Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra nước vàng có nghĩa là phân trẻ sơ sinh đi ra lỏng, giống như dịch nhầy và thỉnh thoảng có thêm hạt vàng. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nước vàng có thể do các nguyên nhân dưới đây.

1. Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng?

Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? Trên thực tế, trẻ sơ sinh đi ra phân có màu vàng là tình trạng phổ biến đối với các bé đang bú sữa mẹ.

Một số các sắc độ của phân khác nhau cũng có những nguyên nhân gây ra khác nhau như dưới đây:

  • Màu xanh vàng. Khi trẻ bắt đầu tiêu hóa sữa mẹ, phân su sẽ được thay thế bằng phân có màu vàng xanh.
  • Màu vàng. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường đi tiêu phân lỏng; có hạt giống như mù tạt nhạt.
  • Vàng hoặc rám nắng. Nếu mẹ cho trẻ bú sữa công thức, phân của trẻ có thể trở nên vàng hoặc rám nắng; kèm theo màu xanh lá cây. Phân bé sẽ cứng hơn một chút so với phân của trẻ bú sữa mẹ; nhưng không rắn hơn bơ đậu phộng.

Các bệnh lý khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có nước màu vàng

Bé đi ngoài ra phân lỏng, thâm chí giống như nước màu vàng cũng có thể do một số nguyên nhân bệnh lý:

  • Virus (Rotavirus): Nhiễm trùng đường ruột do virus là nguyên nhân phổ biến nhất nếu trẻ bị tiêu chảy đi phân lỏng màu vàng.
  • Vi khuẩn (Salmonella): Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng cũng có thể do bị nhiễm vi khuẩn. Nhưng trường hợp này khá ít.
  • Ký sinh trùng (Giardia): Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng này thường có các triệu chứng: Tiêu chảy phân lỏng, mỡ, nhạt màu, mùi hôi, đau quặn bụng trên, chướng bụng đầy hơi. Mệt mỏi, khó chịu và sút cân. Vì thế mà trẻ đi ngoài phân lỏng màu vàng. 
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng do kháng sinh: Nhiều loại kháng sinh khiến bé bị tiêu chảy nhẹ, gây ra tình trạng đi ngoài ra nước vàng. Nếu trẻ có bất cứ triệu chứng nào nghiêm trọng; hãy đưa bé đến bệnh viện ngay. 
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng do ngộ độc thực phẩm: Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi ăn phải thực phẩm chế biến không kỹ, hết hạn; có thể khiến bé đi ngoài phân lỏng màu vàng.
  • Dị ứng sữa bò: Dị ứng sữa bò có thể gây ra tình trạng phân lỏng, nhầy và có máu ở trẻ sơ sinh. Các biểu hiện sẽ bắt đầu trong vòng 2 tháng đầu đời. Cha mẹ cần tránh các loại sữa công thức từ sữa bò.
  • Không dung nạp đường lactose: Lactose là đường trong sữa. Nhiều trẻ không thể hấp thụ đường lactose. Trẻ không dung nạp được lactose sẽ triệu chứng là xì hơi nhiều, phân lỏng và chướng bụng khi uống sữa. 

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có đáng lo?

trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng
Hình ảnh nước vàng trẻ sơ sinh đi ngoài

2.1 Đối với trẻ bú mẹ

Nếu trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, sữa là nguồn thực phẩm duy nhất. Thì phân của trẻ trong vài tháng đầu sẽ có màu vàng, hơi sệt và có thể có các hạt mỡ trắng do protein ở trong sữa. Chính vì thế, trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng và có hạt trong trường hợp này là hoàn toàn bình thường. Màu sắc của phân của bé cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào những gì mẹ đang ăn. Có thể là màu xanh nếu mẹ ăn rau, hoặc đang bổ sung sắt.

Thêm vào đó, trẻ sơ sinh trong tháng đầu có thể đi ngoài ra phân hơi lỏng mỗi ngày từ 4 – 5 lần. Rồi trở nên ít hơn, còn khoảng 3-4 lần. Nếu trẻ đi ngoài ra nước vài ba lần trong một ngày nhưng nếu trẻ vẫn chịu bú mẹ, chơi ngoan và ngủ tốt thì chưa thể coi là bị tiêu chảy được. Nhưng mẹ cũng cần tham khảo thêm trẻ sơ sinh 4-5 ngày không đi ngoài thì có sao không?

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ mẹ đã biết chưa?

2.2 Đối với bé bú sữa công thức hoặc ăn dặm

Đối với trẻ đã được uống sữa công thức hoặc bước vào giai đoạn ăn dặm (từ 6 tháng tuổi trở lên), phân của bé đã bắt đầu đặc hơn. Nếu mẹ vẫn thấy trẻ đi ngoài ra nước vàng, phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày; rất có thể, bé đang bị tiêu chảy hoặc do 1 trong số các nguyên nhân trên. Lúc này, cha mẹ phải biết cách điều trị bệnh tiêu chảy cho bé ngay để không bị mất nước.

Trong trường hợp, trẻ đi ngoài ra nước vàng nhiều hơn 7 lần trong ngày; cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để làm các xét nghiệm và chữa trị kịp thời nếu có bệnh.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ 1 tháng tuổitrẻ 3 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?

3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng?

3.1 Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng chỉ bú mẹ

Đối với trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ
Mẹ nên cho bé bú đủ cử để cung cấp nước và đào thải độc cho bé

Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài ra nhiều nước vàng là bình thường; đặc biệt khi con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Mẹ nên tiếp tục cho bé bú đủ cữ, đủ liều lượng để duy trì sức khỏe bình thường cho bé.

Ngoài ra, mẹ cũng nên:

  • Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng thì đừng vội vàng cho bé uống thuốc. Hãy cho bé bú đủ để cung cấp nước và đào thải độc tố.
  • Mẹ nên ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, yến mạch, rau xanh, khoai lang để cung cấp kháng thể đường ruột cho bé.

3.2 Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có bú sữa công thức hoặc ăn dặm

trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng
Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng không thể dung nạp lactose, dừng ngay việc cho bé bú sữa có chứa lactose, sữa bò
  • Không nên tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh.
  • Bổ sung men vi sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Nếu bé không thể dung nạp lactose, hãy dừng ngay việc cho bé bú sữa có chứa lactose, sữa bò.
  • Việc trẻ sơ sinh đã bú bình nhưng lại đi ngoài nước vàng trong thời gian dài, liên tục có thể khiến bé bị mất nước. Hãy bù nước, sữa mẹ cho bé. 
  • Đối với trẻ ăn dặm, nên cho bé ăn các thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa như cháo yến mạch, cháo gà, cháo bắp, cháo khoai tây, cháo cá diêu hồng,…
  • Theo dõi số lần bé đi ngoài, nếu nhiều hơn 5 lần/ngày, phân màu vàng, lỏng như nước, phun thành tia thì cho trẻ đi khám chuyên khoa ngay lập tức.

4. Khi nào cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Nếu phát hiện trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng kèm các triệu chứng dưới đây. Đó là dấu hiệu cha  mẹ nên đưa bé đến bệnh viện:

  • Phân trẻ trở nên nhầy, màu đen hoặc có máu.
  • Trẻ bị sốt và nôn mửa thường xuyên hơn 12 tiếng.
  • Trẻ bú ít, không muốn bú và lừ đừ, thiếu năng lượng hoạt động.
  • Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng kéo dài liên tục hơn 48 giờ.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước (môi khô, không đi tiểu, khóc không có nước mắt,…)

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?

[inline_article id=298487]

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ bú sữa mẹ. Cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều. Việc chăm sóc và bổ sung dưỡng chất đúng cách sẽ giúp con sớm tiêu hóa được bình thường.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng phải làm sao?

Vạy trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng nhầy, hoặc hạt trắng và tách nước là như thế nào? Có đáng lo ngại hay không? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay tình trạng này mẹ nhé.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng

1.1 Do nguyên nhân sinh lý

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng là hiện tượng đi ngoài phân sống, vì vậy mẹ không cần quá lo lắng. Điều này thường xảy ra ở bé bú mẹ trong 3 tháng đầu. Phân bé sẽ có hạt vàng, lẫn chất nhầy, tách nước. Nếu bé vẫn bú tốt, lên cân và sinh hoạt bình thường thì không quá đáng lo. Hiện tượng này sẽ hết sau khoảng 2 – 3 tháng, bởi do cặn sữa tích tụ hay không quen với một số chất trong đó. Nhiều cha mẹ cũng gọi đây là hiện tượng trẻ sơ sinh ngoài hoa cà hoa cải.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng cũng có thể là hiện tượng phân hoa cà hoa cải. Phân hoa cà hoa cải ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phân của trẻ có màu vàng, lỏng, sệt và có lẫn các hạt nhỏ li ti màu trắng hoặc vàng, trông giống như hạt của hoa cải hoặc hoa cà. Loại phân này thường gặp ở trẻ bú sữa mẹ, đặc biệt là trẻ bú mẹ hoàn toàn, và được xem là bình thường.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng là hiện tượng bình thường với trẻ sơ sinh đang bú mẹ. Lúc này phân của bé sẽ lỏng, hơi sệt, màu vàng, có hạt lợn cợn và bọt.

[/key-takeaways]

1.2 Do thay đổi chế độ dinh dưỡng

Nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng nhầy là do trẻ bị dị ứng với sữa mẹ. Chế độ ăn của mẹ có thể chứa những thực phẩm dễ gây dị ứng như trà, cà phê, socola, hải sản, đồ ăn cay nóng,..kéo theo tình trạng trẻ bị dị ứng hoặc tiêu chảy do bú sữa mẹ.

1.3 Do vấn đề tiêu hóa về đường ruột hoặc sau tiêm phòng

Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng đi ngoài có hạt vàng ở trẻ sơ sinh đó là do bé bị lạnh bụng, ăn món lạ hoặc do bị cảm mệt, sau khi chích ngừa. Trường hợp này nếu bé đi quá 3 lần/ngày, kéo dài, kèm sốt cao, lừ đừ, bú kèm, mặt tái nhợt thì mẹ phải đưa bé đi khám ngay.

>> Cùng chủ đề: Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng là do đâu?

1.4 Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng ở trẻ sơ sinh còn do bé bị lạnh bụng, cảm mệt, ăn món ăn lạ hoặc sau tiêm phòng. Trong trường hợp này, nếu tần suất đi tiêu của bé kéo dài 3 lần/ngày, kèm theo bú kém, sốt cao, mặt tái nhợt thì mẹ phải đưa bé đến bệnh viện ngay!

trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng
Hình ảnh phân sống ở trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng 

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng là bệnh gì?

Nếu trẻ đi ngoài ra phân có hạt màu trắng nhưng không bị đau bụng, không quấy khóc, bú bình thường, ngủ yên giấc, tăng cân tốt thì không cần phải lo lắng. 

Thông thường, trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ đi ngoài ra phân lỏng, hơi sệt, màu vàng, có hột và bọt. Trung bình trẻ đi ngoài khoảng 5 – 7 lần/ngày. Màu sắc của phân do sắc tố mật, muối mật quyết định. Nếu mật tiết ít thì phân có thể sẽ lẫn hạt trắng, đó là các hạt đạm sữa.

Cha mẹ chỉ cần tiếp tục theo dõi trẻ, nếu thấy có hiện tượng bất thường thì đưa trẻ để bệnh viện kiểm tra.

[key-takeaways title=””]

Trẻ có thể đi ngoài ra hạt màu trắng, nhầy, đi phân sống nếu hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như: ốm sốt, dị ứng sữa công thức, nhiễm khuẩn… Nếu trẻ quấy khóc, bỏ bú và thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt và nước thì nên đưa trẻ đi khám ngay.

[/key-takeaways]

3. Dấu hiệu bất thường khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt

Khi chăm sóc trẻ, mẹ nên theo dõi tình trạng phân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng; nếu thấy các hiện tượng sau thì mẹ phải đưa bé đi khám ngay:

  • Phân màu rất nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da hoặc vấn đề về gan.
  • Khó khăn khi đi đại tiện, rặn đỏ mặt tía tai, phân khô và nhỏ, cứng do trẻ bị táo bón.
  • Đặc biệt, trường hợp phân có lẫn máu cần khám bác sĩ ngay để tìm nguyên nhân và hướng giải quyết cho trẻ.
  • Phân bé có mùi chua, nhiều bọt do lượng đường trong sữa hoặc lượng tinh bột không tiêu hóa hết gây kích ứng dạ dày.
  • Phân màu xanh, lỏng với lượng nước trong phân nhiều hơn, đại tiện thường xuyên và nhiều hơn bình thường cho thấy có thể bé bị tiêu chảy.

Việc cha mẹ theo dõi hình dạng và màu phân của con là điều vô cùng cần thiết. Cách này giúp cha mẹ sớm nhận biết tình trạng sức khỏe của con.

>> Cùng chủ đề bé đi ngoài có hạt vàng: Màu sắc phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì?

4. Phân của trẻ sơ sinh khỏe mạnh là như thế nào?

Trong 1 – 2 ngày sau sinh, con bắt đầu đi ngoài có phân su, mày xanh đen, sệt và dính. Đây là “sản phẩm” do nước ối, chất nhầy và những gì bé tiêu hóa trong bụng mẹ.

Sau khi hết phân su, lúc này sẽ phụ thuộc vào trẻ bú mẹ hoàn toàn hay uống sữa công thức mà tính chất của phân sẽ khác nhau.

4.1 Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn

Sữa non hay sữa đầu của mẹ sẽ giúp nhuận tràng đẩy phân su ra khỏi người bé. Khoảng 3 ngày sau phân của bé sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Chúng có màu sáng hơn, từ xanh nâu sang vàng, mùi hơi ngọt. Kết cấu hơi lỏng, đôi khi có lợn cợn hoặc vón cục. Vì vậy mẹ sẽ dễ thấy tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng.

Ở vài tuần đầu tiên, trẻ thường đi đại tiện khi bú hoặc sau đó. Sau đó thì hệ tiêu hóa của bé sẽ thiết lập chu kỳ, chỉ đi đại tiện vài ngày một lần hoặc một tuần một lần. Miễn là phân mềm và dễ ra thì mẹ không cần lo lắng.

trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng nhầy

>> Cùng chủ đề bé đi ngoài có hạt vàng nhầy: Trẻ sơ sinh đi phân lỏng khi nào thì đáng lo?

4.2 Đối với trẻ sơ sinh bú sữa ngoài

Phân của trẻ sơ sinh bú sữa ngoài sẽ nhiều hơn so với bé bú sữa mẹ. Ngoài ra, phân của trẻ sơ sinh lúc đi ngoài sẽ có màu nâu vàng, hoặc nâu nhạt; giống phân của người lớn.

4.3 Đối với trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú sữa công thức

Khi đang bú mẹ hoàn toàn sang uống sữa công thức thì phân của bé sẽ sẫm màu và giống bột hồ; và nặng mùi hơn.

>> Cùng chủ đề trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng: Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?

4.4 Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm

Giai đoạn này, phân của bé sẽ có sự thay đổi rất lớn. Màu phân phụ thuộc khá nhiều vào thực phẩm mà mẹ cho bé ăn. Ví dụ bé ăn cà rốt thì chất thải sẽ có màu cam sáng. Khi bé tập ăn nhiều món khác nhau thì phân sẽ đặc hơn, sẫm và bốc mùi hơn.

5. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng

Bên cạnh việc theo dõi màu và hình dạng phân của trẻ khi đi ngoài, mẹ cũng nên biết thêm cách xử lý và chăm sóc nếu con đi ngoài có hạt

Cách xử lý và chăm sóc bé:

  • Mẹ yên tâm và tiếp tục cho con bú trong 6 tháng đầu.
  • Nếu con bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm như trà, cà phê, đồ cay nóng, hải sản,…
  • Nếu con đã vào giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể tham khảo thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Nếu trẻ đi ngoài nhiều lần, nguy cơ cao là con bị mất nước. Nên mẹ nhớ bù lại nước cho con bằng cách cho con bú; đồng thời bổ sung chất điện giải.

[key-takeaways title=”Đọc thêm bài viết khác:”]

[/key-takeaways]

Nội dung trên là tất cả những gì mẹ cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng, chất nhầy, tách nước,…Tóm lại, việc mẹ cần làm chính là tiếp tục theo dõi; và nếu có chuyển biến xấu hơn mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi ngay nhé.