Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải thích chi tiết vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu. Giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này, đồng thời đưa ra cách hỗ trợ và giúp đỡ dành cho cha mẹ để chăm con tốt hơn.
1. Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu liên tục?
Ở những tháng đầu đời, bé yêu đã có những cột mốc phát triển liên quan đến phản xạ và vận động. Cụ thể như nụ cười, cái mút tay, nhấc bàn chân, những âm thanh phát ra và phổ biến khi trẻ 3 tháng tuổi chính là khi ngủ hay bị lắc đầu.
Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu luôn là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Thông thường thì khi trẻ bắt đầu 1 tháng tuổi, bé đã biết tự dịch chuyển hay quay đầu.
Lớn lên thêm một chút, như khoảng 3 tuổi thì khả năng này cứng cứng cáp hơn, các cơ quanh cổ phát triển và hỗ trợ động tác lắc đầu cho con yêu.
Để nói đến lý do vì sao trẻ 3 tháng tuổi hay lắc đầu gãi tai khi ngủ, chúng ta có thể kể đến một số nguyên do sau:
1.1 Trẻ lắc đầu để kiểm soát cơ thể mình
Hầu hết trẻ sơ sinh đều có động tác lắc đầu như một phần để kiểm soát cơ thể của mình. Hệ cơ của trẻ đang phát triển và trẻ cũng muốn được khám phá nhiều hơn nên khi thấy trẻ lắc đầu thì mẹ cũng không cần quá lo lắng. Hãy chú ý quan sát trẻ, trong trường hợp trẻ lắc đầu liên tục thì có thể đưa con đi khám để nhận được lời tư vấn từ bác sĩ.
Chính vì vậy mà nếu bé có bị lắc đầu, mẹ cũng không cần phải quá lo lắng.
1.2 Trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu có thể do mệt mỏi
Trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu có sao không? Hiện tượng trẻ ngủ hay lắc đầu là cách mà bé tự ru ngủ khi con cảm thấy mệt mỏi. Bé lắc đầu khi ngủ ở giai đoạn 3 tháng tuổi là cách mà bé tự ru ngủ mình khi cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ như vậy gây chóng mặt và khiến chúng ngủ dễ hơn. Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu liên tục thì đó là mẹo riêng của con để có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
1.3 Trẻ đang bị viêm tai giữa
Trong nhiều trường hợp, tình trạng viêm nướu có thể là biểu hiện của bệnh viêm tai giữa. Khi hoạt động như vậy, cơ thể của bé sẽ cảm nhận được sự thoải mái hơn.
>> Tìm hiểu ngay: 7 dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh cần đặc biệt chú ý
1.4 Trẻ có nguy cơ bị thiếu canxi
vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu Một trong những biểu hiện của trẻ có nguy cơ bị thiếu canxi là trẻ thường hay lắc đầu khi ngủ. Hoặc trẻ sẽ thường quấy khóc, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc cũng có thể trẻ đang bị thiếu canxi. Chính vì thế cha mẹ cần chú ý để thay đổi thực đơn dinh dưỡng cho con.
1.5 Trẻ gặp các vấn đề về thần kinh
Tình trạng bé ngủ hay lắc đầu không hẳn là do mắc các vấn đề về thần kinh. Tuy nhiên, nếu tần suất xảy ra liên tục và đi kèm một số hiện tượng như bất thường như nôn trớ, chóng mặt, quấy khóc….thì đó có thể là những dấu hiệu cơ bản khi não bộ bị tổn thương, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Vì thế, trong trường hợp này thì cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2. Trẻ hay lắc đầu có phải là biểu hiện của bệnh về thần kinh?
Khi trẻ lắc đầu liên tục từ bên này sang bên kia thì đó không phải là dấu hiệu của việc trẻ mắc các bệnh về thần kinh hay tự kỷ. Tuy nhiên, nếu con có một số dấu hiệu dưới đây thì cha mẹ nên lưu ý.
Những hành vi khác thường này ở trẻ có thể dễ dàng quan sát được khi bé đã đạt 18 tháng tuổi. Và hầu hết mẹ sẽ khó nhận biết các dấu hiệu đó rõ nét khi mà trẻ đã được 3 tuổi.
Dưới dây là một số dấu hiệu điển hình dễ nhận biết:
- Trẻ bị thiếu hụt kỹ năng cần thiết như kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp bằng mắt.
- Trẻ lặp đi lặp lại một hành động của mình nhưng không có biểu hiện của sự hào hứng hoặc tò mò.
- Khả năng giao tiếp của bé kém, các bé không sử dụng cử chỉ phù hợp và đồng thời có âm lượng giọng nói kém.
- Trẻ thiếu tương tác với các thành viên trong gia đình, thậm chí là không phản xạ khi người khác gọi tên hoặc các âm thành các.
- Trẻ thiếu kiểm soát trước những hành động của mình. Con có thể sẽ tự đập đầu vào tường, vào cũi hay cơ thể của chính con.
3. Nên làm gì khi trẻ 3 tháng tuổi có hiện tượng lắc đầu
Sau khi cha mẹ đã hiểu được vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu. Tiếp theo, cha mẹ cần biết rằng hiện tượng này khi nào là bình thường và khi nào cần lo lắng.
Nếu trường hợp trẻ biểu hiện những dấu hiệu dưới đây đi kèm với việc trẻ lắc đầu liên tục thì mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay:
- Trẻ hay lắc đầu liên tục với biểu hiện lo lắng, chóng mặt.
- Không có sự tương tác nhiều với bố mẹ hoặc người thân trong gia đình.
- Không có hứng thú với đồ chơi cũng như không muốn đòi cha mẹ ẵm bế.
- Rất ít hoặc không có tiếp xúc mắt hay có những chuyển động mắt bất thường.
- Khi giận dữ hoặc không thích điều gì thì bứt tóc, đập tay chân hay đầu vào tường.
- Cực kỳ nhạy cảm với một số loại âm thanh, không trả lời, không ngoảnh lại khi nghe gọi tên mình.
[key-takeaways title=”Bài viết cùng chủ đề:”]
- Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ?
- Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi như thế nào thì đúng cách?
- Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu cho thấy bé đang đói
[/key-takeaways]
4. Cách giảm bớt tình trạng lắc đầu ở trẻ
- Giảm chú ý đến con: Cha mẹ tạm ít quan tâm, ít phản ứng với hiện tượng đó của trẻ; để con không bị kích thích và tự động lặp lại hành động.
- Theo dõi số lần, thời gian, địa điểm: Theo dõi hiện tượng này xảy ra như thế nào. Đó là cách giúp cha mẹ nhận diện được nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ.
- Thay đổi môi trường: Đôi khi một số tác nhân từ môi trường xung quanh như âm thanh; ánh sáng đã khiến con cảm thấy khó chịu, không thoải mái; nên dẫn đến trẻ phản ứng bằng cách lắc đầu liên tục.
- Cho trẻ vận động và vui chơi nhiều hơn: Điều này vừa giải tỏa mới năng lượng dư thừa. Từ đó bế cũng thấy ngủ ngon hơn rất nhiều.
Trên đây là những thông tin giải đáp vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu. Cha mẹ không nên tự đoán và khẳng định tình trạng. Thay vào đó cha mẹ nên trao đổi trực với bác sĩ để đảm bảo hiểu đúng về tình trạng này của con.