Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh khóc đêm khi nào là bất thường? Cách giúp bé ngủ ngon

Trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm thường xuyên; nhất là trẻ 1 tháng tuổi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé; mà còn khiến mẹ bỉm sữa mất ngủ dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh.

1. Tại sao trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm?

Khóc là cách thức giao tiếp duy nhất để bé giao tiếp với cha mẹ trong những tháng năm đầu đời. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn 16 giờ mỗi ngày bất kể ngày đêm. Nhưng việc bé khóc đêm dữ dội có thể do các nguyên nhân sau:

1.1 Thời gian ngủ không hợp lý

3 tháng đầu sau sinh bé chưa phân biệt được ngày đêm. Nhưng từ tháng thứ 4, khi được đặt trong một căn phòng chỉ có bóng tối; bé sẽ ngủ nhiều hơn và sẽ tỉnh giấc khi thấy ánh sáng.

Do đó nếu không cân bằng giữ thời gian ngủ ngắn vào ban ngày; và thời gian ngủ dài vào ban đêm sẽ khiến bé thức giấc và quấy khóc. Vì vậy mẹ cần tham khảo bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi để cho con đi ngủ một cách khoa học.

thời gian ngủ không hợp lý
Thời gian ngủ không hợp lý làm trẻ sơ sinh quấy khóc đêm

1.2 Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm do bé khó chịu khi đi ngủ

Nếu môi trường xung quanh tác động quá lớn sẽ khiến trẻ sơ sinh không yên giấc. Vì não sẽ bị kích thích và bị kích động nên sẽ không thể chuyển sang chế độ ngủ, nghỉ ngơi dẫn đến khóc đêm dữ dội.

>> Mẹ có thể tham khảo: Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không? Mẹ nên lưu ý điều gì?

1.3 Trẻ sơ sinh khóc đêm là do bé đói

Khi bé trải qua các giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng (các đợt tăng trưởng thông thường xảy ra vào khoảng 2-3 tuần; 6 tuần và 3 tháng); bé cần nhiều năng lượng hơn nên dễ đói và muốn bú nhiều. Những lúc này, trẻ sơ sinh sẽ vặn mình hoặc khóc đêm như để nói cho mẹ biết rằng bé đói.

Trẻ đói thì người mẹ nên cho trẻ bú; còn nếu trẻ ị hay tè nhiều thì ngay lập tức nên thay bỉm khác để trẻ được cảm dễ chịu hơn. Còn nếu không có những dấu hiệu trên thì người mẹ nên ôm trẻ để tạo cảm giác an toàn.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé sơ sinh bắt bế ngủ, cứ đặt xuống giường là khóc phải làm sao?

1.4 Do bị đầy hơi khó tiêu

trẻ sơ sinh khóc đêm
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hay khóc đêm

Ban đêm bé khó tiêu hóa sữa, thức ăn hơn hoặc cũng có thể do con bị đầy hơi, chướng bụng, không thể tống phân ra khỏi hệ tiêu hóa. Vì vậy con sẽ cảm thấy khó chịu và quấy khóc giữ đêm.

1.5 Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm là do bệnh lý

Với những trẻ hay khóc đêm bất thường và có kèm với một số biểu hiện như ngủ ngáy, khi ngủ hay giật mình, hoảng sợ, khóc thét,… có thể là hiện tượng sinh lý.

Nhưng nếu những hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của trẻ. Khi đó, cha mẹ cần phải nghĩ ngay đến vấn đề bé khóc do bệnh lý.

2. Trẻ sơ sinh khóc đêm như thế nào là bình thường?

Khóc được xem như một báo hiệu về sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên. Và việc này hoàn toàn bình thường. Sau khi sinh, bé có xu hướng khóc nhiều vào 2-3 tuần đầu tiên; và đạt “mốc đỉnh điểm” ở tuần thứ 6-8.

Sau thời gian này, thời gian bé khóc sẽ giảm xuống cho đến tháng thứ tư của con. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ hay khóc đêm; vì đây là khoảng thời gian giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài.

Theo giả thuyết của David Haig, một chuyên gia về sinh vật học và di truyền thuộc trường đại học Harvard được công bố trên Tạp chí Evolution giải thích nguyên nhân bé hay khóc đêm là để trì hoãn việc mang thai lần kế tiếp của mẹ; bằng cách khiến mẹ kiệt sức và không rụng trứng.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có xu hướng bị “hội chứng quấy khóc” hay còn gọi là khóc dạ đề. Hội chứng quấy khóc dùng để mô tả trạng thái khóc dai dẳng liên tục và không đi kèm một biểu hiện khác lạ nào khác. Hội chứng này không phải là bệnh, và không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho bé. Tuy nhiên, vẫn chưa có “phương pháp đặc trị” cho hội chứng này; cách duy nhất là ba mẹ phải “chịu trận” mà thôi.

>> Mẹ có thể tham khảo: Giai đoạn bám mẹ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách đối phó

3. Trẻ sơ sinh khóc đêm như thế nào là không bình thường?

Như đã được đề cập ở phần trên, hiện tượng trẻ sơ sinh khóc đêm nếu cứ xảy ra thường xuyên và kéo dài gây ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của trẻ. Rất có thể, trẻ đang mắc các vấn đề về bệnh lý.

Trẻ hay khóc đêm bất thường, giật mình khi ngủ hoặc thức dậy giữa đêm, la hét là do hệ thống thần kinh của bé đang phát triển, chưa hoàn thiện; và khả năng ức chế kém. Vì thế, nếu ban ngày trẻ có những hoạt động phấn khích, quá sức sẽ khiến não bộ vẫn còn đang trong tình trạng hưng phấn làm cho bé quấy khóc khi đang ngủ.

[key-takeaways title=””]

Nếu con thường hay giật mình khi đang ngủ cũng có thể là biểu hiện bất thường về cấu trúc hay chức năng não bộ của bé. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám để có nhiều thông tin cũng như thực hiện các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn.

[/key-takeaways]

4. Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh khóc đêm liên tục?

4.1 Nói chuyện với bé cưng 

Không phải tất cả các trường hợp bé khóc đều bày tỏ sự khó chịu hoặc đưa ra một “đòi hỏi” nào đó. Đôi khi đó chỉ là cách bé muốn mẹ biết về sự hiện diện của mình. Những lúc này, giọng nói của bạn chính là cách tốt nhất để tâm trạng của bé dịu xuống.

4.2 Kiểm tra nhu cầu cơ bản của bé

Thông thường, bé khóc để bày tỏ những mong muốn và nhu cầu của mình. Con có đang cần thay tã? Con đói hay cảm thấy đau? Một số bé khóc vì cảm thấy không thoải mái với vị trí hiện tại của mình hoặc chỉ cần được dỗ dành.

Ngoài tiếng khóc, mẹ có thể quan sát một số cử chỉ của bé khi khóc. Chẳng hạn như lúc đói, bé thường khóc và mút ngón tay. Chú ý những hành động nhỏ của con có thể giúp mẹ nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân làm con khóc.

4.3 Massage cho bé

massage cho bé

Tâm lý của bé sẽ được thoải mái hơn nếu được mẹ massage cho. Đồng thời, massage cho bé cũng là cách giúp ngăn ngừa và loại bỏ khó chịu trong trường hợp bé bị đầy hơi.

[inline_article id=176054]

4.4 Cho bé nghe nhạc

Tương tự người lớn, những âm điệu nhẹ nhàng có thể giúp bé thư giãn và thoải mái hơn. Mở cho con nghe những bài nhạc mẹ thường nghe khi mang thai. Trẻ sơ sinh sẽ ngừng khóc đêm vì cảm thấy dễ chịu và dễ đi vào giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh khóc đêm là bình thường nếu tần suất chỉ là thỉnh thoảng. Nhưng nếu bé khóc nhiều, thường xuyên cũng có thể do sức khỏe có vấn đề. Khi đó đi khám bác sĩ là cách tốt nhất!

>> Mẹ có thể tham khảo: Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc mẹ nào cũng nên biết

Tóm lại, trẻ sơ sinh, nhất là trẻ 1 tháng tuổi hay khóc đêm là do bé muốn giao tiếp với cha mẹ trong những tháng năm đầu đời. Có thể bé đang gặp một số vấn đề về tiêu hóa, khó tiêu, đói bụng; bé cảm thấy khó chịu với môi trường xung quanh hoặc cũng có thể do vấn đề bệnh lý.

Những lúc này mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời. Nếu không phải do bệnh lý, mẹ nên dỗ bé ngủ bằng cách nói chuyện với bé, kiểm tra nhu cầu, massage hoặc cho bé nghe nhạc. Từ đó có thể khắc phục được tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm.