trị nhé.

[inline_article id=168442]

Đối với trẻ nhỏ, thật khó để mẹ khẳng định các bệnh về mắt. Một số tật về mắt như cận thị, nhược thị không được biểu hiện ra bên ngoài và bé cũng còn quá nhỏ, không thể nói cho mẹ biết vấn đề mình gặp phải. Chính vì vậy, mẹ cần đưa con đi khám kiểm tra sức khỏe đúng lịch hẹn theo các mốc quan trọng như 6 tháng, 1 tuổi, 18 tháng, 2 tuổi để kịp thời phát hiện các bệnh về mắt và điều trị sớm cho bé.