Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Lý giải nguyên nhân trẻ sơ sinh biếng bú và cách xử lý

“Lật tẩy” nguyên nhân trẻ biếng bú hoặc đột ngột từ chối bú sữa

Để “đọc vị” được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đột ngột biếng bú, không chịu bú là một việc không hề dễ dàng. Nếu mẹ cũng đang gặp phải tình huống này và đau đầu không biết lý do tại sao, vậy hãy thử quan sát để xem có phải là do những nguyên nhân sau đây không nhé!

Trẻ bị ốm hoặc đang cảm thấy không khỏe [1]

Khi thấy trẻ biếng bú, bỏ bú, không chịu bú, mẹ hãy xem thử trẻ có đang bị đau ở miệng hay không. Một số trẻ đang trong quá trình mọc răng, bị tưa lưỡi hoặc bị nổi mụn rộp ở miệng… có thể biếng bú. Bên cạnh đó, việc đau nhức do tiêm chủng đôi khi cũng có thể khiến bé khó chịu, gây ra tình trạng tương tự. Ngoài ra, trẻ biếng bú cũng có thể là do trẻ đang bị cảm, nghẹt mũi nên thấy khó thở khi bú hoặc trẻ đang bị nhiễm trùng tai gây đau khi bú hoặc nằm nghiêng.

Trẻ đang gặp các vấn đề về tiêu hóa

Các vấn đề về tiêu hoá như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày, táo bón… có thể khiến bụng bé thấy khó chịu và không muốn bú [1], [2]. Nếu bé đang dùng sữa ngoài, một nguyên nhân mẹ nên lưu ý là có thể bé biếng bú do hệ tiêu hóa đang gặp “rắc rối” với đạm biến tính có trong công thức sữa bé đang dùng [3].

trẻ sơ sinh biếng bú

Vấn đề về dòng sữa

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ biếng bú, không chịu bú cũng có thể đến từ các yếu tố bên ngoài như việc dòng sữa chảy quá mạnh hay quá yếu. Nếu dòng sữa chảy yếu, chậm, bé sẽ “lười” bú vì tốn nhiều sức mà sữa chảy vào miệng lại khá ít. Tuy nhiên, nếu tốc độ dòng sữa xuống quá nhanh, bé có thể sẽ bị nghẹt thở, ọc, trớ sữa hoặc nuốt nhiều không khí trong lúc bú. Việc này cũng có thể gây khó chịu ở bụng bé, từ đó khiến bé không muốn bú [4], [5].

Mùi hương cơ thể hoặc vị sữa bất thường

Những tiếp xúc gần gũi hàng ngày giữa mẹ và bé trong lúc bú mẹ lâu dần đã khiến bé quen thuộc với mùi hương trên người mẹ và hình thành cảm giác an toàn. Chính vì thế, những thay đổi về mùi hương do xà phòng, nước hoa hoặc kem dưỡng da trên cơ thể mẹ có thể khiến bé cảm thấy lạ lẫm, chưa kịp thích ứng với mùi hương mới, và có thể khiến bé tạm thời “mất hứng thú” đối với việc bú sữa. Ngoài ra, việc mẹ dùng thuốc hay thay đổi chế độ ăn cũng có thể khiến sữa mẹ tiết ra có mùi vị lạ, gây cho bé sự hoang mang, lạ lẫm dẫn đến tình trạng biếng bú, bỏ bú [1], [2].

Trẻ bị phân tâm khi bú sữa

Bé khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi thường bắt đầu nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh, do đó những tiếng ồn từ tivi, điện thoại hoặc cuộc đối thoại của những người bên cạnh rất dễ khiến bé bị phân tâm và khó tập trung bú trọn vẹn một cữ sữa. So với những vấn đề trên, bé biếng bú do nguyên nhân này thường không khiến ba mẹ quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp để điều chỉnh thói quen và hành vi của bé tốt hơn [6].

Mách mẹ bí quyết “hữu dụng” để xử lý tình trạng trẻ biếng bú

Điều đầu tiên mẹ cần nhớ là việc bé biếng bú, bỏ bú xảy ra vì rất nhiều nguyên do, đó không phải là lỗi của mẹ và mẹ cũng không cần quá lo lắng, áp lực, dẫn đến căng thẳng, gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ [1]. Dựa vào những quan sát cá nhân, sau khi phỏng đoán được nguyên do, mẹ có thể tùy từng trường hợp mà áp dụng các biện pháp dưới đây:

Duy trì việc cho bú mẹ

Nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đột ngột biếng bú, không chịu bú, mẹ hãy thử kiểm tra lại chế độ ăn uống gần đây của mình xem liệu có sự thay đổi về thực phẩm hay loại thuốc không, do chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng sữa của mẹ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý sử dụng nước hoa hay xà phòng tắm dịu nhẹ để bé cảm thấy thoải mái hơn khi bú [1].

Những trường hợp bé biếng bú do mọc răng hay tiêm chủng chỉ là tạm thời, mẹ không cần quá lo lắng. Trong thời gian này dù bé có khó chịu, không chịu bú, mẹ vẫn nên tiếp tục duy trì việc cho bú, vì đây cũng là một trong những liệu pháp giúp bé giảm đau nhức sau khi tiêm vaccine [7], [8].

Nếu bé đang gặp một số các vấn đề về sức khỏe, ngoài việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, hầu hết các trường hợp mẹ thường được khuyến khích duy trì việc cho bé bú vì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong thời điểm này. Trong sữa mẹ có chứa đạm mềm tự nhiên đặc biệt tốt cho việc tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Ngoài ra, sữa mẹ còn cung cấp một nguồn kháng thể giúp bảo vệ bé tốt hơn trước các bệnh truyền nhiễm [9].

Tiếp cận các phương pháp cho bú khác nhau

Theo từng giai đoạn phát triển, hầu hết các bé sơ sinh sẽ dần dần hình thành thói quen bú sữa nhưng tần suất bú thường sẽ khác nhau tùy vào thời điểm. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến nghị mẹ chỉ nên cho trẻ bú theo nhu cầu, mỗi khi bé có dấu hiệu đói, không nên ép bé bú [10].

Mẹ có thể thay đổi thời điểm cho bú hoặc tư thế cho bú để tìm ra tư thế khiến bé thoải mái nhất [1]. Nếu bé tiếp tục từ chối ti, mẹ có thể vắt hay pha sữa ra ly rồi đút từng muỗng cho bé hoặc hỏi ý kiến chuyên gia y tế biện pháp để điều chỉnh dòng sữa nhằm giúp bé bú được thoải mái hơn [11], [12].

Tạo không gian tiếp xúc thoải mái

Đôi khi việc tiếp xúc da kề da sẽ làm bé cảm thấy hứng thú hơn với việc bú sữa. Mẹ có thể xem xét xem liệu trẻ có cảm thấy thoải mái và chịu bú hơn khi cùng mẹ ngâm nước ấm hoặc khi nằm sấp áp lên ngực mẹ hay không [1]. Đồng thời, mẹ hãy cố gắng tạo ra một không gian phù hợp để bé có thể tập trung hơn vào việc bú sữa, chẳng hạn như cho bé bú trong phòng riêng, tránh xa sự làm phiền của tiếng ồn [6].

Tóm lại, bố mẹ không nên quá lo lắng với việc bé biếng bú, bỏ bú mà nên bình tĩnh xem xét các trường hợp để nhanh chóng phát hiện và đáp ứng nhu cầu của bé. Nếu việc bé biếng bú kéo dài hơn một vài ngày và mẹ nhận thấy tã bé ít ướt hơn bình thường hoặc mẹ cảm thấy bất an vì một lý do nào đó, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để biết cách xử trí cho phù hợp [1].

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có đáng lo không? Mẹo xử lý

Vậy trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không, có tốt không? Đối với trẻ sơ sinh, nhu cầu ngủ và ăn đều rất cao. Những nhu cầu này cần được cân bằng để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục quả thực sức khỏe và sự phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này.

Trước khi biết trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không, cha mẹ cũng nên tìm hiểu vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh là như thế nào.

1. Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Ngủ là nhu cầu rất bình thường của trẻ sơ sinh. Từ 0 – 3 tháng tuổi, hầu như bé chỉ ngủ và thức dậy khi đòi bú. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh có thể kéo dài từ 16-18 tiếng hoặc hơn. Và cứ mỗi từ 2-3 tiếng bé cần bú một lần.

Mỗi giấc ngủ của bé có thể kéo dài từ 30 phút đến 3 hoặc 4 giờ không kể ngày hay đêm. Vì thế giấc ngủ của trẻ sơ sinh có rất nhiều lợi ích như:

  • Khi bé ngủ ngon và đủ giấc, não bộ sẽ tiết ra hormone tăng trưởng giúp nhanh lớn và khỏe mạnh hơn.
  • Giấc ngủ ngon đảm bảo cho sự phát triển não bộ; giúp bé thông minh hơn; tăng cường khả năng ghi nhớ.
  • Ngủ đủ giấc có tác dụng giúp tinh thần bé thoải mái; bé con sẽ vui vẻ, cười đùa nhiều hơn.
  • Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh sẽ được cũng cố và khỏe mạnh hơn nhờ vào giấc ngủ ngon và sâu.

Tuy nhiên, bé cưng tại sao lại ngủ liên tục không thức dậy đòi bú hoặc chỉ dậy khi tè dầm rồi bắt đầu ngủ tiếp? Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không? Mẹ đọc tiếp để có câu trả lời nhé!

2. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít, có khi ngủ 4-5 tiếng không bú có thể do trải qua giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt (growth spurt); hoặc đang mọc răng; hoặc đang trong tuần khủng hoảng (wonder weeks); hoặc bé vừa mới tiêm phòng xong cũng ngủ nhiều bú ít.

Ngoài ra, việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít còn có thể do bé mắc phải một số bệnh lý như:

  • Bé bị mất nước: Cơ thể trẻ bị mất nước có thể do nôn trớ; tiêu chảy; sốt hoặc ra nhiều mồ hôi. Trẻ ngủ liên tục trong trạng thái mệt mỏi là một trong những biểu hiện của bệnh.
  • Trẻ bị sốt: Thông thường trẻ sơ sinh bị sốt ngủ rất nhiều, có thể kéo dài liên tục đến vài giờ.
  • Trẻ bị viêm màng não: Đây là một căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Vì có khả năng gây tử vong cao hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề.

3. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có thể do bệnh lý
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không? Mặc dù giấc ngủ mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít thì lại có thể là dấu hiệu không tốt cho sức khỏe. Bởi vì thời gian ngủ của bé đã chiếm mất thời gian ăn. Điều này dẫn đến hiện tượng con ngày càng còi cọc và chậm phát triển do không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ.

Ngoài ra, trong lúc ngủ, não trẻ sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng, nhờ vậy giúp bé cưng phát triển chiều cao tối ưu. Không chỉ vậy đâu mẹ nhé! Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng tích cực của giấc ngủ đối với sự phát triển não bộ. So với trẻ ngủ ít, hoặc bé ngủ không sâu, khi bé ngủ đủ giấc não bộ sẽ phát triển nhanh và khỏe hơn. Đặc biệt, sự phát triển của hệ thần kinh trung ương cũng đảm bảo khi bé được ngủ nhiều.

Chính vì thế, trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến bé chậm phát triển. Nghiêm trọng hơn thì có thế do mắc bệnh lý. Vì vậy khi thấy bé ngủ nhiều bú ít, cha mẹ nên tìm biện pháp chữa trị ngay.

4. Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít?

trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích rằng, không nên để bé sơ sinh ngủ quá lâu mà không cho bú. Bởi lúc này, dạ dày của bé còn rất nhỏ nên không thể bú được nhiều trong một cữ bú. Vì vậy, mẹ cần cho bé bú liên tục để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Ngoài ra, sữa mẹ lại rất dễ tiêu hóa do đó bé sẽ đói nhanh hơn.

Để tránh tình trạng, trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít, mẹ cần đánh thức bé dậy để cho bú. Việc đánh thức này sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Mẹ có thể áp dụng vài mẹo sau để “gọi” con dậy:

  • Chạm nhẹ vào bé: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, chỉ cẩn một cái chạm nhẹ vào má cũng có thể khiến bé cử động, tỉnh giấc.
  • Bỏ bớt lớp chăn quấn: Bé sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn khi được bọc trong lớp chăn ấm áp. Vì vậy khi muốn con tỉnh dậy để bú mẹ hãy bỏ lớp chăn này nhé.
  • Làm mát: Một khi bé ngủ quá sâu và khó đánh thức mẹ có thể dùng một chiếc khăn nhúng nước ấm rồi lau nhẹ lên mông; lưng; tay; chân. Việc này sẽ giúp bé thức giấc nhanh chóng.
  • Cho bé bú mẹ: Trẻ sơ sinh có phản xạ mút tự nhiên khi đặt ti mẹ vào miệng. Khi đó bé sẽ bắt đầu bú sữa mẹ và sẽ dần tỉnh ngủ.

Đối với những trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít hoặc bỏ bú lâu ngày có thể do bệnh lý. Vì thế, mẹ cần theo dõi và đưa bé đến gặp bác sĩ nếu có biểu hiện này. Tránh để tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít kéo dài vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.

Trẻ bú ít, ngủ nhiều nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Vì vậy, khi trẻ ngủ quá nhiều mẹ nên đánh thức con cách 2 – 3 giờ/lần để cho con bú. Mẹ cũng lưu ý khi trẻ dưới 4 tuần không nên để con nhịn lâu hơn 4 – 5 giờ. Như vậy, khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều mẹ nên đánh thức trẻ để con không bị đói nhé!

[inline_article id=32613]

4. Thời gian cho trẻ sơ sinh bú

Mẹ nên đánh thức con dạy cho bú
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú – Mẹ lưu ý thời gian cho bé bú

Dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ nên không thể cộng dồn 2 hoặc nhiều cữ vào 1 lần. Nếu mẹ làm như thế bé sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, để tránh trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít; mẹ nên làm theo thời gian biểu trong 3 tháng đầu tiên như sau:

[key-takeaways title=”Thời gian cho bé bú”]

  • Ban ngày: cứ khoảng sau 1,5 – 2 tiếng thì bé cần ăn một lần.
  • Ban đêm: sau khoảng 3,5 – 4 tiếng thì cho bé bú một lần.

[/key-takeaways]

Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có sự khác nhau về thời gian. Nhưng đều cần bú từ 8 – 12 cữ; tương đương khoảng 300 – 600ml/ ngày.

Nếu cha mẹ tính toán được lượng sữa con bú ban ngày đã đủ và đi đại tiện; tiểu tiện thường xuyên; tăng cân trong mức tiêu chuẩn thì ban đêm mẹ không cần đánh thức con dậy nếu con đang say giấc.

Qua 3 tháng tuổi, sức ăn của con yêu sẽ tăng lên. Vì thế con cần nhận đủ năng lượng vào ban ngày nên có thể ngủ 5 giờ đến 6 giờ vào ban đêm. Khi ở trong giai đoạn này, ba mẹ không cần thức đêm cho con bú nữa rồi.

>> Mẹ có thể tham khảo thêm: Mẹo chữa trẻ ngủ ngày thức đêm hiệu quả để mẹ và con cùng có giấc ngủ ngon

Hy vọng với những thông của MarryBaby chia sẻ về hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có thể giúp ích cho các mẹ bỉm sữa. Nếu các mẹ còn thắc mắc gì trong quá trình nuôi dạy con hãy truy cập ngay vào trang MarryBaby để tìm câu trả lời nhé!