Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Mẹ nên làm gì?

Vậy trẻ sơ sinh bị ho 1-2 tiếng có sao không? Trẻ sơ sinh bị ho 1-2 tiếng thì phải làm sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.

1. Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho 1-2 tiếng có sao không?

Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Do đó mà bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Điều này khiến nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng không biết trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không.

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh lâu lâu ho 1-2 tiếng không có gì đáng lo ngại. Hệ thống miễn dịch của trẻ em trong độ tuổi này chưa hoàn thiện, làm cho trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp. Ho là một cách để làm sạch đường thở và loại bỏ các tác nhân kích ứng hệ hô hấp như chất nhầy, nước bọt và khói bụi. Trẻ sơ sinh lâu lâu bị ho vài tiếng không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh tật.

[key-takeaways title=””]

Nếu trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng và không có triệu chứng bất thường khác đi kèm thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Đây chỉ là một hiện tượng vô cùng bình thường.

[/key-takeaways]

Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho kéo dài, ho liên tục hoặc đi kèm với sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở và ảnh hưởng đến chế độ ăn ngủ, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: Khi trẻ bị sốt nên làm gì? Hướng dẫn hạ sốt cho trẻ nhanh và an toàn

2. Vì sao trẻ sơ sinh bị ho 1-2 tiếng?

Như vậy là lời đáp cho vấn đề “Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không?” đã được tiết lộ. Mặc dù ho là một phản xạ tự nhiên giúp bảo vệ đường thở khỏi tắc nghẽn, nhưng khi thấy trẻ sơ sinh lâu lâu bị ho vài tiếng, bạn cũng cần theo dõi sát sao biểu hiện của bé để tìm ra nguyên nhân khiến con bị ho.

Thường thì, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ho là do các nguyên nhân như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng xoang, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn… Tuy nhiên, những cơn ho do những nguyên nhân này thường kéo dài. Nếu trẻ nhỏ ho trong khoảng 1-2 tiếng đôi khi, bạn có thể xem xét những tác nhân sau:

  • Khói thuốc lá: Nếu trong gia đình có người hút thuốc hoặc có người mới tiếp xúc với khói thuốc lá và mùi thuốc bám trên quần áo, trẻ có thể nhạy cảm với mùi thuốc và bắt đầu ho trong một vài tiếng.
  • Khói bụi: Đây có thể là tác nhân kích thích đường thở của trẻ, gây ra những cơn ho đột ngột.
  • Phấn hoa: Nếu trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh bị dị ứng với phấn hoa, trẻ có thể ho hoặc hắt hơi mỗi khi tiếp xúc gần với chúng.
  • Lông động vật: Một số trẻ bị dị ứng với lông động vật và có thể ho trong khoảng 1-2 tiếng khi tiếp xúc gần với thú cưng.
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho 1-2 tiếng có sao không? Thông thường, trẻ bị ho là do sốt, cảm lạnh, cảm cúm, viêm phổi...
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho 1-2 tiếng có sao không? Thông thường, trẻ bị ho là do sốt, cảm lạnh, cảm cúm, viêm phổi… 

3. Trẻ sơ sinh bị ho khi nào cần đi khám?

Ngoài vấn đề “Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không?”, cha mẹ cần lưu ý nhận biết các triệu chứng bất thường ở trẻ để đưa bé đi khám kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng cần chú ý:

  • Thở khò khè.
  • Nhịp thở nhanh hơn bình thường.
  • Khó thở.
  • Da xanh xao, tím tái.
  • Sốt cao từ 38 độ C trở lên.
  • Ho kéo dài hơn vài giờ mỗi lần.
  • Ho kéo dài hơn 2 tuần.
  • Ho ra máu.
  • Ho do mắc nghẹn dị vật.
  • Nghe tiếng rít khi hít vào (thở rít).
  • Mất nước.
  • Bỏ bú.
  • Ngủ nhiều, khó đánh thức.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi, thở khò khè phải làm sao?

4. Trẻ sơ sinh bị ho 1-2 tiếng thì phải làm sao? 

“Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không” đã được giải đáp. Việc ho 1-2 tiếng ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường không quá nghiêm trọng và có thể được giảm đi bằng các biện pháp đơn giản tại nhà như sau:

  • Tắm nước ấm cho bé: Bé hít hơi ấm của nước sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi được thông đường thở. 
  • Vệ sinh mũi của bé thường xuyên: Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý có thể giúp làm sạch đường thở của bé, hạn chế cơn ho và hắt hơi bất chợt.
  • Cho bé bú thường xuyên: Bú đủ sẽ giúp làm ẩm đường thở của bé, khắc phục tình trạng ho khan do khô cổ họng.
  • Hạn chế hút thuốc lá và tiếp xúc với người hút thuốc lá: Khói thuốc lá có thể gây vấn đề về hô hấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do đó hạn chế hút thuốc lá và đảm bảo bé không tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên: Dọn dẹp nhà cửa và phòng ốc giúp loại bỏ bụi bẩn gây ra ho cho trẻ.
  • Loại bỏ các dị nguyên khỏi môi trường sống của bé: Hít phải phấn hoa, lông động vật và các dị nguyên khác có thể khiến bé ho trong một vài tiếng. Hạn chế tiếp xúc của bé với những dị nguyên này để trẻ không còn bị ho.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc các bệnh hô hấp: Điều này giúp hạn chế trẻ bị lây bệnh. Trường hợp trẻ có dấu hiệu ho kèm với các triệu chứng khác thì cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm.

>> Xem thêm: 7 cách trị viêm họng cho bé bằng thảo mộc từ dân gian

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho 1-2 tiếng có sao không? Phải làm sao?
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho 1-2 tiếng có sao không? Phải làm sao? 

5. Cách nghe tiếng ho đoán bệnh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 

Mặc dù trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không thì câu trả lời là không, nhưng có 1 số ít trường hợp trẻ bị ho là do mắc một số bệnh đáng chú ý cần đi khám ngay. Mẹ có thể nhận biết nguyên nhân gây ho thông qua tiếng ho của bé. 

  • Ho do cảm lạnh: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi, sốt, ho nhiều về đêm.
  • Ho do hen suyễn: Cơn ho thường kèm theo triệu chứng thở khò khè, khó thở.
  • Ho do viêm thanh khí phế quản: Tiếng ho nghe như tiếng chó sủa.
  • Ho gà: Trẻ thường ho thành từng cơn trong nhiều tuần và có triệu chứng thở rít.
  • Ho do nuốt phải dị vật: Cơn ho bắt đầu đột ngột và kèm theo tiếng thở khò khè.
  • Ho do dị ứng: Bé thường ho khan, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt…

[inline_article id=314310]

[key-takeaways title=”Kết luận”]

Tóm tại, nếu trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không thì câu trả lời là không. Trẻ chỉ ho một vài tiếng đôi khi mà không có triệu chứng bất thường khác, không cần quá lo lắng. Đó chỉ là cơn ho bình thường.

[/key-takeaways]

Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho kèm theo các triệu chứng bất thường hoặc nếu bạn có nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của bé, hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các triệu chứng bất thường có thể bao gồm thở khò khè, nhịp thở nhanh hơn bình thường, khó thở, da xanh xao hoặc tím tái, sốt cao, ho kéo dài hơn vài giờ/lần, ho kéo dài hơn 2 tuần, ho ra máu, ho do mắc nghẹn dị vật, tiếng rít khi thở, mất nước, bỏ bú, ngủ nhiều và khó đánh thức.

[recommendation title=””]Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bật mí công thức chăm trẻ sơ sinh bị ho chuẩn nhất

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho
Trẻ sơ sinh rất hay bị ho bởi khả năng tự bảo vệ và hệ miễn dịch của bé rất kém

1/ Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho

Ho không phải là một loại bệnh mà đây là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh rất kém vì vậy khả năng mắc bệnh sẽ càng cao.

Thay đổi thời tiết: Sức đề kháng của trẻ sơ sinh tương đối thấp do đó khi thời tiết thay đổi các tác nhân gây bệnh sẽ càng phát triển mạnh làm cho bé dễ bị ho.

Môi trường ô nhiễm: Các chất bụi bẩn, độc hại chứa rất nhiều vi khuẩn có hại và chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé thông qua đường hô hấp. Theo đó, phổi và khí quảng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng khiến cho trẻ sơ sinh bị ho.

Ho do cảm lạnh: Khi không được chăm sóc chu đáo, vào mùa đông trẻ dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến tình trạng ho, hắt hơi, sổ mũi, nóng sốt…

Trẻ bị ho do bệnh lý: Có rất nhiều căn bệnh khác nhau có chung triệu chứng ho chẳng hạn như: Bệnh hen suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm tắc thanh quản, ho gà. Đây là những bệnh khá nguy hiểm đến sức khỏe của bé do đó cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.

2/ Công thức chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho chuẩn nhất

Chăm sóc

– Mẹ cần hạn chế việc để trẻ sơ sinh khóc, bởi khóc nhiều sẽ kích thích các cơn ho khiến trẻ ho nhiều hơn.

– Không nên cho bé ra ngoài, tránh tiếp xúc với không khí lạnh hoặc gió để phòng bệnh trở nặng hơn.

– Cần kiêng sử dụng quạt gió, máy điều hòa. Nếu bắt buộc phải dùng thì mẹ cần chú ý không để luồng gió thổi trực tiếp vào người bé, đặc biệt là phần mặt và nên để xoay quạt xuống phía dưới chân. Chỉ nên bật điều hòa ở nhiệt độ từ 28-30 độ C, mặc cho bé áo tay dài và quần dài để giữ ấm.

– Khi ngủ vào ban đêm nên choàng cho bé một chiếc khăn sữa mỏng vào cổ để tránh bị nhiễm lạnh. Bôi dầu tràm hay dầu khuynh diệp lên phần thóp, bụng và lòng bàn chân.

Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho bé: Đối với trẻ còn bú mẹ thì cần tích cực cho bé bú nhiều hơn. Với bé vào giai đoạn ăn dặm mẹ nên bổ sung các loại rau xanh giàu vitamin A, chất sắt từ thịt bò, thịt gia cầm, trứng, sữa…Cũng như các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt nhằm tăng cường hệ miễn dịch.

– Hầu hết mọi trẻ bị ốm đều rất biếng ăn vì vậy mẹ hãy nấu thành những món có nhiều nước, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh để bé dễ ăn hơn. Đặc biệt, cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, không kiêng khem quá mức.

Cho bé dùng thuốc

– Những trường hợp trẻ sơ sinh bị ho nhẹ, vẫn ăn uống bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần chăm sóc tốt kết hợp với vài bài thuốc trị ho dân gian sẽ giúp bé nhanh khỏi: Quất chưng mật ong; Lá hẹ và đường phèn hấp cách thủy cho bé uống; Nước cốt lá húng chanh…

– Nếu bé bị ho nhiều, ho có đờm đặc, sau mỗi lần ho bé bị nôn trớ, kèm theo sốt cao thì cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc một căn bệnh nào đó. Và lúc này, việc dùng thuốc phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho

– Không tự ý cho con dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh

– Ho thường khiến cho đường thở của bé gặp khó khăn do đó mẹ nên vệ sinh mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý

– Không nên vội dừng thuốc ngay khi thấy đỡ

– Ăn thức ăn lạnh sẽ khiến bé bị ho nhiều hơn, vì vậy mẹ cần để ý điều này

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

3 sai lầm mẹ cần tránh khi cho con uống thuốc kháng sinh

Dưới đây là 3 sai lầm thường gặp nhất khi mẹ cho con uống thuốc kháng sinh. Tham khảo ngay để bảo vệ sức khỏe con yêu, mẹ nhé!

Cho trẻ uống thuốc kháng sinh
Cho trẻ uống thuốc kháng sinh không đúng, bệnh không khỏi mà còn có thể phát triển nặng hơn

1/ Tự ý “kê đơn” 

Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch non yếu nên rất dễ trở thành đối tượng tấn công của các loại virut, vi khuẩn gây bệnh. Khi thấy bé bị ho, sổ mũi, quấy khóc, thậm chí bỏ ăn, hẳn không mẹ nào có thể ngồi yên được. Chính vì vậy, nhiều mẹ tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh khi chưa rõ nguyên nhân phát bệnh. Cách làm này không những không giúp bé trị dứt bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng bệnh mà còn có thể làm bệnh thêm nặng. Thực tế cho thấy, thuốc kháng sinh được dùng để trị bệnh do vi khuẩn gây nên. Những bệnh do virut gây ra, như bệnh viêm hô hấp, không cần thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh.

2/ Không uống đủ liều

Theo các chuyên gia, kháng sinh cần được uống đủ liều, liên tục trong một khoảng thời gian ngay cả khi triệu chứng bệnh đã giảm để đảm bảo vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn. Tự ý ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ. Lần sau mắc bệnh, bé có khả năng phải dùng đến loại kháng sinh khác, đắt tiền cũng như có nhiều tác dụng phụ hơn.

3/ Tự ý đổi thuốc

Để kết quả điều trị tốt, mẹ cần cho bé uống kháng sinh trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, với tâm lý nóng vội, khi thấy con uống thuốc 2-3 ngày chưa thuyên giảm, nhiều mẹ tự ý đổi thuốc cho con. Không chỉ gia tăng tình trạng kháng thuốc, bởi chưa dùng đúng, đủ liều, tự ý đổi thuốc cũng có thể làm triệu chứng bệnh thêm nặng. Nguyên nhân là do chọn sai loại thuốc kháng sinh, vì mỗi loại thuốc chỉ có thể ngăn chặn một loại vi khuẩn nhất định.

[inline_article id=4831]

Lưu ý dành cho mẹ:

– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, thành phần và hạn dùng trên bao bì thuốc. Tránh để thuốc lẫn lộn lọ này lọ kia.

– Tránh trường hợp cho trẻ uống 2 liều thuốc quá gần nhau, mẹ nên cho con uống thuốc theo giờ “giới nghiêm” của bác sĩ. Tuyệt đối tránh đẩy thêm liều.

– Lưu lại một danh sách tất cả các loại thuốc trẻ từng dùng

– Cất thuốc ở nơi ngoài tầm với của trẻ. Tốt nhất, với những bé đã lớn, mẹ nên dạy con cách uống thuốc đúng, đừng “dụ” bé thuốc là kẹo.

– Nếu lỡ cho bé uống quá liều hoặc khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và theo dõi.