Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện? Dấu hiệu của trẻ thông minh

Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện của mọi thứ xung quanh? Đây có thể là một trong những cột mốc thú vị của trẻ sơ sinh; cha mẹ đọc để biết và ghi lại khoảnh khắc này cùng con nhé!

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh biết hóng chuyện

Thông thường, khi trẻ được 3 tháng, trẻ đã bắt đầu biết lắng nghe và có thể quan sát thấy những chuyện động xung quanh của mọi người.

Do đó, khi cha mẹ thấy trẻ bắt đầu nhíu mày, thể hiện những biểu cảm mới trên gương mặt như kiểu con đang tò mò; hoặc mấp môi muốn nói,… Đây chính là những dấu hiệu trẻ sơ sinh muốn hóng chuyện.

2. Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện
Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện? Câu trả lời là không có một con số cụ thể. Vì khả năng phát triển ở mỗi bé là khác nhau; cũng như tùy thuộc vào nhiều yếu tố như gen di truyền; gia đình và môi trường sống của các con.

Nhưng theo khảo sát đa số trẻ sơ sinh từ 4 – 5 tháng tuổi là biết hóng chuyện. Bé sẽ không hiểu những gì bạn nói nhưng bé rất thích thú khi bạn làm trò, cưng nựng, những đồ vật màu sắc, ngộ nghĩnh, bé có thể cười và phản ứng như dơ chân, hay nói những cụm từ a, à…rất đáng yêu.

Đúng là vậy. Khi dựa theo các cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong 0-12 tháng đầu đời, thì trẻ có bắt đầu muốn hóng chuyện ở khoảng 4 – 5 tháng tuổi.

>> Trẻ biết nói sớm có thông minh không?

3. Trẻ chậm hóng chuyện phải làm sao?

Trẻ chậm hóng chuyện phải làm sao
Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện – Nếu chậm hóng chuyện thì phải làm gì?

Theo quan niệm xưa, ông bà ta từng nói rằng, những bé có khả năng hóng chuyện sớm thường có tính cách lanh lẹ, năng động và thông minh. Nhưng ngược lại, về mặt y khoa; khả năng hóng chuyện; hay khả năng phát triển ngôn ngữ của mỗi bé sẽ phụ thuộc vào thời gian bé được tương tác và luyện tập.

Theo các chuyên gia, có những trường hợp trẻ sơ sinh hóng chuyện muộn hơn so với mốc 4 – 5 tháng tuổi cũng không cần quá lo lắng; nhưng qua 6 tháng tuổi nếu không thấy trẻ phản ứng lại, không có biểu cảm trên khuôn mặt khi nói chuyện với bé thì mẹ hãy cho cho con đi kiểm tra.

4. Cách cha mẹ dạy trẻ hóng chuyện

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, phần lớn khả năng phát triển ngôn ngữ, khả năng hóng chuyện của con phụ thuộc nhiều vào quá trình nuôi dạy của cha mẹ. 

Chính vì thế, nếu cha mẹ nhận thấy những dấu hiệu trẻ sắp biết nói; hoặc cha mẹ muốn dạy trẻ biết hóng chuyện sớm, thì có thể tham khảo những cách sau đây.

4.1 Nói chuyện với bé thường xuyên

Nói chuyện với con thường xuyên
Trẻ sơ sinh 4 tháng mấy 5 tháng biết hóng chuyện, phần lớn nhờ cha mẹ nói chuyện nhiều

Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để nói chuyện, kể chuyện, hay thậm chí là đọc sách cho con nghe. Bạn biết không, ngay cả khi từ tuần thai nhi thứ 27 – 29, con đã có thể nghe những âm thanh của ba mẹ. 

Không những thế, theo các nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ có khả năng hoạt ngôn, và có nhiều vốn từ vựng về sau, phần lớn là nhờ vào sự giao tiếp thường xuyên của cha mẹ với trẻ.

4.2 Lắng nghe bé nói

Khi bé đã có thể bập bẹ những âm thanh đơn giản như “ba-ba” hoặc “ma-ma”; cha mẹ đừng quay đi mà hãy lắng nghe con và dùng ánh mắt để giao tiếp với con. Khi đó, bé sẽ biết rằng mình được lắng nghe.

Đó chính là động lực để bé tiếp tục muốn phát ra âm thanh nhiều hơn.

4.3 Lặp lại những âm thanh của bé

Khi cha mẹ vui vẻ lặp lại những âm thanh của bé, hoặc nói chuyện với bé bằng chính những âm thanh tương tự của bé. Điều đó là rất có ích cho việc phát triển ngôn ngữ của bé. Khi nghe lại âm thanh đó, bé sẽ dễ mỉm cười; và muốn tạo ra nhiều âm thanh phức tạp hơn.

4.4 Hát cho bé nghe

Hát cho bé nghe
Trẻ sơ sinh 4 tháng mấy biết hóng chuyện là nhờ cha mẹ thường xuyên hát cho con nghe

Bên cạnh việc nói chuyện với bé, cha mẹ cũng nên thường xuyên hát cho con nghe. Đây là cách giúp trẻ dễ tiếp thu và lặp lại những cụm từ trong bài hát. Tương tự như bài hát Baby Shark, trong bài có nhiều cụm từ được lặp đi lặp lại nhiều lần, và đó chính là cách mà bé bắt chước và nói theo.

[inline_article id=861]

4.5 Hạn chế cho bé giao tiếp cùng lúc nhiều người

Vì khi giao tiếp cùng lúc nhiều người, bé sẽ không biết dành sự chú ý vào ai, và khi đó, con sẽ cảm thấy sợ và quấy khóc. Mặc dù, việc gặp gỡ họ hàng nhiều người là chuyện gần như phải xảy ra đối với gia đình Việt.

Hiểu được điều đó, cha mẹ càng phải dành thêm nhiều thời gian để giao tiếp 1 – 1 với con.

Tóm lại, trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện sẽ còn phụ thuộc quá trình nuôi dạy của cha mẹ. Cho nên, trách nhiệm chính của cha mẹ là phải dành nhiều thời gian chăm sóc và quan tâm con. Kể cả khi phải hy sinh đôi chút về sự nghiệp.

[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Các mốc phát triển của trẻ sinh non trong 18 tháng đầu tiên

Rất may là hầu hết trẻ sinh non ở độ tuổi chập chững biết đi đều bắt kịp đà tăng trưởng. Đặc biệt, nắm được các mốc phát triển của trẻ sinh non về khả năng vận động, ngôn ngữ, cảm xúc, sự hiểu biết… trong 18 tháng đầu đời sẽ giúp mẹ an tâm hơn trong quá trình chăm sóc con.

Thế nào là sinh non?

Thai hơn 38 tuần tuổi đã phát triển đầy đủ và có thể sống bên ngoài môi trường tử cung của mẹ. Do đó, trẻ sinh ra ở tuần 39-41 sẽ khỏe mạnh và ít gặp biến chứng sau sinh.

Trẻ sinh trước 37 tuần được gọi là sinh non. Trẻ sinh non càng sớm thì càng có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm thần. Do đó sự phát triển của con thường tụt lại phía sau so với trẻ đủ tháng. Song điều đó không có nghĩa là bé sinh non không thể phát triển bình thường và khỏe mạnh. Nhưng chắc chắn trẻ chào đời sớm sẽ cần nhiều thời gian hơn để bắt kịp sự phát triển so với những trẻ khác.

Khi nói đến các mốc phát triển của trẻ sinh non, mẹ không thể so sánh với trẻ sinh đủ tháng. Chẳng hạn một bé 6 tháng tuổi nhưng sinh ra sớm 2 tháng (so với ngày dự sinh), mẹ nên so sánh với trẻ 4 tháng mà thôi. “Tuổi hiệu chỉnh” này thường chỉ áp dụng trong hai năm đầu đời. Vào thời điểm trẻ sinh non được 2 tuổi, hầu hết các con đã bắt kịp các cột mốc quan trọng.

Do vậy, khi đối chiếu các mốc phát triển của trẻ sinh non dưới đây, mẹ cần xem xét ở độ tuổi đã điều chỉnh của bé. 

Các mốc phát triển của trẻ sinh non trong 18 tháng đầu tiên

Trẻ sinh non phát triển như thế nào là một trong những mối bận tâm hàng đầu của mẹ có nguy cơ sinh non hoặc có con sinh non. Theo dõi các mốc phát triển sẽ giúp mẹ hiểu hơn về sự phát triển của trẻ sinh non. 

  • 2 tháng tuổi

– Phát triển về nhận thức và vận động

Bé 1,5-2 tháng tuổi có thể quay đầu về phía phát ra âm thành. Bé cử động tay, chân liên tục và cố gắng nâng đầu khi được đặt nằm sấp. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm sấp và những lợi ích mẹ chưa biết

– Khả năng ngôn ngữ, giao tiếp

Em bé sinh non có thể nhận ra giọng nói của mẹ và mỉm cười. Bé sẽ nhìn theo hướng phát ra âm thanh. Đặc biệt, nếu để ý, mẹ sẽ thấy bé có nhiều kiểu khóc khác nhau thùy theo mong muốn, nhu cầu. 

– Sự phát triển về mặt cảm xúc

Bé con sẽ nhận ra mẹ và thích ở bên mẹ. Nhiều mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện. Ở tháng tuổi này, nhiều bé đã biết tương tác với mẹ bằng cách nhìn mẹ chăm chú và mỉm cười. 

Bé 1,5-2 tháng tuổi có thể quay đầu về phía phát ra âm thành.

– Các hoạt động khác

Bé có thể cầm, nắm và chăm chú quan sát đồ chơi.

  • 4 tháng tuổi

– Phát triển về nhận thức và vận động

Bé có thể đưa hai tay lại gần nhau, nâng đầu và đẩy người lên bằng cách dùng lực cánh tay trong khi nằm sấp. 

– Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp

Em bé có thể cười thành tiếng, quay đầu về phía phát ra giọng nói của mẹ.

– Sự phát triển về mặt cảm xúc

Đây là một trong những cột mốc phát triển của trẻ sinh non khiến mẹ vô cùng hạnh phúc. Con thường cười thật tươi mỗi khi vui vẻ và tương tác với mẹ nhiều hơn.  

– Các hoạt động

Bé biết với lấy đồ chơi, đưa đồ chơi lên miệng. Mỗi khi phấn khích, bé thường khua khoắng tay chân liên tục.

  • 6 tháng tuổi

– Phát triển về nhận thức và vận động

Bé nhận biết khuôn mặt của bố mẹ hoặc người chăm sóc. Có thể ngồi hoặc cố gắng tập ngồi là cột mốc phát triển quan trọng của trẻ sinh non tháng tuổi này. Bé còn biết quăng, ném hoặc chuyền đồ chơi từ tay này sang tay kia. 

– Khả năng ngôn ngữ, giao tiếp

Bé biết quay lại khi nghe gọi tên. Một số bé có thể bập bẹ những âm thanh nghe tương tự “ba ba” hoặc “ma ma”.

– Sự phát triển về mặt cảm xúc

Bé đã biết thể hiện niềm vui hoặc nỗi buồn. Khả năng quan sát của con đã tốt hơn, con sẽ dáo dác tìm kiếm khi mẹ rời khỏi phòng. 

– Các hoạt động khác

Bé có thể tập trung quan sát những đồ vật ở xa tầm mắt hoặc đặc biệt thích thú với các món đồ chơi phát ra âm thanh, ánh sáng. 

  • 9 tháng tuổi

– Phát triển về nhận thức và vận động

Các mốc phát triển của trẻ sinh non 9 tháng tuổi như thế nào? Ở tuổi này, bé có thể biết bò, tự đứng dậy và nhặt đồ vật bằng ngón tay. 

– Khả năng về ngôn ngữ, giao tiếp

Bé hiểu những cụm từ đơn giản, thường lặp lại như “xin chào”, “tạm biệt”, “đi ngủ”, “đến giờ tắm”, “há miệng ra”… Nhiều bé có thể nói “mama” hoặc “baba”.

– Sự phát triển về mặt cảm xúc

Bé tỏ ra khó chịu với người lạ và thích chơi với mẹ hơn. Bé biết vỗ tay để thể hiện sự phấn khích.

Cột mốc phát triển của trẻ sinh non khi 9 tháng tuổi như thế nào?

– Các hoạt động

Bé sẽ phản ứng lại nếu ai đó cố lấy đồ chơi của bé. Con biết cầm bình sữa bú và đưa thức ăn đưa vào miệng.

>>> Mẹ có thể xem thêm:

Các phương pháp ăn dặm cho bé: Cách nào là hoàn hảo?

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi

Những nguyên tắc giúp mẹ cho bé ăn dặm BLW “trăm trận trăm thắng”

  • 12 tháng tuổi

– Phát triển về nhận thức và vận động

Biết đi là cột mốc phát triển của trẻ sinh non mà mẹ háo hức chờ đợi. Khi được 1 tuổi, trẻ có thể tự đứng và chập chững bước đầu tiên mà không cần hỗ trợ. Bé cũng biết dừng lại nếu mẹ, người thân yêu cầu không làm điều gì đó. 

– Khả năng về ngôn ngữ, giao tiếp

Bé biết phối hợp một số hoạt động. Chẳng hạn, bé có thể một tay cầm bình sữa, tay kia cầm đồ chơi.

– Sự phát triển về mặt cảm xúc

Bé đã biết chơi, tương tác với những trẻ khác. 

– Các hoạt động khác

Bé có thể tự mình cầm cốc uống nước, biết phối hợp cùng mẹ khi mặc quần áo.

>>> Mẹ có thể xem thêm một số chủ đề cần thiết để chăm sóc bé tốt hơn giai đoạn này:

Trẻ mấy tháng biết đi và dấu hiệu con chậm phát triển

Bí quyết tập cho bé tự ăn

Trẻ suy dinh dưỡng đôi khi không phải do thiếu ăn các mẹ ơi!

  • 15 tháng tuổi

– Phát triển về nhận thức và vận động

Trẻ sinh non phát triển như thế nào khi được 15 tháng tuổi? Bé đã có thể tự đi và biết leo trèo. Bé bám mẹ hơn và sẽ “kè kè” theo mẹ khắp nhà. Đặc biệt, bé đã biết tên nhiều món đồ thân quen.

– Khả năng về ngôn ngữ, giao tiếp

Bé đã biết dùng ngôn ngữ, hành động (chỉ tay) để yêu cầu thứ mình muốn.

– Sự phát triển về mặt cảm xúc

Em bé sinh non của mẹ đã biết chủ động hôn mẹ, nói lời “xin chào” và chăm chú nghe kể chuyện.

– Các hoạt động khác

Bé có thể tự xúc ăn bằng thìa.

Trẻ sinh non phát triển như thế nào khi được 15 tháng tuổi?

  • 18 tháng tuổi

– Phát triển về nhận thức và vận động

Bé biết vẽ nguệch ngoạc trên giấy, biết đi sõi và thậm chí đã có thể chạy. 

– Khả năng về ngôn ngữ, giao tiếp

Trẻ 18 tháng tuổi có thể nói ít nhất 5 đến 10 từ và biết chỉ vào các bộ phận trên cơ thể như tay, chân, mắt, tai, mũi, miệng… nếu được hỏi.

– Sự phát triển về cảm xúc

Bé sẽ nói “không” nếu không muốn làm điều gì đó.

– Các hoạt động khác

Trẻ 18 tháng tuổi thích tự xúc ăn, tham gia vào trò chơi giả vờ như giả vờ cho em bé (búp bê) ăn.

Trẻ sinh non có thông minh không?

Bên cạnh thắc mắc các mốc phát triển của trẻ sinh non, chắc hẳn mẹ rất muốn biết liệu sự phát triển trí não của trẻ sinh non có chậm hơn so với các bé đủ tháng. Hay nói cách khác, trẻ sinh non có thông minh hay không. 

Theo một số nghiên cứu, trẻ sinh non bị giảm thể tích não khi trẻ từ 7 đến 15 tuổi. Hơn nữa, các phần não khác của trẻ sinh non cũng có khối lượng nhỏ hơn so với trẻ đủ tháng cùng tuổi.

Tuy nhiên, tác động của việc sinh non đến sự phát triển của não bộ vẫn chưa được làm rõ. Nhiều người tin rằng trẻ sinh non thường gặp khó khăn trong học tập. Nhưng một số nghiên cứu khác lại cho thấy trẻ sinh non có thể thông minh hơn. Do đó, mẹ đừng quá băn khoăn trẻ sinh non có thông minh không.

Các mốc phát triển của trẻ sinh non trên đây chỉ mang tính tham khảo. Nhìn chung, sự phát triển của bé yêu còn phụ thuộc rất lớn vào cách chăm sóc và nuôi dưỡng. Vì vậy, mẹ hãy tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sinh non khoa học để đảm bảo con phát triển khỏe mạnh.