Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Top 9 mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ gợi ý cho cha mẹ một số mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả để cha mẹ không cần lo lắng tình trạng vàng da ảnh hưởng đến sức khỏe bé nữa.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân:

  • Nguyên nhân sinh lý: Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ diễn ra khi cơ thể bé thừa quá nhiều Bilirubin trong máu. Tình trạng này thường xuất hiện khi trẻ được 2-4 ngày tuổi và thường tự giảm đi sau 2 tuần.
  • Nguyên nhân bệnh lý: Trẻ sơ sinh vàng da do bệnh lý nghiêm trọng như tế bào huyết tương bất thường, mức độ tăng tế bào máu cao, nhiễm trùng, thiếu enzyme, hoặc nhiều yếu tố khác làm cơ thể trẻ khó loại bỏ bilirubin.

Bilirubin là một hợp chất hữu cơ màu vàng được tạo ra trong quá trình phân giải hồng cầu cũ và tổng hợp trong gan. Hồng cầu cũ bị phá hủy và bilirubin được sản xuất từ heme, một phần của hemoglobin trong hồng cầu. Bilirubin sau đó được gan biến đổi và tiết ra qua mật để được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua tiêu hóa.

Một phần nhỏ bilirubin cũng được tiết ra thông qua nước tiểu. Khi có sự cố trong quá trình này, như sự tích tụ của bilirubin trong cơ thể do vấn đề về gan hoặc hệ tiêu hóa, người bệnh có thể trở nên vàng da và mắt (hiện tượng gọi là vàng da). Bilirubin cũng có thể tăng cao trong trường hợp các bệnh gan hoặc tiểu đường.

Việc đo lượng bilirubin trong máu có thể được thực hiện để đánh giá sức khỏe gan và phát hiện các vấn đề liên quan đến bilirubin trong cơ thể.

>> Mẹ xem thêm: Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da? Bé bị vàng da có sao không?

Cách chữa vàng da ở trẻ sơ sinh theo quan điểm y khoa 

Thông thường, bệnh vàng da nhẹ thường sẽ tự khỏi khi gan của trẻ trưởng thành. Mẹ cho bé bú đủ sẽ giúp trẻ đào thải bilirubin qua cơ thể.

Để tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh bớt trở nên nghiêm trọng, mẹ có thể tham khảo các cách hỗ trợ trị vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây. Tuy nhiên, mẹ cần nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn. 

1. Cho trẻ tắm nắng

Mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng ánh sáng

Ánh sáng mặt trời sẽ giúp cung cấp vitamin D cho cơ thể bé và có thể cải thiện tình trạng vàng da của bé. Đây là một mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh dễ thực hiện.

2. Cho bé bú đủ sữa mẹ 

Trẻ sơ sinh bị vàng da có thể do bú không đủ sữa mẹ. Chính vì thế, một mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh chính là cho bé bú đủ sữa mẹ. Sữa mẹ chứa các chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ sự phát triển cho cơ thể trẻ, đặc biệt là gan; từ đó giúp loại bỏ bilirubin thừa ra khỏi cơ thể và giảm tình trạng vàng da ở bé.

Lưu ý: Sữa mẹ có thể gây vàng da trong một số trường hợp. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé bú đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ.

[key-takeaways title=””]

Ngoài ra, nếu có nguyên nhân cơ bản, em bé sẽ cần được điều trị tình trạng này để giải quyết các triệu chứng

[/key-takeaways]

>> Mẹ xem thêm: Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ và sữa công thức theo tháng

Mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh

Các mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh dưới đây vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Vì vậy, trước khi áp dụng mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ nhé.

1. Cho bé sơ sinh uống nhiều nước

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh thường gây mất nước trong cơ thể của bé. Vì vậy, việc quan trọng mà các mẹ cần làm là đảm bảo rằng bé được cung cấp đủ lượng nước. Cho bé uống nhiều nước là mẹo dân gian đơn giản và vô cùng cần thiết để chữa trị tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà và giúp trẻ duy trì sức khỏe tốt.

Lưu ý: Mẹ chỉ nên cho bé uống nước khi trẻ bắt đầu ăn dặm

2. Mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng táo tàu

Trong táo tàu có chứa các dưỡng chất giúp hỗ trợ điều trị tình trạng vàng da ở bé. Mẹ nên bổ sung táo tàu vào khẩu phần ăn của mình và cho bé bú sữa mẹ để tình trạng vàng da ở trẻ dần được cải thiện.

3. Mẹo chữa vàng da trẻ sơ sinh bằng nước ép lúa mì

Cỏ lúa mì là một trong những thực phẩm có khả năng hiệu quả trong việc giải độc và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.

Vì vậy, tương tự như với táo tàu, mẹ nên bổ sung nước ép cỏ lúa mì vào chế độ ăn uống của mình và cho bé bú sữa mẹ.

4. Tắm lá chè xanh

Tắm lá chè xanh tươi là một mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh đơn giản và an toàn

Tắm lá chè xanh tươi là một mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh đơn giản và an toàn. Lá chè xanh có chứa các hợp chất như polyphenol, phenolic, và catechin có khả năng kháng viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn trên da và tăng cường hệ thống miễn dịch. Cha mẹ có thể sử dụng lá chè xanh để tắm bé nhằm điều trị tình trạng vàng da.

Sau khi tắm xong, cha mẹ có thể thoa dầu tràm trà để giữ ấm cơ thể cho bé.

5. Tắm cỏ mần trầu

Theo Đông y, cỏ mần trầu được biết đến với tính mát và hương vị ngọt chát, có khả năng thanh mát, giải độc, và tiêu viêm. Ngoài ra, loại cỏ này còn được biết đến với khả năng điều trị các vấn đề liên quan đến da và hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch. Vì vậy, cha mẹ có thể sử dụng cỏ mần trầu để nấu nước tắm cho bé nhằm hỗ trợ điều trị vàng da. Hãy tắm cho trẻ 2-3 lần mỗi tuần để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

>> Mẹ xem thêm: Hướng dẫn cách tắm nước gừng cho bé trị được bách bệnh

6. Sử dụng thảo dược

Mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng cách thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày các loại trà thảo dược như trà hoa chuông, trà bồ công anh, và những loại thảo dược tương tự. Các loại thảo dược này có khả năng giúp thanh lọc cơ thể và khi bé được cho bú sữa mẹ, tình trạng vàng da của bé sẽ dần cải thiện.

Mẹ cần lưu ý điều gì khi chữa vàng da cho trẻ bằng mẹo dân gian?

Khi sử dụng mẹo dân gian để chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh bằng các loại lá, cha mẹ cần lưu ý:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện
  • Cho bé tiếp xúc với nước tắm ở một vùng da nhỏ để xem có bị dị ứng hay không.
  • Đảm bảo lá được lựa chọn sạch sẽ và rửa kỹ bằng nước muối pha loãng.
  • Lá nên được đun sôi trong nước, sau đó lọc lấy nước, loại bỏ bã và điều chỉnh nhiệt độ nước để phù hợp với da của trẻ.
  • Thời gian tắm bé không nên quá 5 phút và sau đó tắm lại bằng nước sạch.
  • Sử dụng khăn khô mềm để lau người cho bé sau khi tắm.
  • Nếu sau vài ngày sử dụng mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh mà không thấy tác dụng hoặc bé có dấu hiệu dị ứng, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và đưa bé đến bác sĩ để thăm khám.

[inline_article id=293693]

Mẹ có thể kết hợp các cách điều trị theo chỉ định từ bác sĩ bên cạnh sử dụng những mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các phương pháp trên đây để có cách chữa trị bệnh cho con đúng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì để bé nhanh hết bệnh?

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì là băn khoăn của rất nhiều mẹ bỉm. Vì chế độ ăn của mẹ sau khi sinh sẽ góp phần quan trọng cùng bác sĩ giúp bé cưng lấy lại làn da hồng hào đáng yêu như thiên thần.

1. Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?

1.1 Trái cây: dưa hấu, bưởi, chanh, bơ, dứa, táo

Sau mỗi bữa ăn mẹ có thể ăn thêm các loại trái cây theo mùa như dưa hấu, bưởi, chanh, bơ, dứa, táo, dưa leo… để tăng cường khả năng kích thích men gan, lọc thận, giải độc cơ thể.

Ngoài ra, những loại trái cây này còn giúp cân bằng độ pH trong cơ thể mẹ tạo điều kiện cho quá trình tiết sữa nuôi con diễn ra hiệu quả.

Trái cây là món không thể thiếu!
Trẻ sơ sinh vàng da mẹ nên ăn trái cây gì? Dưa hấu, bưởi, chanh, bơ, dứa, táo, dưa leo,..

1.2 Bổ sung các loại rau xanh lá hoặc thực phẩm giàu chất xơ

Bé bị vàng da, mẹ nên bổ sung một số loại rau như cải xoăn, bắp cải, măng tây, cải xoong, bông cải xanh… Ngoài ra, ăn nhiều sả, rong biển cũng giúp nguồn sữa mẹ chất lượng hơn, đẩy lui căn bệnh vàng da ở bé.

Rau xanh giàu vitamin, khoáng chất và là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của phụ nữ mang thai và sau sinh. Nếu chẳng mau trẻ sơ sinh bị vàng da; mẹ cần đặc biệt ưu tiên ăn nhiều loại rau lá xanh trong thực đơn mỗi ngày.

>> Liên quan đến trẻ sơ sinh bị vàng da: Mẹ sau sinh nên ăn rau gì?

1.3 Bổ sung và uống nhiều nước

Duy trì việc uống 8 ly nước mỗi ngày (tương đương 2 – 2,5 lít nước) để thanh lọc cơ thể, giải độc gan, giúp sữa không nhiễm các chất độc hại. Trẻ bị vàng da cần tăng cường bú mẹ để cơ thể nhanh phát triển, phân giải được hết lượng bilirubin sản sinh ra trong quá trình thay mới hồng cầu.

1.4 Uống trà thảo dược

Trà thảo dược không chỉ giúp sản phụ thải hết sản dịch; mà còn giúp giải độc cơ thể, mát gan, giảm mỡ máu, tăng tiết sữa. Một số loại trà thảo dược thông dụng như trà hoa cúc, trà atisô, trà mật ong và chanh, trà gừng, trà cam thảo và táo gai

>> Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn uống gì? Các loại trà tốt cho sức khỏe của mẹ

Trà thảo mộc
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn uống gì? Trà thảo mộc

1.5 Rau sạch, bánh mì, đậu hũ và cá hồi

Ngoài những nhóm thực phẩm kể trên giúp mẹ trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì; mẹ ghi chú thêm những món ăn sau nhé:

  • Cá hồi.
  • Đậu hũ.
  • Rau sạch.
  • Bánh mì nhiều lớp.
  • Thực phẩm giàu chất xơ.

Thực phẩm lành mạnh như bông cải xanh và bột yến mạch có lợi cho mẹ và bé. Đảm bảo cả hai đều nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để gan hoạt động hiệu quả hơn.

Đến đây mẹ đã biết bé bị vàng da mẹ nên ăn gì rồi! Vậy mẹ có nên tránh ăn gì khi bé bị vàng da không?

>> Mẹ nên ăn gì tùy thuộc vào nguyên nhân: Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da?

2. Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên kiêng và tránh ăn gì?

Sau đây là một số món thực phẩm không lành mạnh mẹ cần hạn chế:

  • Đồ ăn vặt.
  • Nước sô-đa.
  • Thức ăn mặn.
  • Thực phẩm cay.
  • Đồ uống có cồn.
  • Đường tinh luyện.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Chất béo không bão hòa.
  • Thực phẩm đã qua chế biến.

Những thực phẩm này có hại cho cả mẹ và bé. Chúng có thể làm chậm quá trình khỏi bệnh vàng da của trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên tránh ăn gì?
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên tránh ăn gì? Những món ăn không lành mạnh như rượu bia, đồ ngọt,…

3. Mẹ nên lưu ý gì trong ăn uống khi trẻ sơ sinh bị vàng da?

3.1 Ăn đa dạng 4 nhóm thức ăn

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn nhóm thức ăn gì? Hầu hết các bác sĩ sản khoa đều khuyên sản phụ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh thường thuộc 4 nhóm chất:

Khi bé bị vàng da, mẹ nên ăn đầy đủ:

  • Nhóm chất bột đường.
  • Nhóm chất đạm.
  • Nhóm chất béo.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất.

Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ; chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh phải luôn đảm bảo đủ dưỡng chất cho con bú.

3.2 Không nên có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Nếu mẹ tuân thủ nghiêm ngặt kiêng cữ, chỉ ăn cơm với thịt ram mặn hoặc tôm rang khô không dám ăn thức ăn giàu đạm; chất béo các loại trái cây thì thật sự là sai lầm. Mẹ không đủ chất chứ chưa bàn đến việc trị bệnh vàng da cho con.

Chính chế độ ăn thiếu chất khiến vị giác của mẹ giảm dần, khó ăn, khó tiêu; dễ táo bón; thiếu năng lượng. Các bữa ăn phải đủ dinh dưỡng; ăn nhiều đồng nghĩa với việc tốt cho sức khỏe cả hai mẹ con, giúp phòng bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.

4. Cách chữa trị và khắc phục tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh

Cách điều trị bé bị vàng da bệnh lý
Không chỉ biết trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì, mẹ cần lưu ý phương pháp điều trị cho bé

Với bé bị vàng da sinh lý, chỉ trong khoảng 7-10 ngày hiện tượng này sẽ “biến mất” không dấu viết nên các mẹ không cần quá lo lắng.

Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí khoa học Frontiers năm 2021 cho thấy; trẻ sơ sinh mất hơn 4,5% trọng lượng cơ thể so với ngày đầu sau sinh nên được bổ sung thêm sữa mẹ sớm. Điều này làm giảm đáng kể nồng độ bilirubin huyết thanh sau khi sinh 72 giờ. Và theo đó, bé cũng có thể giảm bị vàng da sinh lý hơn.

Với bé bị vàng da bệnh lý có hai phương pháp thường được sử dụng là: (1) chiếu đèn và (2) thay máu.

  • Chiếu đèn, bé sẽ được nằm trong lồng chiếu đèn giúp chuyển bilirubin thành một dạng dễ phân hủy; giúp gan dễ dàng xử lý.
  • Thay máu, nếu bé có nguy cơ bị nhiễm độc bilirubin cao; bác sĩ có thể xem xét biện pháp thay máu. Trong đó, một phần máu của bé sẽ được thay thế để giảm bớt nồng độ bilirubin. Hầu hết trẻ nhỏ đều đáp ứng rất tốt với việc chữa trị và có thể mau chóng trở về nhà.

>> Mẹ xem thêm: Cách điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Câu trả lời chính xác cho vấn đề trẻ bị vàng da mẹ nên ăn gì; đơn giản chỉ là mẹ ăn đủ chất hàng ngày là đủ. Chứng vàng da sinh lý của trẻ sẽ giảm dần trong vòng 24h sau sinh nếu mẹ kết hợp ăn đầy đủ các chất; uống đủ nước và bổ sung thêm trà thảo dược.